Thảo dược

Vùng Kín Ẩm Ướt Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Vùng Kín Ẩm Ướt Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Vùng Kín Ẩm Ướt Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Video: Phát Âm Tiếng Anh – Những từ người Việt hay nói sai – phần 4

Bạn đang xem video Phát Âm Tiếng Anh – Những từ người Việt hay nói sai – phần 4 được cập nhật từ kênh Thai Vi Lan từ ngày 2014-02-18 với mô tả như dưới đây.

Từ Accent có 2 cách phát âm. Người Mỹ và người Anh phát âm từ này khác nhau. Cách dùng trong bài này là cách của người Mỹ.

Một số thông tin dưới đây về Vùng Kín Ẩm Ướt Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai:

Vùng kín phụ nữ ẩm ướt do đâu?

Đa số mọi người đều biết rằng vùng kín của các chị em luôn có một chất dịch nhờn màu trắng, không mùi hoặc có mùi tanh nhẹ giúp giữ ẩm và cân bằng nồng độ pH âm đạo, được gọi là khí hư. Khí hư còn có cách gọi khác là huyết trắng đóng vai trò là chất bôi trơn mỗi khi quan hệ, ổn định môi trường sinh dục, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

Đây cũng là yếu tố góp phần không nhỏ trong quá trình thụ thai bởi chất dịch sẽ giúp tinh trình của bạn nam sống khỏe mạnh, dễ dàng bơi nhanh vào vòi trứng thụ thai.

Thực tế, lượng khí hư của mỗi người là không giống nhau tùy thuộc vào nồng độ estrogen   ( hormone nội tiết tố nữ).  Tuy nhiên cũng tùy vào từng thời điểm mà âm đạo tiết ra nhiều khí hư, đó là sau khi quan hệ tình dục, trước thời gian rụng trứng kỳ kinh nguyệt hay khi mang thai,…

Như vậy, ra nhiều khí hư cũng là dấu hiệu báo đã có thai cho chị em phụ nữ biết nếu như trước đó đã làm “chuyện ấy” mà không sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn nào.

Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai

Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai và cách nhận biết như thế nào?

Chuyện có em bé luôn là mong muốn cháy bỏng của nhiều cặp vợ chồng hay những cặp yêu nhau muốn có con trước kết hôn. Tuy nhiên với những người có con lần đầu thì kinh nghiệm và hiểu biết chưa có, hơn nữa ở những tuần đầu tiên thai kỳ, các dấu hiệu báo thai chưa thực sự rõ ràng cho nên việc vùng kín đột nhiên ẩm ướt lạ thường, ra nhiều dịch nhờn sẽ khiến chị em lo lắng, quan tâm.

Khí hư bất chợt ra nhiều có phải là dấu hiệu đang mang thai?

Vậy vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai thì câu trả lời là có. Thật vậy, khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường khiến cho phái nữ cảm thấy vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, nhiều người nhiều ướt cả quần trong. Nguyên nhân của tình trạng này đó là sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể, nhằm bảo vệ cơ quan sinh sản tránh bị tổn thương khi mà vùng chậu, buồng tử cung, cổ tử cung giãn nở, mềm khi mang thai.

Dấu hiệu nhận biết mang thai qua màu sắc của khí hư

Trên thực tế không nhiều chị em để ý màu sắc của khí hư thay đổi. Lý do, khí hư thay đổi màu sắc thông thường là dấu hiệu của nhiều bệnh viêm phụ khoa: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…Do vậy nhiều chị em thấy dấu hiệu này thường lo sợ bản thân có bệnh và đi kiểm tra phụ khoa, mới biết bản thân mang thai. 

Khi mang thai khí hư có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng. Sự thay đổi màu này liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể để phù hợp với quá trình làm tổ của thai nhi. Do vậy, nếu trước khi thấy dấu hiệu khí hư ra nhiều hay có màu vàng mà bạn đã quan hệ tình dục không an toàn thì có thể bạn đã mang thai.

Nhận biết mang thai qua khí hư loãng và nhầy dính hơn

Khí hư loãng và nhầy dính hơn bình thường khiến cho vùng kín của chị em luôn ẩm ướt thì hãy vui mừng lên vì có khi trong bụng chị em đã có một sinh linh bé bỏng trong đó. Do nội tiết tố cơ thể thay đổi, buồng trứng và cả lớp nội mạc tử cung cũng phải thay đổi chức năng hoạt động để phù hợp cho thai nhi làm tổ.

Mùi của khí hư khi mang thai

Khi mang thai khí hư của chị em không thay đổi về mùi. Nếu chị em thấy vùng kín có mùi hôi, khắm, khó chịu thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh phụ khoa vì thế không nên chủ quan.

Khí hư trong khi mang thai thường không có mùi lạ hoặc chỉ có đặc trưng hăng nhẹ, và đặc biệt không ngứa ngáy tại vùng kín. Tuy nhiên nếu thấy khí hư ra nhiều, có màu vàng có mùi hôi, loãng và nhầy dính hơn thì hãy thử kiểm tra nhanh bằng que thử thai, hoặc đến cơ sở khám phụ khoa có uy tín kiểm tra cho chắc chắn.

Tình trạng âm đạo tiết ra nhiều chất dịch báo hiệu có thai là một biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường, vô hại không gây ngứa hay ảnh hưởng đến thai như cũng như sức khỏe mẹ bầu.

Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai và cách nhận biết như thế nào?

Chi tiết thông tin cho Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai…

1. Khí hư là gì? Mới có thai có ra khí hư không?

Trước khi trả lời câu hỏi mới có thai có ra khí hư không thì chúng ta sẽ tìm hiểu xem khí hư là gì? Dựa trên kiến thức y khoa, khí hư thường gọi là huyết trắng và được tiết ra ở vùng âm đạo dưới dạng dịch nhầy. Chất dịch nhầy thường kéo dài từ tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh. Vào những ngày bình thường, khí hư ở âm đạo thường tiết ra rất ít. Tuy nhiên, vào một số thời điểm âm đạo nhạy cảm sẽ tiết ra khí hư nhiều hơn, điển hình như trong và sau khi quan hệ tình dục, khoảng thời gian rụng trứng hoặc khi có thai. 

Âm đạo tiết ra nhiều khí hư khi mới mang thai

Vậy mới có thai có ra khí hư không? Thực tế, trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khí hư vẫn tiết ra bình thường nhưng số lượng không ổn định. Bởi vì khi thai nhi hình thành và phát triển, hàm lượng hormone trong cơ thể của mẹ bầu sẽ ngày một thay đổi. Chính vì thế, khí hư khi mới mang thai tiết ra ở âm đạo có lúc nhiều, có lúc ít. Do đó, các chị em cũng đừng quá lo lắng khi nhận thấy số lượng khí hư thay đổi khi có thai nhé!

2. Đặc điểm khí hư khi mang thai

Khí hư tiết ra từ âm đạo thường có màu trắng trong nhưng cũng có khi hơi đục hoặc hơi ngả sang sắc vàng. Ngoài ra, số lượng và màu sắc khí hư cũng thay đổi rõ rệt theo mỗi thời điểm trong chu kỳ kinh của chị em. Ngoài chức năng giữ ẩm cho vùng âm đạo thì khí hư còn giúp tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung trong thời điểm trứng rụng để dễ dàng thụ tinh. 

Trong suốt thời kỳ mang thai, khí hư vẫn xuất hiện ở âm đạo của mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ được đánh giá là bình thường nếu khí hư dấu hiệu mang thai có một số đặc điểm dưới đây:

  • Khí hư có dạng dịch nhầy tương tự như nhầy mũi (có thể đục hoặc trong). Đây cũng là đặc điểm khí hư cho thấy âm đạo và tử cung của bạn khỏe mạnh, không có nguy cơ bị viêm nhiễm hoặc mắc phải một số bệnh lý về phụ khoa.

Khí hư có dạng như dịch nhầy màu trắng

  • Số lượng khí hư tiết ra ở âm đạo không quá nhiều. Ngoài ra, một số trường hợp khác, khí hư tiết ra mỗi ngày nhưng số lượng ít hơn. 

  • Sự thay đổi về màu sắc (trắng đục hoặc trắng trong), số lượng (ít hoặc nhiều) còn tùy thuộc vào nồng độ hormone của người mẹ.

  • Để nhận biết tình trạng bình thường hoặc bất thường của âm đạo, bạn có thể dựa vào đặc điểm của khí hư khi mới mang thai. Nếu khí hư không có màu sắc hoặc mùi hôi bất thường thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Chi tiết thông tin cho Đặc điểm khí hư khi mới mang thai ở những tuần đầu…

Mới có thai có ra khí hư không? Nếu có thì mua que thử thai ngay mẹ nhé!

1. Những dấu hiệu mang thai thường thấy

1.1. Chảy máu vùng kín, khí hư có sự thay đổi

Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai. Tuy nhiên không phải ai có dấu hiệu này cũng mang thai bởi có rất nhiều bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… có những biểu hiện tương tự.

Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai.

Thông thường chị em sẽ phát hiện thấy vết máu đỏ nhạt trong quần lót trước 1 đến 2 ngày hành kinh, đây chính là máu của bào thai. Do khi làm tổ, bào thai bám vào các lớp niêm mạc tử cung khiến chúng bị bong ra và chảy máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục.

Vào thời gian đầu mang thai, khí hư của phụ nữ có sự thay đổi, cụ thể là xuất hiện nhiều khí hư có máu trắng đục. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường như nếu khí hư có màu hoặc mùi lạ thì chị em nên đi khám phụ khoa để kiểm tra.

1.2. Thay đổi tiết dịch âm đạo và màu sắc vùng kín

Tiết dịch âm đạo thường ra nhiều hơn trong thời kỳ mang thai, đây là hiện tượng hết sức bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chú ý không nên thụt rửa âm đạo bởi hành động này có thể khiến da bị kích ứng, làm mất cân bằng nồng độ pH tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Thay đổi màu sắc của vùng kín thường thể hiện vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Ban đầu âm hộ thường có màu hồng nhưng khi có thai sẽ chuyển dần thành màu tím thẫm. Nguyên nhân là do mô ở những khu vực này được cung cấp lượng máu nhiều hơn bình thường.

1.3. Trễ kinh nguyệt

Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của việc mang thai. Nếu hơn 1 tháng kỳ kinh nguyệt chưa quay lại thì khả năng mang thai là rất cao. Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện ít nhất là 9 tháng kể từ khi có thai. Tuy nhiên chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, ví dụ làm việc mệt nhọc hoặc căng thẳng kéo dài.

Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai

1.4. Cơ thể mệt mỏi

Đây cũng là một dấu hiệu mang thai mà bạn cần chú ý. Những bác sĩ chuyên khoa sản giải thích rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể người mẹ chưa quen với việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. 

Trong cơ thể thai phụ lúc này lượng hormone progesterone tiết ra nhiều hơn so với bình thường làm tăng thân nhiệt khiến tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài ra nhịp tim của người phụ nữ sẽ nhanh hơn do phải cung cấp oxy để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì những nguyên nhân trên khiến cơ thể bạn mệt mỏi và khó chịu vào thời gian đầu của thai kỳ. 

1.5. Thay đổi khẩu vị

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể có cảm giác thèm ăn nhưng không thèm một món nào đó cụ thể, thường thấy vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn. Có những trường hợp bị nhạy cảm với những mùi vị như cà phê, rượu, mùi gia vị,… thậm chí tất cả loại mùi.

1.6. Ốm nghén

Tình trạng ốm nghén xuất hiện thường xuyên khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi, cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng có một giải thích khá hợp lý đó là sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin và estrogen, cũng có thể là hormone tuyến giáp thyroxine

Ốm nghén thường xuất hiện rõ ràng khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi

2. Các phương pháp kiểm tra có mang thai hay không?

Ngoài những biểu hiện trên thì còn một số dấu hiệu như đau ngực, đau lưng, chuột rút, thường xuyên tiểu tiện,… Do vậy để biết chính xác bản thân có mang thai hay không hãy tìm đến những biện pháp kiểm tra. 

2.1. Sử dụng que thử thai để kiểm tra

Que thử thai là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nguyên lý là kiểm tra nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu của người thử (hCG là hormone được tiết ra khi trứng và tinh trùng kết hợp thành bào thai). Phương pháp này rất phổ biến và cho độ chính xác khá cao. 

2.2. Xét nghiệm máu 

Ngoài sử dụng que thử thai bạn có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu. Sau khi lấy mẫu, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng beta-hCG. Tùy thuộc vào giá trị của beta-hCG để kết luận có mang thai hay không. Kết quả của xét nghiệm có độ tin cậy tuyệt đối, thời gian đợi xét nghiệm khoảng 1,5 giờ. 

Thời gian thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục, nồng độ beta-hCG trong máu người mẹ sẽ đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.

Phương pháp này có thể phát hiện chính xác mang thai từ giai đoạn đầu, không những thế còn phát hiện được bất thường trong tử cung hoặc trong thai trứng. Dựa vào phân tích mẫu máu còn phát hiện những nguy cơ gây sảy thai, bệnh lây truyền từ mẹ sang con,…

Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi, ở giai đoạn đầu thường có những biểu hiện tiêu biểu mà MEDLATEC đã liệt kê bên trên. Do đó muốn biết chính xác mình có mang thai hay không thì cần dùng đến những phương pháp kiểm tra. Ngoài que thử thai thì xét nghiệm máu đang được lựa chọn nhiều bởi tính chính xác và những lợi ích đi kèm. 

Xét nghiệm máu kiểm tra mang thai có độ chính xác 100%

Nếu cần tư vấn thêm về dấu hiệu mang thai cũng như các vấn đề sức khỏe khác, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn 24/7 từ các bác sĩ hàng đầu trong ngành.

Chi tiết thông tin cho 6 dấu hiệu mang thai sớm sau 2 tuần ít người biết…

1.Tổng hợp các dấu hiệu mang thai  thường gặp

1.1 Các dấu hiệu mang thai đặc trưng

– Ra máu báo thai: Sau khi quan hệ tình dục nếu trứng được thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung. Điều này làm cho lớp niêm mạc tử cung bong tróc một ít dẫn đến hiện tượng chảy máu báo thai. Đây là dấu hiệu không phổ biến nhưng lại khá rõ ràng trong các dấu hiệu mang thai. Lượng máu báo thai ra khá ít và có màu hồng nhạt hoặc nâu, không kèm chất nhầy đồng thời chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn tầm 1 đến 2 ngày. Bạn nên lưu ý dấu hiệu này thường bị nhẫm lẫn với máu kỳ kinh nguyệt.

– Đi tiểu thường xuyên: Việc thường xuyên đi tiểu liên tục nhiều lần trong ngày cũng là một biểu hiện có thai cần lưu tâm. Khi bạn mang thai, sự thay đổi của hormon trong cơ thể phụ nữ làm lượng máu lưu thông tăng cao khiến thận làm việc nhiều hơn. Hơn thế nữa kích thước bào thai phát triển gây chèn ép lên bàng quang cũng là nguyên nhân khiến bạn phải đi tiểu liên tục. Tuy nhiên, bạn không được uống nước ít hơn nhu cầu vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách tốt nhất để tránh tiểu đêm gây mất ngủ đó là hạn chế uống nước vào ban đêm trước khi đi ngủ.

– Cơ thể nhạy cảm với mùi: Trong thời gian mang thai, khứu giác người phụ nữ đặc biệt nhạy cảm hơn người bình thường với các mùi xung quanh. Đó không chỉ là các mùi hương lạ, kích ứng mà thậm chí là những mùi hương quen thuộc, nhẹ nhàng được yêu thích bỗng đột nhiên cảm thấy khó chịu khi ngửi phải. Thông thường cảm giác này sẽ dịu đi sau kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

– Thay đổi thói quen ăn uống bất thường: Nếu một ngày bạn cảm thấy các món ăn trước kia vốn dĩ mình từng cực kỳ ghét thì bỗng nhiên  lại có cảm giác thèm ăn các món đó  kinh khủng. Hoặc ngược lại các món bạn yêu thích thì nay lại không hề cảm thấy muốn ăn nữa. Đơn giản chỉ vì lượng nội tiết tố progesterone tăng cao kích thích sự thèm ăn đồng thời cơ thể cần nhiều nguồn năng lượng hơn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thèm một số thứ bất thường không phải đồ ăn như đất, cát, đá… Theo các chuyên gia đây được gọi là hội chứng pica. Đối với người mang thai nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn so với mức bình thường nhưng không kịp đáo ứng dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu máu gây ra hội chứng trên.

– Chậm có kinh: Đối với người có kinh nguyệt đều đặn nhưng đột nhiên bị chậm kinh quá nửa tháng là một trong các biểu hiện không thể bỏ qua. Khi bạn có thai cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất kinh trong suốt quá trình mang thai vì trứng được làm tổ sẽ không thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt nữa. Còn đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đang  gặp các vấn đề căng thẳng kéo dài, sinh hoạt không điều độ thì đây không phải dấu hiệu rõ ràng. Bạn nên cần theo dõi thêm hoặc để ý có các dấu hiệu khác kèm theo.

– Bụng to hơn kèm tăng cân nhanh chóng: Khi thai nhi phát triển thì cơ thể người phụ nữ cũng đột nhiên tăng cân theo. Bạn hãy theo dõi cân nặng của mình nhé, xem thử có cảm thấy nặng nề hoặc không mặc vừa quần áo trước đây không?

