Vùng Đầu Trẻ Bị Nóng – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Vùng Đầu Trẻ Bị Nóng có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Vùng Đầu Trẻ Bị Nóng trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Con gái rượu của Ba Vũ , lo lắng sợ ba bị nóng nhìn thương quá 😊 #bốibốituệlâm
Bạn đang xem video Con gái rượu của Ba Vũ , lo lắng sợ ba bị nóng nhìn thương quá 😊 #bốibốituệlâm được cập nhật từ kênh Gia Đình Bối Bối từ ngày 2022-07-26 với mô tả như dưới đây.
Trẻ bị nóng đầu là dấu hiệu thường gặp mẹ cần theo dõi
Thế nào là trẻ bị nóng đầu
Đôi khi trẻ trẻ thức dậy vào buổi sáng, trưa, chiều, tối hay đêm tỉnh dậy quấy khóc, mẹ đưa tay lên trán con và phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng. Mẹ có thể đo nhiệt độ cho con ngay lúc đấy nhưng chỉ thấy bé bị nóng đầu nhưng không sốt, chân tay có thể vẫn mát, lạnh.
Vì thế khi cảm thấy trẻ bị ấm đầu, nóng đầu chỉ là triệu chứng chủ quan của mẹ, kiểm tra thân nhiệt của con bằng giác quan của mẹ lên vùng trán, đầu của con.
Cảm giác bé bị nóng ở vùng đầu có thể xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể bé vẫn bình thường hoặc bé chỉ mới tăng thân nhiệt lên dưới 38 độ. Khi thân nhiệt tăng trên 38 độ thì cảm giác trán trẻ sẽ nóng rực lên.
Bé bị nóng đầu có thể là triệu chứng báo hiệu ban đầu rằng cơ thể trẻ không khỏe, có sự xuất hiện của vi khuẩn, vi rút làm cho thân nhiệt trẻ bắt đầu tăng lên.
Nguyên nhân trẻ bị nóng đầu
Có rất nhiều mẹ cực kì nhạy cảm có thê cảm nhận được sự khác biệt bất thường nhỏ nhất của con nhưng có nhiều mẹ cũng rất hoang mang không biết được tại sao bé bị nóng đầu. Mẹ cùng tham khảo một số nguyên nhân sau đây nhé!
Trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt
Đôi khi trẻ hay bị nóng đầu nhưng khi mẹ kiểm tra nhiệt độ thì thân nhiệt bé hoàn toàn bình thường thì đó có thể do:
- Trẻ sơ sinh bị nóng đầu: Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn trẻ lớn hơn và người lớn chúng ta. Vì vậy, đôi khi mẹ lúc nào cũng có cảm giác con bị nóng, đầu ấm ấm nhưng thực tế cơ thể trẻ hoàn toàn bình thường không có dầu hiệu bất thường nào.
Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có thể do thân nhiệt bình thường ở trẻ
- Bé nóng đầu do mọc răng: khi đó đầu bé chỉ hơi ấm và chân tay trẻ mát.
- Bé nô đùa, nghịch ngợm nhiều khiến thân nhiệt tăng lên
- Không khí nóng hay thời tiết nắng nóng
- Cơ thể mẹ đang bị nóng nên có thể khi chạm vào con cũng sẽ cảm thấy nóng
- Bé chưa bị sốt, đầu chỉ ấm ấm: Có thể lúc này bé đã nhiễm các tác nhân vi rút, vi khuẩn và cơ thể đang khới phát cơ chế miễn dịch. Thông thường trẻ sẽ có những triệu chứng kèm theo như hắt hơi, sổ mũi, ho húng hắng và sau đó trẻ sẽ bắt đầu sốt.
Trẻ bị sốt nóng đầu
Khi trẻ bị sốt nóng đầu là khi thân nhiệt trẻ > 38 độ. Trẻ sốt thì do nhiều nguyên nhân nhiễm vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, nấm khác nhau. Khi sốt thân nhiệt trẻ sẽ tăng cao nhất là vùng đầu, trán vì bộ não là cơ quan nhạy cảm với nhiệt độ nhất.
Các bệnh lý viêm hô hấp như viêm phế quản ở trẻ, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan…đều có thể gây nên triệu chứng nóng đầu sốt cho trẻ. Thông thường khi viêm nhiễm hô hấp trẻ sẽ thường bị nóng đầu sổ mũi, ho, đau họng…
Trẻ bị nóng đầu chân tay lạnh
Thông thường khởi phát cơn sốt trẻ sẽ cảm thấy lạnh, nhiệt độ tăng lên dần, toàn thân trẻ sẽ thấy nóng, cuối cùng là vã mồ hôi, toàn thân trẻ mát dần và cắt sốt.
Vì thế đôi lúc mẹ sẽ thấy trẻ nóng đầu nhưng chân tay mát. Khi chân tay trẻ lạnh đầu vẫn nóng, sốt đặc biệt là trẻ trở nên tím tái dần mẹ hãy nhanh chóng đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được xử lý.
Khi trẻ mọc răng đầu trẻ cũng hơi ấm và chân tay thì rất mát, trẻ không hề sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.
Trẻ bị nóng đầu phải làm sao?
