Thực Phẩm Dành Cho Người Tiểu Đường – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Thực Phẩm Dành Cho Người Tiểu Đường có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Thực Phẩm Dành Cho Người Tiểu Đường trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường
Hiện nay đái tháo đường là một trong ba bệnh tăng lên song hành với tuổi già đó là: Bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Ngoài việc dùng thuốc điều trị kiểm soát glucose máu thì có chế độ ăn uống hợp lý góp phần rất nhiều: Khi có chế độ ăn phù hợp nó góp phần quan trọng:
– Duy trì sức khoẻ cho bệnh nhân, tránh bị thiểu dưỡng do ăn uống quá kiêng khem. Trên thực tế có một số bệnh nhân khi bị bệnh ĐTĐ rất sợ ăn, kiêng khem nhiều và không dám ăn nhiều loại thực phẩm, lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
– Tránh tăng đường huyết quá mức do không biết chọn thực phẩm. ăn ít cơm nhưng lại ăn nhiều miến, hoặc ăn quá nhiều khoai củ. Tất cả là do thiếu kiến thức về giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm gây nên vì không được tư vấn làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị bệnh.
– Hạn chế được dùng thuốc: nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống đúng sẽ làm glucose máu của bệnh nhân không tăng thêm và hạn chế phải dùng thêm thuốc hoặc không phải dùng thuốc nếu chưa có ĐTĐ lâm sàng
– Hạn chế các biến chứng: chế độ ăn hạn chế glucose sẽ góp phần hạn chế các biến chứng xảy ra. Các tác giả cho rằng khi glucose máu quá cao thì rất dễ xuất hiện các biến chứng cấp tính.
* Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị bệnh đái tháo đường:
+ Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.
+ Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
+ Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
+ Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
+ Duy trì được cân nặng lý tưởng.
+ Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận…
+ Phù hợp với thói quen ăn uống (food habit) của bệnh nhân.
Bữa ăn cho người đái tháo đường cần chú ý các điểm sau:
- Chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, ngoài 3 bữa chính là sáng – trưa – tối, bệnh nhân nên có thêm các bữa phụ vào giữa buổi sáng và buổi trưa, giữa buổi trưa và buổi tối, trước khi đi ngủ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp ổn định đường huyết, không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn và không bị hạ thấp khi đói.
- Bệnh nhân đái tháo đường: Nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (Gl) thấp như là: gạo lứt, khoai củ (tuy nhiên không ăn khoai bỏ lò, khoai nướng), rau xanh (400g/ngày) và các loại hoa quả ít ngọt như: ổi, thanh long, bưởi, táo, cam gọt vỏ không vắt nước uống.
- Trong chế độ ăn nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa có đường, nước ngọt, các loại hoa quả ngọt như: chuối, nhãn, xoài, mít, na,…
- Trong quá trình chế biến không nên cắt, thái thực phẩm quá nhỏ, không nên nấu, ninh thực phẩm quá nhừ. Bởi nếu làm như vậy thực phẩm sẽ nhanh chóng được tiêu hóa, hấp thụ sẽ làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và hạ đường huyết khi đói, khi cách xa bữa ăn.
- Bệnh nhân đái tháo đường cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho cân nặng không nhỏ hơn chiều cao bình phương x 20 và không lớn hơn chiều cao bình phương x 22. Cần theo dõi cân nặng để có thể điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
- Trong chế độ ăn vẫn cần phải cung cấp đầy đủ các chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
>> Xem thêm: Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường
Chi tiết thông tin cho Thực phẩm tốt và không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường…
1. Thực phẩm cho người bị tiểu đường: Cá béo
Cá béo là một trong những loại thực phẩm cho người bị tiểu đường lành mạnh nhất. Người bị tiểu đường nên ăn gì? Các loại cá béo bao gồm: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích đều là những nguồn cung cấp axit béo omega 3 như DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch. Với những người bị bệnh tiểu đường, đang có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ thì việc ăn những loại cá này sẽ cung cấp đủ lượng dưỡng quan trọng. DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người thường xuyên ăn cá béo sẽ có rất ít nguy cơ bị suy tim và tử vong vì bệnh tim. Trong các nghiên cứu này, những người lớn tuổi, bao gồm cả nam và nữ, ăn cá béo 5–7 ngày mỗi tuần trong vòng 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.
