Thảo dược

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ:

Phân loại và tác dụng của thuốc ngủ

Thuốc ngủ có nhiều loại khác nhau và đem lại các tác dụng khác nhau. Có loại giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn, có loại giúp bạn ngủ lâu hơn, có loại lại mang cả hai tác dụng trên. Để xác định loại thuốc ngủ nào phù hợp với bạn, bác sĩ sẽ:

  • Đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ về giấc ngủ của bạn
  • Yêu cầu các xét nghiệm để loại trừ bất kỳ tình trạng tiềm ẩn gây ra chứng mất ngủ
  • Thảo luận về các lựa chọn thuốc ngủ, bao gồm mức độ thường xuyên, thời gian uống và các dạng thuốc như thuốc viên, thuốc xịt vào miệng hoặc viên nén hòa tan
  • Kê toa thuốc trong một khoảng thời gian nhất định để đánh giá những lợi ích và tác dụng phụ của thuốc ngủ
  • Kiểm tra bạn đã thử toa thuốc ngủ khác do toa thuốc đầu tiên uống không có kết quả sau một đợt điều trị đầy đủ.

Các loại thuốc ngủ phổ biến trên thị trường và tác dụng của chúng được thể hiện trong bảng dưới đây:

Thuốc ngủ Giúp bạn vào giấc ngủ Giúp kéo dài giấc ngủ Có thể dẫn đến phụ thuộc
Doxepin (Silenor®)
Estazolam
Eszopiclone (Lunesta®)
Ramelteon (Rozerem®)
Temazepam (Restoril®)
Triazolam (Halcion®)
Zaleplon (Onata®)
Zolpidem (Ambien®, Edluar®, Intermezzo®, Zolpimist®)
Zolpidem được nâng cấp (Ambien CR®)
Suvorexant (Belsomra®)

Chi tiết thông tin cho Thuốc ngủ: Công dụng, tác dụng phụ và cách sử dụng A-Z • Hello Bacsi…

1. Thuốc ngủ có tác dụng gì? 

Tác dụng của thuốc thể hiện ngay qua tên gọi. Sử dụng thuốc giúp bệnh nhân duy trì giấc ngủ tương tự như giấc ngủ sinh lý bình thường hoặc kéo dài thời gian ngủ. Thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương, có thể giúp bạn nhanh chóng tìm đến giấc ngủ khi bạn đang bị căng thẳng hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khiến bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo.

Có thể bạn quan tâm:  Dầu Tinh Luyện Nhập Khẩu - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Tùy theo liều dùng mà thuốc có tác dụng khác nhau. Ở liều thấp, thuốc có tác dụng an thần, liều trung bình là thuốc gây ngủ và liều cao là liều độc, có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.

Thuốc ngủ hiểu đơn giản chính là thuốc chữa bệnh mất ngủ

Các thuốc ngủ khi cần sử dụng phải được chỉ định của bác sĩ. Người dân không nên tự ý sử dụng.

2. Phân loại thuốc ngủ 

Dựa theo cấu trúc hóa học, thuốc ngủ chia thành các nhóm: 

Dẫn xuất của Barbituric

Nhóm này bao gồm các loại gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Đại diện nhóm này là thuốc phenobarbital. Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật, chống động kinh tùy vào liều lượng. Thuốc có tác dụng trong khoảng thời gian khá lâu từ 8 – 12 giờ.

Thuốc được chỉ định trong những trường hợp: động kinh, co giật, hạn chế các cơn co giật ở trẻ em, thần kinh căng thẳng, mất ngủ, tăng bilirubin huyết, vàng da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn được sử dụng phối hợp với các thuốc điều trị cơn đau thắt ngực, đau đầu, nhồi máu não hay rối loạn thần kinh để tăng hiệu quả.

Khi sử dụng thuốc thuộc nhóm này cần lưu ý các tác dụng phụ như thường xuyên buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, đau đầu, lú lẫn,… Đôi khi cũng gây mất ngủ, kinh hãi, ác mộng nếu lạm dụng thuốc. Liều độc thường cao hơn liều bình thường từ 5-10 lần gây ra trạng thái ngủ sâu, mất phản xạ, hạ thân nhiệt, giãn đồng tử mắt, trụy tim, trụy hô hấp và có thể gây tử vong.

