Ung Thư Da Sống Được Bao Lâu – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Ung Thư Da Sống Được Bao Lâu có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ung Thư Da Sống Được Bao Lâu trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư da
Ung thư da thường có nhiều triệu chứng và thay đổi rõ rệt giúp người bệnh có thể nhận biết tình trạng sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu như:
- Đau và ngứa ở nhiều vùng da, xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ không rõ nguyên nhân
- Chảy máu, viêm loét bề mặt da thường xuyên
- Nốt ruồi tăng lên nhanh chóng, bất thường và mất dần tính đối xứng. Với các nốt ruồi lành tính thông thường có đường viền phân biệt vùng da rõ ràng, màu sắc đồng nhất, kích thước không quá thay đổi. Nếu bạn quan sát thấy những triệu chứng khác với nốt ruồi bình thường thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh.
- Một số dấu hiệu khác như suy nhược cơ thể, đau đầu, đau xương, thiếu máu, v.v.
Ung thư da có 3 loại phổ biến là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và u ác tính. Nếu người bệnh có thể phát hiện và điều trị ở giai đoạn khởi phát, khả năng sống trên 5 năm rất cao, khoảng 91,5%. Trường hợp các tế bào ác tính đã di căn nhanh sang nhiều cơ quan khác như người mắc ung thư hắc tố di căn thì cơ hội sống trên 5 năm chỉ còn 15-20%. Tiên lượng sống của bệnh ung thư da còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sức khỏe, tuổi tác, giai đoạn bệnh, v.v. Nếu bệnh càng được phát hiện và chữa trị sớm thì tỷ lệ sống sót sẽ càng cao.
Tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư da
2. Người bệnh ung thư da sống được bao lâu?
2.1. Ung thư biểu mô tế bào đáy sống được bao lâu?
Ung thư da biểu mô tế bào đáy là một trong những loại ung thư da thường gặp nhất, chiếm khoảng 75% trong các trường hợp mắc ung thư da. Loại ung này khởi nguồn từ các tế bào nền có trong da, có vai trò hình thành lớp sâu nhất của biểu mô. Các tế bào cũ sẽ được thay thế bởi những tế bào mới theo thời gian.
Loại bệnh này sẽ có những triệu chứng đặc trưng như xuất hiện khối u, vết sưng u trên da. Nguyên nhân có thể là do người bệnh tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím trong thời gian dài. Dù ung thư tế bào đáy hiếm khi di căn nhưng vẫn có khả năng tấn công vào các mô lành hoặc xâm lấn đến các vùng cấu trúc và lỗ thông cơ bản như tai, mũi, miệng, xương, v.v. Vậy ung thư da sống được bao lâu ở giai đoạn này? Loại ung thư này có tiên lượng tốt do phát triển chậm, tỷ lệ sống trên 5 năm đạt khoảng 94,5%.
Ung thư biểu mô tế bào đáy sống được bao lâu?
2.2. Ung thư biểu mô tế bào vảy sống được bao lâu?
Ung thư biểu mô tế bào vảy là một loại u ác tính ở tế bào gai thượng bì tấn công vào lớp hạ bì. Những bệnh nhân mắc loại ung thư da này đa số do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian lâu dài. Ung thư biểu mô tế bào vảy không tiến triển nhanh nhưng vẫn có thể di căn đến các vùng quanh khu vực thần kinh hoặc vị trí tai, viền môi. Nhìn chung, tiên lượng bệnh khá tốt nếu bệnh nhân có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống trên 5 năm trong trường hợp bệnh di căn sau phẫu thuật là khoảng 34%.
Ung thư biểu mô tế bào vảy sống được bao lâu?
2.3. Ung thư các tuyến phụ thuộc da sống được bao lâu?
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, ung thư các tuyến phụ thuộc da khởi phát từ tế bào ở các tuyến mồ hôi, tuyến bã. Các tuyến này nằm bên dưới da và thường ở các vị trí như vùng nách, da đầu, vùng hông, tầng sinh môn, v.v. nên nhiều người dễ nhầm với bệnh ung thư phần mềm. Ung thư da các tuyến phụ thuộc da thường phát triển rất nhanh, di căn sâu vào cơ và các vùng xương kế cận. Ngoài ra, khả năng đáp ứng kém với các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị nên cơ hội sống trên 5 năm của người bệnh chỉ ở mức dưới 50%.