Khi phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng mẹ thực hiện ngay các bước xử lý sau đây:
- Kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế: Cảm giác bằng tay của mẹ có thể không chính xác vì thế mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể trẻ bằng nhiệt kế chuyên dụng để biết được bé có bị sốt hay không
- Nếu thân nhiệt của trẻ hoàn toàn bình thường, mẹ có thể không cần quá lo lắng nhưng cũng cần theo dõi, kiểm tra xem có thể bé có đang mọc răng không hoặc bé ấm đầu sổ mũi, hắt hơi, ho…thì đó có thể là dấu hiệu báo trước bé có thể khởi phát sốt ngay sau đó. Lúc này mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt paracetamol đúng hàm lượng theo độ tuổi của trẻ đề phòng trẻ bị sốt nóng đầu vào ban đêm. Khi trẻ đơn thuần nóng đầu do thời tiết, nhiệt độ không khí thì nên lau bớt mồ hôi, cho trẻ ngồi nghỉ ở phòng thoáng mát.
- Nếu bé bị sốt nóng đầu kiểm tra nhiệt độ trên 38,5 độ mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và theo dõi thêm diễn biến bệnh của trẻ. Hạ nhiệt cho bé bằng cách chườm ấm, cởi bỏ bớt quần áo.
- Khi trẻ bị sốt nóng đầu chân tay lạnh toát, tím tái mẹ hãy giữ ấm cho bé và đưa ngay tới bệnh viện.
- Lưu ý khi trẻ nóng đầu mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và tắm nhanh vì có thể khi đó sức đề kháng của trẻ còn yếu trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
Nóng đầu là triệu chứng khá thường gặp ở trẻ nhỏ và là dấu hiệu không nên bỏ qua vì đó có thể báo trước những thay đổi bất thường về sức khở của trẻ. Bài viết trên đây hy vọng đã giải đáp đầy đủ cho các mẹ khi bắt gặp triệu chừng trẻ bị nóng đầu cần xử lý ra sao.
Dược sĩ Thu Hà
Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:
-
Thanh họng, hạn chế ho nhiều
-
Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chi tiết thông tin cho Nhận biết dấu hiệu trẻ bị nóng đầu và cách xử lý…
1. Phải làm sao khi bé bị nóng đầu nhưng không sốt
Nhiều trẻ có triệu chứng nóng đầu, nhưng tay chân lại mát bình thường và đổ mồi hôi nhiều khiến cha mẹ vô cùng lo lắng không biết trẻ có sao không, và đây thực sự là triệu chứng của bệnh gì…. Vậy bé bị nóng đầu nhưng không sốt là do nguyên nhân gì? Và làm sao để chấm dứt hiện tượng này.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt
- Nguyên nhân thứ nhất, do bài tiết mồ hôi: Bài tiết mồ hôi là một trong các chức năng cơ bản của da, việc mồ hôi tiết ra nhiều sẽ giúp giải độc, làm mát và điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Ở một số trẻ em, thậm chí cả người lớn đều có thể bị chứng tăng tiết mồ hôi và đa số tăng tiết mồ hôi là bình thường, do trạng thái cường giao cảm ở một số người. Cũng vì lí do này mà nhiệt lượng cơ thể tăng nên nhưng trẻ lại không hề bị sốt.
- Nguyên nhân tiếp theo là do thay đổi thời tiết. Có nhiều trường hợp trẻ không hề sốt mà do thời tiết nóng làm cho thân nhiệt của trẻ tăng lên cao hơn so với bình thường.
- Các mẹ cũng lưu ý nếu nhiệt độ trên nhiệt kế của trẻ từ 36 độ đến 37 độ là bình thường, cơn sốt của bé chỉ bắt đầu từ 37,5°C. Sốt là cách cơ thể bé chống lại những vi khuẩn, vi rút và đây thực sự là dấu hiệu của việc cơ thể trẻ cũng như sức đề kháng đang làm việc tốt. Vì vậy, khi bé sốt ở mức độ vừa phải, mẹ cũng không cần quá sốt sắng và lo lắng nhiều.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm loét họng ở trẻ nhỏ
3. Cách làm giảm hiện tượng trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt
- Cho trẻ mặc quần áo rộng thấm mồ hội, giữ cho cơ thể trẻ luôn thoáng mát. Mẹ cũng lưu ý phòng ngủ của trẻ nên rộng, có cửa sổ đế đón không khí bên ngoài, thoáng, luôn tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Tuy nhiên không được để trẻ tắm nước lạnh trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Dù trới có nóng thì vẫn phải dùng nước ấm để tắm và vệ siinh cho trẻ.
- Không nên cho trẻ đi phơi nắng quá nhiều hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thân nhiệt trẻ nóng thậm chí còn có thể dẫn đến ốm, sốt, và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Có nhiều mẹ lầm tưởng cho trẻ phơi nắng nhiều có thể tăng hấp thụ Vitamin D để tổng hợp canxi tuy nhiên giờ phơi nắng của trẻ chỉ giới hạn trong khoảng 6 – 8 giờ sáng, cà buổi chiều là từ 4h30 đến 6 giờ.
- Trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt là hiện tượng thường gặp tuy nhiên việc trẻ bị nóng quá lâu có thể dẫn đến phát ban, nổi mẩn, khó chịu, chán ăn và quấy khóc. Vậy nên khi đã tìm ra nguyên nhân mẹ cần giải quyết thật nhanh để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
- Nếu trẻ đang bú mẹ, thì mẹ cần cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bên cạnh đó, mẹ đang cho con bú cũng phải lưu ý chế độ ăn uống khoa học, đúng cách như chỉ dẫn dưới đây:
- Mẹ nên ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt. Các loại rau này không những chứa lượng vitamin và khoáng chất tốt mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh cũng sẽ khiến cho mẹ bớt nỗi lo bị táo bón và trĩ sau sinh.