Dẫn xuất của Benzodiazepin

Các dẫn xuất của benzodiazepin có tác dụng chủ yếu là an thần và gây ngủ. Tùy vào cường độ tác dụng mà người ta tạm chia thành hai nhóm: 

  • Nhóm thuốc có tác dụng chủ yếu là an thần, hay sử dụng là alprazolam, clordiazepoxido, clonazepam, lorazepam, oxazepam.

  • Nhóm thuốc có tác dụng chủ yếu là gây ngủ như Midazolam.

Thuốc an thần Diazepam

Có thể đưa thuốc vào cơ thể thông qua uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Sau 30 phút thuốc  sẽ bắt đầu có tác dụng và hiệu quả trong vòng 6 giờ.

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp hệ thần kinh trung ương bị kích thích, lo âu, căng thẳng, người mất ngủ. Ngoài ra thuốc được dùng để hạn chế các cơn động kinh nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu, thuốc tiền mê và chấm dứt các cơn co cứng cơ.

Các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc gồm: buồn ngủ, chóng mặt, mất sự phối hợp vận động, lú lẫn và hay quên. So với các nhóm thuốc ngủ khác, các dẫn xuất của benzodiazepin khi sử dụng quá liều thường có mức độ nguy hiểm thấp hơn. Độc tính có thể tăng khi sử dụng kèm với rượu. Sử dụng thuốc lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Nếu dừng đột ngột có thể gây mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài, run cơ, đau nhức xương khớp,…

Ngoài ra, còn có một số dẫn xuất khác cũng được xếp là thuốc ngủ như:  ureide, aldehyde, rượu, piperidin dion, muối bromide,… Thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như tetrahydropalmatine. 

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ

Đối với những người đang sử dụng thuốc ngủ cần lưu ý:

  • Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liều độc. Nếu trường hợp cần phải uống thì chỉ nên uống từ 1 – 2 chén rượu hoặc tối đa 2 cốc bia và trước khi ngủ 6 giờ.

  • Không nên ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Ăn quá no ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều gây bất lợi đến giấc ngủ vì khi đó lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể thêm năng lượng sẽ gây ra tình trạng khó ngủ.

  • Không nên làm tăng thêm stress. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại trung tâm SDC mới đưa ra, trạng thái thần kinh căng thẳng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc ngủ.

  • Cần phải biết tác dụng của thuốc để ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ. Thuốc ngủ có thể dẫn đến tình trạng ngủ mê man, khó thức dậy, điều đó có thể gây ảnh hưởng đến công việc của bạn ngày hôm sau. Thông thường thuốc ngủ có tác dụng trong vòng từ 6 – 8 giờ, vì vậy bạn cần phải được tư vấn hoặc canh thời gian để ngủ, tránh trường hợp uống thuốc quá muộn hay thức dậy quá sớm. Trường hợp nếu không ngủ đủ theo đúng giờ quy định của thuốc sẽ khiến bạn trong tình trạng buồn ngủ, mơ màng, điều này vô cùng nguy hiểm, nhất là khi bạn phải điều khiển phương tiện giao thông.

  • Nếu bạn sử dụng thuốc ngủ nhưng lại nằm trên một chiếc giường chật chội, lạ chỗ, cũng có thể khiến giấc ngủ đến với bạn khó khăn hơn. Không gian ngủ chính là một phần quan trọng để giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Việc dùng thuốc ngủ chỉ được sử dụng cho các trường hợp cần thiết hoặc mất ngủ lâu ngày. Do đó, một phòng ngủ được trang trí theo ý thích của bạn, giường, gối, chăn, ga… là những vật dụng hỗ trợ bạn nhanh chóng đi sâu vào giấc ngủ. Nếu phòng ngủ có thêm mùi mà bạn yêu thích hoặc mùi tinh dầu nhẹ thì sẽ là nơi lý tưởng cho giấc ngủ của bạn.

