Thảo Dược Chữa Hôi Miệng – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Thảo Dược Chữa Hôi Miệng có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Thảo Dược Chữa Hôi Miệng trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Greelux – Hơi thở thơm mát tức thì
Bạn đang xem video Greelux – Hơi thở thơm mát tức thì được cập nhật từ kênh Xịt Thơm Miệng Thảo Dược Greelux từ ngày 2016-02-07 với mô tả như dưới đây.
Xịt thơm miệng thảo dược Greelux được bào chế từ các tinh chất: Bạc hà, trà xanh, cúc hoa, lô hội, cam thảo, hoa hòe, tràm, bách lí hương. Nhanh chóng khử các mùi khó chịu do thức ăn (hành, tỏi, hải sản…), thuốc lá, hôi miệng. Cho hơi thở thơm mát tức thì. Thoải mái, tự tin giao tiếp. Hoàn toàn an toàn khi nuốt.
Chi tiết tại: Web Greelux.vn/FB: Greelux – Hơi thở thơm mát tức thì
10 Loại thảo dược trị hôi miệng hiệu quả, được đánh giá cao
Thảo dược là những loại cây cỏ trong tự nhiên có dược tính, có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nhất định, thường được trồng để dùng làm thuốc chữa bệnh. Sử dụng thảo dược chữa hôi miệng là phương pháp được đánh giá cao về mức độ an toàn, có thể mang đến những chuyển biến tích cực cho việc điều trị. Một số thảo dược trị hôi miệng thường gặp có thể kể đến như:
1. Hương nhu
Hương nhu có 2 loại là hương nhu trắng và hương nhu tía, trong đó, hương nhu tía còn có tên gọi khác là é tía. Theo y học cổ truyền, hương nhu có vị cay, mùi thơm dễ chịu, tính ấm, quy vào các kinh phế, vị. Thường có tác dụng tán hàn, giải biểu, hành thủy, lợi thấp trị tiêu chảy, lạnh bụng, lạnh tay chân, đau nhức cơ thể… Hương nhu chứa nhiều tinh dầu, thường được dân gian sử dụng để khử mùi hơi thở, làm sạch khoang miệng, hỗ trợ điều trị hôi miệng.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng hương nhu tươi
- Lấy 40g hương nhu, rửa sạch, cho vào nồi hoặc ấm sắc với 200ml nước
- Đun sôi, thấy hơi cô cạn thì để nguội, dùng nước này súc miệng sau khi đánh răng
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả
Cách 2: Dùng tinh dầu hương nhu
- Lấy 2 – 3 giọt tinh dầu hương nhu nhỏ vào cốc nước ấm
- Khuấy đều, dùng nước này súc miệng mỗi ngày
- Kiên trì áp dụng sẽ thấy tình trạng hôi miệng của bạn được cải thiện.
2. Húng chanh – thảo dược trị hôi miệng quen thuộc
Húng chanh còn được gọi với những cái tên khác như rau tần, tần lá dày, dương tử ô, rau thơm lông, rau thơm lùn. Đây là loại cây thân thảo không chỉ được dùng làm rau gia vị mà còn là vị thuốc được thu hái quanh năm. Húng chanh có giá trị trị liệu cao, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như ho kéo dài, hôi miệng, trừ giun sán, ngăn ngừa nhiễm trùng cho vết thương ngoài da.
Lá húng chanh có tính ấm, vị chua the, mùi thơm hăng, đi vào phế, có thể chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp. Húng chanh cũng là một trong những thảo dược chữa hôi miệng được nhiều người biết đến và áp dụng. Để trị hôi miệng bằng húng chanh, chúng ta thường chỉ dùng để súc miệng nên không có quá nhiều vấn đề cần lưu ý.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g lá húng chanh rửa sạch, cho vào ấm sắc với nước
- Thấy cô cạn được nước đặc thì tắt bếp, để nguội
- Dùng nước này để ngậm và súc miệng mỗi ngày
- Kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả.
Bạn cũng có thể lấy một nắm lá húng chanh khô, sắc lấy nước để ngậm súc miệng. Thường xuyên ngậm nhiều lần trong ngày, kiên trì trong nhiều ngày thì mới thấy tình trạng hôi miệng được cải thiện.
3. Ngò gai (mùi tây)
Ngò gai còn được gọi với những cái tên khác như mùi tàu, mùi tây, ngò tây. Đây không chỉ là loại rau thơm được người Việt yêu thích mà còn là một loại dược liệu thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Theo Đông y, ngò gai tính ấm, mùi thơm hơi hắc, vị cay đắng, có thể giúp giảm đau, kiệm tỳ, sơ phong thanh nhiệt, hành khí tiêu thũng. Thường xuất hiện trong các bài thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh độc, thông khí, khử thấp.
Theo các nghiên cứu hiện đại, ngò gai có chứa 0,02 – 0,04% tinh dầu dễ bay hơi, trong rễ của loại cây này còn chứa saponin. Thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa viêm ruột đi kiết, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực, cảm mạo. Ngoài ra, ngò gai cũng thường được dân gian sử dụng để trị hôi miệng, giảm đau…
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm ngò gai, rửa sạch, để ráo nước
- Cho vào ấm chuyên dụng, sắc với nước thấy cô đặc thì tắt bếp
- Cho thêm một vài hạt muối, khuấy tan
- Lấy nước này súc miệng nhiều lần trong ngày
- Kiên trì mỗi ngày, sau 5 – 6 ngày bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng của mình được cải thiện.
4. Trị hôi miệng bằng thảo dược với trà xanh
Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là thảo dược trị hôi miệng hiệu quả thì có thể tham khảo trà xanh. Trà xanh vị ngọt chát, tính hàn, đi vào kinh can, có các tác dụng như lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt, tăng cường tiêu hóa, sáng mắt… Theo các nghiên cứu khoa học, trà xanh giàu chất chống oxy hóa như catechin, polyphenol, flavonoid, tinh dầu… Có tác dụng kháng viêm, loại bỏ các tác nhân gây hại trong khoang miệng.
Súc miệng hoặc uống trà xanh được cho là có thể làm giảm mức độ vi khuẩn và các axit trong khoang miệng. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về răng nướu, giúp nâng cao sức khỏe răng miệng của bạn. Việc sử dụng trà xanh cũng có thể cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng, giúp cho hơi thở của bạn trở nên tươi mát, thơm tho hơn. Do đó, trà xanh cũng là một trong những thảo dược chữa hôi miệng mà bạn có thể tham khảo.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng trà xanh với muối
- Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa xanh, vò nát, cho vào nồi đun với nước
- Sau khi sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước, thêm vào nước trà một ít muối
- Khuấy đều cho muối tan, dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày
- Kiên trì thực hiện nhiều ngày để tình trạng hôi miệng được cải thiện.