– Buồn nôn: Một trong các dấu hiệu mang thai phổ biến thường gặp của đa số chị em phụ nữ đó là cảm giác buồn nôn. Nó thường xuất hiện vào tuần thứ hai của thai kỳ và kéo dài cho đến hết tam cá nguyệt đầu tiên, một số người có thể kéo dài đến hết thời gian mang thai. Nguyên nhân là do lượng hormon nội tiết tố khi mang thai tăng cao làm dạ dày và khướu giác dễ bị kích ứng dẫn đến cảm giác buồn nôn.

– Thay đổi vùng ngực: Một vài sự thay đổi ở vùng ngực là điều bình thường đối với những người mang thai. Khi đó, nồng độ progesteron, hCG thay đổi khiến lưu lượng máu lưu thông tại vùng ngực tăng đồng thời kích thước vòng một phát triển hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho tuyến sữa hoạt động. Bạn sẽ có cảm giác ngực mình sưng to, căng tức đau và nóng ran hơn khi chạm vào. Ngoài ra, màu sắc đầu nhũ hoa sẽ thâm hơn do thay đổi sắc tố trong cơ thể.

– Chất nhầy tử cung ra nhiều: Đây là hiện tượng phổ biến trong quá trình mang thai. Khi trứng được thụ thai thành công, chất nhầy ở tử cung sẽ tiết ra nhiều làm cô bé cảm thấy ẩm ướt ở khu vực âm đạo. Chất nhầy này có màu trắng đục như màu sữa là hiện tượng phổ biến hay gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu bạn thấy khí hư của mình có mùi hôi hoặc biến đổi sang màu sắc khác có thể có nguy cơ mắc một số bệnh sinh dục. Khi đó bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra về trình trạng sức khỏe của bạn nha.

Khi mang thai bạn thường cảm thấy buồn nôn.

1.2 Các dấu hiệu mang thai không đặc trưng

– Cơ thể mệt mỏi, dễ buồn ngủ: Dạo này bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, đặt ở đâu cũng dễ buồn ngủ, có cảm giác bị vắt kiệt sức lực mặc dù mình đã nghỉ ngơi ngủ đủ giấc. Khi bạn có các tình trạng trên thì cũng là một trong các dấu hiệu mang thai phổ biến. Vì lúc này cơ thể bạn sản xuất hormon progesterone có tác động an thần khiến bạn dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Thêm vào đó, lưu lượng lượng máu và oxy để nuôi bào thai cũng phải tăng làm hệ tuần hoàn làm việc nhiều hơn mới cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động.

-Tâm lý thay đổi bất thường: Khi cơ thể có những thay đổi nhất định trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tâm sinh lý của bà bầu. Cảm xúc của các mẹ bầu sẽ thay đổi thất thường kiểu sáng nắng chiều mưa, vui buồn lẫn lộn. Ngoài ra họ sẽ dễ rơi vào trạng thái stress, chán nản, dễ xúc động và nhạy cảm hơn so với bình thường nên cần sự quan tâm, yêu thương đặc biệt từ mọi người xung quanh để họ có thể dễ dàng vượt qua các rối loạn tâm lý khi mang thai.

– Dễ ngất xỉu, khó thở, hụt hơi : Hiện tượng này xảy ra do lượng hormon trong cơ thể thay đổi, lượng oxy trao đổi  tăng lên để nuôi thai nhi phát triển. Cơ thể để đáp ứng với sự thay đổi này buộc lưu lượng máu lưu thông tăng cao, mạch máu giãn ra, tim đâp nhanh hơn. Lúc này cơ thể chưa kịp thích nghi dễ khiến thai phụ dễ khó thở, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Ngoài ra thêm một lý do nữa đó là huyết áp thai kỳ giảm hẳn so với bình thường làm bạn dễ bị tụt huyết áp hơn.

– Đau bụng âm ỉ kèm co thắt tử cung: Thêm một triệu chứng nữa mà chị em phụ nữ cần để ý đó là cảm giác đau tức âm ỉ vùng bụng. Ngoài ra màu sắc âm đạo cũng chuyển sang màu sậm hơn và kèm cảm giác co thắt tử cung . Điều này có thể được lý giải là do nồng độ hormon trong cơ thể thay đổi, lưu lượng máu lưu thông đến vùng bụng và âm đạo tăng nhanh gây ra các hiện tượng này.

– Đầy hơi, táo bón: Nồng độ hormon progesterone tăng cao trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa. Cụ thể là cơ trơn tiêu hóa giãn ra ít hoạt động hơn làm quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại gây ra đầy hơi hoặc táo bón. Bên cạnh đó việc kích thước phôi thai phát triển làm chèn ép lên vùng xương chậu cũng là nguyên nhân gây ra các hiện tượng này.

– Đau lưng: Khi bào thai ngày càng phát triển sẽ làm cho các dây chằng ở vùng thắt lưng bị kéo dãn, cơ bụng lỏng lẻo hơn để phù hợp với kích thước thai nhi. Vì vậy bạn sẽ cảm thấy đau nhức mỏi ở vùng dọc sống lưng nhiều hơn. Đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ bạn sẽ cảm nhận ngày càng khó chịu và rõ ràng hơn

– Dễ bị chuột rút: Tình trạng chuột rút xảy ra do thai nhi làm tổ trong tử cung khiến tử cung người mẹ bị kéo căng ra, gây áp lực lên các tĩnh máu ở chi dưới. Khi đó khiến lưu lượng máu ở chân không được lưu thông sẽ dẫn đến chột rút. Đây cũng là một dấu hiệu  bình thường khi có thai để phù hợp với sự phát triển của thai nhi nên bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này nha.

– Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Khi bạn mang thai, luôn cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao, nóng bức như có cảm giác bị ốm sốt. Đồng thời chị em cũng sẽ cảm thấy da mình đổ nhiều mồ hôi kèm dễ bị rôm sẩy xuất hiện ở những vùng ẩm ướt, nhạy cảm. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do lượng hormon progesterone tiết ra nhiều hơn.

Mệt mỏi là dấu hiệu mang thai phổ biến.

2. Dựa vào các dấu hiệu mang thai  bạn nên làm gì?

Khi bạn có các dấu hiệu mang thai phổ biến  trên, để biết chính xác kết quả mình có thật sự mang thai không thì cách tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm liên quan. Khi bạn đã biết mình mang thai sẽ chuẩn bị thật tốt để chào đón đứa con của mình chào đời. Sau đây là các lưu ý dành cho các mẹ bầu giúp cải thiện các tình trạng khó chịu khi mang thai và cho thai nhi phát triển tốt nhất :

– Một chế độ ăn uống cân bằng toàn diện, giàu vitamin, khoáng chất là cần thiết cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Bạn nhớ ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng táo bón. Hạn chế các chất chứa kích thích như rượu bia, thuốc lá gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cả mẹ lẫn bé.

– Bổ sung các vitamin, sắt, acid folic để tránh thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt rất dễ xảy ra đối với người mang thai

– Bổ sung thêm canxi, thường xuyên massage cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hạn chế hiện tượng bị chuột rút.

– Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng quá độ dẫn đến suy nhược cơ thể.

– Vận động vừa phải, phù hợp với sức của bạn. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga sẽ giúp bạn thư giãn và đỡ mệt hơn nhiều.
– Khi mang thai nên chọn các bộ quần áo rộng, thoải mái với chất vải mềm mại để giảm cảm giác đau do cọ xát các bộ phận nhạy cảm đối với mẹ bầu, đồng thời giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

– Luôn cố gắng giữ mình ở trạng thái thoải mái, vui vẻ, tránh các tác động tiêu cực đến suy nghĩ của bạn khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là cần thiết cho bà bầu

Khi bạn có dấu hiệu trên hoặc thay đổi nhỏ bất kỳ sau khi quan hệ, bạn hãy nhờ thêm đến sự tư vấn của bác sĩ nha. Hi vọng các dấu hiệu mang thai phổ biến trong bài viết này sẽ giúp bạn và gia đình chuẩn bị thật tốt cho hành trình làm mẹ của mình.

Chi tiết thông tin cho Dấu hiệu mang thai phổ biến và những điều bạn nên biết…

Cập nhật 21 dấu hiệu mang thai sớm sau tuần đầu dễ nhận biết nhất

Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, những biểu hiện cho thấy bạn đã có tin vui là:

1. Thay đổi ở vùng ngực

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở những phụ nữ mới “cấn bầu” là vùng ngực sưng, đau; núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra; quầng vú lớn hơn. Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ. May mắn là sau 3 tháng đầu thai kỳ, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn vì cơ thể bạn có khả năng tự điều chỉnh theo sự thay đổi nội tiết tố.

2. Đi tiểu nhiều lần

Nếu bạn thường xuyên để đi tiểu vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu có thai sớm, do sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang. 

3. Buồn nôn

Khoảng 2/3 phụ nữ mang bầu có cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai rất sớm trong 1-2 tuần đầu tiên. Sang đầu tam cá nguyệt thứ hai, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn. Chỉ có một số ít trường hợp mẹ bầu bị chứng buồn nôn “theo” đến tận lúc sinh. 