Không gian ngủ chính là một phần quan trọng để giúp bạn có một giấc ngủ ngon

Mặc dù thuốc ngủ có tác dụng giúp bạn có thể ngủ được nhưng đây là “con dao hai lưỡi” khi sử dụng lâu dài và quá lạm dụng. Hãy chăm sóc giấc ngủ của bạn đúng cách, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của cơ thể, nhất là não bộ. Duy trì các thói quen sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh để tạo ra một cuộc sống thoải mái, từ đó giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh hơn và chất lượng hơn.

Chi tiết thông tin cho Thuốc ngủ – “con dao hai lưỡi” đáng sợ…

Tìm hiểu về thuốc ngủ

Thuốc ngủ là loại thuốc thần kinh có chức năng chính là gây ngủ, được sử dụng trong điều trị mất ngủ hoặc gây mê phẫu thuật.

Trên thị trường hiện nay có đa dạng thuốc ngủ khác nhau nhưng hầu hết những loại thuốc này đều tác động lên hệ thống thần kinh thông qua chất dẫn truyền thần kinh có tên khoa học là acid gamma – aminobutyric (viết tắt là GABA), nhằm tạo cảm giác thư giãn, gây mê, giảm đau…

Tác dụng của thuốc ngủ

Như chính tên gọi của nó, thuốc ngủ có tác dụng chính là hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, giúp người dùng chìm vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, thuốc điều trị mất ngủ còn có tác dụng ổn định tâm lý, trấn an thần kinh, giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi và uể oải khi thức dậy.

Khi bị mất ngủ nên uống thuốc gì? Các loại thuốc ngủ phổ biến nhất

Hiện nay, có rất nhiều các loại thuốc ngủ khác nhau, tuy nhiên phổ biến hơn cả là những loại dưới đây:

  • Thuốc chống trầm cảm: thường được sử dụng điều trị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, có thể giúp cải thiện giấc ngủ sau 2 – 4 tuần. Mặc dù thuốc chống trầm cảm ít nguy cơ gây nghiện nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì chúng tiềm ẩn tác dụng phụ.
  • Benzodiazepines: là nhóm thuốc an thần, thường được chỉ định điều trị các vấn đề về mất ngủ như mộng du, sợ hãi vào ban đêm. Thuốc điều trị mất ngủ trong nhóm thường bao gồm temazepam, triazolam,… Những loại thuốc này khi sử dụng lâu ngày có thể gây “nghiện” , do đó, nó được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Doxepine (Silenor): Thường được chỉ định sử dụng cho những người trầm cảm khó ngủ. Silenor có thể giúp duy trì giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamin. Không dùng thuốc này trừ khi bạn có thể ngủ đủ 7 hoặc 8 giờ.
  • Eszopiclone (Lunesta): Có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng, không dùng thuốc khi người bệnh có thể ngủ đủ giấc, vì có thể gây ra cảm giác khó chịu. Liều khởi đầu Lunesta theo khuyến cáo của FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) là không quá 1 miligam.
  • Lemborexant (Dayvigo): Thường được chỉ định cho người bệnh khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Cơ chế hoạt động của Lemborexant là ngăn chặn sự gắn kết của orexin vào thụ thể, do đó duy trì chu kỳ thức ngủ, giúp ngủ sớm và ngăn sự tỉnh giấc giữa chừng.
  • Ramelteon (Rozerem): Thường được kê đơn cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ, có thể được sử dụng lâu dài, ít gây tác dụng phụ, phụ thuộc thuốc khi sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Suvorexant (Belsomra): Đây là một loại thuốc theo toa đã được FDA cho phép sử dụng điều trị mất ngủ trong trường hợp không thể đi vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ được. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại hormone thúc đẩy sự tỉnh táo và gây mất ngủ. Tác dụng phụ phổ biến nhất của loại thuốc này là gây buồn ngủ vào ngày hôm sau.
  • Zolpidem (Ambien, Edluar, Intermezzo): đây là một loại thuốc ngủ mạnh có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ, nhưng một số trường hợp có thể thức dậy vào nửa đêm. Theo khuyến cáo của FDA, sau khi dùng Ambien CR, người bệnh không nên lái xe hoặc làm công việc yêu cầu phải tỉnh táo vào ngày hôm sau vì nó sẽ lưu lại trong cơ thể một thời gian dài. Hiện nay, FDA đã phê duyệt một loại thuốc ngủ dạng xịt hoặc uống theo toa có tên Zolpimist, có chứa zolpidem, để điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng histamin: là thuốc chống dị ứng, có thể bán mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nó có thể gây buồn ngủ vào ban ngày và một số tác dụng phụ khác như khô miệng, chóng mặt,…