Cách 2: Dùng trà xanh và gừng
- Lấy 1 nắm lá trà sạch rửa sạch, cho vào nước đun sôi
- Đợi nước sôi thì thả gừng đã cắt lát còn nguyên vỏ vào
- Đun thêm 20 phút cho ra tinh chất rồi tắt bếp
- Dùng hỗn hợp này để uống hoặc súc miệng đều được
5. Bạc hà trị hôi miệng
Bạc hà không chỉ là loại rau thơm phổ biến mà còn được biết đến với nhiều lợi ích bất ngờ với sức khỏe. Lá bạc hà được cả y học cổ truyền lẫn các nghiên cứu hiện đại công nhận về công dụng, hiệu quả trong việc hỗ trợ chăm sóc, điều trị các vấn đề về răng miệng. Đây cũng là lý do hiện nay có rất nhiều nước súc miệng chứa bạc hà được sử dụng phổ biến hiện nay.
Bạc hà có vị cay the, tính hàn, chứa nhiều tinh dầu, tinh dầu của lá bạc hà có tính sát khuẩn cực cao, có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, làm khoang miệng của bạn sạch sẽ và hơi thở cũng trở nên nhẹ nhàng, thơm mát hơn. Việc sử dụng lá bạc hà có thể làm cho hơi thở của bạn được cải thiện nhất thời. Tuy nhiên nếu bạn không cải thiện các bệnh về răng miệng và các bệnh lý trong cơ thể thì không thể loại bỏ dứt điểm tình trạng hôi miệng.
Cách thực hiện:
Cách 1: Nhai hoặc ăn lá bạc hà
- Lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước
- Dùng lá này nhai hoặc ăn mỗi ngày để làm sạch vi khuẩn và mảng bám
- Bạn nên nhai lá bạc hà thật kỹ, không nuốt ngay để các tinh chất thâm vào răng và nướu.
Cách 2: Dùng lá bạc hà với muối
- Lấy 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch, vắt lấy nước cốt
- Pha nước này với một ít nước ấm, cho thêm muối trắng
- Khuấy cho tan đều, dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày
6. Thảo quả – thảo dược có công dụng trị hôi miệng
Thảo quả còn có các tên gọi khác như thảo đậu khấu, đò ho, mác hấu, không chỉ là gia vị mà còn là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y. Cây thảo quả thuộc họ gừng, bộ phận được sử dụng là quả chính được phơi hoặc sấy khô của loại cây này. Thảo quả có chứa 1,4 – 1,47% tinh dầu, có mùi thơm, vị cay nóng, hơi ngọt dễ chịu. Thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, nấc cụt, đau bụng, đầy bụng, hôi miệng…
Cách thực hiện:
- Lấy thảo quả rửa sạch, giã dập (quá trình thực hiện cần đảm bảo vệ sinh)
- Lấy quả này ngậm nuốt nước từ từ và bỏ bã để hỗ trợ điều trị hôi miệng.
Lưu ý: Không dùng thảo quả cho người thiếu máu, thể trạng gầy yếu, người bị sỏi ở túi mật.
7. Trị hôi miệng với quế
Quế là cây thuốc quý, thuộc họ long não, có vị cay ngọt, mùi thơm hơi nồng, quy vào các kinh như Tâm, Can, Thận, Tỳ. Bộ phận thường được sử dụng là vỏ cành và vỏ thân, còn được gọi là quế nhục. Quế chứa nhiều tinh dầu, tinh dầu quế có tác dụng khử mùi, chống nhiễm trùng, giảm đau họng, có hiệu quả trong điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Trong tinh dầu quế có chứa cinnamaldehyde, có khả năng ức chế sự sinh sôi và phát triển của một số vi khuẩn kể cả Salmonella và Listeria. Nhờ đó mà có hiệu quả tốt trong việc cải thiện tình trạng hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng. Đây cũng là lý do mà quế thường được sử dụng để trị hôi miệng, các bệnh lý về răng miệng, nhiễm trùng đường hô hấp. Như vậy, nếu bạn muốn dùng thảo dược trị hôi miệng thì quế là loại thảo dược mà bạn có thể tham khảo.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 1 muỗng cà phê bột quế, 2 muỗng cà phê mật ong
- Mỗi ngày bạn pha quế và mật ong theo tỷ lệ 1:2 với 200ml nước ấm
- Khuấy đều cho tan, dùng hỗn hợp này để súc miệng sau khi đánh răng
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày để diệt khuẩn, giúp hơi thở thơm mát.
8. Hoa hồi
Hoa hồi còn được gọi với những các tên khác như đại hồi, bác giác hồi hương, hồi, đại hồi hương, là dược liệu được di thực vào Việt Nam, thường gặp ở các tỉnh phía bắc nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc của loại thảo dược này là quả chứ không phải hoa. Đại hồi có mùi thơm hơi hắc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi. Ngoài ra, tinh dầu từ hoa hồi còn có khả năng sát khuẩn, hỗ trợ điều trị hôi miệng, đau răng, viêm lợi rất tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy một vài lát đại hồi sạch, đảm bảo vệ sinh
- Dùng đại hồi nhai kỹ rồi nuốt nước từ từ, nhả bã
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
9. Đinh hương
Đinh hương có mùi thơm, vị cay the, hơi ngọt, tính nóng, chứa nhiều tinh dầu. Là vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y với nhiều công dụng khác nhau, có thể kể đến như làm ấm bụng, chống nôn, làm thơm miệng, sát khuẩn, tiêu sưng… Đinh hương có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác đều được. Trong đinh hương chứa nhiều tinh dầu, có tính diệt khuẩn, chống viêm, khử mùi, rất tốt nên thường được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hôi miệng.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng đinh hương khô
- Lấy 3 – 4 lát đinh hương khô, cho vào miệng ngậm khoảng 3 – 5 phút
- Sau đó bạn nhai nhỏ đinh hương cho đến khi hết tinh chất
- Nhả phần bả ra và súc lại miệng với nước sạch
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng.