Cá cũng là một nguồn cung cấp đạm chất lượng, giúp bạn cảm thấy no và tăng cường trao đổi chất.
2. Trứng là thực phẩm tốt cho người tiểu đuờng
Một trong các loại thực phẩm dành cho người tiểu đường phải kể đến là trứng. Trên thực tế, trứng có khả năng giảm thiểu các tác nhân gây bệnh tim, thúc đẩy chức năng kiểm soát mức đường huyết trong cơ thể.
Thường xuyên ăn trứng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hạn chế viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy insulin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.
Một nghiên cứu cho biết: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống với lượng đạm cao, bao gồm cả 2 quả trứng mỗi ngày, đã có nhiều cải thiện về hàm lượng cholesterol cũng như mức đường huyết..
3. Người tiểu đường nên ăn gì? Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh là một trong các thực phẩm cho người bị tiểu đường giúp kiểm soát tốt đường huyết. Chúng không chỉ bổ dưỡng mà còn ít calo và tinh bột đường, giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết.
Những loại rau tốt cho người tiểu đường gồm: cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác. Đây đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kể cả vitamin C. Trong một nghiên cứu cho thấy: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn.
Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Chi tiết thông tin cho Top 15 thực phẩm cho người bị tiểu đường ngon, bổ, rẻ • Hello Bacsi…
1. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Bị tiểu đường nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày
Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…
Chi tiết thông tin cho Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và nên kiêng gì?…
1. Thực đơn cho người tiểu đường – Thực phẩm nên ăn
Nếu bạn chưa biết người bị tiểu đường nên ăn gì, hãy tham khảo các thực phẩm sau nhé:
Trứng
Nếu nói về thực đơn cho người tiểu đường thì không thể thiếu trứng. Bởi vì trong thành phần của một quả trứng chỉ chứa khoảng 0.5 gram carbohydrate, vì vậy, nó không có khả năng làm tăng đường huyết.
Mặc dù trong trứng chứa hàm lượng cholesterol cao khoảng 186mg, song theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, hàm lượng cholesterol mà người bệnh tiểu đường có thể bổ sung là 200mg/ ngày. Do đó sẽ không gây ra ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu của người bệnh.
Về liều lượng, người tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 3 tuần/ lần và mỗi lần ăn 1 quả/ ngày.
Rau xanh
Những loại rau xanh như rau cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi,… đều là những thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Sở dĩ vậy vì chúng chứa hàm lượng chất xơ cao, ít calo và chỉ số đường huyết (Gl) thấp nên tránh làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, trong rau xanh còn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, điều này không những giảm tình trạng viêm nhiễm mà còn giúp kiểm soát đường huyết.
Rau xanh tốt cho người bị tiểu đường
Quế
Trong thực đơn cho người tiểu đường không thể thiếu sự góp mặt của quế. Loại thực phẩm này được biết đến với công dụng thần kỳ làm giảm đường huyết, cholesterol và triglycerid. Chỉ với những công dụng này thôi thì còn ngại ngần gì mà không sử dụng quế thường xuyên bạn nhé.
Hạt chia
Hạt chia cũng là một loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Trong hạt chia có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và omega-3 cao. Chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ thực vật tốt, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Một điều mà không phải ai cũng biết là ăn hạt chia giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, xua tan các cơn đói hiệu quả. Nếu như bạn sử dụng hạt chia hằng ngày thì có thể giảm lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa ăn, rất thích hợp cho những bạn mũm mĩm đang muốn giảm cân.