Người bệnh ung thư da sống được bao lâu?
Chi tiết thông tin cho Bệnh ung thư da sống được bao lâu? Tỉ lệ sống sót của bệnh…
1, Các loại bệnh ung thư da
Ung thư da được phân thành nhiều loại bao gồm:
Ung thư biểu mô tế bào đáy
Ung thư biểu mô tế bào đáy bắt đầu từ các tế bào đáy và thường xuất hiện trên bề mặt da. Đây là các tế bào da thay thế các tế bào cũ ở cấp độ dưới của biểu bì. Thông thường, ung thư biểu mô tế bào đáy không di căn vì vậy hiếm khi dẫn đến tử vong. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), khoảng 80% bệnh ung thư da là dạng ung thư tế bào đáy.
Ung thư tế bào vảy
Theo Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ, ung thư tế bào vảy là loại ung thư da phổ biến thứ hai trong số các loại ung thư da. Ước tính có khoảng 5,4 triệu ca ung thư tế bào vảy mỗi năm và chúng thường phát triển ở trên những vùng da tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời.
Ung thư tế bào vảy ảnh hưởng đến các tế bào ở phần ngoài cùng của biểu bì, hoặc phổi, màng nhầy. Ung thư tế bào vảy hình thành trên da sẽ được gọi là ung thư tế bào vảy ở da.
U ác tính
Ung thư da ác tính không phổ biến, chỉ chiếm 1% trong tổng số bệnh ung thư da. Loại ung thư này phát triển từ các tế bào hắc tố, đây là các tế bào có nhiệm vụ tạo ra màu da. Nốt ruồi được hình thành bởi các tế bào hắc tố, theo thời gian nó có thể trở thành ung thư. U hắc tố có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến hơn ở ngực và lưng của nam giới và trên chân của phụ nữ. Chúng có thể di căn ra khác bộ phận khác của cơ thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm.
Ung thư da tế bào Merkel
Ước tính có khoảng 1.500 trường hợp ung thư tế bào Merkel được báo cáo hàng năm ở Hoa Kỳ và có xu hướng xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ và nhiều hơn ở người da trắng. Loại ung thư da hiếm gặp này rất nguy hiểm vì có tốc độ di căn nhanh. Nó xuất hiện do sự phát triển quá mức của các tế bào Merkel.
Ung thư hạch da
Cơ thể có các tế bào bạch cầu hoạt động như một phần của hệ thống miễn dịch để bảo vệ chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Những tế bào này còn được gọi là tế bào bạch huyết.Khi các tế bào bắt đầu phát triển bất thường trên da, nó được gọi là ung thư hạch da.
Kaposi sarcoma
Kaposi sarcoma (KS) xuất hiện dưới dạng các mảng hoặc khối u màu đỏ, nâu hoặc tím trên da. Các tổn thương KS thường xuất hiện trên chân, bàn chân hoặc mặt nhưng cũng có thể xuất hiện ở vùng sinh dục, miệng hoặc các hạch bạch huyết. Loại ung thư này hầu như không bộc lộ triệu chứng khi chúng mới hiện diện trên bề mặt da.
Giai đoạn di căn, khối u ác tính thường lây lan đến cổ họng hoặc dạ dày gây chảy máu và đe dọa tính mạng.
Dày sừng actin
Đây là tiền ung thư biểu mô tế bào vảy, mặc dù chưa gây ung thư nhưng nếu không được quản lý sớm dày sừng actin sẽ tiến triển thành ung thư. Dày sừng actin thường là những mảng da nhỏ có màu đỏ, hồng hoặc nâu.
Hiểu về cách tính tỷ lệ sống sót sau 5 năm ung thư
Tỷ lệ sống sót là một con số so sánh tương đối giữa những người mắc cùng loại và giai đoạn ung thư với những người trong tổng thể.