Cách 2: Dùng bột đinh hương
- Đinh hương bạn tán thành bột mịn, cho vào cốc nước ấm
- Khuấy đều cho tan, dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày
- Thực hiện trong thời gian dài để thấy hiệu quả
10. Cam thảo – thảo dược chữa hôi miệng do bệnh dạ dày
Nếu bạn bị hôi miệng do các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản thì có thể tham khảo cam thảo. Đây cũng là một trong những loại thảo dược chữa hôi miệng do bệnh lý về tiêu hóa được đánh giá cao về hiệu quả. Cam thảo vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, tan đờm, bổ tỳ dưỡng vị, giải độc, ích khí, có thể giảm đau co thắt, tăng cường sức khỏe, kháng viêm, bảo vệ gan, chống virus…
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng trà cam thảo
- Lấy 1 – 2g rễ cam thảo cho vào cốc
- Đổ vào cốc 200ml nước sôi, hãm cam thảo trong 10 – 15 phút
- Khi nước còn hơi ấm thì uống từng ngụm nhỏ
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng.
Cách 2: Dùng bài thuốc từ cam thảo
- Bài thuốc 1: Lấy cam thảo, quất bì, tế tân, quế tâm mỗi vị 50g, tán tất cả thành bột, dùng táo nhục kết hợp với mật ong và các vị thuốc trên vo thành viên bằng hạt đậu. Mỗi ngày uống 5 – 10g trước khi đi ngủ.
- Bài thuốc 2: 90g cam thảo, 45g tế tân, 45g quế tâm, 30g xuyên khung, 15g đinh hương, tán thành bột mịn, thêm mật ong vào tán nhuyễn, làm thành viên, uống 5g mỗi ngày.
Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng tối đa 240ml nước cam thảo mỗi ngày, trong đó liều lượng cam thảo sử dụng từ 5 – 15g được coi là ngưỡng an toàn. Chỉ dùng tối đa 10 ngày rồi ngưng sau đó mới bắt đầu liệu trình mới. Không dùng cam thảo cho người rối loạn chức năng gan thận, phụ nữ mang thương, người đang sử dụng các loại thuốc điều trị.
Một số lưu ý khi dùng thảo dược chữa hôi miệng
Khi sử dụng thảo dược để chữa hôi miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chữa hôi miệng bằng thảo dược chỉ hiệu quả với những trường hợp hôi miệng ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện. Bạn chỉ áp dụng như một phương pháp hỗ trợ, vì nếu không tìm được nguyên nhân gây hôi miệng thì sẽ không thể điều trị dứt điểm được tình trạng này.
- Hôi miệng thường do nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn uống, thói quen uống rượu bia, thuốc lá hoặc do các bệnh lý về răng miệng, bệnh lý về tiêu hóa, trào ngược dạ dày gây ra. Nếu bạn không tìm được nguyên nhân gây hôi miệng thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
- Hiệu quả của các phương pháp chữa hôi miệng bằng thảo dược còn phụ thuộc vào cách thực hiện, tình trạng hôi miệng và cơ địa của mỗi ngày. Thông thường, thảo dược có tác dụng tương đối chậm, do đó, bạn cần kiên trì trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
- Song song với việc dùng thảo dược trị hôi miệng, bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận, thường xuyên đánh răng, súc miệng để giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng.
Trên đây là một số thảo dược trị hôi miệng có chứa dược tính có thể ít nhiều giúp bạn cải thiện được tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu. Khi bị hôi miệng, nếu áp dụng nhiều phương pháp mà không thấy cải thiện, cách tốt nhất là bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Chi tiết thông tin cho 10 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Giúp Lấy Lại Tự Tin…
7 thảo dược trị hôi miệng tại nhà dễ kiếm
Hôi miệng là hiện tượng khoang miệng hay hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này xảy ra do nồng độ sulphur dễ bay hơi được sản sinh quá nhiều trong khoang miệng. Nguyên nhân là do hút thuốc lá, ăn nhiều hành tỏi, lạm dụng bia rượu, uống ít nước, nhiễm khuẩn, mắc bệnh nha chu, viêm tủy xương, trào ngược dạ dày…
Nhiều người lựa chọn sử dụng thảo dược trị hôi miệng tại nhà vì ngại đi khám. Các loại thảo mộc có sẵn trong vườn như lá bạc hà, gừng, trà xanh hay cây hương nhu… đều được tận dụng triệt để nhằm lấy lại hơi thở thơm mát, tự tin hơn.
1. Lá bạc hà trị hôi miệng
Cây bạc hà là thảo dược được sử dụng rộng rãi trong điều trị hôi miệng và nhiều vấn đề khác như viêm lợi, đau răng, sâu răng… Thảo dược này chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là menthol. Đây là một hoạt chất có khả năng sát khuẩn, giảm đau và khử mùi tốt.
Sử dụng lá bạc hà đúng cách sẽ giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn. Tuy nhiên, các trường hợp bị trào ngược dạ dày nên tránh sử dụng thảo dược này. Nghiên cứu cho thấy, bạc hà và các sản phẩm chứa chiết xuất từ lá bạc hà có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh.
- Cách 1: Nhai trực tiếp 2 – 3 lá trong miệng sau mỗi bữa ăn. Có thể nuốt hoặc nhả bã.
- Cách 2: Thường xuyên sử dụng lá bạc hà trong bữa ăn như một loại rau thơm.
- Cách 3: Dùng lá bạc hà tươi hoặc khô hãm nước uống hoặc súc miệng hàng ngày.
- Cách 4: Pha loãng tinh dầu bạc hà với nước ấm và vài hạt muối ăn. Dùng hỗn hợp này súc miệng 2 – 3 lần trong ngày. Tránh súc miệng bằng tinh dầu bạc hà nguyên chất bởi ở dạng đậm đặc, nồng độ các chất trong tinh dầu khá cao nên có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
2. Trà xanh – Thảo dược chữa hôi miệng rẻ tiền
Nếu đang tìm kiếm một cách trị hôi miệng bằng thảo dược an toàn, rẻ tiền, bạn không nên bỏ qua lá chè xanh. Hoạt chất polyphenol được tìm thấy trong lá có khả năng chống oxy hóa và khử mùi tốt. Khi tiếp xúc với khoang miệng, chất này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, cải thiện tình trạng nhiễm trùng nướu lợi, áp xe răng, giúp khoang miệng sạch sẽ và không còn gây mùi khó chịu.