4. Mệt mỏi

Khi bạn có dấu hiệu thụ thai thành công, nồng độ progesterone trong cơ thể bắt đầu tăng nhanh và tiếp tục tăng trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Progesterone là chất duy trì nội tiết tố của thai kỳ, ngăn ngừa co bóp tử cung và ức chế đáp ứng miễn dịch sớm. Tuy vậy, sự gia tăng đột ngột của progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, đôi lúc kiệt sức.

Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi… là những dấu hiệu có thai đầu tiên

5. Đầy hơi

Khi “làn sóng” progesterone trỗi dậy mạnh mẽ, nó có thể gây ra những thay đổi lớn cho cơ thể bạn. Một trong số đó là làm cho các cơ bắp, bao gồm các cơ trong ruột, trở nên “lười biếng” hơn. Do đó, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại, gây ra tình trạng đầy hơi, ợ hơi.

6. Nướu sưng và đau

Khi cơ thể phải tập trung lượng máu và lượng chất lỏng cho việc nuôi dưỡng em bé, bạn rất dễ bị sưng các mô (bao gồm cả nướu). Chính vì thế, bạn hãy chú ý đến hiện tượng nướu bị viêm, đau, chảy máu; mắt và mặt sưng húp. Đó là một trong những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã có thai.

7. Cổ tử cung ẩm ướt

Chất nhầy cổ tử cung, còn gọi là dịch tiết, sẽ dày lên trong quá trình rụng trứng để giúp tinh trùng dễ gặp trứng. Nếu trứng không gặp được tinh trùng, chất nhầy cổ tử cung sẽ khô trong vòng 24 giờ sau khi rụng trứng.

Nhưng nếu việc thụ thai đã xảy ra, thì chất nhầy cổ tử cung tiếp tục được sản xuất trong nhiều ngày sau đó, khiến bạn có cảm giác ẩm ướt ở khu vực này. Đây chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bạn có thai.

8. Chóng mặt, ngất xỉu

HIện tượng lưu thông máu tăng do thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn ra và huyết áp giảm xuống, bạn sẽ cảm nhận được những cơn nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra ở đầu thai kỳ, hiện tượng ngất xỉu cũng có thể là do lượng đường trong máu thấp.

9. Chảy máu âm đạo

Khi trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Trên thực tế, khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai bị chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ. (1)

Nhiều người dễ nhầm lẫn chảy máu do thụ thai với chảy máu kinh nguyệt. Bạn hãy để ý màu sắc và lượng máu. Chảy máu do mang bầu thường ít, máu có màu nâu và hồng nhạt chứ không phải đỏ sậm hay đỏ tươi.

10. Thay đổi khẩu vị

Nếu một buổi sáng thức dậy, bạn thấy buồn nôn khi nhìn thấy chén cháo yến mạch mình yêu thích, đồng thời thèm ăn món sandwich kẹp bơ mà trước đây chẳng bao giờ ăn, rất có thể bạn đã có em bé. Hormone hCG tăng cao trong suốt thời kỳ đầu mang thai sẽ khiến bạn bị kích thích cảm giác thèm ăn đối với một số loại thực phẩm, đồng thời không mấy thiện cảm với những loại khác. (2) Nhạy cảm với mùi cũng là 1 cách nhận biết có thai phổ biến với các mẹ bầu.

Mẹ bầu thường thay đổi khẩu vị ở những tháng đầu thai kỳ

11. Rối loạn vị giác

Một trong những dấu hiệu mang thai sớm là biểu hiện loạn vị giác khiến nhiều người cảm giác như mình ngậm tiền kim loại trong miệng. Mùi vị kỳ lạ này tồn tại dai dẳng trong miệng, đọng lại sau ăn 1 – 2 giờ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nồng độ estrogen tăng khi mang thai có ảnh hưởng đáng kể đến vị giác của chúng ta. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi qua giai đoạn đầu của thai kỳ lúc nội tiết tố đã ổn định và cơ thể đã “quen” với sự xuất hiện của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu cảm thấy chứng loạn vị giác này kéo dài suốt thai kỳ, và phải học cách sống chung với nó.

12. Nhạy cảm với nhiệt độ

Sáng nay, bạn thấy lạnh cóng lúc vừa thức dậy, nhưng chỉ nửa giờ sau lại khó chịu vì quá nóng. Đừng ngạc nhiên vì hiện tượng này, sự nhạy cảm với nhiệt độ cũng là biểu hiện của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai. 

13. Tiết nhiều nước bọt

Có phải mấy hôm nay, bạn thấy khoang miệng mình tiết nhiều nước bọt hơn bình thường? Hiện tượng dư thừa nước bọt chính là sự khởi đầu của tình trạng ốm nghén, trào ngược axit hoặc ợ nóng – các triệu chứng mang thai rất phổ biến mà hầu như bà bầu nào cũng trải qua.

14. Táo bón

Một lần nữa, progesterone lại được gọi tên khi lý giải cho dấu hiệu mang bầu sớm này. Progesterone làm chậm quá trình chuyển động nhu động, dẫn tới táo bón. Để khắc phục, hãy chắc chắn bạn uống đủ lượng nước mà cơ thể cần (2 – 2,5 lít/ngày), ăn nhiều rau xanh và trái cây.

15. Tâm trạng thất thường

Thay đổi tâm trạng khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến, một phần là do sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh (chất truyền tin hóa học trong não). Mẹ bầu sẽ phản ứng khác nhau với những thay đổi này. Một số mẹ cảm thấy hưng phấn, trong khi những người khác tuột cảm xúc, trở nên lo lắng và chán nản.

Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ hai, không thể kiểm soát những cơn stress, lo âu, buồn chán, hãy tìm gặp chuyên gia tâm lý để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang bầu. 

16. Đau lưng

Khi có thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho việc mang thai khiến chị em sẽ cảm nhận được các cơn đau ở vùng sống lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn dần, những cơn đau lưng cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. 

17. Tăng cân bất thường

Bạn đang có mức cân nặng ổn định nhưng tháng này bỗng nhiên cảm nhận cơ thể nặng nề hơn, quần áo chật hơn, cân năng đã khác tháng trước lại thêm dấu hiệu thèm ăn, ăn rất ngon miệng, nhiều khả năng bạn đã mang bầu rồi đấy.

18. Khó thở, hụt hơi

Hiện tượng này là dấu hiệu có em bé thường gặp trong lần mang thai đầu tiên, có thể xuất hiện ở những tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể người mẹ cần thêm lượng oxy để nuôi phôi thaiphát triển, lượng hormone progesterone cũng tăng lên dẫn đến tình trạng khó thở – hụt hơi.

19. Nhiệt độ cơ thể tăng

Lượng hormone progesterone tiết ra khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, giống với biểu hiện trong những ngày rụng trứng nên có không ít chị em nhầm lẫn. 

20. Xuất hiện rôm, sảy

Hiện tượng nổi rôm, sảy sẽ xảy ra và xuất hiện nhiều ở những vùng da có nhiều nếp gấp, do thân nhiệt cơ thể tăng cao, lượng mồ hôi không đào thải kịp.

21. Đau bụng âm ỉ

Khi có bầu, những cơn đau bụng âm ỉ xuất hiện giống như sắp đến kỳ kinh nguyệt và có thể kèm theo các triệu chứng như: ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực…

Các dấu hiệu mang thai cũng cho biết bạn đã sẵn sàng để bước vào giai đoạn tam cá nguyệt với những thay đổi rõ rệt của cơ thể. Nhận biết được các yếu tố nguy cơ cũng như cách chăm sóc cơ thể sẽ giúp bạn có một kỳ thai sản an toàn

Chi tiết thông tin cho Bệnh viện đa khoa Tâm Anh…

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén hay nghén bầu là một trong những hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu, đi kèm là các triệu chứng khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, mất ngủ… có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong ngày. Thời điểm xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn ở mỗi thai phụ sẽ khác nhau.(1)

Thống kê cho thấy, khoảng 70% trường hợp xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, 10% trường hợp xuất hiện triệu chứng đến tuần thứ 16, thậm chí kéo dài đến suốt thai kỳ. Ở những thai phụ có cơ địa nhạy cảm, tình trạng buồn nôn, nôn có thể xảy ra nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát.

Tình trạng ốm nghén thường gặp ở thai phụ vào 3 tháng đầu thai kỳ

Dựa vào mức độ của các triệu chứng gặp phải mà nghén được chia thành hai loại:

  • Cơn nghén thông thường: Khoảng 80% thai phụ bị nghén ở dạng này. Trong thai kỳ, thai phụ luôn thấy mệt mỏi do nôn ói. Tuy nhiên, tình trạng nôn ói chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, vẫn còn giữ thức ăn bên trong dạ dày. Do đó, thai phụ không sút cân, toàn thân ít thay đổi. Sau khoảng 12 tuần sẽ thấy triệu chứng nôn ói giảm dần.
  • Cơn nghén nặng: Khoảng 1 – 1,5% thai phụ bị nghén nặng. Thai phụ thường xuyên nôn ói với mức độ trầm trọng khiến thức ăn bị tống ra hết bên ngoài, nôn liên tục, ăn gì cũng nôn, kết hợp với tình trạng chán ăn do ốm nghén khi mang thai khiến thai phụ sút cân. Điều đó dẫn đến thai phụ dễ bị suy nhược, hay mệt mỏi, chóng mặt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai.