Quả hạch
Quả hạch là món ăn vặt được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các bệnh nhân tiểu đường. Bởi trong chúng chứa một lượng lớn chất xơ và nhiều loại chứa ít tinh bột đường tiêu hoá giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Những loại quả hạch tốt cho bệnh nhân tiểu đường như: hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạt mắc ca, hồ đào,… Nếu bạn thường xuyên ăn các loại hạt này không những giúp cải thiện thể chất mà còn giúp giảm cân, ổn định hàm lượng insulin trong cơ thể.
Quả hạch giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu nguyên chất được nhiều người tin dùng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trong loại dầu này có chứa một chất béo không bão hòa đơn tên là acid oleic có tác dụng cải thiện chỉ số triglyceride và cholesterol tốt HDL, rất thích hợp cho người bị tiểu đường type 2. Ngoài ra, vì là nguyên chất nên dầu ô liu này sẽ chứa nhiều thành phần tự nhiên tốt cho sức khỏe hơn các loại dầu thông thường. Vì vậy, hãy sử dụng dầu ô liu nguyên chất thường xuyên bạn nhé.
2. Người bị tiểu đường nên kiêng gì?
Ngoài những thực phẩm tốt, dinh dưỡng thì bệnh nhân tiểu đường cũng phải chú ý đến các thực phẩm có hại, tránh gây phản ứng ngược và làm bệnh tình nghiêm trọng.
Gạo trắng
Gạo trắng là thực phẩm phổ biến và không thể thiếu được trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc ăn cơm được chế biến từ gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu một cách đột biến.
Giải thích cho điều này là do trong gạo trắng có chứa hàm lượng carbohydrate (tinh bột) và có chỉ số đường huyết cao. Vì thế, thay vì ăn gạo trắng bạn có thể sử dụng gạo lứt (nhiều chất xơ và ít tinh bột hơn) để sử dụng hằng ngày.
Trái cây sấy khô
Trái cây là thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trái cây sấy khô thì lại không bởi khi được sấy khô lượng nước và khoáng chất tự nhiên bị mất đi nhưng lượng đường bị tích tụ lại. Vì thế, dù chỉ ăn một lượng nhỏ trái cây sấy cũng có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao.
Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì chúng ngon miệng là tiện lợi nhưng lại là kẻ thì của bệnh nhân tiểu đường. Bởi trong chúng có chứa hàm lượng chất béo bão hoà và chất bảo quản cao, điều này khiến các tế bào phải chịu sức ép lớn và dần bị kiệt sức, không đủ khả năng để sản xuất insulin kiểm soát đường huyết, từ đó khiến bệnh tình tiến triển nặng.
Đồ ngọt
Bánh, kẹo, nước ngọt,… là những thực phẩm ưa thích của nhiều người nhưng lại là thứ mà người bị tiểu đường phải tránh xa. Bởi thành phần chính là đường – tác nhân làm tăng chỉ số đường huyết trong máu lên cao. Vì thế, nếu bạn bị tiểu đường hãy loại bỏ ngay đồ ngọt khỏi thực đơn hằng ngày nếu không muốn cơ thể gặp vấn đề.
Đồ ngọt là kẻ thù số một của bệnh nhân tiểu đường
Sầu riêng
Sầu riêng được biết đến là loại quả “gây nghiện” với nhiều người. Thế nhưng, đây lại là thực phẩm mà người bị tiểu đường cần phải kiêng dè. Bởi ngoài dinh dưỡng ra thì trong quả sầu riêng chứa một lượng đường khá lớn đủ để chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng cao.
Thay vào đó, nếu bạn thèm hoa quả có thể sử dụng các loại quả khác không kém phần thơm ngon như: bưởi, cam, quýt, khế,…
Có thể thấy rằng, việc có một thực đơn cho người tiểu đường hợp lý, khoa học là rất cần thiết để cải thiện bệnh tình. Trong đó, bạn cần ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tốt, dinh dưỡng đồng thời loại bỏ các thực phẩm có hại, làm tăng mức đường huyết.
Nếu còn vấn đề thắc mắc hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám, xét nghiệm theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Chi tiết thông tin cho Thực đơn cho người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?…
Loại thức ăn nào phù hợp cho người đái tháo đường?