- Cách 1: Rửa sạch lá trà xanh và ngâm trong nước muối loãng để diệt khuẩn. Sau đó, bạn chỉ cần bỏ lá vào trong miệng nhai nát trong vài phút. Áp dụng cách này sau khi ăn các thực phẩm nặng mùi hoặc bất cứ khi nào bạn thấy hơi thở có mùi.
- Cách 2: Vò nát 1 nắm lá trà. Đun sôi với nước khoảng 5 phút rồi vớt bỏ bã. Thêm vào vài hạt muối ăn, quậy tan và để nguội. Dùng nước trà súc miệng vài lần trong ngày để trị hôi miệng.
- Cách 3: Nấu lá trà xanh với nước, đun sôi vài phút thì bạn cho thêm gừng cắt lát vào nấu 5 phút nữa. Để nước nguội, rót uống hay súc miệng đều có tác dụng khử mùi hôi miệng rất tốt.
3. Trị hôi miệng bằng thảo dược hương nhu
Hương nhu trắng hoặc tía đều là những loại thảo dược trị hôi miệng đang được nhiều người tin dùng. Chúng có vị cay, tính ấm nhưng hoàn toàn không chứa độc tố.
Nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của cây hương nhu chứa nhiều Cavacrol, Thymol, Humulene, Transbergamotene và nhiều hoạt chất quý khác. Chúng có tác dụng tích cực trong việc ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, cải thiện tình trạng sâu răng cửa, viêm nướu, viêm nha chu, mang đến cho bạn hơi thở thơm mát, tự tin hơn.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 10g hương nhu tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối để khử khuẩn.
- Bỏ thảo dược vào ấm sắc với 200ml nước đặc
- Hàng ngày, bạn hãy lấy nước nấu từ hương nhu để súc miệng 2 – 3 lần.
- Ngậm trong miệng một lúc để các hoạt chất phát huy tác dụng rồi hãy nhổ ra. Không nuốt vào bụng.
4. Chữa hôi miệng bằng gừng
Gừng vừa là thực phẩm, vừa là thảo dược có tác dụng chữa nhiều bệnh, bao gồm cả các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, đau răng, viêm lợi, áp xe quanh chóp răng… Nhờ chứa nhiều hoạt chất quý, gừng được xem như là một phương thuốc kháng viêm, giảm đau, khử mùi tự nhiên cho các trường hợp bị hôi miệng liên quan đến tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng hay đường tiêu hóa.
Đối với các trường hợp bị hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản, gừng còn giúp trung hòa axit dạ dày, ngăn chặn tình trạng trào ngược của axit và dịch vị. Điều này giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng cùng các triệu chứng liên quan đến bệnh.
- Cách 1: Nhai trực tiếp gừng tươi trong miệng, mỗi ngày 2 – 3 lát.
- Cách 2: Nấu gừng lấy nước súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần sau các bữa ăn chính hoặc sau khi đánh răng buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Cách 3: Bỏ 2 thìa gừng băm vào trong ấm hãm trà. Thêm nước sôi vào và ủ khoảng 15 phút. Rót uống dần, nhất là sau khi ăn xong để khử mùi của thức ăn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Có thể thêm mật ong để tăng hương vị cho trà và giúp nâng cao hiệu quả trị hôi miệng của gừng.
5. Điều trị hôi miệng bằng lá và hạt thì là
Thì là ngoài công dụng làm thực phẩm còn là một loại thảo dược trị hôi miệng thông dụng, được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng. Nguyên liệu này có tác dụng khử mùi, đồng thời ức chế phản ứng sưng viêm ở nướu răng, tăng cường sức đề kháng cho răng miệng của bạn.
- Cách 1: Bạn lấy rau thì là tươi thái nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 1 ly nước. Lọc lấy nước súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Cách 2: Nhai vài nhánh lá hoặc hạt thì là trong miệng để khử mùi sau khi ăn hải sản hay các thực phẩm có mùi.
- Cách 3: Hạt thì là giã nát, đem sắc nước súc miệng vài lần trong ngày. Có thể dùng lá thay thế.
6. Trị hôi miệng bằng thảo dược quế thanh
Quế thanh ( còn gọi là quế chi hay quế hồi) là thảo dược khá quen thuộc. Do có mùi hương đặc trưng, nhiều người cứ nghĩ ăn quế sẽ gây hôi miệng. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại, sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giúp khử mùi hôi miệng khá tốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, quế thanh chứa thành phần kháng khuẩn tự nhiên nên có thể giúp trị viêm nướu, viêm lợi, sâu răng và nhiều vấn đề khác về răng miệng, qua đó đẩy lùi tình trạng hôi miệng một cách tự nhiên.
Cách sử dụng:
- Quế thanh phơi khô, nghiền nhuyễn thành bột mịn
- Khi sử dụng, bạn lấy 1 thìa bột đem khuấy vào ly nước ấm
- Ngậm và súc miệng với hỗn hợp sao cho tất cả các vị trí trong khoang miệng đều được tác động.
Ngoài cách trên, bạn cũng có thể dùng bột quế kết hợp với mật ong trị hôi miệng cũng cho hiệu quả tương tự. Sau khi dùng xong, nên đánh răng lại cho sạch, bạn sẽ không phải lo ngại mùi hương của quế còn tồn đọng trong miệng.
7. Bí quyết chữa hôi miệng từ lá bàng
Cây bàng không chỉ tạo bóng mát mà còn cho lá làm thuốc chữa bệnh. Dân gian sử dụng lá bàng như một loại thảo dược giúp chữa đau bụng, viêm da, viêm bàng quang và cả bệnh hôi miệng.
Phân tích thành phần hóa học của lá bàng cho thấy, thảo dược này có chứa nhiều tanin. Chất này có tác dụng sát trùng, tiêu viêm khử mùi tốt. Các trường hợp bị hôi miệng do viêm răng lợi có thể dùng lá bàng nấu nước ngậm hàng ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng, giảm sưng lợi và giúp răng chắc khỏe hơn.
Cách sử dụng:
- Bạn cần chuẩn bị 1 kg lá bàng bánh tẻ, rửa kỹ cho sạch tạp chất
- Bỏ lá vào nồi nấu chung với 4 lít nước và 1 thìa muối ăn
- Sắc đến khi nước cô đặc lại còn khoảng 1 lít thì tắt bếp. Vớt bỏ xác lá, để nguội và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng, chỉ cần lấy một ít nước lá bàng ngậm trong miệng từ 10 – 15 phút, sau đó nhổ ra.
- Áp dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần để tình trạng hôi miệng cùng các bệnh lý ở khoang miệng nhanh chóng được điều trị dứt điểm.