Chẳng hạn như nếu tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với một giai đoạn cụ thể của ung thư dạ dày là 70%, có nghĩa là những người bị ung thư dạ dày sẽ có khoảng thời gian sống trung bình là 70% trên 5 năm trong tổng số những người mắc bệnh ung thư dạ dày. Họ có thể sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán.
Tỷ lệ sống được thống kê bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Dựa trên thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER * do Viện Ung thư Quốc gia (NCI) duy trì, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cung cấp số liệu thống kê về khả năng sống sót của các loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Dựa trên mức độ di căn của bệnh ung thư, Cơ sở dữ liệu SEER theo dõi tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với bệnh ung thư dạ dày ở Hoa Kỳ. Cơ sở dữ liệu SEER chia các bệnh ung thư thành các giai đoạn khu trú, khu vực và di căn xa.
- Giai đoạn khu trú: Ung thư chưa lan ra bên ngoài dạ dày.
- Giai đoạn khu vực: Ung thư đã lan ra ngoài dạ dày đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết vùng lân cận.
- Giai đoạn xa: Ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể, ví dụ như gan, phổi, xương, não …
Ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu? Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày kể từ lúc phát hiện là 32%. Con số này tương đối thấp so với ung thư đại trực tràng (64%). (1)
Tỷ lệ sống sau 5 năm qua từng giai đoạn ung thư dạ dày cụ thể được ước tính như sau.
- Giai đoạn khu trú: 70%
- Giai đoạn khu vực: 32%
- Giai đoạn di căn xa: 6%
1. Các triệu chứng điển hình của ung thư da
– Chảy máu và viêm loét
– Sụt cân, cơ thể bị suy nhược
– Bị đau và ngứa
– Số lượng, tính chất nốt ruồi gia tăng
– Đau xương, xuất hiện hạch bạch huyết sưng phồng
– Đau đầu, thiếu máu
– Bị đau trong hốc mắt với đau lục phủ ngũ tạng
2. Người mắc bệnh ung thư da sống được bao lâu?
Triệu chứng trên da cảnh báo tình trạng sức khỏe ít ai biết đến (Ảnh: Internet)
Đọc thêm:
– Tìm hiểu về ung thư da di căn
Dù nhiều người đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và vấn đề được thắc mắc nhiều nhất là nếu mắc bệnh này thì mình sẽ sống được bao lâu. Tuy nó là căn bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta lại có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc với tia UV. Hơn nữa, nếu bệnh được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn.
Với hai loại chính là u ác tính và u lành tính thì u ác tính là dạng nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư da, nó thường phát triển ở trên bề mặt lớp vỏ tế bào ngoài của da. Ở dạng này thì dấu hiệu thường thấy là sự thay đổi trên bề mặt nốt ruồi. Và độ tuổi dễ mắc loại khối u này là từ 15-39 tuổi. Sự gia tăng của tuổi sẽ tỉ lệ thuận với mức độ nguy hiểm của bệnh.
Còn với khối u da lành tính thì phổ biến và dễ điều trị hơn khi bị ác tính. Chứng bệnh này thường phát triển trên các vùng da thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như đầu, cổ, tay hay cánh tay. Đối với loại u da lành tính, những người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn
Trong trường hợp bệnh đang ở giai đoạn sớm thì việc tiên lượng sẽ tốt và thời gian sống cũng như cơ hội chữa khỏi bệnh cao hơn. Còn với trường hợp bệnh ung thư da đã bị di căn thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và đạt hiệu quả không cao.
Do đó, muốn biết bệnh ung thư da sống được bao lâu, cần phải xác định chính xác đây là khối u lành tính hay ác tính, giai đoạn phát triển của khối u này đang ở vào giai đoạn nào… Và khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ là căn bệnh ung thư da, chúng ta cần đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời, tránh gặp phải hậu quả đáng tiếc.
Chi tiết thông tin cho Mắc bệnh ung thư da sống được bao lâu…
Ung thư hắc tố da giai đoạn cuối là gì?