Mặc dù đái tháo đường là bệnh lý liên quan mật thiết đến chất bột đường và các loại đường chúng ta ăn vào hàng ngày nhưng bị đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải từ bỏ các món ăn yêu thích, thông thường là đồ ăn ngọt. Bạn vẫn có thể thưởng thức nhiều món ăn mà vẫn giữ được mức đường huyết ổn định. Khi thiết kế chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường các bác sĩ dinh dưỡng ngoài căn cứ vào mức đường huyết, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong đó có bảo đảm lượng chất bột đường tối đa cho phép còn dựa vào sở thích ăn uống của người bệnh, để dung hòa giữa ổn định đường huyết và chất lượng cuộc sống. Nếu có kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm cho người bị đái tháo đường bạn có thể dễ dàng chọ lựa cho mình các món ăn ngon miệng mà vẫn không bị tăng đường huyết.
Lượng đường trong máu ảnh hưởng chủ yếu bởi lượng chất bột đường ăn vào và lượng đường glucose mà gan tổng hợp. Hầu hết đường glucose chuyển hóa từ thức ăn mà chúng ta nạp vào sẽ được sử dụng làm năng lượng cho hoạt động của cơ thể, phần còn lại được dự trữ trong gan. Thời điểm giữa các bữa ăn và trong đêm,khi đường huyết giảm xuống cơ thể sẽ sẽ chuyển hóa glycogen đang được dự trữ ở gan thành glucose phóng thích vào máu để đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể và duy trì đường huyết ở mức ổn định,.Người bị đái tháo đường cơ chế điều hòa đường huyết bị rối loạn do thiếu hụt và giảm hoạt động của các hormon diều hòa đường huyết nên cần giảm lượng chất bột đường , tăng cường nhóm rau xanh, lựa chọn nguồn chất đạm dễ hấp thu và giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày
Cách lựa chọn các loại thức ăn theo nhóm
1. Chất bột đường
Câu hỏi đặt ra là một người đái tháo đường nên ăn bao nhiêu chất bột đường trong một ngày? Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng lượng chất bột đường người bệnh đái tháo đường típ 2 ăn trong ngày chỉ nên chiếm 55 – 60% tổng lượng năng lượng. Năng lượng cho một người trưởng thành trung bình 2.000 calorie/ngày. Mức năng lượng sẽ thay đổi theo tuổi tác, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng cân nặng và giới tính. Nếu cần giảm cân thì phải cắt giảm bớt năng lượng. 1g chất bột đường cung cấp được 4kcal.
Chất bột đường có trong các loại thức ăn nào?
Chất bột đường có trong các loại thực phẩm sau:
- Gạo và các sản phẩm chế biến như bún, hủ tiếu, phở, các loại bánh bột gạo, xôi, mì, nui, …
- Lúa mì và các sản phẩm chế biến như nui, nì sợi, bánh mì các loại…
- Khoai, sắn, ngô, các loại đậu, yến mạch
- Bánh, kẹo
- Nước ngọt các loại
- Trái cây
- Đồ ăn vặt: khoai tây chiên, bánh snack…
Loại chất bột đường nào tốt cho người đái tháo đường?
Các loại chuyển hóa chậm, chưa qua chế biến nhiều như gạo lứt, lúa mạch, lúa mì thô, ngô, các loại đậu… tốt cho người đái tháo đường so với các loại bột, bánh đã qua chế biến vì không làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn và còn giữ được nhiều chất xơ và vitamin. Khi ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ, đường sẽ được hấp thu vào máu chậm hơn.
2. Chất đạm
Người đái tháo đường nên ănchất đạm với lượng chiếm khoảng 13 – 20% tổng năng lượng hàng ngày. 1g chất đạm cung cấp 4kcal. Cần chú ý 1g chất đạm không đồng nghĩa là 1g thịt heo hay thịt bò. Thông thường trong 100g thịtcó chứa khoảng 16 – 20g chất đạm . Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên internet về lượng chất đạm có trong các loại loại thực phẩm.