Trị hôi miệng bằng thảo dược có hiệu quả không?
Việc sử dụng thảo dược chữa hôi miệng đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Phương pháp này chủ yếu tận dụng các hoạt tính có sẵn trong thảo dược để khắc phục tình trạng hôi miệng và một số vấn đề được cho là căn nguyên dẫn đến căn bệnh này, chẳng hạn như sâu răng, viêm lợi, áp xe răng… Đây đều là các loại cây dễ kiếm, có sẵn trong vườn nhà của nhiều gia đình nên không mất thời gian để tìm kiếm nguyên liệu. Chi phí điều trị hôi miệng bằng thảo dược cũng không đáng kể.
Tuy nhiên, việc dùng thảo dược trị hôi miệng lại cho tác dụng chậm. Hiệu quả đến từ từ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cơ địa, khả năng đáp ứng của từng người
- Mức độ hôi miệng
- Các nguyên nhân, bệnh lý tiềm ẩn
- Cách thức áp dụng
Hơn nữa, cách trị hôi miệng bằng thảo dược đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên trì nhưng không chắc chắn có thể giúp bạn thoát khỏi chứng hôi miệng khó chịu, nhất là các trường hợp bị nặng. Để chắc chắn hơn, bạn nên đi khám bác sĩ nhằm tìm ra phương pháp điều trị hôi miệng phù hợp nhất.
Trong quá trình dùng thảo dược trị hôi miệng, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tránh sử dụng các thảo dược từng khiến bạn bị dị ứng hoặc chứa chất gây dị ứng cho bạn.
- Dùng thảo dược đúng cách và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thu được hiệu quả tốt nhất.
- Thường xuyên đánh chải răng sạch sẽ, ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng lúc ngủ dậy và ban đêm trước khi đi ngủ. Thói quen này có ý nghĩa quan trọng bởi nó giúp loại bỏ mùi vị của thức ăn, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và chặn đứng đường phát sinh của vi khuẩn. Điều này giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả hơn.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn nặng mùi như tỏi, hành, sầu riêng, các loại mắm. Sau khi dùng các thức ăn trên, bạn nên súc miệng kỹ hoặc đánh răng ngay.
- Dùng chỉ nha khoa hay dụng cụ cạo lưỡi để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hơn, giảm thiểu phát sinh mùi hôi khó chịu.
- Thận trọng khi có ý định sử dụng thảo dược trị hôi miệng kết hợp với các loại thực phẩm chức năng hay thuốc Tây y để tránh hiện tượng tương tác ngoài ý muốn.
Có thể bạn quan tâm
Chi tiết thông tin cho 7 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Tại Nhà Lấy Nhanh Lại Tự Tin…

4. Lá bạc hà
Nhắc đến lá cây trị hôi miệng, không thể không kể đến lá bạc hà. Các ứng dụng của bạc hà trong việc làm kem đánh răng, nước súc miệng đã không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu vì sao bạc hà lại được dùng để chữa hôi miệng nhiều đến thế. Nguyên nhân là vì lá bạc hà có chứa tinh dầu thơm, giúp che bớt mùi hơi thở sau khi ăn các loại thực phẩm có mùi hăng. Không những thế, lá bạc hà còn chứa các chất kháng khuẩn nhắm vào các nguyên nhân gây hôi miệng do vi khuẩn. Ngoài ra, tương tự như các loại rau thơm khác, chất diệp lục trong lá bạc hà cũng có tác dụng trung hòa mùi hôi trong miệng do các hợp chất lưu huỳnh độc hại gây ra.
Có rất nhiều cách dùng lá bạc hà chữa hôi miệng. Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà tươi sau khi rửa sạch. Thậm chí, bởi vì lá bạc hà khá nhỏ, nên chỉ cần đặt bên dưới lưỡi trong vài phút rồi lấy ra mà không cần phải nhai hoặc ăn. Lúc này, hơi thở sẽ thơm hơn và khoang miệng tiết nhiều nước bọt hơn.
Bên cạnh đó, vì bạc hà có tính mát, mùi thơm dịu nhẹ, nên có thể lấy nước cốt lá hòa với nước lọc theo tỷ lệ 1 : 3 để làm nước súc miệng hằng ngày.
Ngoài ra, để làm thơm mát hơi thở sau bữa ăn, có thể pha trà xanh cùng lá bạc hà nhằm làm sạch vòm họng. Sự kết hợp hai giải pháp trị hôi miệng này sẽ vừa giúp hơi thở thơm mát, vừa giúp khử trùng bên trong khoang miệng.
5. Lá cây trị hôi miệng – Lá chè xanh
Chi tiết thông tin cho Top 6 loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả, an toàn và dễ tìm – Hello Bacsi…
TOP 17 mẹo chữa đau răng hiệu quả tại nhà
Đau răng khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sâu răng, nhiễm trùng răng, tụt lợi,… là những lý do phổ biến nhất. Bạn có thể tham khảo những mẹo chữa bệnh sau đây để khắc phục cơn đau.
1. Mẹo chữa đau răng bằng cách chườm đá
Chườm đá, chườm lạnh là cách chữa đau răng phổ biến và dễ thực hiện nhất. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với những ai bị đau do viêm nướu, chấn thương. Bằng cách dùng đá lạnh, nhiệt độ thấp sẽ hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng, cơn đau sẽ tê liệt và giảm sưng viêm.
Cách thực hiện
- Cho đá lạnh vừa đủ vào túi vải và áp khăn chườm ở ngoài má, khu vực bị đau.
- Thực hiện trong 15 – 20 phút và lặp lại sau vài giờ để giảm đau.
2. Lá bạc hà
Mẹo chữa đau răng với bạc hà cũng được nhiều người lựa chọn. Lá bạc hà có đặc tính gây tê, làm dịu đau răng nhanh chóng. Ngoài ra, tinh chất bạc hà cũng được biết đến là một chất kháng khuẩn, giảm đau vô cùng tốt. Không những giúp giảm đau răng, vệ sinh răng miệng tốt mà lá bạc hà còn giúp bạn có hơi thở thơm mát.
Cách thực hiện
- Cách 1: Lá bạc hà khô ngâm cùng nước sôi 20 phút để tạo thành trà, sau đó dùng súc miệng hoặc uống.
- Cách 2: Áp túi bạc hà còn ấm lên chiếc răng bị đau để xoa dịu khó chịu, đau nhức.
