Thuốc Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Thuốc Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Thuốc Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim | Sức khỏe 365 | ANTV
Bạn đang xem video Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim | Sức khỏe 365 | ANTV được cập nhật từ kênh ANTV – Truyền hình Công an Nhân dân từ ngày 2022-10-29 với mô tả như dưới đây.
ANTV | Sức khỏe 365 | Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi các xung điện điều phối nhịp tim hoạt động bất thường, khiến tim đập quá nhanh quá chậm hoặc không đều. Vấn đề này có thể kiểm soát và làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch. Cùng với đó là những phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân.
Mời quý vị và các bạn xem thêm: Hàng nghìn người châu âu biểu tình phản ứng về giá năng lượng và khí hậu https://youtu.be/Vut415bhckQ
★ ĐĂNG KÝ AN NINH TV: http://bit.ly/ANTVSubscribe
—————————————————————
ANTV – Truyền hình CAND là kênh tin tức thời sự an ninh trật tự chuyên biệt. Tin tức mới nhất được cập nhật liên tục hàng ngày. Nguyên tắc thông tin là Nhân văn – Tin cậy – Kịp thời – Hấp dẫn .
Có ý kiến xây dựng hoặc đề nghị, vui lòng để lại comment phía dưới video.
✔ Website chính thức: www.antv.gov.vn
✔ Fanpage chính thức: http://bit.ly/FanpageANTV
✬ Rất mong được mọi người ủng hộ và subscribe kênh, cũng đừng quên bấm like và share cho bạn bè nhé! Xin cảm ơn!
Xin chào, chúc mọi người xem vui vẻ!!!
#antv #truyenhinhcongannhandan #roiloannhiptim #suckhoe365
Thuốc chống loạn nhịp tim
Nhịp tim nhanh bất thường có triệu chứng trống ngực, hồi hộp, mệt mỏi… và ngoại tâm thu có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc chống loạn nhịp. Một số loại thuốc dạng tiêm tĩnh mạch được dùng trong tình trạng khẩn cấp. Thuốc uống được sử dụng trong điều trị lâu dài. Những loại thuốc này ngăn chặn sự xuất hiện xung điện bất thường trong tim, giúp làm giảm nhịp tim.
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị nhịp tim nhanh tương đối an toàn
Ở những người bệnh bị rung nhĩ, thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông hay thuốc kháng tiểu cầu), chẳng hạn như aspirin, chỉ định thêm để ngăn ngừa nguy cơ đông máu và đột quỵ cho người bệnh.
Khi nhịp tim nhanh bất thường hoặc nhịp ngoại tâm thu xảy ra thường xuyên, người bệnh cần được đánh giá hiệu quả của điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp bằng phép đo điện tâm đồ trong bệnh viện hoặc thử nghiệm điện sinh tim.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng những loại thuốc này có hai nhược điểm là phải sử dụng hàng ngày và lâu dài, do đó sẽ làm tăng nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ. Tất cả các loại thuốc điều trị đều có thể gây ra tác dụng phụ và rất khó để quản lý, thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim.
Một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng hiện nay, bao gồm: Amiodarone (Cordarone), Flecainide (Tambocor), Ibutilide (Corvert), Lidocaine (Xylocaine), Procainamide (Procan, Procanbid), Propranolol (Inderal), Quinidin, Sotalol (Betapace)…
Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị rối loạn nhịp tim
Thuốc chẹn kênh calci, còn được gọi là ” chất đối kháng calci” có công dụng ngăn chặn sự vận chuyển canxi vào mô tim và mạch máu nhờ đó làm giảm nhịp tim do nồng độ canxi cao là yếu tố quyết định sự co cơ tim.
Hai loại thuốc chẹn kênh calci thường dùng hiện nay là Diltiazem (Cardizem, Cartia, Dilacor, Diltia, Tiazac) và Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan).
Các thuốc chẹn kênh canxi có thể gây một số tác dụng phụ như phù chi, nhịp tim nhanh, chóng mặt, táo bón… hiếm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng như phát ban, dị ứng…
Chi tiết thông tin cho Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng…
1. Tìm hiểu chung về rối loạn nhịp tim
1.1. Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là căn bệnh tim đặc trưng, do tần số hoặc nhịp tim bất thường, có thể quá nhanh, quá chậm, quá thất thường,… Bệnh này phổ biến nhiều hơn ở nam giới ở 70% các trường hợp, chỉ 30% là nữ giới.