Nên chọn các loại chất đạm dễ hấp thu, chứa ít lượng chất béo bão hòa vì giúp giảm biến chứng thận và tim mạch cho người bị bệnh đái tháo đường.
Các thực phẩm giàu chất đạm nên chọn là:
- Cá
- Các loại đậu, nấm, tàu hũ
- Trứng
- Sữa
- Các loại thịt gia cầm.
Các loại thịt heo và thịt đỏ như bò, cừu có chứa nhiều chất béo bão hòa trong thành phần nên hạn chế sử dụng.
3. Chất béo
Người đái tháo đường nên ăn chất đạm với lượng chiếm khoảng 20 – 25 % tổng năng lượng hàng ngày . 1g chất béo cung cấp đến 9kcal.
Chất béo vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin và là cơ chất trong tổng hợp các hormone nội tiết. Với người đái tháo đường chất béo không bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.
Các thực phẩm cung cấp chất béo tốt là:
- Dầu ô liu, đậu nành, hướng dương
- Các loại cá béo.
- Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…
- Trái bơ
Các loại chất béo có trong thức ăn nhanh, thịt đỏ, mỡ động vật, bơ… không tốt cho cơ thể.
4. Rau và trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ chính trong bữa ăn hàng ngày cho người đái tháo đường.
Chất xơ giúp hạn chế tăng đường huyết, giảm xơ mỡ mạch máu, ngăn ngừa táo bón
Vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp điều hòa chuyển hóa, bảo vệ các tế bào và thành mạch.. Các loại rau chứa khá nhiều chất xơ, vitamin có ưu điểm là chứa rất ít đường nên người đái tháo đường có thể ăn nhiều rau trong khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo tăng đường huyết.
Trái lại với nhóm rau, trái cây chứa khá nhiều đường fructose là loại đường chuyển hóa nhanh nên . người đái tháo đường chỉ nên ă các loại trái cây ít ngọt, ăn không quá 200 g mỗi ngày. Các loại trái cây nhiều đường như xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng … nên ít hơn 1 lần mỗi 2 tuần và khi ăn phải ăn sau bữa ăn chính.
Các loại trái cây người đái tháo đường nên chọ là bưởi, owri, thanh long, dưa gang, táo… Trên đây là những thông tin về thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đái tháo đường típ 2. Hãy chọn những loại tốt cho sức khỏe để sống vui sống khỏegiảm thiểu biến chứng biến chứng của bệnh bạn nhé!
Source
The Best and Worst Foods to Eat in a Type 2 Diabetes Diet. truy xuất từ /uong-nuoc-ep-thom-co-tac-dung-gi-trang-thong-tin-duoc-lieu-cho-moi-nha/
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
LƯUÝ
Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott và truy cập vào một trang web khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott. Vui lòng lưu ý Abbott không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang web này.
Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?
Chi tiết thông tin cho Thực phẩm cho người đái tháo đường típ 2 nên và không nên ăn…
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh lý rối loạn nội tiết mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường trong máu, theo thời gian sẽ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng lên tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh nếu đường huyết tăng cao kéo dài không kiểm soát. (1)
Đái tháo đường tuýp 2 là phổ biến nhất, thường gặp ở người từ 45 tuổi trở lên, đặc biệt người lớn tuổi. Bệnh xảy ra khi cơ thể có tình trạng đề kháng với insulin hoặc không sản xuất đủ insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng làm giảm đường huyết thông qua cơ chế giúp đưa đường từ máu vào trong tế bào, tạo năng lượng cho tế bào hoạt động.
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở người bị tiểu đường lâu năm và người cao tuổi. Do vậy, việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi, nhất là chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng của người lớn tuổi bị tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.
Người già bị tiểu đường nên ăn gì?
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1% – 1,9% đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 0,3% – 2% đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Dinh dưỡng là một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp cơ thể nhận được các khoáng chất, vitamin và các chất cần thiết. Chất dinh dưỡng có trong thực phẩm bao gồm: carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước.
