Thuốc Trị Chóng Mặt – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Thuốc Trị Chóng Mặt có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Thuốc Trị Chóng Mặt trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Cách bắn chong chóng
Bạn đang xem video Cách bắn chong chóng được cập nhật từ kênh iHow Vietnam từ ngày 2012-02-11 với mô tả như dưới đây.
Cách bắn chong chóng để không bị trúng vào tay
1. Chóng mặt là gì?
Chóng mặt là cảm giác (ảo giác) mọi vật hoặc môi trường xung quanh mình chuyển động/quay tròn. Chóng mặt là một triệu chứng, thường gặp trong một số bệnh, ví dụ bệnh lý của tai trong, bệnh lý não, hoặc bệnh lý của hệ thần kinh cảm giác.
Trong cơn chóng mặt, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như ù tai, cảm giác đầy trong tai, buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi, trống ngực, cảm giác lo lắng hoảng hốt…
Bệnh nhân bị chóng mặt kèm theo cảm giác đầy trong tai
2. Các dạng chóng mặt
Có hai dạng chóng mặt: Chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương.
- Chóng mặt ngoại biên chiếm khoảng 80 % các trường hợp. Nguyên nhân thường liên quan tới các rối loạn/ bất thường ở tai trong.
- Chóng mặt trung ương chiếm 20 % và thường liên quan tới bệnh lý tổn thương thân não, hoặc tiểu não.
3. Nguyên nhân gây chóng mặt
- Các nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên như: Viêm mê cung, viêm dây thần kinh tiền đình, U dây thần kinh VIII, viêm tai trong, bệnh Meniere, chóng mặt kịch phát lành tính…
- Các nguyên nhân gây chóng mặt trung ương: Đột quỵ xuất huyết não hoặc nhồi máu não, đặc biệt ở vùng thân não và tiểu não, u não, u góc cầu tiểu não, bệnh xơ cứng rải rác, chấn thương sọ não…
Ngoài ra, chóng mặt còn có thể đi kèm một số bệnh lý khác như: Đau đầu Migraine, thất điều, tụt huyết áp, giang mai thần kinh …
Chóng mặt thường đi kèm triệu chứng tụt huyết áp
4. Điều trị chóng mặt
Bác sĩ sẽ kê đơn dựa trên từng nguyên nhân cụ thể và tình trạng bệnh. Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus được chỉ định với các trường hợp viêm tai giữa/ tai trong do vi khuẩn hoặc virus Herpes.
Các thuốc điều trị triệu chứng:
- Thuốc kháng Histamin: Các thuốc thuộc nhóm này ức chế Histamin là một chất dẫn truyền trong não. Một số thuốc thường được sử dụng như Meclizine hydrochloride (Antivert), Diphenhydramin Hydroclorid, Promethazine (Phenergan), Cinarizin, Betahistine ( Betaserc )
- Thuốc kháng cholinergic: Dimenhydrinate (Dramamine) và Amitriptyline (Elavil) là các thuốc vừa có tác dụng kháng cholinergic, vừa có tác dụng kháng histamin.
- Thuốc chống nôn: metoclopramide, meclizine , prometazine.
- Thuốc an thần: seduxen , diazepam, Lorazepam (Ativan).
Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị chóng mặt dựa trên tình trạng bệnh
- Thuốc chẹn Ca: Flunarizine, cinarizin , verapamil .
- Thuốc lợi tiểu: Acetazolamide có thể được cân nhắc điều trị trong bệnh Meniere.
- Thuốc Corticoid: Được sử dụng trong viêm dây thần kinh số VIII và bệnh Meniere.
- Acetyl-leucine: tên biệt dược là Tanganil, có tác dụng điều trị cơn chóng mặt cấp, tuy nhiên cơ chế tác dụng chưa rõ ràng.
- Ginko Giloba và Piracetam: Là 2 thuốc có hiệu quả trong điều trị cả chóng mặt ngoại biên và trung ương. Giloba có tác dụng tăng cường tưới máu não và hệ tiền đình ngoại biên, trong khi Piracetam tác động lên nhân tiền đình và nhân vận nhãn ở thân não.
Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được chỉ định với các trường hợp u dây thần kinh số VIII, u não, u góc cầu tiểu não hoặc cơn chóng mặt kịch phát lành tính không đáp ứng với thuốc nội khoa…
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Dịch vụ từ Vinmec
Hay bị chóng mặt là bệnh gì?
Chóng mặt (Vertigo) là tình trạng mất thăng bằng khiến bản thân có cảm giác đang bị xoay vòng vòng, hoặc thế giới xung quanh bạn đang quay cuồng, khiến bạn có nguy cơ té ngã. Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của cơ thể. Người hay bị chóng mặt có thể mắc các bệnh như: sỏi lạc chỗ trong tai, nhiễm trùng tai trong, viêm dây thần kinh tiền đình, ứ dịch mê nhĩ…Hiện nay, đã có thống kê chóng mặt chiếm từ 5-6% lượt khám bác sĩ. Tình trạng chóng mặt có thể gặp mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi trung niên và người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. (1)
Chóng mặt có thể xảy ra mọi lứa tuổi, nhưng càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng.