- Mẹ lưu ý không ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển,… hay các loại trái cây như mít, sầu riêng, xoài,… vì những thực phẩm này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ ảnh hưởng đến bé khi bú mẹ.
Lưu ý: Không phải bé bị nóng đầu nhưng không sốt là hiện tượng bình thường không cần để ý. Bên cạnh các nguyên nhân thông thường, nóng đầu cũng là dấu hiệu một số bệnh như bệnh còi xương hoặc lao sơ nhiễm.
>>> Kinh nghiệm cho mẹ: Những chú ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt
Vì vậy, mẹ cần theo dõi bé, nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường nóng thường xuyên, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm biết đi,… thì cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo: DS Thu Giang
Chi tiết thông tin cho Bố mẹ phải làm sao khi bé bị nóng đầu nhưng không sốt…

1. Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt là hiện tượng gì?
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt thường xảy ra khi bé đang ngủ; hoặc trong lúc thức vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Trẻ sơ sinh bị nóng đầu thể có hoặc không kèm theo hiện tượng khó chịu, quấy khóc; tay chân đổ mồ hôi nhiều.
Tuy nhiên, khi đưa tay lên đầu bé kiểm tra thì mẹ phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng; nhưng các bộ phận khác nhiệt độ lại hoàn toàn bình thường. Ví dụ: bé bị nóng đầu nhưng người hay tay chân con vẫn mát. Nhiều mẹ thắc mắc vậy trẻ sơ sinh bị nóng đầu, nhưng có sốt không?
Vì thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn so với người lớn. Nên trong trường hợp này; để biết con yêu có sốt hay không; mẹ hãy dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt cho con một cách chính xác. Nếu nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37 độ C; mẹ không cần phải quá lo lắng vì nóng đầu không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy bé bị sốt hoặc có vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên, mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể của con thường xuyên bằng nhiệt kế để chắc chắn rằng tình trạng này không phải là sốt. Nếu cần thiết, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nóng đầu nhưng không sốt?
Biết được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt sẽ giúp các bà mẹ có thêm kiến thức trong việc tìm ra cách ứng phó. Vậy thực chất nguyên nhân gây hiện tượng này ở bé là gì?
2.1 Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt do bài tiết mồ hôi nhiều
Việc bài tiết mồ hôi là chức năng cơ bản của da để thải độc, làm mát hay điều hòa nhiệt độ cơ thể. Ở một số trẻ, tiết mồ hôi có thể gia tăng quá mức do nhiệt độ bên ngoài, hoặc do bé đang bị nóng.
Trong hầu hết trường hợp, tình trạng này là phản xạ bình thường của cơ thể. Nó chỉ có một bất tiện là sẽ khiến người trẻ nóng hơn bình thường và khiến mẹ lo lắng. Nhưng vì đây không phải là sốt nên mẹ có thể yên tâm.
2.2 Do cảm nhận chủ quan của mẹ
Thân nhiệt trẻ sơ sinh luôn cao hơn người lớn nên khi đưa tay sờ lên trán trẻ mẹ sẽ cảm thấy nóng; nhưng thực tế bé lại không hề bị sốt.
Hiện tượng bé bị nóng đầu nhưng người mát có thể là do sự cảm nhận chủ quan của mẹ mà thôi. Muốn biết chính xác bé có sốt không, cần đo nhiệt độ bằng nhiệt kế để xác định.
2.3 Do trẻ bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng
Tình trạng viêm nhẹ trong miệng cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên một chút, thường dẫn đến trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt.
2.4 Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt do mọc răng
Khi răng mọc có thể khiến thân nhiệt của bé tăng cao đôi chút. Và nhiệt độ của sẽ không cao hơn 37,8 độ C.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?
2.5 Do trẻ đang trong giai đoạn nhiễm bệnh ban đầu
Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt cũng có thể là do con đang bị nhiễm virus nhưng mới chỉ ở giai đoạn khởi phát bệnh nên các triệu chứng chưa hiện hữu rõ rệt. Lúc này, mẹ cần theo dõi thêm các biểu hiện kèm theo của con để có biện pháp xử trí kịp thời.
2.6 Do mẹ quấn con quá kỹ khiến trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt
Nhiều bà mẹ có tâm lý ủ, quấn trẻ sơ sinh rất kỹ. Việc này theo khóa học không chỉ không giúp ích cho trẻ. Ngược lại, còn khiến thân nhiệt trẻ tăng cao hơn và đôi khi rất tai hại.
Không chỉ đầu trẻ sơ sinh ấm, nóng mà có khi toàn thân trẻ cũng đang tỏa nhiệt. Con đổ mồ hôi và nước thấm ngược vào cơ thể khiến con cảm lạnh, thậm chí viêm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi,…).
Chi tiết thông tin cho Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt phải làm sao? – MarryBaby…
Cha mẹ nhận thấy đầu của trẻ bị nóng nhưng lại không có bất kỳ biểu hiện bị sốt khi kiểm tra bằng nhiệt kế. Điều này được xem là bình thường và phổ biến ở trẻ do các yếu tố bên ngoài hoặc môi trường tác động. Hãy cùng AVAKids đọc tiếp bài viết để tìm hiểu về những lý do khác nhau khiến đầu trẻ trở nên nóng mà không bị sốt và cách xử lý cho việc này nhé!