Nhưng khi cơ thể dần già đi, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, kể cả nhu cầu về dinh dưỡng. Người lớn tuổi cần cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng phải hạn chế dung nạp calo, tránh các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, hạn chế các món ăn chứa đường, nhiều tinh bột…
Không chỉ cần một chế độ dinh dưỡng khác biệt, người cao tuổi còn có những rối loạn ăn uống, biếng ăn do nhiều nguyên nhân như: sống một mình hoặc khó khăn khi đi lại, không thể tự nấu ăn, dùng nhiều thuốc làm thay đổi mùi vị, khô miệng và mất cảm giác thèm ăn, không có nhiều chi phí đầu tư đa dạng thực phẩm lành mạnh, nhai nuốt khó… (2)
Dưới đây là một số nguyên tắc trong chế độ ăn dành cho người lớn tuổi mắc đái tháo đường:
Không nên quá kiêng khem mà khẩu phần ăn hàng ngày phải đầy đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng: protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ và rau củ. Trong đó:
1. Thực phẩm cung cấp tinh bột
Ở người bệnh tiểu đường, việc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn là một sai lầm, bởi chúng đóng vai trò rất quan trọng nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào làm việc.
Người bệnh vẫn ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất nhưng nhóm bột đường khi ăn hạn chế, chỉ một lượng nhất định (cỡ nắm tay) trong bữa ăn.
Người lớn tuổi bị tiểu đường nên ăn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ và ít calo như: khoai lang, gạo lứt, bắp, củ từ, đậu hà lan, đậu lăng, ngũ cốc nguyên cám…
Người bệnh nên sử dụng các loại carbohydrate phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ với lượng vừa đủ. Tỉ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp nên đạt 50% – 60% tổng số năng lượng khẩu phần.
2. Thực phẩm cung cấp chất xơ
Các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải thìa, rau bina, cải xoăn, rau mùi, rau diếp, cần tây chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời có ít calo và tinh bột. Bí đỏ non chứa chất chống oxy hóa và chất xơ có thể giúp ổn định đường huyết. Các loại rau giàu chất xơ như cà rốt, củ cải đường, bơ, cải brussels.
3. Thực phẩm cung cấp chất béo
Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Người lớn tuổi bị tiểu đường nên sử dụng chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, giảm độc tố từ axit béo tự do trong cơ thể, hỗ trợ các mô thần kinh và hormone, kiểm soát tình trạng viêm khớp, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin như A, D, E, K.
Các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa bao gồm: các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành, mè, hạt hướng dương, trái bơ, quả hạch, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi…
4. Thực phẩm cung cấp chất đạm
Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do protein nên đạt 15%-20% năng lượng khẩu phần.
5. Uống đủ nước
Cung cấp đủ nước 40mL/kg cân nặng/ngày.
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ giúp việc điều trị bệnh tốt hơn.
Chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh. Carbohydrat có đường và tinh bột tuy làm tăng đường huyết nhưng vẫn có thể sử dụng được. Quan trọng là theo dõi tổng lượng carbohydrat mỗi bữa ăn. Bạn có thể tham khảo thêm từ chuyên gia dinh dưỡng về lượng carbohydrat phù hợp với nhu cầu.
Hướng dẫn MyPlate – Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho phép không quá 1/4 đĩa tinh bột mỗi bữa ăn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), thực phẩm cho người tiểu đường cần ít đường, tránh chất béo chuyển hóa, ưu tiên trái cây, rau quả, protein..
Rau xanh
Các loại rau xanh rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin C, A, kali, canxi… Rau chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và các enzym tiêu hóa tinh bột, có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ví dụ: rau bina, cải búp, cải xoăn, cải bắp, cải chíp, bông cải xanh,… Một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy uống nước ép cải xoăn mỗi ngày giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện huyết áp.