Ung thư hắc tố da giai đoạn cuối (giai đoạn IV) là khi ung thư đã lan tràn đến các bộ phận, cơ quan khác nằm ở vị trí xa hơn trên cơ thể. Vị trí di căn phổ biến nhất là da và các hạch bạch huyết ở xa; sau đó là: phổi, gan, não, xương hoặc ruột.
Điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn cuối
Trước đây, việc chữa khỏi ung thư hắc tố da giai đoạn cuối là rất hiếm nhưng các phương pháp điều trị mới, chẳng hạn như liệu pháp miễn dịch và thuốc điều trị nhắm mục tiêu đang cho thấy những kết quả rất khả quan.
Mục đích điều trị là nhằm làm chậm sự phát triển của ung thư, giảm các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Bệnh nhân mắc ung thư hắc tố da giai đoạn cuối đã di căn đến các cơ quan nội tạng sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị tùy thuộc vào số lượng khối u, vị trí đã di căn đến và các triệu chứng đang gặp phải.
Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ các khối u hoặc các hạch bạch huyết mang tế bào ung thư trong trường hợp số lượng khối u ít và mức độ di căn vẫn còn kiểm soát được. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ung thư da ở giai đoạn muộn thường không thể phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị khác thường được khuyến khích trong trường hợp ung thư hắc tố da giai đoạn cuối và không thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Chúng có thể bao gồm: xạ trị, liệu pháp miễn dịch, thuốc nhắm mục tiêu và hóa trị.
Cụ thể như sau:
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị bằng các tia bức xạ năng lượng cao để làm chậm sự phát triển của khối u hoặc thu nhỏ khối u ở các cơ quan không phẫu thuật được. Nó cũng được dùng để giảm triệu chứng do khối u gây ra, thường trong não hoặc xương.
Các tác dụng phụ thường gặp liên quan đến xạ trị bao gồm:
- Mệt mỏi
- Ăn mất ngon
- Rụng tóc
- Đau da
Các tác dụng phụ của xạ trị sẽ giảm dần sau khi điều trị xong hoặc được kiểm soát bằng thuốc do bác sĩ chỉ định.
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn cuối
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng thuốc để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm được và tiêu diệt các tế bào ung thư. Một số loại thuốc liệu pháp miễn dịch sẽ được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều loại với nhau.
Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:
- Ipilimumab
- Nivolumab
- Pembrolizumab
- Talimogene laherparepvec
Chúng được truyền nhỏ giọt vào cơ thể bệnh nhân, phác đồ tiêm vài tuần một lần. Một số loại thuốc được dùng ngắn hạn trong vài tuần. Một số trường hợp cần điều trị dài hạn hơn.
Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch sẽ giúp bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có nhiều khả năng dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần cân nhắc cẩn thận và theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.
Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch bao gồm:
- Tiêu chảy
- Phát ban
- Ngứa
- Mệt mỏi, suy nhược
- Chán ăn
- Đau bụng.
Thuốc điều trị nhắm mục tiêu
Đối với trường hợp, các tế bào ung thư có những đột biến trong gen BRAF và có loại u ác tính mạnh ở một phần cơ thể hoặc u ác tính lan rộng, thuốc điều trị nhắm mục tiêu có khả năng làm thu nhỏ khối u nhanh chóng.
Các loại thuốc điều trị mục tiêu bao gồm:
- Vemurafenib
- Dabrafenib
- Trametinib
Các tác dụng phụ có thể bao gồm:
- Chán ăn
- Đau đầu
- Ho
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Phát ban
- Rụng tóc.
Hóa trị
Hóa trị hiện nay hiếm khi được sử dụng để điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn cuối. Nếu những phương pháp điều trị khác không hiệu quả thì hóa trị có thể được thử nghiệm. Dacarbazine và temozolomide là những loại thuốc hóa trị được sử dụng thường xuyên nhất, hoặc có thể kết hợp với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, ung thư hoàn toàn có khả năng tái phát sau hóa trị và cần phải được theo dõi thêm.
Việc điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn này đã thay đổi trong những năm gần đây, khi liệu pháp miễn dịch và các loại thuốc nhắm mục tiêu đã được chứng minh là có hiệu quả hơn so với hóa trị.