- Cách 3: Dùng tinh chất bạc hà thấm lên bông gòn tiệt trùng rồi áp vào vị trí bị đau răng.
3. Dùng nước muối chữa đau răng
Muối biển có thể giúp tăng cường sức khỏe, ổn định huyết áp và giúp giảm đau răng rất tốt. Nước muối chứa hơn 60 khoáng chất giúp giảm viêm, giảm sưng và chữa lành vết thương vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện
- Pha 1 thìa cafe muối với nước.
- Súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày để giảm đau.
4. Mẹo chữa đau răng với cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương hay chính là rau húng tây bên cạnh là gia vị món ăn thì còn có thể giúp điều trị đau răng, ho gà,… Thành phần chính của cây húng tây là thymol giúp sát khuẩn, kháng nấm rất tốt nên có thể chữa trị được đau răng.
Cách thực hiện
- Cách 1: Dùng 2 – 3 giọt tinh dầu nhỏ và ly nước ấm, khuấy đều rồi súc miệng mỗi ngày.
- Cách 2: Dùng bông tiệt trùng thấm một lượng tinh dầu cỏ xạ hương rồi áp vào vị trí răng bị đau.
5. Chữa đau răng với lá trầu
Mẹo chữa đau răng bằng lá trầu là mẹo vô cùng đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Nghiên cứu cho thấy trong lá trầu có tinh dầu thơm và beta-phenol rất tốt trong việc kháng khuẩn, giúp tái tạo nướu, răng săn chắc hơn,…
Cách thực hiện
- Ngâm muối cùng rượu trắng cùng với 2 – 3 lá trầu đã nghiền nát.
- Gạn lấy phần nước rồi lấy bông gòn thấm dung dịch, để lên vùng răng bị đau trong 5 phút.
- Súc miệng lại bằng nước sạch.
6. Sử dụng hành tây
Hành tây có thể kháng viêm, kháng khuẩn và loại bỏ vi trùng trong khoang miệng, ngăn chảy máu chân răng rất tốt. Bên cạnh đó, hành tây cũng giúp giảm đau, gây tê nên bạn có thể dùng nếu đang khó chịu vì đau răng.
Cách thực hiện
- Hành tây thái thành từng lát vừa miếng.
- Nhai cho đến khi mùi nồng của hành tây biến mất.
- Có thể nhai nhiều lần trong ngày để giảm đau nhanh hơn.
7. Lá trà xanh chữa đau răng
Lá trà xanh quá quen thuộc với chúng ta và đây cũng là mẹo chữa đau răng vô cùng tốt. Bên trong lá trà có chứa catechol giúp ngừa sâu răng, cải thiện cấu trúc của men răng và giảm đau răng vô cùng tốt.
Cách thực hiện
- Lá trà xanh rửa xanh và vò nát rồi hãm cùng nước sôi.
- Uống nước trà xanh mỗi ngày hoặc dùng ngậm 2 – 5 phút để giảm cơn đau.
8. Mẹo chữa đau răng với tinh dầu đinh hương
Đinh hương được xem như một “thần dược” chữa đau răng, viêm lợi, sưng nướu. Bởi trong đinh hương có chứa eugenol giúp gây tê tự nhiên và giảm đau rất tốt.
Cách thực hiện
- Cách 1: Thấm 2 – 3 giọt tinh dầu đinh hương vào miếng bông đã tiệt trùng rồi đặt lên vùng răng đau.
- Cách 2: Nhai lá đinh hương cho đến khi tiết ra một lượng dầu, sau đó ngậm 30 phút đến khi cơn đau giảm dần.
9. Sử dụng tỏi
Tỏi không chỉ tăng hương vị cho các món ăn mà còn được dùng nhiều trong y học để chữa bệnh. Tỏi giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển, đồng thời allicin trong tỏi cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm rất tốt. Vậy nên bạn có thể áp dụng mẹo chữa đau răng để giảm khó chịu.
Cách thực hiện
- Tỏi đem lột vỏ sau đó rửa sạch.
- Nhai tỏi ở vùng răng bị đau nhiều lần trong ngày.
10. Rau dền chữa đau răng
Rau dền rất ngon và bổ dưỡng nhưng không nhiều người biết loại rau này cũng có thể chữa đau răng khá tốt. Trong rau dền có nhiều dưỡng chất giúp giảm đau, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại, giúp vùng răng bị đau được cải thiện nhanh chóng.
Cách thực hiện
- Rau dền rửa sạch sau đó nướng khô.
- Tán thành bột và dùng bột đắp lên vùng răng bị đau 5 phút.
- Súc miệng lại với nước.
11. Lá bàng chữa đau răng
Nếu thường xuyên bị những cơn đau răng hành hạ, bạn có thể dùng lá bàng. Lá bàng thực sự là một dược liệu tốt, giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng và giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn.
Cách thực hiện
- Lá bàng non rửa sạch và để ráo nước sau đó xay nhuyễn cùng muối.
- Chắt lấy nước lá bàng và súc miệng trong 5 phút.
- Thực hiện nhiều lần trong ngày để thấy cơn đau giảm dần.
12. Kết hợp húng quế, tiêu đen chữa đau răng
Cả 2 nguyên liệu này đều là gia vị rất quen thuộc giúp tăng thêm hương vị của món ăn. Ngoài ra, húng và tiêu đen cũng có tính chất kháng viêm khá tốt nên khi kết hợp sẽ giúp giảm đau, giảm sưng viêm nhanh chóng.
Cách thực hiện
- Lá húng quế rửa sạch và nghiền nát cùng hạt tiêu.
- Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng răng bị đau.
- Khi cơn đau giảm, hãy súc miệng cùng nước sạch.
13. Mẹo chữa đau răng với cam và chanh
Hàm lượng vitamin C có trong quả cam và quả chanh sẽ giúp giảm những cơn đau nhức nhanh chóng. Chỉ sau vài phút thực hiện bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm, dễ chịu hơn rất nhiều.
Cách thực hiện
- Cam và chanh ngâm nước muối và thái lát mỏng.
- Ngậm vài lát trong miệng từ 2 – 3 phút.
- Súc miệng bằng nước sạch, kiên trì thực hiện mỗi ngày.
14. Giảm đau răng với hạt gấc
Hạt gấc theo Đông y có thể chống viêm và giảm đau nhức khá tốt. Vậy nên bạn có thể áp dụng mẹo chữa đau răng bằng gấc để nhanh chóng đẩy lùi những cơn ê buốt, khó chịu.