Tại sao đầu trẻ bị nóng nhưng không phải sốt? Nguồn từ static
1Tại sao đầu trẻ bị nóng nhưng không phải là sốt?
Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố khiến cho đầu của trẻ bị nóng mà không phải sốt.
Phòng ấm: Đầu của trẻ bị nóng là do chúng đang ở trong một căn phòng có nhiệt độ ấm. Đặc biệt, trẻ thể dễ dàng bị nóng ở đầu hơn khi vào thời tiết nóng và ẩm ướt.
Quần áo ấm: Nếu cha mẹ cho trẻ mặc quần áo không phù hợp với mùa, đầu chúng cũng rất dễ bị nóng. Ngay cả việc đội mũ vào mùa đông khi thời tiết lạnh giá cũng có thể làm cho đầu của trẻ ấm hơn các bộ phận còn lại của cơ thể.
Thời tiết nóng: Vào thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao hay trẻ đang chơi ở ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp cũng rất dễ làm cho đầu của chúng bị nóng.
Căng thẳng và khóc: Việc trẻ khóc và căng thẳng có thể dẫn đến nhiệt độ cơ thể của chúng tăng cao do những thay đổi sinh hóa trong cơ thể và được thể hiện rõ ràng ở vùng trán và đầu.
Trẻ khóc và căng thẳng có thể dẫn đến nhiệt độ cơ thể của chúng tăng cao. Nguồn từ parentlane
Mọc răng: Việc bé mọc răng cũng có thể khiến nhiệt độ của cơ thể chúng tăng, điều này dẫn đến đầu trẻ bị nóng.
Hoạt động thể chất: Khi trẻ tham gia các hoạt động thể chất có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Vì các khối cơ bắp tăng cường chuyển hóa tạo ra năng lượng đồng thời là quá trình sinh ra nhiệt, để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể của trẻ, dẫn đến đầu chúng bị nóng.
Thuốc: Một số loại thuốc có thể cản trở quá trình điều nhiệt của cơ thể. Vì thế nếu trẻ dùng phải những loại thuốc đó, có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể và các bộ phận như đầu, trán…
Bài viết liên quan: Trẻ bị sốt – những kiến thức mà mẹ cần phải biết
2Phải làm gì nếu đầu của trẻ bị nóng mà không phải là sốt?
Nếu cha mẹ kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng nhiệt kế nhưng không cao hơn 38 độ C. Điều này, chứng tỏ là trẻ chỉ bị nóng ở phần đầu và không bị sốt. Dưới đây là một số cách xử lý mà cha mẹ nên xem xét trong trường hợp này.
Phải làm gì nếu đầu của trẻ bị nóng mà không phải là sốt? Nguồn từ raisingchildren
Mặc quần áo phù hợp cho trẻ
Cha mẹ nên lựa chọn trang phục cho trẻ đúng theo mùa để tránh trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh và cần lưu ý một số điểm sau:
- Vào những ngày thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt, hãy cho trẻ mặc quần áo bằng vải tự nhiên và thoáng khí. Tránh cho trẻ mặc quá nhiều lớp áo để cơ thể của chúng có thể dễ dàng tỏa nhiệt ra bên ngoài. Đặc biệt, khi trời nóng, cha mẹ nên quấn tã hoặc mặc áo cotton rộng rãi cho trẻ.
- Vào những ngày thời tiết lạnh, cha mẹ hãy cho trẻ bộ đồ liền thân. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể quấn toàn thân của trẻ bằng một tấm vải ấm nhưng thoáng khí.
- Cha mẹ hãy sử dụng nệm cũi cotton, thoáng khí để tạo một không gian thông thoáng và tránh việc đầu trẻ bị nóng khi chúng đi ngủ.
Kiểm tra nhiệt độ phòng của trẻ
Nhiệt độ phòng cũng là một trong những yếu tố làm cho trẻ bị nóng đầu mà không bị sốt. Vì thế cha mẹ hãy ghi nhớ những điểm sau:
- Duy trì nhiệt độ phòng của trẻ ổn định ở mức từ 18 – 21 độ C vào tất cả các mùa. Vì trẻ vẫn chưa có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể linh hoạt để thích nghi với nhiệt độ môi trường nên điều này là hết sức cần thiết.
- Vào mùa hè, cha mẹ có thể sử dụng máy điều hoà để duy trì nhiệt độ phòng, còn vào mùa đông thì có thể dùng máy sưởi. Nếu cha mẹ không có ý định dùng máy điều hoà thì việc đặt khăn ướt lên cửa sổ đang mở để gió thổi vào cũng tạo nên một không gian thoáng mát không kém.
- Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng quạt trần để giúp lưu thông không khí trong phòng của trẻ.
Duy trì nhiệt độ phòng của trẻ ổn định ở mức từ 18 – 21 độ C vào tất cả các mùa. Nguồn từ babycenter
Kiểm tra các yếu tố làm thay đổi nhiệt độ cơ thể của trẻ
Với một số yếu tố khiến cho trẻ bị nóng đầu mà không bị sốt, sau đây là những cách ứng phó mà cha mẹ có thể tìm hiểu:
- Thay đổi thời gian vui chơi và hoạt động ngoài trời của trẻ khi thời tiết nắng nóng.
- Cho trẻ bú đủ sữa và uống đủ nước khi thời tiết nóng bức giúp ngăn chặn tình trạng mất nước và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
- Làm dịu sự kích ứng của nướu bị viêm bằng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn.