Biểu hiện chóng mặt như thế nào?
Chóng mặt tạo ra ảo giác mọi vật xung quanh đang xoay vòng, chuyển động. Cơn chóng mặt thường xuất hiện khi bạn đột ngột thay đổi vị trí của đầu. Khi đó người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
- Mất thăng bằng
- Quay cuồng, nghiêng ngả
- Bị kéo về một hướng
- Choáng váng, đau đầu
- Buồn nôn, nôn ói
- Đổ mồ hôi, ù tai
- Ngoài ra, đi kèm cơn chóng mặt, thì người bệnh sẽ có cảm giác
- Đầu óc rối loạn, không thể suy nghĩ
- Tinh thần suy giảm, hoặc không ổn định
- Tầm nhìn mờ, hoa mắt
Bị chóng mặt thường xuyên, khi nào bạn cần gặp bác sĩ ?
Nếu bạn là người thường xuyên bị chóng mặt kéo dài, hay đột ngột chóng mặt nhưng không giải thích được nguyên nhân gây chóng mặt thì cần đi gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Nếu có cơn chóng mặt kèm một trong số triệu chứng dưới đây bạn phải lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra tổng quát tìm nguyên nhân gây bệnh:
- Chóng mặt một cách đột ngột, đau đầu dữ dội
- Mất thăng bằng, bước loạng choạng hoặc đi lại khó khăn
- Ngất xỉu
- Nôn ói liên tục
- Nói chậm, nói sai
- Ù tai, nghe kém đột ngột
- Động kinh
- Tê mặt, tê hoặc tê liệt cánh tay hoặc chân

1. Theo Tây y, rối loạn tiền đình uống thuốc gì?
Hiện nay, hầu hết người bị rối loạn tiền đình đều sử dụng những loại thuốc Tây y đặc trị. Vậy đó là những loại thuốc nào?
1.1. Acetylleucin (Tanganil) – Thuốc đặc trị rối loạn tiền đình, chóng mặt
Acetyl Leucin là loại thuốc thuộc nhóm điều trị chứng chóng mặt, buồn nôn khi bị rối loạn tiền đình. Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
Thành phần chính: Acetyl- DL- Leucine
Công dụng: Giúp giảm các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt do rối loạn tiền đình.
Liều dùng:
- Người lớn: 3 – 4 viên/ngày chia thành 2 – 3 lần sau ăn. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể tăng liều theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Tùy độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây khô miệng, khó tiêu, táo bón hay bị nổi mề đay.
1.2. Cinnarizin (Stugeron) – Thuốc tây rối loạn tiền đình khá phổ biến
Cinnarizin thuộc nhóm kháng histamin H1, được bào chế dưới dạng viên nén để người bệnh dễ bảo quản và sử dụng.
Công dụng: Giảm hoa mắt, ù tai và chứng mất tập trung do bệnh rối loạn tiền đình gây ra.
Liều dùng: Thuốc được kê theo đơn thuốc của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Người bệnh sử dụng có thể bị rối loạn tiêu hóa, hôi miệng, tích nước tăng cân, có cảm giác uể oải.
1.3. Thuốc giảm hoa mắt, chóng mặt Flunarizine
Đây là loại thuốc thường xuất hiện trong các đơn thuốc của bác sĩ khi kê cho những bệnh nhân bị chứng rối loạn tiền đình.
Công dụng: Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, thiếu oxy lên não và chống co giật hiệu quả.
Liều dùng:
- Liều ban đầu: Dùng 2 viên mỗi ngày, uống trước khi đi ngủ. Người bệnh trên 65 tuổi chỉ sử dụng 1 viên.
- Liều duy trì: 2 viên mỗi ngày, nhưng chỉ sử dụng 5 ngày liên tiếp sau đó nghỉ 2 ngày.
- Trường hợp người bệnh dùng thuốc sau 2 tháng nhưng không thấy bệnh thuyên giảm thì nên ngưng sử dụng thuốc.
1.4. Giảm chóng mặt rối loạn tiền đình đã có thuốc Vinpocetin
Thuốc Vinpocetin là một loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh tiền đình phức hợp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và hoạt động dựa trên cơ chế chuyển hóa ở não và lưu thông máu lên não.
Công dụng:
- Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh, bổ sung acid amin cho cơ thể.
- Tăng cường tuần hoàn máu não, giảm sức kháng mạch máu não.
- Ổn định nhịp tim và huyết áp.
- Giảm các triệu chứng buồn nôn, khô miệng
- Hỗ trợ giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, sa sút trí tuệ
Liều dùng: Chia thành 3 lần uống, mỗi lần uống 5mg sau bữa ăn. Trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định tăng liều lên 10mg mỗi lần.
Tác dụng phụ: nóng trong, táo bón, đau thượng vị.
1.5. Thuốc rối loạn tiền đình, tăng cường tập trung – Nomigrain 5mg
Nomigrain là loại thuốc Tây được sản xuất tại Ấn Độ và hiện đang được phân phối ở Việt Nam.