Cách thực hiện
- Hạt gấc bóc vỏ và đem nướng cho chín vàng,
- Tán hạt gấc thành bột và trộn cùng giấm.
- Thoa hỗn hợp lên vùng răng bị đau mỗi ngày 2 – 3 lần.
15. Mẹo chữa đau răng với khoai tây
Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đồng thời có thể giúp chữa đau răng vô cùng tốt. Bạn có thể dùng khoai tây để giảm đau nhức theo hướng dẫn sau đây.
Cách thực hiện
- Khoai tay gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn.
- Đắp khoai tây lên vùng răng bị đau khoảng 5 phút rồi súc miệng lại cùng nước.
16. Vỏ xoài chữa đau răng
Vỏ xoài tưởng như chỉ để bỏ đi nhưng nó có thể giúp sát trùng, sát khuẩn, giảm đau do viêm nướu, sâu răng gây ra. Vậy nên nếu đang chưa biết làm sao để hết đau răng thì bạn có thể tham khảo cách này.
Cách thực hiện
- Vỏ xoài cho vào nồi nước đun sôi.
- Nước thu được hòa cùng rượu trắng.
- Súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần để giúp giảm đau, mỗi lần không nên quá 5 phút.
17. Sử dụng nghệ
Nghệ có khả năng sát khuẩn, chống viêm và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về răng miệng khá tốt. Vậy nên sử dụng nghệ cũng là một mẹo chữa đau răng được nhiều người lựa chọn khi bị những cơn đau làm phiền kéo dài.
Cách thực hiện
- Nghệ rửa sạch sau đó cạo vỏ rồi giã nát hoặc xay.
- Đắp nghệ vào vùng răng đang bị sưng đau.
- Khi cơn đau đã giảm thì súc miệng lại cùng nước sạch.
Chữa đau răng tại nhà cần lưu ý những gì?
Khi áp dụng những mẹo chữa đau răng kể trên, để đảm bảo an toàn, tránh những nguy hiểm người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Các nguyên liệu thực hiện cần đảm bảo sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu hoặc bị dính nhiều bụi bẩn.
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn nêu trên, không tự ý bỏ qua các bước hay tự ý kết hợp nguyên liệu vì có thể gây tác dụng ngược.
- Dùng các cách này từ 2 – 4 ngày nếu không thấy cơn đau cải thiện thì nên đến cơ sở nha khoa uy tín để điều trị.
- Mỗi ngày nên chải răng 2 lần và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn thừa còn sót lại.
- Nếu đau răng do sâu răng, viêm nha chu,… thì cần điều trị sớm để tránh những rủi ro về sức khỏe răng miệng sau này.
- Các mẹo này sẽ phát huy hiệu quả khác nhau trên mỗi người, bạn hãy kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất.
Trên đây là 17 mẹo chữa đau răng vô cùng đơn giản và hiệu quả nhất tại nhà người bệnh có thể tham khảo và thực hiện. Những mẹo này rất dễ thực hiện nên ngay khi bị đau nhức bạn có thể áp dụng ngay. Nếu như cơn đau kéo dài thì cần dùng đến thuốc hoặc đến cơ sở nha khoa uy tín để điều trị.
Chi tiết thông tin cho Gợi Ý 17 Mẹo Chữa Đau Răng Cực Đơn Giản, Hiệu Quả…
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở thoát ra đường miệng khi nói chuyện hoặc thở có mùi hôi thối khó chịu. Theo thống kê, khoảng 50% số người trưởng thành bị hôi miệng liên tục tại một số thời điểm trong cuộc sống. Tình trạng này không chỉ gây bối rối, tự ti mà đôi khi, nó còn là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Một quan niệm sai lầm phổ biến về nguyên nhân gây hôi miệng là nó bắt nguồn từ ruột hoặc dạ dày. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, hôi miệng thường xuất phát từ mặt sau của lưỡi, cổ họng, amidan, răng và nướu. Đây là nơi trú ngụ của vi khuẩn tạo ra các hợp chất chứa lưu huỳnh, dẫn đến hôi miệng. Một số nguyên nhân gây hôi miệng bao gồm:
– Ăn thực phẩm dễ gây mùi:
+ Hành và tỏi: Đây là những thực phẩm phổ biến gây hôi miệng.
+ Thực phẩm chiên hoặc giàu chất béo: Những thực phẩm này mất nhiều thời gian để tiêu hóa, do đó tạo ra chứng hôi miệng.
+ Đường, đồ uống ngọt: Gia vị này làm tăng nguy cơ bị sâu răng và bệnh nướu răng, góp phần gây ra chứng hôi miệng.
Tuy nhiên, hôi miệng mạn tính là triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn nào đó. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể bao gồm:
+ Sự tích tụ vi khuẩn trong miệng do vệ sinh răng miệng kém.
+ Bệnh nướu răng/bệnh nha chu, sâu răng.
+ Bị khô miệng mạn tính.
+ Các mảnh thức ăn bị mắc kẹt trong miệng.
+ Hút thuốc lá.
+ Nhiễm trùng nấm men miệng.
+ Không điều trị sâu răng.
+ Mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh gan hoặc tiểu đường.
>> Xem thêm: Cách khử mùi hôi miệng hiệu quả
Chi tiết thông tin cho 10 bài thuốc chữa hôi miệng hiệu quả trong dân gian – Bạn đã biết chưa?…
Top 12 thuốc trị hôi miệng lâu năm tốt nhất hiện nay
Nha Chu Tán – giải pháp đặc trị hôi miệng hàng đầu hiện nay
Nha Chu Tán là bài thuốc thảo dược có nguồn gốc dựa trên tục lệ nhuộm răng đen truyền thống của dân tộc Lự ở Lai Châu. Bài thuốc này đã được nghiên cứu và cải tiến sản xuất bởi Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Vidental.
Dựa trên nguyên tắc cơ bản là sử dụng muội than để làm sạch răng, các chuyên gia đã lựa chọn một số loại thảo dược như tế tân – vị tê cay, sát khuẩn; đinh hương – tạo hương thơm; bạch chỉ – giảm đau, kháng viêm,… để nâng cao công hiệu của thành phần sẵn có.
- Thành phần: Bạch chỉ, tế tân, đinh hương, hoàng liên, ô long vĩ, hương nhu hun khói và các thảo dược quý khác.