Chi tiết thông tin cho 18 thực phẩm cho người tiểu đường mà bác sĩ khuyên dùng – YouMed…
6. Chọn thực phẩm
Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( GI<55)
+ Cung cấp glucid: Nên chọn các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ như, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen…giảm gạo, mỳ ngô, khoai, không nên ăn miến dong…
+ Cung cấp protein: các loại thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng.
+ Cung cấp lipid: nên dùng dầu thay mỡ, không nên ăn những sản phẩm nhiều chất béo bão hòa như các loại phủ tạng động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát… Cần tránh các loại mỡ trung chuyển, phát sinh khi ăn thức ăn chiên rán, thức ăn chiên ngập dầu mỡ.Nên chọn Các chất béo không bão hòa đơn có trong bơ, hạnh nhân và quả hồ đào hoặc chất béo không bão hòa có trong quả óc chó và dầu hướng dương, có thể giúp giảm cholesterol
Các loại hạt chứa chất béo không bão hòa là sự lựa chọn tốt
+ Cung cấp vitamin và khoáng: các loại rau, củ, quả tươi, nên ăn những loại rau có màu xanh lá cây như rau cái, súp lơ, dưa leo, bắp cải… hạn chế ăn những quả quá ngọt như: chuối, mít, na ( GI cao), nên ăn các loại quả có chỉ số đường huyết thấp như: bưởi, lê, táo, cam…
Chất xơ trong rau xanh rất tốt cho người bị bệnh đái tháo đường
– Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300mg Natri mỗi ngày
– Các yếu tỗ vi lượng: nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, ví dụ sắt ở người ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu vitamin B12
– Ngưng hút thuốc lá
Chỉ số đường huyết (glycemic index-GI):
Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ tăng đường huyết ở mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn một loại thức ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để chọn thực phẩm cho bệnh nhân ĐTĐ.
Chỉ số đường huyết là mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn nhất định nghiên cứu so sánh với mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn được coi là chuẩn (bánh mỳ trắng là 100%).
Chỉ số đường huyết phụ thuộc vào sự phức hợp của thành phần glucid và phụ thuộc vào các thành phần chất xơ, chất đạm, chất khoáng, quá trình chế biến, tỷ số giữa amylose và amylopectin. Người ta cho rằng hàm lượng chất xơ có thể coi là chỉ điểm thay thế cho chỉ số đường huyết của thực phẩm. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại chất xơ hoà tan có chỉ số đường huyết thấp.
Dựa vào những gợi ý về từng nhóm thực phẩm trên đây chúng ta có thể thấy vẫn có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Do vậy, dù có thực hiện chế độ ăn kiêng nhưng bạn vẫn có thể đa dạng thực đơn mỗi ngày với đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Người bị bệnh đái tháo đường cần kết hợp chế độ ăn hợp lý, tập thể dục và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Nguồn: Bác sỹ Nguyễn Hồng Thủy
Chi tiết thông tin cho CHẾ ĐỘ ĂN CƠ BẢN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Thực Phẩm Dành Cho Người Tiểu Đường
hellobacsi.com › top-15-thuc-pham-kiem-soat-benh-tieu-duong-tot-nhat, www.vinmec.com › nguoi-bi-benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi, medlatec.vn › Nội tiết, glucerna.com.vn › song-khoe-cung-dai-thao-duong › thuc-pham-cho-ngu…, tamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Nội tiết, suckhoedoisong.vn › Dinh dưỡng › Chế độ ăn người bệnh, youmed.vn › Trang chủ › Dinh Dưỡng, www.vinamilk.com.vn › lua-chon-thuc-pham-cho-nguoi-benh-tieu-duong-2, bvthanhpho.ytethanhhoa.gov.vn › web › khoa-lam-sang › khoa-noi-nhi, Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường, Trái cây dành cho người tiểu đường, Món an vặt cho người tiểu đường, Của hàng bạn thực phẩm cho người tiểu đường, 21 món an dành cho người tiểu đường, Các món canh tốt cho người tiểu đường, Bệnh tiểu đường nên an gì thay com, Bữa sáng cho người tiểu đường
.