- Tìm hiểu, quan sát về nguyên nhân làm cho trẻ quấy khóc và đưa ra giải pháp.
- Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng thuốc để tránh cản trở quá trình điều nhiệt của cơ thể trẻ.
Bài viết liên quan: Mách mẹ cách đo nhiệt độ cho trẻ đúng cách
3Khi nào đi khám bác sĩ?
Trong những trường hợp sau đây cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay:
- Đầu của trẻ vẫn tiếp tục bị nóng trong vài ngày, mặc dù cha mẹ đã có biện pháp cải thiện, chẳng hạn như thay quần áo và cải thiện hệ thống thông gió trong phòng.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Đầu của trẻ trở nên nóng hơn sau khi dùng thuốc.
- Bên cạnh việc trẻ bị nóng đầu còn xuất hiện các dấu hiệu của bệnh bị nhiễm trùng như nôn mửa và tiêu chảy…
- Ngoài việc trẻ bị nóng đầu, chúng còn có các vấn đề khác như giảm cảm giác thèm ăn và ngủ không đủ giấc.
- Trẻ có các dấu hiệu của nhiễm trùng nướu khi mọc răng như chảy máu nướu.
- Trẻ có các dấu hiệu mất nước như: thay tã ít hơn bình thường, nước tiểu sẫm màu, khóc không ra nước mắt, da và miệng bị khô và có tình trạng hôn mê.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nóng đầu nên đưa đi khám bác sĩ. Nguồn từ cdnparenting
Đầu của trẻ bị nóng mà không phải sốt, đây được xem là điều bình thường, không đáng lo ngại, có thể do những yếu tố từ môi trường hay cơ chế trong cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên hết sức quan tâm và nói chuyện với bác sĩ nếu trẻ có tình trạng này dưới 3 tháng tuổi hay kèm theo là các dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc mất nước. AVAKids hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về việc trẻ bị nóng đầu nhưng không phải sốt.
Thanh Lam tổng hợp từ Mom Junction
Chi tiết thông tin cho Tại sao trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt và cách xử lý…
Trẻ bị nóng đầu như thế nào?
Hiện tưởng này hay xuất hiện khi trẻ đang ngủ và thức dậy vào những thời điểm khác nhau trong ngày và có hiện tượng quấy khóc, khi đưa tay lên đầu kiểm tra thì phụ huynh phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng. Nhưng bé chỉ bị nóng ở phần đầu còn các phần còn lại không có hiện tượng gì, tay chân vẫn nhiệt độ vẫn bình thường.
Ví thế khi bé bị ấm đầu có thể là do hiện tượng chủ quan của phụ huynh chứ thực sự bé không bị gì, có thể nóng do bàn tay của mẹ cảm nhận chủ quan khi đưa tay lên trán con.
Cảm giác bé bị nóng đầu sẽ xuất hiện khi nhiệt độ trong cơ thể bé vẫn bình thường khi nhiệt độ tới chỉ tăng lên 38 độ. Khi thân nhiệt bé tăng trên 38 một chút thì sẽ có cảm giác trán của bé sẽ nóng rực lên.
Trẻ sơ sinh bị nóng đầu sẽ báo hiệu rằng cơ thể của trẻ đang không được khỏe, có thể do sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc virut tồn tại làm cho thân nhiệt của bé tăng lên.
Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị nóng đầu
Hiện tượng trẻ bị nóng đầu chân tay mát sẽ dễ cảm nhận với những phụ huynh tinh ý nhưng với những người không có kinh nghiệm sẽ gây nhiều hoang mang lo lắng. Các mẹ cùng tham khảo một số nguyên nhân sau nhé.
Người trẻ bị nóng đầu nhưng không bị sốt
Đôi khi bạn hay gặp hiện tượng bé bị nóng đầu nhưng tay chân thì lạnh thì có thể do:
- Do trẻ sơ sinh bị nóng đầu: trẻ nhỏ đặc biệt là lứa tuổi sơ sinh thường có thân nhiệt nóng hơn người lớn chúng ta. Vì vậy, đôi khi sờ vào trán trẻ bạn sẽ thấy nóng nhưng thực tế đây là nhiệt độ hoàn toàn bình thường không có triệu chứng của bệnh lý nào.
- Trẻ bị nóng đầu do đang trong giai đoạn mọc răng: khi đó bạn sẽ thấy đầu bé chỉ hơi ấm nhưng chân tay trẻ vấn mát.
- Do hàng ngày bé nô đùa, nghịch ngợm nhiều khiến thân nhiệt tăng lên.
- Có thể nhiệt độ ngoài trời đang nóng nên sờ trán cũng nóng theo.
- Bé chưa có hiện tượng sốt, đầu mới chỉ ấm ấm: có thể lúc này trẻ đã bị nhiệm một số loại vi khuẩn hoặc virut và đang khởi phát cơ chế miễn dịch. Thông thường nếu gặp trường hợp này trẻ bị sẽ bị gặp thêm các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ho và có triệu chứng cho thấy bé đang bắt đầu sốt.
Trẻ bị sốt nóng ở đâu thì sao?
Trẻ bị sốt & nóng đầu khi thân nhiệt của bé đang cao hơn 38 độ. Hiện tượng này có thể xảy ra khi trẻ gặp vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các loại nấm. Khi xảy ra sốt nhiệt độ ở vùng đầu, vùng trán sẽ tăng cao vì não là nơi rất nhạy cảm với nhiệt độ.