- Công dụng:
- Trị tận gốc các nguyên nhân gây tình trạng hôi miệng do viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng, mưng mủ, cao răng,…
- Điều trị các bệnh ê buốt, đau nhức răng, răng lung lay chảy máu,…
Giúp tái tạo men răng, làm tan và bóc tách các mảng bám giúp răng chắc khỏe, đều màu và tăng tuổi thọ của răng.
- Cách sử dụng:
- Cách 1: Cho 1 gói thuốc nhỏ vào ấm pha trà rồi đổ 200ml nước sôi để ủ trong 30 phút. Sau đó, bạn gạn lấy nước và ngậm từ 10 – 15 phút/lần, 2 lần vào sáng tối, liên tục trong 3 ngày.
- Cách 2: Cho 1 gói thuốc lớn vào 400ml rượu (40 độ) ngâm trong 10 ngày. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy rượu pha với nước theo tỷ lệ 1:1, ngậm và súc miệng trong 10 phút, thực hiện 2 lần/ ngày vào sáng, tối.
- Đối với trẻ em có thể hướng dẫn các bé súc miệng trước khi đi ngủ.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Hôi miệng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách giải quyết hiệu quả nhất?
- Nấm lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất
- Viêm lợi là gì? Tất tần tật về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả nhất
- Sâu răng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất?
Hiểu được tâm lý muốn nhanh chóng khắc phục tình trạng hôi miệng, các chuyên gia đã đổi mới, gia giảm thảo dược trong từng giai đoạn của bài thuốc với mục đích cải thiện nhược điểm của bài thuốc dân gian xưa. Do vậy, kết quả mang lại vượt trội hơn hẳn chỉ sau 7 NGÀY SỬ DỤNG. Tùy từng tình trạng hôi miệng mà thời gian phát huy có thể thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh đều cảm thấy hơi thở được cải thiện, bớt tự ti để thoải mái hơn trong giao tiếp.
Hơn nữa, với dạng bào chế hiện đại, bạn có thể mang theo rất dễ dàng khi di chuyển. Với thành phần 100% các thảo dược tự nhiên đạt tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới, bài thuốc Nha Chu Tán hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả các phương pháp hiện đại trong nha khoa, an toàn cho cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về hôi miệng, có thể liên hệ trực tiếp đến Nha khoa Vidental để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về bài thuốc Nha Chu Tán. Thông tin liên hệ:
- Website: /
- Facebook: Fanpage Viện Nha khoa Dental
- Hotline: 0963 526 780
Thuốc trị hôi miệng lâu năm Propolinse
Sản phẩm Propolinse của Nhật là dung dịch có khả năng trong việc khử khuẩn và hiệu quả trong việc loại bỏ các mảng bám trên răng. Ngoài ra, thuốc trị hôi miệng Propolinse cũng có tác dụng làm sạch răng – nướu, giúp răng trắng sáng hơn và giúp sát khuẩn răng miệng.
Bên cạnh đó, khi sử dụng sản phẩm này thì có thể giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến răng nướu. Đồng thời, loại bỏ được mùi hôi của miệng và trong thời gian dài vẫn giữ được hơi thở thơm mát.
Cách sử dụng: Mỗi ngày sử dụng nhiều nhất 2 lần, mỗi lần sử dụng 10ml đến 20ml và bạn súc miệng trong 30s rồi nhổ đi.
Giá thành sản phẩm: Một chai thuốc trị hôi miệng Propolinse của Nhật có giá 160.000 đồng.
Thuốc trị hôi miệng Detox Nano
Thuốc Detoxnano là sản phẩm xuất xứ tại Việt Nam. Thành phần có trong sản phẩm đều xuất phát từ tự nhiên nên an toàn và ít xảy ra tác dụng không mong muốn. 1 combo Detoxnano sẽ bao gồm 4 loại sau: uống, xịt, ngậm và súc miệng.
Viên uống trị hôi miệng Detoxnano có những tác dụng sau đây:
- Hỗ trợ điều trị hôi miệng lâu năm.
- Hỗ trợ điều trị trong viêm lợi, chảy máu chân răng, …
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở khoang miệng mà là nguyên nhân gây hôi miệng: viêm nướu lợi, viêm họng, nhiệt, ký sinh trùng, vi khuẩn, …
- Cải thiện tình trạng ợ chua, viêm thực quản trào ngược và trào ngược dạ dày.
Viên uống trị hôi miệng Breath Pearls
Viên uống trị hôi miệng Breath Pearls là sản phẩm của Úc. Thành phần chủ yếu của thuốc là chiết xuất từ tinh dầu hạt mùi tây và tinh dầu bạc hà. Chính vì thế mà sản phẩm dễ uống và có mùi dễ chịu.
Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và tiết chế hoạt động của chúng. Tinh dầu bạc hà có tác dụng hỗ trợ trong việc phá hủy điều kiện phát triển của vi khuẩn, giúp ngăn ngừa được mùi hôi từ miệng. Ngoài ra, Breath Plus giúp bạn có hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.
Cách sử dụng: Mỗi ngày uống từ 1 viên đến 3 viên thuốc, uống cùng với nước, không được ngậm. Bạn cần dùng liên tục trong vòng từ 1 tháng đến 3 tháng.
Giá thành của sản phẩm: Một hộp thuốc Breath Pearls có giá 260.000 đồng.
Thuốc trị hôi miệng Komil
Thuốc Komil là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hôi miệng do sâu răng, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt, … Đồng thời có công dụng trong việc loại bỏ mùi hôi ở trong khoang miệng do bị sỏi amidan, viêm amidan, viêm họng gây nên.
Cách dùng: Tùy theo từng loại bệnh thì sẽ có thời gian sử dụng khác nhau:
- Đối với người bị nhiệt miệng: Mỗi ngày ngậm thuốc trong khoảng thời gian từ 5 phút đến 10 phút.
- Đối với người bị khô miệng: Trong vòng 2 tuần thì cần dùng hết từ 1 liệu trình đến 3 liệu trình.
- Đối với người bị viêm nướu: Dùng thuốc liên tục trong vòng 7 ngày đến 14 ngày.
- Đối với người viêm amidan hoặc viêm họng thì mỗi ngày đều phải ngậm và súc miệng cho tới khi khỏi.
Giá thành: 1 chai thuốc trị hôi miệng Komil 100ml có giá 290.000 đồng.
Gửi câu hỏi tư vấn
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Thảo Dược Chữa Hôi Miệng
xit thom mieng, greelux, hoi tho thom mat, hoa linh, khử mùi, chữa hôi miệng
.