Triệu chứng của cơn nghén

Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có sự kích thích về mùi vị ở các loại thực phẩm như thịt sống, cá sống… bạn dễ có cảm giác buồn nôn và nôn. Khi nôn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ bị mất nước. Đồng thời, chính sự nhạy cảm về mùi vị thức ăn nên bạn không thấy ngon miệng, thậm chí chán ăn.

Bên cạnh đó, bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt, sút cân do không ăn uống đầy đủ, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, rất dễ nhận thấy sự mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào công việc ở những người bị nghén bầu.

Khi nghén, thai phụ dễ nhạy cảm với mùi vị thức ăn, cảm thấy ăn không ngon miệng, buồn nôn và nôn.

Chi tiết thông tin cho Bệnh viện đa khoa Tâm Anh…

Đa thai là gì và xảy ra khi nào?

Trong một thai kỳ có hai hay nhiều thai nhi cùng lớn lên trong tử cung mẹ được gọi là đa thai. Có 2 trường hợp đa thai: Đa thai cùng trứng và khác trứng.

Hiểu rõ về đa thai sẽ giúp mẹ phòng ngừa biến chứng thai kỳ

  • Đa thai cùng trứng: Là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh, trong quá trình phân chia tách làm 2 phôi hoặc nhiều phôi giống hệt nhau, từ đó phát triển thành các em bé giống hệt nhau. 
  • Đa thai khác trứng: Là hiện tượng 2 hoặc nhiều hơn 2 trứng cùng rụng một lúc và thụ tinh với 2 hoặc nhiều hơn 2 tinh trùng và phát triển thành những em bé khác nhau về hình dáng, màu da.

Nguyên nhân dẫn đến đa thai

Theo ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, các yếu tố làm tăng khả năng mang đa thai của người mẹ gồm:

Di truyền  

Nếu bạn có mẹ hoặc chị/em gái từng mang đa thai, khả năng mang đa thai của bạn cũng tăng lên đáng kể.

Tuổi tác

So với những thai phụ tuổi dưới 35, phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang đa thai cao hơn.

Tiền sử mang đa thai

Nếu trước đây từng mang đa thai, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho lần mang thai này, vì rất có thể bạn sẽ tiếp tục mang đa thai một lần nữa.

Thuốc kích thích rụng trứng 

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kích thích rụng trứng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thưa hoặc không đều. Hormone kích thích nang trứng (FSH) và Clomiphene citrate được bác sĩ kê toa để tăng cường sản xuất trứng. Các loại thuốc này có tác dụng phụ là kích thích nhiều trứng rụng cùng lúc và nếu tất cả đều được thụ tinh sẽ dẫn đến hiện tượng đa thai.

Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản

Khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như lọc rửa và bơm tinh trùng (IUI), các thuốc kích trứng và gây rụng trứng thường khiến cho nhiều trứng được giải phóng trong 1 chu kỳ, từ đó tăng nguy cơ sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng làm tăng khả năng đa thai nếu có nhiều phôi được chuyển vào tử cung. Các phôi sau chuyển cũng có khả năng tự phân tách để tạo thành những phôi giống hệt nhau, dẫn tới đa thai. 

Theo thống kê, tỷ lệ đa thai trong thụ tinh ống nghiệm là 25%, cao gấp 20 lần so với đa thai tự nhiên, mà nguyên nhân chính là do chuyển nhiều phôi để tăng tỷ lệ thành công.

PGS.TS.BS Lê Hoàng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) chia sẻ: “Việc chuyển cùng lúc nhiều phôi trong thụ tinh ống nghiệm giúp nâng cao tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, điều này làm tăng tỷ lệ đa thai kèm theo những rủi ro cho mẹ và bé. Tại IVFTA, chúng tôi ứng dụng nhiều kỹ thuật mới nâng cao chất lượng phôi và làm tổ của phôi  giúp tăng tỷ lệ đậu thai mà không cần chuyển nhiều phôi, từ đó hạn chế tỷ lệ đa thai để bà mẹ và thai nhi có một thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe mạnh và các gia đình có điều kiện chăm sóc bé tốt nhất.”

Xem thêm: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Nơi gieo mầm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Chi tiết thông tin cho Bệnh viện đa khoa Tâm Anh…

Nguyên tắc dinh dưỡng mẹ bầu cần nhớ

Khi xuất hiện các  dấu hiệu mang thai, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của mẹ đều cao hơn so với mức bình thường để phát triển một số cơ quan của cơ thể nhằm thích ứng với quá trình mang thai và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh. Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản sau:

1. Cân đối nhóm chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cần đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu:

  • Chất bột đường (carbohydrate);
  • Chất đạm (protein);
  • Chất béo (lipid);
  • Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

Tuy nhiên, việc xây dựng thực đơn cân đối các nhóm chất rất quan trọng để tránh thiếu năng lượng gây suy dinh dưỡng bào thai hay thừa năng lượng khiến mẹ tăng cân quá mức. 

Trong thai kỳ, mẹ bầu tăng trung bình khoảng từ 9 – 12 kg, trong đó tam cá nguyệt thứ nhất nên tăng từ 300 gram đến 1 kg, sau đó mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300 gram trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

Giai đoạn thai kỳ Trọng lượng thai nhi Số cân mẹ bầu cần tăng Nhu cầu năng lượng và nhóm chất thiết yếu mỗi ngày cho phụ nữ mang thai
Năng lượng
(Kcal)
Chất bột đường
(g)
Chất đạm
(g)
Chất béo
(g)
Chất xơ
(g)
Trước mang thai 2050 290 – 360 60 45 – 57 25
3 tháng đầu 100g 0 – 1kg 2100 300 – 370 61 46.5 – 58.5 28
3 tháng giữa 1kg 4 – 5kg 2300 325 – 400 70 52.5 – 64.5 28
3 tháng cuối 2kg 5 – 6kg 2500 385 – 430 91 60 – 72 28
Tổng 9 tháng 9 – 12kg

Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn – Nguồn: Nutrihome

Đối với những mẹ bầu mang song thai, chỉ số cân nặng cần tăng cao hơn và bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo tốc độ tăng cân khác nhau. 

“Tăng quá nhiều hay quá ít cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng nhưng thay vì tập trung vào cân nặng, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm, sinh hoạt lành mạnh và giữ tinh thần ổn định, thư giãn” – PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng nhấn mạnh.

2. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Để thai nhi tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh, việc đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ khoa học và lành mạnh vô cùng quan trọng, trong đó việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu là điều tiên quyết ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thai kỳ và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. (1)

  • Acid Folic

Khi chuẩn bị mang thai hay vừa biết có thai, mẹ bầu cần bổ sung acid folic giúp phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Việc bổ sung viên uống acid folic có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, thực đơn hàng ngày cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều acid folic như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc thô, quả bơ… 

  • Canxi

Canxi không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của mẹ bầu và thai nhi hoạt động bình thường. Do đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày. Các thực phẩm giàu canxi gồm: sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…

Cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thời kỳ mang thai giúp củng cố xương cho mẹ và xây dựng hệ xương chắc khỏe cho thai nhi 

  • Vitamin D

Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm như cá hồi, sữa, nước cam… để tăng cường vitamin D cho chính bản thân và hỗ trợ cho sự phát triển xương của thai nhi. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mẹ thiếu vitamin D sẽ rất dễ dẫn đến tiền sản giật.

  • Protein

Protein cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ não; đồng thời hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ. Nó thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng giúp tăng nguồn cung cấp máu cho thai nhi. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn các loại hạt, đậu, sản phẩm từ đậu nành để bổ sung protein trong suốt thai kỳ, đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh của con.     

  • Sắt

Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu của mẹ, cung cấp đủ máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh.

Ở Việt Nam, theo tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 36,5%, cao nhất ở vùng núi phía Bắc và ven biển Nam Trung Bộ lên tới 56%, 71,8% thiếu máu ở phụ nữ có thai là do nguyên nhân thiếu sắt. Mẹ bầu nên bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng, rau muống, củ dền… và uống thêm nước trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng cường hấp thu chất sắt. (2)

3. Chế độ vận động

Ngoài chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, tập thể dục cũng là một phương thức quan trọng tăng cường sức khỏe cho mẹ trong quá trình mang thai, tuy nhiên cần chú ý về thời lượng tập và tránh các động tác quá mạnh. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, tập thể dục giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh, chống lại các bệnh như cảm lạnh…; đồng thời “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn và sinh con khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và đi bộ từ 15 đến 20 phút/ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của mình.