Ngoài sốt ra thì các bệnh lý khác như: viêm phế quản ở trẻ em, bị viêm amidan, bị viêm họng, viên phổi,…cũng có thể gây nên hiện tượng này. Thông thường, khi viêm nhiễm đường hô hấp trẻ sẽ có các hiện tượng như: đau họng, sổ mũi, ho, nóng đầu,…
Trẻ bị sốt ở đầu nóng nhưng tay chân lại lạnh
Thông thường khi bắt đầu cơn sốt cơ thể của trẻ sẽ lạnh và sau đó nhiệt độ sẽ tăng dần dần lên. Sau đó trẻ sẽ bắt đầu thấy nóng, cuối cùng là người vã mồ hôi và toàn thân mát dần và triệu chứng sốt bắt đầu xuất hiện.
Vì thế đôi lúc mẹ sẽ thấy con mình đang bị nóng đầu nhưng tay chân vẫn mát. Khi trẻ gặp trường hợp đầu nóng nhưng tay chân vẫn mát thì hãy đem đến ngay bệnh viện để kịp thời xử lý.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng thì cũng có thể xảy ra hiện tượng đầu bị nóng nhưng chân tay vẫn mát, trẻ không hề sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ thôi.
Trẻ ra mô hôi khi ngủ là hiện tượng hay xảy ra làm phụ huynh lo lắng. Cùng tìm cách chữa chứng trẻ ra mồ hôi đầu nhiều sau đây nhé.
Khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu, phụ huynh phải làm gì?
Khi phát hiện trẻ đang bị nóng đầu, bạn đừng lo lắng mà hãy thực hiện một số bước sau đây:
Kiểm tra thân nhiệt của bé bằng nhiệt kế xem có gì bất thường không: cảm giác bàn tay mẹ khi đặt vào người bé không thể chính xác hoàn toàn nên cách tốt nhất là sử dụng nhiệt kế để xem lại là cảm giác của mình có thật sự đúng hay không.
Nếu đầu trẻ âm ấm nhưng thân nhiệt của trẻ hoàn toàn bình thường thì không nên đem đến bác sĩ vội mà hãy theo dõi, kiểm tra tiếp để xem rằng bé có các triệu chứng như sốt, hắt hơi, ho nhiều hay không,…đây cũng có thể là một số nguyên nhân làm trẻ phát sốt ngay sau đó. Lúc này, mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol đúng hàm lượng theo độ tuổi của trẻ để tránh hiện tượng sốt bùng phát vào ban đêm. Nếu trẻ đơn thuần bị nóng đầu do môi trường bên ngoài quá nóng thì nên lau bớt mồ hôi cho trẻ và để trẻ nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát.
Nếu trẻ đang bị sốt và thân nhiệt khoảng 38.5 độ thì phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và hãy theo dõi thêm tình trạng hiện tại của trẻ. Hãy hạ nhiệt cơ thể của trẻ bằng cách chườm ấm và loại bỏ những bộ quần áo kín mít, gây đổ mổ hôi và tăng nhiệt độ cơ thể.
Khi trẻ bị sốt, tay chân lạnh toát và có hiện tượng đồ mồ hôi, phụ huynh hãy đưa ngay bé tới bệnh viện.
Khi trẻ bị nóng đầu thì hãy tắm cho trẻ bằng loại nước ấm và hãy tắm thật nhanh. Vì nếu tắm lâu sức đề kháng của trẻ còn yếu có thể gây nhiễm lạnh.
Nóng đầu là hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ, chúng có thể là dấu hiệu chỉ rằng cơ thể bé đang thay đổi bất thường. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho riêng mình khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu và tìm cách xử lý phù hợp.
Chi tiết thông tin cho 3 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nóng đầu và cách xử lý…
Thân nhiệt khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân
Cha mẹ chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể con lên đến 38.5 – 39 độ C. Lúc này, bé thường mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt và quấy khóc.
Sốt là cách cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng (vi trùng, kí sinh trùng,…). Cũng có những trường hợp con sốt không do nhiễm trùng như sau tiêm phòng, mọc răng hoặc không rõ nguyên nhân.
Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phản ánh đến mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Đôi khi sốt cao không hẳn đã là bệnh bé nặng.
Tuy nhiên, khi con sốt ≥ 39 độ C, bé thường mệt mỏi, quấy khóc. Khi sốt > 41 độ C, cơ thể của con sẽ có dấu hiệu co giật, tổn thương não cực kì nguy hiểm.
Các nguyên nhân chính khiến bé bị sốt
Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến bé bị sốt cha mẹ cần nắm rõ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất:
– Sốt do mặc quá ấm: Phụ huynh thường mặc cho con nhiều lớp quần áo vì nghĩ con rét, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thói quen này dễ khiến bé bị sốt do cơ thể trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều nhiệt hoàn thiện.
– Sốt do tiêm chủng: Sau khi trẻ tiêm phòng các bệnh như uốn ván, sởi, ho gà,… thường có dấu hiệu bị sốt.
– Sốt do mọc răng: Khi sắp mọc răng, con sẽ khóc nhiều, biếng ăn kèm theo sốt nhẹ trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi mọc răng mới trẻ cũng thường bị sốt.
– Sốt do cảm nắng: Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ và người lớn.
– Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Bé sẽ đi kèm các biểu hiện như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng kèm với sốt trong 2-3 ngày.
– Sốt do viêm tai: Bé sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ, nghe không rõ. Những bé chưa nói được sẽ có các biểu hiện rõ rệt: kéo tai, ngoáy tay vào tai.
– Sốt xuất huyết: Trẻ có các dấu hiệu sốt xuất huyết như: các chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, máu chân. Trẻ bị sốt cao trong 3 ngày; nặng hơn bé sẽ đi ngoài ra phân đen, đau bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.
– Sốt do sởi: Hiện tượng sốt cao đi kèm các dấu hiệu khác như sổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ. Từ ngày thứ tư, da bé xuất hiện vết ban sởi, đặc biệt ở mặt.
– Sốt do viêm phổi: Con thường sốt cao, thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn bỏ bú. Nếu nặng hơn, môi và chân bé sẽ tím tái lại
– Sốt phát ban: Sốt đi kèm với phát ban khắp cơ thể, bé sẽ khỏi sau 3-7 ngày.
– Sốt do viêm màng não: Dấu hiệu sốt viêm màng não mủ thường đi kèm cổ cứng, thóp phồng, nôn mửa, mệt mỏi, con ngủ li bì và nhạy cảm với ánh nắng.
– Sốt do nhiễm trùng máu: Con sốt cao liên tục, nhiễm trùng, nôn mửa, thở nhanh, bỏ ăn, có thể phát ban…
Cách chăm sóc trẻ sốt không rõ nguyên nhân
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ sốt, bố mẹ có thể hạ sốt cho bé tại nhà bằng một số biện pháp dưới đây. Tuy nhiên khi bé sốt quá cao và cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần đưa đi khám bác sĩ gấp.
– Uống nhiều nước: giúp con bổ sung lượng nước bị mất đi do sốt. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ nên tăng cữ bú để tăng sức đề kháng.
– Mặc quần áo thoáng mát: Mẹ nên cởi bớt quần áo, chăn ấm để cơ thể con hạ bớt nhiệt, giúp hạ sốt hiệu quả.
– Uống thuốc hạ sốt: Nếu con sốt trên 39 độ, cho con uống thuốc có paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, cứ cách 4 – 6 giờ uống lại nếu còn sốt. Nếu bé không uống được do nôn mửa hay đang ngủ, bố mẹ có thể dùng viên hạ sốt đưa vào hậu môn.
– Chườm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm: Pha nước ấm như nước tắm cho bé, sau đó nhúng khăn rồi đặt vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân trong vòng 30 – 45 phút. Cha mẹ cần thay khăn nhúng nước ấm liên tục đến khi thân nhiệt bé giảm. Nước ấm bốc hơi làm giãn mạch máu, giúp con hạ sốt một cách nhanh chóng.
– Tắm nước ấm: Đặt bé vào chậu nước ấm, sau đó tắm gội khắp cơ thể trong 5-7 phút rồi lau khô và mặc quần áo thoáng mát.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: /tre-sot-nhe-ve-dem-trang-thong-tin-duoc-lieu-cho-moi-nha/
Chi tiết thông tin cho Trẻ sốt không rõ nguyên nhân cha mẹ phải làm gì?…
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là gì?
Dưới chỉ đạo của “vùng dưới đồi”, sốt được tạo ra để chống lại sự nhiễm trùng. Do đó, không phải tất cả các trường hợp trẻ sốt đều đáng lo ngại.
Giải thích về hiện tượng trẻ bị sốt nóng đầu nhưng chân tay lạnh, chuyên gia cho rằng: Sốt cao là triệu chứng, chân tay lạnh là hệ quả của sốt. Đa số trường hợp trẻ sốt tay chân lạnh đầu nóng đều bắt nguồn từ cơ chế điều hòa thân nhiệt của vùng dưới đồi. Khi nhận tín hiệu có sự xâm nhập của tác nhân “lạ”, khu vực này sẽ kích thích chế độ làm mát, bằng cách phóng thích các chất khiến mạch máu ở tay và chân co lại. Vì vậy, khi sốt, trẻ mới có hiện tượng đầu nóng nhưng chân tay lạnh.
Tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ sốt đầu nóng tay chân lạnh lại là dấu hiệu của tình trạng nhiễm siêu vi. Cụ thể, siêu vi sẽ tấn công trực tiếp vào não bộ và các mạch máu của tay chân, gây nguy cơ viêm màng não, thậm chí là nhiễm trùng máu. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ mắc phải, cha mẹ nên đưa đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân trẻ sốt chân tay lạnh
Trẻ sốt do nhiều nguyên nhân. Trong đó đa số trường hợp là do virus, còn lại là vi khuẩn và một số nguyên nhân khác. Cụ thể như sau:
- Trẻ bị sốt do virus: sốt xuất huyết, sốt do virus cúm, sốt do virus sởi, sốt do thủy đậu, sốt do bệnh chân – tay – miệng
- Sốt do nhiễm trùng: sốt phát ban, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng gan, nhiễm khuẩn não, viêm amidan, viêm tai giữa,…
- Nguyên nhân khác: trẻ sốt do tiêm chủng, sốt do mọc răng
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chẳng hạn như: mất nước, rối loạn hô hấp, nặng hơn thì có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí là tử vong.