Tiên lượng sống
Nhiều bệnh nhân mắc ung thư hắc tố da giai đoạn cuối đều lo sợ rằng mình còn sống được bao lâu nữa. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với những bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu là khoảng 22,5%.
Theo một thống kê khác, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư hắc tố da giai đoạn cuối tùy thuộc vào vị trí di căn, bao gồm:
- Tỷ lệ sống sót sau 1 năm nếu ung thư da di căn đến mô mềm hoặc hạch bạch huyết ở xa là khoảng 62%.
- Tỷ lệ sống sót sau 1 năm nếu ung thư da di căn đến phổi là khoảng 53%.
- Tỷ lệ sống sót sau 1 năm nếu ung thư da di căn đến các cơ quan nội tạng khác là 33%.
Nhiều trường hợp mắc căn bệnh này đều có thể được chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên, một số người bị ung thư nghiêm trọng có thể tử vong sớm. Ung thư da được phát hiện và loại bỏ càng sớm thì cơ hội phục hồi hoàn toàn càng cao.
Chi tiết thông tin cho Ung thư hắc tố da giai đoạn cuối: Điều trị và tiên lượng • Hello Bacsi…
Ung thư dạ dày sống được bao lâu tùy vào giai đoạn bệnh
Nếu xét chung tất cả người bệnh ung thư dạ dày và không tính đến giai đoạn ung thư thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh là 31,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của bệnh sẽ thay đổi tùy vào giai đoạn ung thư. Nếu được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tiên lượng sống của người bệnh càng tốt.
Ung thư dạ dày được chia thành 4 giai đoạn dựa trên tình trạng lan rộng của khối u trong các lớp của dạ dày và liệu các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác hay chưa. Và với mỗi giai đoạn, tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm (dựa trên giai đoạn ung thư) được lấy từ cơ sở dữ liệu Chương trình SEER của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ như sau:
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (giai đoạn 1) sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu? Ung thư dạ dày giai đoạn 1 (ung thư dạ dày giai đoạn đầu) được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn là 1A và 1B.
Giai đoạn 1A
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 sống được bao lâu? Ở giai đoạn này, ung thư mới xuất hiện và chưa lan vào lớp cơ chính của thành dạ dày, hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 1A là 71%.
Giai đoạn 1B
Người bệnh được chẩn đoán giai đoạn 1B khi ung thư đã lan đến một hoặc hai hạch bạch huyết lân cận hoặc lan vào lớp cơ chính của thành dạ dày. Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 1B là 57%.
Ung thư dạ dày giai đoạn 2
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu? Ung thư dạ dày giai đoạn 2 cũng được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn là 2A và 2B.
Giai đoạn 2A
Ung thư dạ dày được chẩn đoán ở giai đoạn 2A khi thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau:
- Tế bào ung thư đã lan đến 3-6 hạch bạch huyết lân cận
- Tế bào ung thư lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày và 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận
- Tế bào ung thư chưa lan đến hạch bạch huyết nhưng đã vượt qua lớp cơ chính của thành dạ dày và đến lớp dưới thanh mạc.
Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 2B là 46%.
Giai đoạn 2B
Ung thư dạ dày tiến tới giai đoạn 2B khi xảy ra 1 trong 4 điều sau:
- Tế bào ung thư đã lan đến 7 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày.
- Tế bào ung thư đã lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày và 3–6 hạch bạch huyết lân cận.
- Ung thư đã vượt qua lớp cơ chính và lan đến lớp dưới thanh mạc, đồng thời ung thư cũng lan đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận.
- Ung thư đã lan vào thanh mạc (lớp bao phủ bên ngoài dạ dày) nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 2B là 33%.
Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu? Ung thư dạ dày giai đoạn 3 được chia thành 3 giai đoạn là 3A, 3B và 3C.
Giai đoạn 3A
Ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn 3A nếu:
- Tế bào ung thư lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày và 7 hạch bạch huyết lân cận hoặc hơn.
- Tế bào ung thư lan đến lớp dưới thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết lân cận.
- Tế bào ung thư lan đến thanh mạc và 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận.
Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 3A là 20%.