Tập thể dục đúng cách giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt

4. Thức ăn cần tránh

Trong mỗi giai đoạn phát triển của bào thai, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển tối ưu. Nhưng dù ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối, thực đơn của mẹ cần tránh các loại thực phẩm, đồ uống sau:

  • Rượu

Một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.

  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Các loại hải sản như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá mòi, cá nhám da cam và cá ngói có hàm lượng metyl thủy ngân cao, có thể đi qua nhau thai và gây hại cho não, thận và hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi.

  • Cá, thịt, trứng sống hoặc chưa nấu chín

Các thực phẩm sống đều có thể bị nhiễm khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số bệnh nhiễm trùng và dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cho bà bầu. Ăn thịt chưa nấu chín cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh.

  • Caffeine

Caffeine được tìm thấy trong cà phê, trà, nước ngọt và ca cao. Lượng caffeine cao trong thai kỳ đã được chứng minh là hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ cân nặng khi sinh thấp. Nó cũng tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành.

  • Sữa, nước ép trái cây chưa tiệt trùng, phô mai

Sữa tươi, phô mai, nước trái cây chưa tiệt trùng có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại, dẫn đến những bệnh nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng đối với em bé chưa sinh.

  • Sản phẩm chưa rửa

Bề mặt của các loại trái cây và rau quả chưa rửa hoặc chưa gọt vỏ có thể bị nhiễm một số vi khuẩn, ký sinh trùng, hóa chất bảo quản gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, mẹ bầu nên đừng quên rửa kỹ, gọt vỏ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn. 

  • Thực phẩm chế biến sẵn

Đồ ăn vặt chế biến sẵn thường có ít chất dinh dưỡng và nhiều calo, đường. Chúng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng như các biến chứng khi mang thai hoặc sinh. Điều này gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài cho trẻ nhỏ.

Chi tiết thông tin cho Bệnh viện đa khoa Tâm Anh…

1. Khí hư là gì?

Khí hư còn gọi có tên gọi khác là dịch tiết âm đạo hay huyết trắng. Đây là một dạng dịch tiết được tạo ra do hormone Estrogen xuất hiện trong cơ thể nữ giới. Các bạn nữ khi bước vào giai đoạn dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động về mặt chức năng. Khi ấy, khí hư sẽ dần xuất hiện và ngày càng rõ nét hơn.

>> Xem thêm: Khám Sản phụ khoa ở đâu tại TP.HCM?

Huyết trắng sinh lý có vai trò cân bằng độ pH và duy trì độ ẩm của môi trường âm đạo. Nó có tác dụng bảo vệ cơ quan sinh dục nữ khỏi những vi khuẩn gây bệnh. Khí hư sinh lý thường có màu trắng trong, hơi dai, tương tự lòng trắng trứng và không có mùi hôi.

Khí hư sinh lý

Thông thường, khí hư thường tiết nhiều hơn vào thời điểm rụng trứng, khi sắp đến ngày hành kinh, hoặc khi có cảm hứng tình dục,… Phụ nữ mang thai cũng gặp phải triệu chứng ra nhiều khí hư. Bởi vì sự thay đổi những hormon trong thai kỳ.

2. Vậy ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không?

Phụ nữ khi mang thai thì khí hư cũng tăng tiết nhiều hơn. Nhưng dấu hiệu này không quá khác biệt đối với khí hư xuất hiện vào lúc trứng rụng. Tất cả các hiện tượng khí hư sinh lý đều có đặc điểm gần giống nhau. Vì vậy, không dễ dàng để xác định được ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không.

Nếu muốn muốn xác định mình đang có thai, bạn cần dựa vào các yếu tố khác đi kèm nữa. Chẳng hạn như: cơ thể mệt mỏi, dễ buồn nôn, trễ kinh, ăn không ngon miệng,…

Trễ kinh là một trong những dấu hiệu có thai

Nếu ra khí hư kèm theo các dấu hiệu trên, bạn nên xác định có thai thông qua một trong những cách sau:

  • Sử dụng que thử thai để xác định.
  • Đến bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa.
  • Siêu âm xác định túi thai.
  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo nồng độ Beta – hCG.

Tốt nhất là bạn nên kết hợp nhiều phương pháp. Nếu đa số các phương pháp cho kết quả là bạn có thai. Đồng thời với hiện tượng ra nhiều khí hư thì khả năng bạn có thai gần như 100%.

>> Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề: 10 câu hỏi quan trọng các mẹ nên hỏi khi đi khám thai

Chi tiết thông tin cho Ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không? – YouMed…

1. Tại sao khí hư ra nhiều khi mang thai?

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi, các thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến việc khí hư ra nhiều trong thời kỳ này. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến ra nhiều khí hư khi mang thai là:

  • Nội tiết tố thay đổi, các hormone thay đổi, khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi, điều này khiến khí hư ra nhiều hơn bình thường là điều hoàn toàn bình thường và các mẹ bầu không cần quá lo lắng
  • Thời gian mang bầu, thai nhi hình thành và phát triển, kích thước thai nhi thay đổi theo thời gian, đồng nghĩa với tử cung, cổ tử cung, các bộ phận khu vực vùng kín cũng có những thay đổi nhất định để thích ứng với sự phát triển của thai nhi, khiến khí hư tiết nhiều hơn để thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.
  • Phụ nữ mang thai có nồng độ hormone thay đổi, dẫn đến nhu cầu sinh lý vì thế mà tăng lên, khí hư tiết ra nhiều giúp cơ thể điều hòa, giải quyết các vấn đề sinh lý trở nên dễ dàng hơn.
  • Về cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ bị chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn, gây ra hiện tượng khí hư ra càng nhiều hơn. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có gồm cả các vết dịch nhầy có lẫn máu. Đây chính là dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý vì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

Tại sao mẹ bầu lại ra nhiều khí hư?

2. Khi nào khí hư ra nhiều ở phụ nữ có thai cần đi khám phụ khoa?

Việc khí hư ra nhiều ở thời kỳ mang thai là điều hết sức bình thường vì những lý do được đề cập ở trên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khí hư có sự bất thường về màu sắc, mùi thì các mẹ bầu không thể chủ quan vì các bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra trong thai kỳ. Khi khí hư có các biểu hiện đặc biệt sau đây, mẹ bầu cần đi khám phụ khoa ngay:

  • Khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường, kèm theo các cảm giác đau rát, sưng đỏ vùng kín là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo, cần được đi khám sớm nhất có thể.
  • Khí hư có mùi chua, sủi bọt, chuyển màu lạ như màu vàng, màu xanh, xám thì rất có thể chị em đang bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Kể cả khi chỉ có dấu hiệu về màu mùi khác mà không kèm cảm giác đau, sưng vùng kín thì việc đi khám phụ khoa cũng rất cần thiết.
  • Khí hư ra kèm máu rải rác hoặc thường xuyên là tình trạng báo hiệu mang thai ngoài tử cung, hoặc có nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư ra kèm vệt máu hồng hoặc đỏ sẫm là báo hiệu của sự chuẩn bị chuyển dạ sinh.

3. Bà bầu nên làm gì khi ra nhiều khí hư?

Mẹ bầu cần đi khám khi khí hư ra nhiều nhưng có màu mùi bất thường.

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu cần biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân khi khí hư ra nhiều, để tránh được các bệnh viêm nhiễm tại vùng kín bằng cách:

  • Khí hư ra nhiều khiến môi trường âm đạo ẩm ướt là điều kiện cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm, bởi vậy bà bầu cần vệ sinh vùng kín đúng cách thường xuyên, nên thay quần lót ngày 2 lần, sử dụng quần thoáng và thoải mái.
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu, khiến thay đổi môi trường âm đạo, cũng là nguyên nhân gây ra các viêm nhiễm nguy hiểm.
  • Không nên mặc quần quá chật, bức bối, khó chịu tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc có tính kích thích như quá cay,…
  • Vệ sinh sạch sẽ sau giao hợp.
  • Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh phụ khoa nếu có một cách sớm nhất.

Khí hư ra nhiều khi mang thai là hiện tượng bình thường, bà bầu không cần quá lo lắng. Nhưng khi phát hiện khí hư bất thường ở thời gian thai kỳ, bà bầu cần nhanh chóng đến các cơ ở y tế chuyên khoa sản phụ khoa để được các bác sĩ thăm khám, phát hiện và có định hướng điều trị đúng đắn, kịp thời.