Thuốc ngủ có rất nhiều loại khác nhau, tùy từng trường hợp mà có chỉ định phù hợp

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc chữa mất ngủ trên cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, dùng lại đơn thuốc cũ hay sử dụng đơn thuốc của người khác để tránh những hậu quả không mong muốn.

Chi tiết thông tin cho Uống thuốc ngủ có hại không? Những lưu ý khi sử dụng…

Tổng quan về giấc ngủ

Mất ngủ được định nghĩa là khó khăn vào giấc ngủ, ngủ chập chờn hoặc thức dậy quá sớm mà không thể quay trở lại giấc ngủ. Nói chung, giấc ngủ của họ kém chất lượng. Giấc ngủ kém gây khó khăn cho hoạt động vào ban ngày. Mất ngủ không được xác định bởi số giờ ngủ vì số giờ ngủ thay đổi từ người này sang người khác.

Trong nhiều trường hợp, mất ngủ xảy ra do một vấn đề khác. Chẳng hạn như stress, lo âu, trầm cảm, cơn đau hoặc một tình trạng y khoa. Trong những trường hợp này, điều trị vấn đề tiềm ẩn có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp khác, nguyên nhân gây mất ngủ không rõ ràng. Thậm chí chứng mất ngủ không trở nên tốt hơn khi vấn đề cùng tồn tại được điều trị. Do đó, mất ngủ cần phải được giải quyết cụ thể.

Hầu hết các bác sĩ lâm sàng chọn loại thuốc nào sẽ dựa trên loại mất ngủ của bạn (nghĩa là khó vào giấc ngủ hoặc vẫn vào được giấc ngủ nhưng chập chờn không sâu giấc). Hãy cùng tìm hiểu các nhóm thuốc hỗ trợ giấc ngủ sau đây. 

Nhóm thuốc an thần – gây ngủ

Thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể được khuyến nghị nếu liệu pháp hành vi không giúp ích. Và chứng mất ngủ cản trở khả năng hoạt động vào ban ngày. Người dùng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về thuốc ngủ. Đồng thời, bạn cũng cần cân nhắc các lợi ích (ví dụ, các triệu chứng và chức năng ban ngày được cải thiện) so với các rủi ro (ví dụ: tác dụng phụ và nghiện) và gánh nặng (ví dụ: chi phí và nỗ lực).

Thuốc an thần – gây ngủ hoạt động trên não khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Sự khác biệt chính giữa các loại thuốc trong nhóm này chính là thời gian bắt đầu tác dụng và tác dụng kéo dài bao lâu. 

Sau đây là những nhóm thuốc an thần hỗ trợ giấc ngủ thường được các bác sĩ chỉ định.

Nhóm Benzodiazepin (BZD)

Đây là một loại thuốc lâu đời giúp an thần, giãn cơ và có thể làm giảm mức độ lo lắng. Các thuốc điều trị mất ngủ trong nhóm này thường được sử dụng bao gồm quazepam, triazolam, estazolam, temazepam, flurazepam và lorazepam.

Những người sử dụng nhóm này nên thận trọng vì nó có thể buồn ngủ vào buổi sáng. Điều này có thể ảnh hưởng đến an toàn khi lái xe, hiệu suất công việc và khả năng đưa ra quyết định.