Rối loạn nhịp tim xảy ra khi xung động điện ở tim hoạt động bất thường, được chia ra các dạng:
- Rối loạn tần số: Nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm.
- Tim hoạt động không đều: Lúc nhanh, lúc chậm, lúc đập quá sớm,…
- Rối loạn vị trí: Loạn nhịp bắt nguồn trong tâm nhĩ hoặc tâm thất.
- Mức độ thường xuyên hay đôi khi,…
1.2. Triệu chứng của rối loạn nhịp tim
Các triệu chứng thường gặp của rối loạn nhịp tim là:
- Nhịp tim nhanh: Tim đập nhiều hơn 100 nhịp/phút.
- Nhịp tim chậm: Tim đập ít hơn 60 nhịp/phút.
- Khó thở.
- Đau tức ngực.
- Choáng váng, chóng mặt.
- Đánh trống ngực.
- Ngất xỉu.
- Thở ngắn.
- Yếu, mệt mỏi.
- Ngực có cảm giác đè nén.
Khó thở, đau tức ngực là biểu hiện của rối loạn nhịp tim.
Tất nhiên các triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác, nhưng nếu bạn bị đa số các triệu chứng này thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ. Tùy cơ địa mỗi người mà bác sỹ sẽ có phương hướng xử lý thích hợp.
1.3. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có xu hướng ngày càng trẻ hóa, nhiều người bị bẩm sinh, có người do quá trình sống gặp vấn đề về tim. Nhìn chung, rối loạn nhịp tim có thể gây ra do:
- Tăng huyết áp.
- Sẹo cơ tim, do biến chứng cơn đau tim.
- Bệnh động mạch vành.
- Cường giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức.
- Suy giáp: tuyến giáp suy yếu.
- Thay đổi cấu trúc tim, bệnh cơ tim.
- Thuốc bổ sung không kê toa: thực phẩm bổ sung, thuốc dị ứng,…
- Rối loạn thần kinh thực vật tim
Bệnh rối loạn nhịp tim có thể gặp phải ở bệnh nhân mọi lứa tuổi, rất phổ biến và có thể kiểm soát bằng cách giảm yếu tố nguy cơ.
Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim như:
- Thiếu máu cơ tim.
- Lạm dụng ma túy.
- Hút thuốc.
- Uống quá nhiều rượu, cà phê.
- Bệnh tiểu đường.
- Stress.
- Di truyền.
- Ngưng thở lúc ngủ.
2. Điều trị rối loạn nhịp tim
2.1. Các kỹ thuật chẩn đoán rối loạn nhịp tim
Khi có triệu chứng nghi bị rối loạn nhịp tim, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bằng việc thu thập các thông tin và tình trạng tim gồm:
- Hỏi về triệu chứng bệnh, lịch sử y tế.
- Khám lâm sàng.
- Theo dõi bằng Điện tim Holter (điện tim 24 giờ) để ghi lại hoạt động suốt cả ngày của tim.
- Điện tâm đồ: Phát hiện hoạt động điện của tim.
- Siêu âm tim: Theo dõi hình ảnh về cấu trúc, kích thước và chuyển động của tim.
- Theo dõi triệu chứng: Kiểm tra nhịp tim ở thời điểm có triệu chứng rối loạn nhịp tim.
- Test gắng sức: Rối loạn nhịp tim dễ biểu hiện vào lúc bệnh nhân gắng sức, chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ.
Bệnh nhân đang được test gắng sức
- Xét nghiệm kiểm tra các tình trạng bệnh khác với triệu chứng tương tự.
- Máy ghi điện tâm đồ cấy dưới da: Phát hiện nhịp tim bất thường.
- Nghiệm phát bàn nghiêng: Theo dõi nhịp tim và huyết áp khi bệnh nhân thay đổi tư thế nằm ngang và đứng lên.