Chi tiết thông tin cho Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng mẹ phải chăm sóc làm sao?…
1. Hiện tượng sốt về chiều ở trẻ
Trẻ sốt về chiều và hiện tượng thân nhiệt trẻ tăng cao bất thường từ chiều tới đêm để chống lại các yếu tố gây bệnh. Khi cơ thể bị những yếu tố có hại như vi khuẩn, virus xâm nhập, trung tâm điều nhiệt trong bé bị rối loạn, mất cân bằng. Chính điều này gây ra hai hiện tượng giảm thải nhiệt và tăng sinh nhiệt. Đây cũng là lý do vào buổi sáng thân nhiệt trẻ bình thường nhưng càng về chiều càng tăng.
Trẻ bị sốt về chiều chỉ là những hiện tượng tự nhiên của trẻ khi mắc cảm cúm. Tuy nhiên, đây cũng có thể là những cơn sốt siêu vi, sốt xuất huyết hoặc cảnh báo những căn bệnh về đường hô hấp. Do đó, khi bị sốt, trẻ thường có thêm những dấu hiệu như ho, nghẹt mũi, chảy mũi nước, đau họng. Những hiện tượng này khiến cơ thể bé khó chịu, cơ thể bị run, bé khó vào giấc ngủ nên chất lượng giấc ngủ không tốt.
Sốt về chiều ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến lúc thời tiết giao mùa
2. Sốt về chiều ở trẻ cảnh báo sốt virus
Một trong những đặc trưng của sốt virus ở trẻ là sốt về chiều hoặc đêm. Trẻ sốt liên tục từ 2 – 3 ngày nhưng chỉ sốt về chiều hoặc đêm. Kèm theo đó là những triệu chứng như sổ mũi liên tục, vùng hầu họng bị kích thích khiến bé khó chịu, có cảm giác nôn trớ, nuốt vướng, bé quấy khóc.
Một số dấu hiệu đặc trưng của sốt virus
-
Sốt cao: Thân nhiệt bé từ 38 – 39 độ C, có lúc lên tới 41 độ nhưng khi hạ sốt, bé lại khỏe mạnh và vui chơi như thường.
-
Đau nhức mình mẩy: Trẻ đau mỏi khắp mình, chạm vào khó chịu, quấy khóc những trẻ lớn hơn thì đau vùng cơ bắp.
-
Đau đầu: Sốt virus ngoài đặc trưng sốt cao thì trẻ còn bị đau đầu, nhưng tinh thần trẻ vẫn tỉnh táo.
-
Viêm long đường hô hấp: Triệu chứng phổ biến của hội chứng này là chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ rát, ho nhiều,…
-
Rối loạn tiêu hóa: Nếu trẻ bị sốt virus do đường tiêu hóa thì đây là nguyên nhất xuất hiện sớm nhất hoặc muộn hơn so với sốt về chiều ở trẻ em. Dấu hiệu đầu tiên là phân lỏng nhưng không xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài ra máu và có chất nhầy).
-
Viêm hạch: Các hạch xuất hiện nhiều ở đầu, mặt, cổ. Hạch sưng to, đau nhức, có thể nhìn và sờ được.
-
Phát ban ở da: Sau 2 – 3 ngày kể từ khi trẻ khởi phát cơn sốt, phát ban ở da sẽ xuất hiện. Khi đó trẻ sẽ đỡ sốt.
-
Viêm kết mạc mắt: Khi trẻ bị sốt virus, kết mạc mắt thường bị viêm đỏ, chảy nhiều nước mắt.
-
Nôn ói: Trẻ nôn nhiều lần, đặc biệt là sau khi ăn.
Trẻ sốt về chiều là dấu hiệu đặc trưng của sốt virus (sốt siêu vi)
Trẻ bị sốt về chiều còn là dấu hiệu của những bệnh khác
-
Cảm cúm: Ngoài sốt virus, sốt về chiều ở trẻ em còn là dấu hiệu phổ biến của cảm cúm. Những dấu hiệu của cảm cúm cũng tương tự như sốt virus nhưng ít nguy hiểm hơn và trẻ cũng nhanh hồi phục hơn.
-
Sốt xuất huyết: Khi bị sốt xuất huyết, trẻ bị sốt liên tục hơn 3 ngày kèm theo xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi. Nhiều trường hợp trẻ hạ thân nhiệt đột ngột làm tay chân lạnh ngắt, bé trở nên vật vã, lừ đừ,…
-
Sốt rét: Trẻ bị sốt rét thì cơn sốt kéo dài liên tục chứ không ngắt quãng như người lớn và cũng không rén run. Bé chỉ mệt mỏi, đau đầu, trẻ lớn hơn thì có thể đau nhức cơ.
-
Sốt phát ban: Biểu hiện đầu tiên của sốt phát ban là kén ăn, quấy khóc và sốt cao về chiều. Ngoài ra còn một số dấu hiệu như đỏ mắt, chảy nước mũi. Những nốt ban đỏ trên người sẽ xuất hiện khi trẻ hạ sốt.
-
Viêm tai giữa: Nếu ngoài những cơn sốt, trẻ còn kéo mạnh hai tai, bố mẹ quan sát thấy có dịch màu vàng, xanh có mùi hôi chảy trong tai trẻ thì trẻ đã bị viêm tai giữa. Khi đó, trẻ nghe kém hơn, tai thường đau nhức, ù,…
Sốt về chiều có thể cảnh báo một số căn bệnh khác như viêm tai giữa
Chi tiết thông tin cho Sốt về chiều ở trẻ em cảnh báo bệnh gì?…
.