Ngoài ra, không dùng thuốc benzodiazepin với rượu hoặc thuốc an thần khác. Đặc biệt không dùng nhiều hơn khuyến cáo của bác sĩ vì có khả năng gây nghiện. Các thuốc benzodiazepin thường chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn.

Nhóm thuốc này phải sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ nếu không rất dễ lạm dụng

Nhóm Non – benzodiazepin (non – BZD)

Đây cũng là một nhóm có phần giống với các loại thuốc benzodiazepin. Những loại thuốc này có thể có ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc benzodiazepin. Bởi vì chúng tác động nhiều hơn ở trung tâm ngủ của não và ít tác dụng hơn trên các khu vực khác của não.

Thời gian tác động có nó ngắn hơn BZD. Vì vậy ít gây buồn ngủ hay ngầy ngật vào buổi sáng. Non – benzodiazepines được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ bao gồm zaleplon, eszopiclone, zolpidem và zolpidem phóng thích kéo dài.

Lưu ý: người dùng không dùng chung các loại thuốc này với rượu hoặc thuốc an thần khác. Và không dùng nhiều hơn liều thuốc mà bác sĩ khuyến cáo.

Non – benzodiazepines được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ bao gồm zaleplon, eszopiclone, zolpidem và zolpidem phóng thích kéo dài

Chi tiết thông tin cho Thuốc ngủ: Công dụng và những tác hại cần lưu ý…

1. Đêm mất ngủ do nguyên nhân nào?

Nếu bạn bị mất ngủ về đêm, hãy lưu ý đến một số các nguyên nhân sau đây:

– Áp lực, lo lắng, căng thẳng từ công việc, cuộc sống, gia đình, học tập có thể khiến bạn bị căng thẳng thần kinh, suy nghĩ nhiều và dẫn đến khó ngủ, đêm mất ngủ

– Sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cafe, trà, thuốc lá,… trước khi ngủ có thể khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.

– Do môi trường: phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, ồn ào, ánh sáng không phù hợp (quá sáng), phòng ngủ vệ sinh không sạch sẽ,…

– Do bệnh lý: các bệnh lý mạn tính như cơ xương khớp, tim mạch, bệnh thận, tiêu hóa, tiểu đường, xoang … tái phát có thể khiến đêm mất ngủ. Hoặc một số bệnh lý cấp tính như viêm amidan cấp, viêm xoang cấp, viêm họng cấp, ngộ độc thực phẩm,… cũng có thể dẫn đến mất ngủ.

Ngoài ra các bệnh lý về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, chấn thương sọ não và bệnh trầm cảm cũng khiến nhiều người bị mất ngủ. Sở dĩ điều này là do người bị trầm cảm khiến hormone cân bằng hóa học trong não bị suy giảm, gây rối loạn sức khỏe tâm thần.

– Thói quen xấu trước khi ngủ: lịch ngủ không đều khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn bị thay đổi khiến bạn ngủ không ngon giấc và thường tỉnh giấc vào ban đêm, sáng dậy uể oải. Thói quen xem điện thoại hoặc hoạt động mạnh vào buổi tối có thể khiến bạn dễ bị mất ngủ.

– Ăn muộn vào ban đêm: ăn quá nhiều trước khi ngủ sẽ khiến cơ thể bạn không thoải mái bởi hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm, cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi, khó chịu. Nhiều người khi ăn no vào buổi tối sẽ gặp phải tình trạng ợ nóng, trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày thực quản khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Điều này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Chi tiết thông tin cho Đêm mất ngủ có nên dùng thuốc an thần không? | TCI Hospital…

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? 

Viêm mũi dị ứng là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài trên 12 tuần, tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đây là tình trạng tổn thương niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới do viêm nhiễm với một tác nhân gây bệnh nào đó. 