- Đo điện sinh lý tim.
- Kiểm tra bất thường của tuyến giáp.
Theo dõi huyết áp khi thay đổi tư thế nằm ngang và đứng lên.
Tùy vào tình trạng biểu hiện rối loạn nhịp tim và tiền sử bệnh mà bác sỹ sẽ đưa ra các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Khi xác định được chính xác nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim của bạn hoặc bệnh lý khác, bác sỹ sẽ tìm ra liệu trình điều trị phù hợp.
2.2. Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim
Tùy vào nguyên nhân và từng loại rối loạn nhịp tim mà bác sĩ đưa ra phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để điều trị:
Điều trị nhịp tim chậm
Có thể dùng thuốc. Nhung nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng 1 thiết bị nhỏ có tên là máy tạo nhịp tim, cấy dưới cơ ngực. Máy sẽ hỗ trợ tạo các xung điện, hỗ trợ kích thích và khôi phục tần số tim cần thiết, tránh đột tử.
Điều trị nhịp tim nhanh
Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị nhịp tim nhanh như:
- Thuốc điều trị: Thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát và khôi phục nhịp tim bình thường.
- Liệu pháp phế vị: Thao tác đặc biệt này được dùng để ngăn chặn chứng nhịp nhanh trên thất bằng việc tác động lên dây thần kinh phế vị và hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp tim.
- Đốt điện (catheter ablation): Các sóng điện sẽ đốt các ổ nhịp tim bệnh lý hoặc đốt đường dẫn truyền điện học phụ của tim,… để phòng ngừa nhịp tim không đều, nhịp nhanh.
- Sốc chuyển nhịp: Tác động lên các xung điện để khôi phục nhịp tim bình thường.
Phẫu thuật
Khi các phương pháp can thiệp trên không hiệu quả, bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim, bao gồm:
- Phẫu thuật bắc cầu mạnh vành: Cải thiện lưu lượng máu đến tim, được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh động mạch vành khiến chứng rối loạn nhịp tim nặng hơn.
Phẫu thuật Maze điều trị rối loạn nhịp tim.
- Phẫu thuật Maze: Bác sĩ sẽ rạch các đường lên tầng nhĩ của tim, tạo nhiều mô sẹo để cắt các đường đi của xung điện gây loạn nhịp tim.
2.3. Nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim thường được ưu tiên điều trị bằng thuốc trước tiên, nếu không hiệu quả mới xét các biện pháp can thiệp lên tim vì có thể gây biến chứng hoặc tái phát. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều chỉnh rối loạn xung điện và phục hồi nhịp tim bình thường. Các cơ chế tác động của thuốc gồm:
- Ngăn chặn nhịp tim tự động bất thường.
- Kéo dài thời gian trơ và tăng thời gian phục hồi cơ tim.
- Giảm hoặc tăng tốc độ dẫn truyền xung điện trong tim.
Với 3 cơ chế trên, nhóm các thuốc được sử dụng gồm:
- Nhóm thuốc chống loạn nhịp
Nhóm thuốc này có tác dụng kéo dài thời gian trơ của tim, ngăn chặn nhịp tim tự động bất thường, gồm các thuốc: Dronedaron, sotalol, amiodaron, propafenon,…
- Nhóm thuốc chẹn beta
Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ tim để giảm gánh nặng hoạt động cho tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất, gồm các thuốc: Atenolol, metoprolol, bisopropol,…
- Nhóm thuốc chẹn kênh canxi
Nhóm thuốc này có tác dụng giãn mạch, làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất, gồm các thuốc: diltiazem, verapamil,…
Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các thuốc phụ trợ như:
- Digoxin: Là một glycoside tim giúp tăng sức co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.
- Adenosine: Là chất chủ vận purin giúp giãn mạch và làm giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất.
Nhìn chung, các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim đều cần được bác sĩ kê rõ liều dùng và bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ sử dụng. Bởi nếu sử dụng sai cách, các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có thể gây tác dụng phụ như:
- Khiến tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn.
- Sưng chân.
- Dị ứng thuốc.