Với chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Vinmec được thiết kế khoa học với đầy đủ các lần thăm khám định kỳ dưới sự theo dõi của bác sĩ, các bà mẹ sẽ được kiểm tra sức khỏe phát hiện những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ trong đó có những biểu hiện khí hư ra nhiều khi mang thai để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh nguy cơ gây hại cho mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chi tiết thông tin cho Tại sao khi mang thai bà bầu thường ra nhiều khí hư?…

1.    Nước ối là gì?

Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, được tạo ra từ nhau thai, màng ối và hệ tuần hoàn của người mẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Đây là một khối chất lỏng không màu bao quanh bé trong tử cung của mẹ. Nó như một chiếc đệm nước êm ái dành cho bé. Màng ối bảo vệ thai tránh sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài. Bên cạnh đó, nước ối giúp cho các cơ quan nội tạng như phổi và thận của bé phát triển hoàn chỉnh. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, bé sẽ nuốt nước ối, lọc qua thận của mình và bài tiết như nước tiểu. Bào thai cũng đào thải ra ngoài một số chất dịch từ phổi. Bất kỳ chất lỏng dư thừa sẽ được hấp thụ thông qua các túi ối hoặc dây rốn, duy trò một sự cân bằng lý tưởng của chất lỏng cho bé phát triển.


Nước ối có vai trò quan trọng đối với thai nhi

2.    Khí hư là gì?

Khí hư còn gọi là dịch âm đạo, dịch tiết âm đạo hay tiết sinh lý của phụ nữ sau khi dậy thì. Khí hư bình thường bình thường có đặc điểm ít, đặc dính trong hoặc giống hồ nước, trong hoặc màu trắng, không mùi có tác dụng làm sạch, dưỡng ẩm đam đạo và chống nhiễm trùng.
–    Khí hư ra nhiều trước ngày rụng trứng hoặc trước kỳ kinh nguyệt:
Khí hư ra nhiều ở một số thời điểm trong chu kỳ như trước ngày rụng trứng hoặc trước khi có kinh nguyệt là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể.
–    Khí hư ra nhiều màu vàng hoặc xanh
Nếu khí hư ra nhiều liên tục kèm theo những biểu hiện khác thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý: nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,…

3.    Phân biệt nước ối và khí hư 

Trong thời kỳ đang mang thai, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy mọi thứ như đều bị rò rỉ.Ví dụ: bàng quang sẽ nhanh chóng đầy hơn và cũng có thể còn bị són một chút nước tiểu. Ngoài ra, các lớp mô âm đạo cũng sẽ dần sản xuất ra nhiều dịch hơn để hỗ trợ giúp thai nhi được sinh ra dễ dàng và thuận lợi. Bởi thế, để xác định được dịch chảy ra ở cơ thể khi các mẹ có thể cảm nhận được hoặc khi thấy ướt quần lót là nước ối hay khí hư(dịch âm đạo) là điều thực sự rất khó khắn.
Một số đặc điểm sau có thể giúp nhận diện dịch ối:
–    Có màu trắng trong hoặc có chất nhầy hay máu
–    Không hề có mùi
–    Thường sẽ thấm ướt quần lót
Còn đối với khí hư (dịch âm đạo)sẽ có những đặc điểm sau đây:
–    Thông thường sẽ có màu trắng đục/ vàng/ xanh.
–    Dịch âm đạo cũng có thể thấm ướt quần lót.
–    Có thể sẽ có mùi tanh.
Với các đặc điểm nhận diện cơ bản về nước ối và khí hư như trên, khi mẹ bầu bị “ướt quần” lúc mang thai thì có rất nhiều nguyên do khác. Vì thế các mẹ đừng nên quá lo lắng về vấn đề rò rỉ ối hay vỡ túi ối, cũng có thể là do khí hư. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng giấy quỳ để kiểm tra hoặc đi đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được khám xét và tư vấn kịp thời.


Mẹ bầu cần chú ý những biểu hiện vùng kín của mình 

4.    Nguy cơ tiềm ẩn của nước ối và khí hư:

Khí hư và nước ối đều là những vấn đề được quan tâm khi mang thai. Bởi chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi rất nhiều.

4.1.    Nước ối:

Nước ối vốn là một môi trường dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi được chứa trong buồng ối của mẹ bầu. Và được xuất hiện trong tầm khoảng thời gian từ ngày 12  đến ngày 28 sau khi thụ thai. Nước ối được hình thành từ ba nguồn cơ bản và giữ chức năng cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự tấn công, xâm nhập của vi trùng từ môi trường bên ngoài.
Việc rỉ ối có thể sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi vào bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn thai kỳ. Nếu chỉ rỉ ra một lượng nước ối rất nhỏ và tự nhiên thì vẫn có thể kiểm soát được. Còn nếu việc rỉ ra một lượng quá nhiều nước ối thì có thể sẽ rất có hại và nguy hiểm. Tình trạng rỉ nước ối trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ có thể gây ra những biến chứng sau:
–    Sảy thai
–    Sinh non
–    Dị tật bẩm sinh
–    Thai chết lưu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu quá ít nước ối có thể dẫn đến tình trạng:
–    Sinh khó bắt nguồn từ nguyên do dây rốn bị ép chặt, có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nhận oxy của thai nhi
–    Nguy cơ sinh mổ cao hơn
–    Thai nhi bị chậm phát triển
Có rất nhiều cách để điều trị thiếu ối nếu như mẹ bầu đang bị rỉ ối quá nhiều. Tuy nhiên, tốt nhất các mẹ hãy nên gặp bác sỹ kiểm tra sức khỏe và sẽ được hướng dẫn lựa chọn hướng điều trị tốt nhất.
>>> xem thêm: siêu âm thai 

4.2.    Khí hư:

Do sự tác động và ảnh hưởng từ các loại hoocmon, khí hư (dịch âm đạo) của mẹ bầu khi mang thai thường có xu hướng được tiết ra nhiều hơn, bết dính và trông giống như chất nhầy. Đa số các trường hợp khí hư ra nhiều đều rất bình thường và không có gì phải đáng lo. Tuy nhiên, nếu chất dịch này ở dạng đặc sệt, có màu khác lạ, mùi hôi bất thường hoặc khiến ngứa vùng kín và kích ứng. Lúc này mẹ bầu cần nhanh chóng nên đi kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu nhận thấy vùng kín có lẽ đang bị viêm nhiễm bao gồm:
–    Viêm âm đạo do nấm men
Dù có đang mang thai hay không thì triệu chứng mắc phải viêm nấm âm đạo cũng gần như nhau với dấu hiệu nhận biết cơ bản là khí hư trắng đục hoặc ngả vàng, có độ sệt, ngứa ngáy, khó chịu và có thể có xuất hiện vài đốm máu do vùng âm đạo bị kích thích.
Triệu chứng này rất thường gặp khi thay đổi thể chất hoặc nội tiết trong khi mang thai do nấm men luôn cư ngụ mọi lúc ở trên cơ thể và trong âm đạo, nhất là vào giai đoạn khi mang thai, môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển hơn. Tuy đây vẫn chưa là vấn đề nghiêm trọng nhưng các mẹ vẫn nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và điều trị an toàn dành cho thai phụ.


Khí hư bất thường mẹ bầu cần phải đi thăm khám tránh ảnh hưởng đến thai nhi

–    Viêm âm đạo do tạp khuẩn
Khi bị viêm âm đạo do tạp khuẩn gây ra do sự mất cân bằng vi sinh ở trong môi trường âm đạo sẽ làm tạo ra chất tiết có mùi tanh kèm theo biểu hiện ngứa hoặc rát.
Đây là tình trạng khá đáng lo. Bởi viêm âm đạo do tạp khuẩn là một bệnh viêm nhiễm hay nhiễm khuẩn phụ khoa đang đe dọa sự sống của thai nhi, có thể nó sẽ lan lên vùng tử cung gây ra vỡ ối sớm và gây sinh non.

Như vậy khi có những dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được điều trị bằng thuốc phù hợp và an toàn, không làm ảnh hưởng đến thai nhi cũng như suy giảm nguy cơ sinh non. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu hãy quan tâm cũng như chú ý đến nước ối và khí hư nhiều hơn. Bởi chúng đều sẽ có thể gây bất lợi đối với thai nhi và ảnh hưởng đến quá trình vượt cạn khó khăn sau này.

Với mong muốn ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ, và mang tới cho các mẹ dịch vụ hoàn hảo, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn triển khai gói Thai sản Luxury với những đặc quyền như sau:

  • Lựa chọn ngày giờ sinh theo phong thủy;
  • Lựa chọn bác sĩ chăm sóc và đỡ đẻ;
  • Bé yêu được thực hiện sàng lọc sơ sinh trọn gói cho con khởi đầu toàn diện;
  • Massage sau sinh gọi sữa về;
  • Miễn phí lớp học tiền sản;….

Triển khai dịch vụ “Thai sản trọn gói – Hạnh phúc vẹn toàn”, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn mong muốn được đồng hành cùng các mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh con, đồng thời mang tới cho các mẹ những dịch vụ tiện ích từ hệ thống y tế đẳng cấp đậm phong cách Hàn Quốc. Dịch vụ Thai sản trọn gói của bệnh viện được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và nguyện vọng của mọi bà mẹ khi mang thai với tiêu chí an toàn là trên hết. Các gói thai sản được thiết kế đa dạng, giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn với chế độ chăm sóc và theo dõi thai phù hợp với nhu cầu và tài chính của gia đình.