Viêm mũi dị ứng thông thường được chia thành 2 loại: Viêm mũi dị ứng cấp tính và viêm mũi dị ứng mãn tính. Viêm mũi dị ứng cấp tính thường kéo dài không quá 6 tuần, gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Khi bệnh viêm mũi dị ứng trở thành mãn tính, các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Người bệnh có thể bị ù tai, kèm theo nhức đầu, rối loạn khứu giác (mất mùi), ngủ ngáy. Tình trạng này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang, dẫn tới những sai lầm trong điều trị, khiến bệnh kéo dài và nặng hơn.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng tổn thương niêm mạc mũi kéo dài trên 12 tuần

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bệnh lý này cần được phát hiện, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị tích cực từ sớm. 

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm mũi dị ứng nói chung có liên quan mật thiết tới các yếu tố dị nguyên, phản ứng dị ứng và đặc biệt là cơ địa dị ứng của mỗi người. Khác với những tình trạng dị ứng khác có thể gây biểu hiện toàn thân, viêm mũi dị ứng chỉ là một biểu hiện tại chỗ của hệ hô hấp khi gặp vật lạ.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp tác nhân lạ bên ngoài, được gọi là dị nguyên. Khi vào cơ thể, các dị nguyên này đóng vai trò là kháng nguyên, kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những phản ứng dị ứng này nếu xảy ra kịch liệt, quá mức chính là nguồn gốc gây nên các rối loạn dị ứng. Tình trạng này xảy ra ngay tại lớp nhầy của niêm mạc đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang…. gây ra các triệu chứng điển hình.

Hen suyễn có thể là tác nhân khiến người bệnh dễ bị viêm mũi dị ứng mãn tính

Một số dị nguyên thường là tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng gồm:

  • Bụi, phấn hoa, hơi hóa chất, bông, vải, sợi, lông động vật như chó, mèo, gia cầm…
  • Ký sinh trùng: bào tử nấm mốc, mạt gà, bọ chét, mò,… 
  • Khói thuốc lá, khói bếp, khói đốt, khói nhà máy, 
  • Thực phẩm dễ dị ứng như tôm, cua, ốc, thịt đỏ… 
  • Một số dược phẩm dễ gây dị ứng như aspirin, kháng sinh nhóm beta lactam 
  • Thời tiết lạnh, nóng đột ngột, giao mùa, ẩm ướt
  • Vi khuẩn: Thường là các vi khuẩn gây bệnh cơ hội mà hay gặp nhất là S. pneumoniae (phế cầu), H. influenzae (Hib), tụ cầu, liên cầu….
  • Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mãn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn…) thì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người không có cơ địa dị ứng. Đây cũng là lý do giải thích vì sao cùng 1 tác nhân gây dị ứng nhưng có người mắc bệnh, có người không.

Chi tiết thông tin cho Bệnh Viện Nhi Đồng TP. Cần Thơ…

1. Tìm hiểu chung về thuốc ngủ

Mất ngủ về đêm kéo dài là nỗi ám ảnh của nhiều người gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, tinh thần cho người bệnh. Vì thế họ luôn mong muốn tìm ra cách chữa mất ngủ nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Trong đó các loại thuốc ngủ tây y mang lại tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ.

1.1. Thuốc ngủ là gì và có tác dụng gì?

Thuốc ngủ là loại thuốc thần kinh có chức năng ức chế hệ thần kinh, gây ra cảm giác buồn ngủ, thường được sử dụng trong điều trị mất ngủ hoặc gây mê phẫu thuật.

Hiện nay các nhà khoa học phát triển rất nhiều loại thuốc chữa mất ngủ thuộc nhiều dẫn xuất hóa học, nhưng hầu hết chúng đều tác động lên hệ thần kinh thông qua chất dẫn truyền – acid gamma aminobutyric (có tên viết tắt GABA). Đây là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng tạo ra cảm giác thư giãn, gây mê, giảm đau cho người sử dụng.

Tác dụng của thuốc ngủ: Như chính tên gọi thì đây là những loại thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc, giúp bệnh nhân mất ngủ đi vào giấc ngủ nhanh chóng. 