- Xạm da do nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
- Mắt mờ.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Táo bón, tiêu chảy,…
2.4. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân điều trị rối loạn nhịp tim
Khi điều trị rối loạn nhịp tim: Ngoài sử dụng thuốc và điều trị theo đúng liệu trình của bác sĩ thì chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng. Việc có thói quen sinh hoạt phù hợp sẽ giúp hạn chế những diễn tiến của rối loạn nhịp tim.
Bệnh nhân điều trị rối loạn nhịp tim cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Theo đó, hãy tập cho mình các thói quen sinh hoạt lành mạnh sau:
- Thường xuyên ăn thực phẩm tốt cho tim: Chất béo rắn, trái cây, rau và ngũ cốc, thực phẩm ít muối.
- Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục mỗi ngày, bài tập và cường độ tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc và các chất kích thích khác.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Kiểm soát lượng cholesterol và huyết áp ổn định.
- Tái khám định kỳ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số liệu pháp thay thế và bổ sung để giảm bớt căng thẳng, điều hòa cơ thể như thiền định, yoga, các kỹ thuật thư giãn.
Trên đây là các phương pháp và thông tin về điều trị rối loạn nhịp tim, mọi thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn viên và chuyên gia của Vinmec để được giải đáp kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Chi tiết thông tin cho Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả…
Điều trị rối loạn nhịp tim bằng phẫu thuật
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim được bác sĩ chỉ định:
Thủ tục mê cung
Thủ thuật này dành cho những bệnh nhân rung tâm nhĩ có triệu chứng nặng, hoặc bệnh nhân đã làm thủ thuật cắt bỏ ống thông nhưng thất bại, hoặc từng có tiền sử đột quỵ, có cục máu đông khác.
Trong thủ thuật mê cung, bác sĩ phẫu thuật tạo một loạt các vết rạch trong mô tim của tâm nhĩ, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng, cùng với năng lượng tần số vô tuyến hoặc nhiệt lạnh để tạo ra các mô sẹo. Bởi vì mô sẹo không dẫn điện, nó cản trở bớt các xung điện bất thường gây rối loạn nhịp tim.
Trong quá trình thực hiện, bác sĩ cũng đồng thời loại bỏ phần phụ của tâm nhĩ trái – nguồn gốc chính của biến cố đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành điều trị rối loạn nhịp tim
Nếu bạn bị bệnh động mạch vành nặng kèm theo rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Thủ tục này có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.
Sửa chữa hoặc thay thế van tim
Phẫu thuật này dành cho bệnh nhân có bệnh van tim, nhằm sửa chữa lá van bị hỏng hoặc thay thế van này bằng van nhân tạo.
Thay đổi lối sống
Ngoài các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim vừa kể trên, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên thay đổi lối sống để giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.
Những thay đổi lối sống này có thể bao gồm:
- Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối, chất béo động vật, chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến sẵn, dầu chiên nhiều lần; bổ sung nhiều cá, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục là những cách giúp giảm cân an toàn.
- Bỏ hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc và không thể tự bỏ, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp giúp bỏ thói quen hút thuốc.
- Kiểm soát huyết áp và mức cholesterol. Duy trì lối sống lành mạnh, dùng thuốc theo chỉ định và theo dõi huyết áp, mỡ máu thường xuyên.
- Hạn chế caffeine và rượu bia. Uống rượu quá mức có thể gây thừa cân và làm tăng khả năng bị rung nhĩ. Một số thức uống có chứa caffeine, chẳng hạn như trà, cà phê có thể khiến triệu chứng rối loạn nhịp tim thêm trầm trọng.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị. Uống thuốc theo đúng chỉ định và tái khám định kỳ với bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Giảm căng thẳng. Căng thẳng và tức giận dữ dội có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc không kê đơn. Một số thuốc trị cảm và ho có chứa chất kích thích có thể gây ra nhịp tim nhanh.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim, cũng như những thay đổi lối sống cần thiết để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!
Chi tiết thông tin cho Điều trị rối loạn nhịp tim bằng những phương pháp nào? • Hello Bacsi…

Nhịp tim hình thành thế nào?