Từ ngày 1/4 đến ngày 30/4, khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được giảm 35% chi phí gói thai sản và:
– Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng 
– Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được “bỏ túi” thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém

✦ Miễn phí giường gấp người nhà
✦ Tặng chụp ảnh newborn (trong giờ hành chính)
✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn
✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé

Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Chi tiết thông tin cho Hiện tượng rỉ ối và khí hư: Mẹ bầu cần phân biệt như nào cho chuẩn?…

Khí hư ra nhiều có phải là dấu hiệu mang thai?

Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu có thai khí hư ra nhiều chúng ta cần phải hiểu được thế nào là khí hư. Theo các chuyên gia, khí hư còn được gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo, được sản xuất bởi hormone estrogen trong cơ thể nữ giới. 

Vai trò của huyết trắng sinh lý là cân bằng độ pH và duy trì độ ẩm trong môi trường âm đạo. Từ đó giúp cơ quan sinh dục của phụ nữ chống lại sự xâm nhập và phát triển của các mầm bệnh. Ngoài ra, khí hư còn tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng đi vào tử cung gặp trứng để thụ tinh.

Khi bước vào tuổi dậy thì, khí hư sẽ bắt đầu xuất hiện cho đến giai đoạn mãn kinh. Khí hư bình thường tiết ra rất ít. Tuy nhiên, trong những ngày rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt sắp đến, thời điểm ham muốn tình dục hoặc là khi mang thai thì khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường.

Như vậy, khí hư ra nhiều hoàn toàn có thể là dấu hiệu mang thai. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do hormone thai kỳ trong cơ thể mẹ bầu tăng lên đột ngột. Vì vậy, nếu bạn quan hệ đúng thời điểm rụng trứng mà không sử dụng biện pháp phòng tránh thì rất có thể bạn đã mang thai. 

Tuy nhiên, do dấu hiệu có thai ra khí hư rất giống với chu kỳ kinh nguyệt sắp đến khiến không ít người nhầm lẫn. Vì vậy, bạn cần dựa thêm vào các dấu hiệu mang thai khác như: trễ kinh, buồn nôn, ngực đau, đi tiểu nhiều,… Cách kiểm tra chính xác nhất là thực hiện các phương pháp khoa học như: dùng que thử thai, siêu âm hay xét nghiệm máu để khẳng định chính xác.

Nhận biết dấu hiệu có thai khí hư ra nhiều

Dấu hiệu có thai khí hư ra nhiều là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường trong suốt giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là khi mới cấn bầu. Tuy nhiên, trên thực tế lại có rất nhiều chị em bị nhầm lẫn dấu hiệu này với triệu chứng tiền kinh nguyệt. Để tránh sự nhầm lẫn này, chúng ta cần tìm hiểu cách nhận biết dấu hiệu có thai ra khí hư.

Đặc điểm dấu hiệu có thai khí hư ra nhiều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết như sau:

  • Lượng khí hư tiết ra từ âm đạo nhiều hơn bình thường khiến vùng kín của mẹ bầu luôn ẩm ướt, khó chịu. 

  • Khí hư dạng dịch nhầy rất giống với dịch mũi, có màu trắng trong hoặc hơi ngả màu vàng.

  • Khí hư không có mùi hoặc mùi hơi hăng nhẹ.

Lý giải về các đặc điểm của khí hư khi mang thai, các bác sĩ cho biết đó là do sự ảnh hưởng của nội tiết tố. Ngoài ra, âm đạo của nữ giới không kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hoặc mùi hôi bất thường,…thì dấu hiệu có thai khí hư ra nhiều sẽ được coi là bình thường.

Chi tiết thông tin cho Nhận biết dấu hiệu có thai khí hư ra nhiều và cách xử lý…

Khí hư là gì?

Trước khi tìm hiểu mới có thai có ra khí hư không; chúng ta cần phải biết về khí hư. Khí hư hay còn gọi là huyết trắng là một dạng dịch tiết âm đạo được tạo ra từ hormone estrogen có trong cơ thể nữ giới. Khí hư thường xuất hiện vào các thời điểm nhạy cảm như sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục…

Nếu chị em có thắc mắc khí hư khi mang thai tuần đầu ra sao, mới có thai có ra khí hư không thì câu trả lời là nó cũng sẽ xuất hiện trong thời gian mang thai. Nguyên nhân do những thay đổi trong việc sản sinh lượng hormone trong cơ thể. Ngoài ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, khí hư được cho là xuất hiện nhiều hơn hẳn.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra huyết trắng có thai không và ra dịch trắng có phải dấu hiệu mang thai?

Mới có thai có ra khí hư không?

Khi trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ tinh diễn ra thành công. Vùng kín của nữ giới sẽ xuất hiện một lượng nhỏ dịch âm đạo màu hồng nhạt hoặc nâu đậm để báo hiệu việc trứng đã làm tổ trong tử cung.

Nhiều chị em khi gặp hiện tượng khí hư báo thai lại nghĩ rằng là dấu hiệu sắp đến ngày “đèn đỏ”; nhưng thực chất đây là máu báo thai. Ngoài hiện tượng máu báo này, vùng kín của chị em sẽ xuất hiện hình ảnh khí hư khi mang thai với các đặc điểm thường gặp sau:

1. Mới có thai có ra khí hư không? Khí hư nhiều hơn bình thường

Hình ảnh khí hư khi mang thai tiết ra với số lượng nhiều hơn bình thường làm vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nguyên nhân do thay đổi nội tiết cơ thể và để bảo vệ cơ quan sinh sản khi vùng chậu, buồng tử cung, cổ tử cung giãn nở, mềm, dễ tổn thương khi mang thai.

2. Ra khí hư màu vàng có phải mang thai không?

Mới có thai có ra khí hư không? Khí hư khi mới mang thai có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng. Sự thay đổi màu sắc này có liên quan đến những thay đổi về nội tiết trong cơ thể để thích hợp với việc làm tổ của thai nhi. Vậy ra khí hư màu vàng có phải mang thai không? Câu trả lời là có nhé các bạn!

3. Mới có thai có ra khí hư không? Dạng nhầy dính và không có mùi

Hình ảnh khí hư khi mang thai có dạng loãng và nhầy dính hơn bình thường khiến các chị em cảm nhận thấy vùng kín ẩm ướt. Khí hư khi mới mang thai không có mùi lạ hoặc chỉ có mùi hăng nhẹ đặc trưng, không gây ngứa ngáy tại vùng kín.

Khí hư báo thai là hiện tượng sinh lý hoàn toàn vô hại; không gây ngứa vùng kín hay bất cứ ảnh hưởng nào đến thai nhi cũng như sức khỏe thai phụ. Ngược lại, dịch tiết âm đạo giúp bảo vệ cơ quan sinh sản trước sự xâm nhập của vi khuẩn và mầm bệnh gây viêm nhiễm.

>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 1 tháng ra huyết trắng có phải mang thai hay cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

Chi tiết thông tin cho Mới có thai có ra khí hư không? Nếu có thì mua que thử thai ngay mẹ nhé!…

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Vùng Kín Ẩm Ướt Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai

thai vi lan, kenny n, thaivilan, aivan tuyet chieu, hot boy, hot girl, cuc hot, toanshinnoda, hoc tieng anh, hoc tieng my, hoc phat am, giao tiep, dam thoai, nguyen tan dung, Nguyen qui ngo, le uyen, tuan hung, dam vinh hung, noi tieng anh luu loat, hoc tieng anh hieu qua, nguoi mau, hoa hau, master spoken english, gene zerna, anh khong doi qua medlatec.vn › Sản khoa, medlatec.vn › Thông tin sức khỏe, benhvienthucuc.vn › Sống khỏe › Sản khoa, tamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Sản – Phụ khoa, youmed.vn › Trang chủ › Sức khoẻ nữ giới, www.vinmec.com › tai-sao-khi-mang-thai-ba-bau-thuong-ra-nhieu-khi-hu, www.baosonhospital.com › hien-tuong-ri-oi-va-khi-hu-me-bau-can-phan-…, monkey.edu.vn › Ba mẹ cần biết › Mang Thai › Chuẩn bị mang thai, www.marrybaby.vn › thu-thai › khi-hu-bao-hieu-co-thai-chinh-xac-khong, Sờ bụng thế nào biết có thai, Mẹo vặt biết có thai, Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu, Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt, Dấu hiệu thụ thai sau 2 ngày quan hệ, Nhìn cổ tay biết có thai, Ra huyết trắng nhiều là sắp có kinh hay có thai, Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Vùng Kín Ẩm Ướt Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Vùng Kín Ẩm Ướt Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Có thể bạn quan tâm:  Quan Hệ Khi Có Kinh - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button