Ngoài ra. thuốc chữa mất ngủ còn có tác dụng an thần, ổn định tâm lý, giảm căng thẳng…

Xem thêm: DÙNG LÁ ĐINH LĂNG CHỮA MẤT NGỦ NHƯ THẾ NÀO?

Mất ngủ kéo dài khiến người bệnh kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần

1.2. Những loại thuốc ngủ thường dùng

Hiện nay, các nhóm thuốc chữa mất ngủ vẫn tiếp tục được nghiên cứu và phát triển để nâng cao hiệu quả, giảm tác dụng phụ cho người dùng. Trong đó bao gồm các loại thuốc phổ biến dưới đây:

  • Thuốc chống trầm cảm: Nhóm thuốc thường được dùng để điều trị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, có thể mang lại hiệu quả sau 2 – 4 tuần..

  • Benzodiazepines: Nhóm thuốc an thần, thường được chỉ định điều trị các vấn đề về giấc ngủ như mộng du, hay gặp ác mộng và sợ hãi vào ban đêm. Các thuốc điển hình trong nhóm bao gồm gồm temazepam, triazolam,… Tuy nhiên những loại thuốc trong nhóm này khi sử dụng lâu ngày có thể gây “nghiện” , vì thế, nó được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn.

  • Doxepine: Thuốc được chỉ định sử dụng cho người trầm cảm khó ngủ, có thể giúp duy trì giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamin.

  • Eszopiclone: Thuốc có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng, không nên dùng thuốc khi người bệnh có thể ngủ đủ giấc, vì sẽ gây ra cảm giác khó chịu. 

  • Lemborexant: Thuốc được chỉ định cho người khó ngủ, hay trằn trọc và ngủ không sâu giấc, với cơ chế hoạt động là ngăn chặn sự gắn kết của chất dẫn truyền thần kinh orexin vào thụ thể, do đó duy trì chu kỳ thức ngủ, giúp ngủ nhanh và sâu hơn, hạn chế tỉnh giấc giữa đêm.

  • Ramelteon: Thuốc thường được kê đơn cho người khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm. Loại thuốc này có thể được sử dụng lâu dài, ít gây tác dụng phụ, khi sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Suvorexant: Đây là một loại thuốc sử dụng trong trường hợp không thể đi vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ được, mất ngủ cả đêm. Cơ chế tác dụng của thuốc đó là ngăn chặn một loại hormone thúc đẩy sự tỉnh táo và gây mất ngủ. 

  • Zolpidem: Đây là một loại thuốc ngủ mạnh có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ, được sử dụng trong thời gian ngắn vì nó gây nhiều tác dụng phụ nhất là tình trạng buồn ngủ vào ngày hôm sau.

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1: Đây là nhóm thuốc chống dị ứng, có thể bán mà không cần kê đơn, thích hợp sử dụng cho người mất ngủ kèm dị ứng.

Mỗi loại thuốc điều trị mất ngủ nên trên sẽ mang lại hiệu quả và những tác dụng không mong muốn khác nhau. Đặc biệt các thuốc này chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ nhưng lại không điều trị tận gốc những nguyên nhân gây mất ngủ. Vì vậy chúng chỉ có hiệu quả tạm thời.

Thuốc điều trị mất ngủ chỉ có tác dụng tạm thời

1.3. Thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?

Thông thường, thuốc ngủ sẽ phát huy tác dụng sau 30 phút đến 2 tiếng kể từ khi bạn bắt đầu uống thuốc.

Thời gian tác dụng của thuốc ngủ là không cố định, nó sẽ phụ thuộc vào cơ địa người dùng, liều lượng và loại thuốc sử dụng. Trung bình, thuốc ngủ sẽ có tác dụng trong vòng từ 6 – 10 tiếng.

Vì vậy khi phải sử dụng thuốc điều trị mất ngủ bạn nên có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ trước khi uống thuốc.

Xem thêm: NẾU KHÔNG UỐNG THUỐC THÌ UỐNG GÌ ĐỂ DỄ NGỦ?

Chi tiết thông tin cho Những tác dụng phụ của thuốc ngủ chưa từng được tiết lộ…

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button