Bình thường tim có 4 buồng. Hai buồng tim nhỏ hơn, nằm phía trên gọi là tâm nhĩ. Hai buồng tim còn lại có kích thước lớn hơn, nằm phía dưới gọi là tâm thất. Nhịp tim bình thường được tạo ra từ một cấu trúc trong tim, nằm ở nhĩ phải gọi là nút xoang. Xung động điện được tạo ra bởi nút xoang sẽ lan truyền ra các tâm nhĩ của tim, sau đó xung động này truyền xuống thất thông qua nút nhĩ thất và các bó nhánh dẫn truyền. Những xung động điện này được phát ra bởi nút xoang và truyền đi khắp tim một cách nhịp nhàng theo từng đợt liên tục giúp tim co bóp tạo ra những nhịp đập của tim. Sự hình thành và lan truyền các xung điện này giúp điều khiển nhịp đập của tim và tạo nên nhịp tim.
Do nhịp tim bình thường được tạo ra bởi nút xoang, nên nhịp tim bình thường cũng được gọi là nhịp xoang. Tần số nhịp xoang (số nhịp tim trong 1 phút) không cố định mà thay đổi phù hợp theo tình trạng sinh lý, hoạt động của cơ thể và điều kiện môi trường xung quanh. Do đó, nhịp xoang là nhịp phù hợp và tốt nhất của cơ thể.
Thế nào là tần số tim?
Tần số tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, tần số tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, tần số tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Tần số tim có thể tăng hơn bình thường (> 100 lần/phút) sau khi ăn no, vận động, bị sốt, tình trạng cảm xúc (nóng giận, lo sợ, hồi hộp…) và thậm chí thời tiết nóng cũng làm tăng nhịp tim. Tần số tim có thể chậm hơn bình thường (< 60 lần/phút) khi ngủ hoặc ở người có rèn luyện thể thao. Những thay đổi này được gọi là sinh lý vì tùy thuộc vào mức độ vận động, cảm xúc, tình trạng sức khỏe chung và điều kiện môi trường xung quanh.
Bạn có thể tự theo dõi tần số tim của mình bằng 3 cách:
- Bắt và đếm mạch nảy lên ở cổ tay (phía bên ngón cái), ở mặt trong cẳng tay hoặc ở cổ (cạnh góc hàm).
- Nghe tiếng tim đập bằng ống nghe, với cách này bạn cần nhân viên y tế hướng dẫn trước để thực hiện đúng.
- Đo tần số tim thông qua các thiết bị điện tử có sẵn hỗ trợ đo nhịp tim như đồng hồ, điện thoại thông minh, máy đo độ bão hoà oxy máu hoặc máy đo huyết áp. Tùy vào thói quen, sự thuận tiện mà bạn có thể chọn phương pháp đo tần số tim phù hợp.
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Thuốc Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim
rối loạn nhịp tim, roi loan nhip tim, bệnh rối loạn nhịp tim, benh roi loan nhip tim, chữa rối loạn nhịp tim, phương pháp chữa rối loạn nhịp tim, chế độ ăn cho người rối loạn nhịp tim, ăn gì khi bị rối loạn nhịp tim, chế độ dinh dưỡng rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp tim nguy hiểm thế nào, sức khỏe 365, sức khỏe, sk365, sk365 antv www.msdmanuals.com › … › Rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền, www.vinmec.com › cac-phuong-phap-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-hieu-qua, www.vinmec.com › tim-mach › bi-benh-nhip-tim-nhanh-uong-thuoc-gi, moh.gov.vn › tin-tong-hop › asset_publisher › content › dung-thuoc-ieu-tr…, hellobacsi.com › Bệnh tim mạch › Rối loạn nhịp tim, hellobacsi.com › roi-loan-nhip-tim › dieu-tri-roi-loan-nhip-tim, suckhoedoisong.vn › Dược › Thông tin dược học, tamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Tim mạch, Thuốc gây rối loạn nhịp tim, Thuốc ổn định huyết áp và nhịp tim, Thuốc chống loạn nhịp tim, Phác đồ điều trị rối loạn nhịp tim Bộ Y tế, Cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà, Thuốc điều trị nhịp nhanh xoang, Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, Các nhóm thuốc chống loạn nhịp tim
.