Giai đoạn 3B
Ở giai đoạn 3B, ung thư sẽ có một trong các đặc điểm sau:
- Đã lan đến 7 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa lan đến thanh mạc
- Đã lan đến thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết lân cận
- Vượt qua thanh mạc và lan đến các cơ quan lân cận (như lá lách, ruột non, gan, tuyến tụy hoặc các mạch máu lớn); có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận.
Vậy ung thư dạ dày sống được bao lâu ở giai đoạn này? Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày 3B là 14%.
Giai đoạn 3C
Trong ung thư dạ dày giai đoạn 3C, tế bào ung thư đã lan đến thanh mạc và 7 hạch bạch huyết lân cận hoặc nhiều hơn. Giai đoạn này cũng được xác định khi ung thư lan đến các cơ quan gần dạ dày và có mặt ở 3 hạch bạch huyết lân cận trở lên. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 3C là 9%.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối (giai đoạn 4) sống được bao lâu? Đừng để đến lúc quá trễ
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu? Ung thư dạ dày giai đoạn 4 (còn gọi là ung thư dạ dày giai đoạn cuối hoặc ung thư di căn) là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan đến các cơ quan ở xa như gan, phổi, não hoặc xương nên tiên lượng sống thường kém. Ung thư dạ dày di căn sống được bao lâu? Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn di căn xa là 4%.
Những lưu ý khi tìm hiểu tiên lượng sống của người bệnh ung thư dạ dày
Người bệnh và người nhà có thể tham khảo tỷ lệ sống của ung thư dạ dày để lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để tránh hiểu sai ý nghĩa của những số liệu này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tỷ lệ sống là số liệu tổng hợp, không đại diện cho bất kỳ trường hợp nào
Tỷ lệ sống sót được tính toán dựa trên các nghiên cứu với số lượng lớn bệnh nhân. Vì vậy, những con số này không thể dự đoán chính xác ung thư dạ dày sống được bao lâu cho tất cả các trường hợp.
Chẳng hạn, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 1A là 71%. Tuy nhiên, nhiều người bệnh có thể sống lâu hơn rất nhiều, thậm chí có nhiều trường hợp đã được chữa khỏi nhờ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Do đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với người bệnh ung thư dạ dày chỉ đơn giản là một con số thống kê. Vì vậy, người bệnh chỉ nên tham khảo và tiếp tục tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện tình trạng của mình.
Tỷ lệ sống không phải là căn cứ dự đoán duy nhất
Để dự đoán tiên lượng sống của một người mắc ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ phải xem xét thêm các yếu tố khác như sức khỏe tổng thể, kế hoạch điều trị và vị trí của khối u.
Tỷ lệ sống không bao gồm các trường hợp tử vong do nguyên nhân khác
Một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày có thể tử vong do tai nạn hoặc một vấn đề sức khỏe khác. Những số liệu trên không bao gồm các trường hợp này.
Tỷ lệ sống có thể cải thiện theo thời gian
Để có được số liệu thống kê tỷ lệ sống sau 5 năm, các nhà khoa học phải nghiên cứu những người mắc bệnh ung thư dạ dày trong ít nhất 5 năm. Trong khoảng thời gian này, nhiều tiến bộ khoa học đã liên tục cải thiện các phương pháp điều trị ung thư (như hóa trị liệu hoặc liệu pháp miễn dịch) để nâng cao tỷ lệ sống cho người bệnh.
Ung thư dạ dày sống được bao lâu phụ thuộc vào phương pháp điều trị
Cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu? Những con số về tỷ lệ sống sau 5 năm từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ được thống kê ở trên dựa trên những người được điều trị ung thư bằng phẫu thuật. Tỷ lệ sống của người điều trị ung thư bằng phương pháp khác có thể thay đổi. Do đó, những số liệu trên chỉ mang tính chất tương đối. Người bệnh hoàn toàn có thể có tiên lượng tốt hơn nếu có phương pháp điều trị đúng cách.
Cách tốt nhất để biết “Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?” là trao đổi trực tiếp với bác sĩ phụ trách. Bên cạnh đó, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Chi tiết thông tin cho Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn? • Hello Bacsi…
.