Thành phần chính: Flunarizine hydrochloride
Công dụng:
- Phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
- Giảm triệu chứng ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.
- Giảm tình trạng suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.
Liều dùng:
- Với người bệnh có triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt: trên 65 tuổi uống 1 viên vào buổi tối sau ăn; dưới 65 tuổi uống 2 viên chia 1 – 2 lần.
- Với người bệnh điều trị duy trì: nếu bệnh nhân có kết quả điều trị khả quan thì có thể giảm thuốc, dùng 5 ngày/tuần.
1.6. Sibelium trị rối loạn tiền đình
Đây là loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng đau nửa đầu và thiếu máu lên não.
Công dụng:
- Giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
- Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.
Liều dùng:
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi
- Từ 18 đến 64 tuổi, mỗi ngày uống 10mg, sử dụng sau ăn tối.
- 65 tuổi trở lên, uống 5mg sau ăn tối.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: uể oải, buồn ngủ cả ngày, miệng đắng và khô, đau mỏi người , tâm trạng trở nên bồn chồn, lo lắng.
1.7. Thuốc trị bệnh tiền đình Tanakan của Pháp
Đây là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các triệu chứng về rối loạn tiền đình.
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị giảm rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ và suy giảm thần kinh.
- Giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác.
Liều dùng:
- Trẻ em khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ
- Người lớn được khuyên dùng 3 viên mỗi ngày sau ăn.
Tác dụng phụ: Người bệnh dùng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: hạ huyết áp, buồn ngủ uể oải, tiêu chảy,…
1.8. Thuốc chữa rối loạn tiền đình, giảm chóng mặt đau đầu – Betaserc
Betaserc cũng là một gợi ý dành cho những người bị rối loạn tiền đình.
Công dụng:
- Giảm hoa mắt và các triệu chứng buồn nôn
- Hỗ trợ cải thiện hơn tình trạng ù tai gây khó chịu ở người bị rối loạn tiền đình
- Giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình
Liều dùng: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 -2 viên. Nên sử dụng thuốc với thức ăn và uống nhiều nước để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
1.9. Thuốc bổ rối loạn tiền đình Ginkgo Omega
Ginkgo Omega là một loại thuốc rối loạn tiền đình được bào chế ở dạng thực phẩm chức năng.
Công dụng:
- Tăng cường lưu thông oxy lên não
- Chống lại oxy hóa gốc tự do
- Giảm chóng mặt, đau đầu
- Cải thiện thính giác và thị giác
- Tăng cường những dưỡng chất cần thiết lên não
Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 lần, mỗi lần 1 viên.
1.10. Thuốc Tanganil – Thuốc tiêm rối loạn tiền đình
Khác với những loại thuốc trên, Tanganil không vào cơ thể theo đường uống mà được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Công dụng: Giúp người bệnh giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do căn bệnh tiền đình gây ra.
Liều dùng:
- Người lớn: 2 ống 50mg mỗi ngày, có thể tăng theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em 6 – 12 tuổi: Thường không được chỉ định sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.
Tác dụng phụ của thuốc: hại thận, không tốt cho gan và dạ dày.
1.11. Thuốc tây chữa rối loạn tiền đình – Apharmarin
Một loại thuốc tây hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình nữa là thuốc thần kinh Apharmarin.
Công dụng: Phòng và điều trị chứng đau nửa đầu, chữa trị chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ,…
Tác dụng phụ: dị ứng, phát ban, buồn nôn, đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng … là những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải.
1.12. Thuốc glucocorticoid
Thuốc glucocorticoid cũng là một loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình phổ biến.
Thành phần: methylprednisolone
Công dụng: chống viêm khi chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình, giảm chóng mặt, ù tai.
Chi tiết thông tin cho Những loại thuốc rối loạn tiền đình phổ biến được tin dùng nhất hiện nay…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Thuốc Trị Chóng Mặt
chong chóng, how to, yeuchongchong, love, valentine nhathuoclongchau.com › Thuốc › Hệ thần kinh trung ương, moh.gov.vn › asset_publisher › content › chong-mat-dung-thuoc-gi-, suckhoedoisong.vn › Dược, suckhoedoisong.vn › Dược › Thông tin dược học, hoithankinhhocvietnam.com.vn › co-che-duoc-ly-trong-dieu-tri-chong-ma…, pharmacy.jiohealth.com › … › AGIMEXPHARM, tamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Tai mũi họng, www.duocphamvinhgia.vn › Thông tin hữu ích › Bệnh tuần hoàn – máu, ungthubachmai.vn › tin-tuc—su-kien › chong-mat-va-phuong-phap-dieu-tri, Thuốc trị chóng mặt hiệu quả nhất, Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì, Thuốc trị chóng mặt Tanganil, Bị chóng mặt nên uống gì, Thuốc chóng mặt rối loạn tiền đình, Cách xử lý khi bị chóng mặt, Uống thuốc bị chóng mặt, mẹo chữa chóng mặt, buồn nôn
.