Tác Dụng Cam Thảo – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Tác Dụng Cam Thảo có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Tác Dụng Cam Thảo trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Cam thảo – Cam thảo có tác dụng gì – Cách sử dụng cam thảo from YouTube · Duration: 4 minutes 14 seconds · 12.3K views · uploaded on Aug 10, 2021 · uploaded by Cây thuốc quý
Bạn đang xem video Cam thảo – Cam thảo có tác dụng gì – Cách sử dụng cam thảo from YouTube · Duration: 4 minutes 14 seconds · 12.3K views · uploaded on Aug 10, 2021 · uploaded by Cây thuốc quý được cập nhật từ kênh Cây thuốc quý từ ngày Aug 10, 2021 với mô tả như dưới đây.
1. Cam thảo là gì?
Cam thảo là một vị thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y. Cây cam thảo được dùng phần thân và rễ phơi khô để làm thuốc. Cam thảo có vị ngọt nhẹ, thơm, tính bình nên từ xa xưa đã được dùng để đun nấu các loại đồ uống thơm ngọt và giải nhiệt. Cho đến nay, cam thảo vẫn được dùng rất phổ biến trong những loại trà giải nhiệt cơ thể có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác. Cây cam thảo có chứa axit glycyrizic thành một loại thành phần hóa học có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ và điều trị bệnh.
Cam thảo là vị thuốc Đông y được dùng rất phổ biến
2. Tác dụng của cam thảo
Cam thảo tươi và khô đều có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là ứng dụng trong những bài thuốc điều trị bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, cam thảo có những tác dụng chính như sau:
Tác dụng tốt dùng cải thiện các bệnh về da
Trong rễ cây cam thảo có chứa đến hơn 300 hợp chất khác nhau. Chúng có rất nhiều tác dụng trong kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn. Chiết xuất từ cam thảo đã được nghiên cứu là đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt đối với những bệnh nhân bị chàm da, mụn nhọt hay các vấn đề về da.
Chữa tình trạng trào ngược axit dạ dày
Cam thảo cũng có tác dụng rất hữu hiệu đối với những trường hợp bị khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, giúp làm dịu dạ dày, giảm chướng bụng, ợ chua. Đây là bài thuốc được biết đến từ rất lâu trong dân gian. Uống cam thảo là cách để cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, đường ruột và phòng tránh được chứng khó tiêu.
Cam thảo là bài thuốc có nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Hỗ trợ điều trị loét dạ dày tá tràng
Trong rễ cam thảo có chứa glycyrizin có tác dụng tốt hỗ trợ làm lành những tổn thương do loét dạ dày, tá tràng. Các thành phần này còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, nhất là đường ruột, dạ dày.
Cam thảo giúp chống ung thư
Trong rễ cam thảo có chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất này tham gia vào quá trình chống lại gốc tự do, chống lại sự hình thành của các tế bào gây ung thư. Vậy nên, từ rất lâu, cam thảo đã được dùng làm vị thuốc phổ biến trong những loại đồ uống có lợi đối với sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp trên
Cam thảo có thành phần tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, có tác dụng tốt đối với những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Chất glycyrizin từ rễ cam thảo còn được biết đến là rất tốt trong điều trị hen suyễn. Ngoài ra, cam thảo còn có rất nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là vị thuốc được kết hợp với rất nhiều những bài thuốc Đông y chữa bệnh. Đồng thời được dùng làm nguyên liệu chiết xuất cho cho những loại thuốc Tây y hiện đại.
Cam thảo là nguyên liệu thuốc có nhiều thành phần quý giá
3. Có nên dùng cam thảo hàng ngày không?
Cam thảo tính bình, được cho là an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo cũng phải có liều lượng nhất định và sử dụng đúng cách. Nếu dùng quá liều hoặc kết hợp không đúng sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn. Việc sử dụng cam thảo hàng ngày không phải là điều mà các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng.
Tác dụng phụ khi dùng cam thảo quá liều
Nếu dùng cam thảo quá liều, thường dẫn đến những tình trạng sau:
– Đối với người bình thường: Quá liều cam thảo sẽ làm giảm nồng độ kali, suy nhược cơ thể, tổn thương não, tụt huyết áp,… Sử dụng quá nhiều cam thảo sẽ khiến glycyrizin tích tụ trong cơ thể làm gia tăng bất thường cortisol khiến cơ thể mất cân bằng chất điện giải. Uống nhiều cam thảo cũng gây ra tình trạng mất kinh ở phụ nữ. Cam thảo có thành phần nhuận gan, nên không được dùng quán nhiều sẽ khiến gan hoạt động quá mức, gây suy gan.
– Đối với phụ nữ mang thai, đang thời kỳ cho con bú: người mẹ khi mang thai dùng quá nhiều cam thảo có thể khiến thai nhi bị thiếu các chất dinh dưỡng làm tăng nguy cơ sinh non. Phụ nữ đang nuôi con bú có thể bị mất sữa nếu dùng cam thảo quá nhiều.
– Tương tác với thuốc tây: Các thành phần trong cam thảo cũng sẽ tương tác với thuốc chống đông máu, thuốc giảm cholesterol, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc kháng viêm,…
Không nên dùng cam thảo thường xuyên hàng ngày
Những người không nên dùng cam thảo
Cam thảo có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cả điều trị bệnh. Tuy nhiên, không nên dùng cam thảo quá thường xuyên, cũng không được dùng cam thảo cho những trường hợp sau:
-
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
-
Người bị cao huyết áp hoặc huyết áp không ổn định.
-
Người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón lâu ngày.
-
Những người thường xuyên bị viêm đường hô hấp, ho nhiều, khó thở, viêm phổi, viêm phế quản.
-
Người già và trẻ nhỏ cũng không nên dùng cam thảo.
-
Nam giới cũng tránh dùng nhiều cam thảo sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lý đàn ông.
Như vậy, có thể thấy, cam thảo là vị thuốc đông y có rất tác dụng chữa bệnh và nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không nên dùng cam thảo quá thường xuyên, cũng không nên dùng cam thảo như loại đồ uống hàng ngày. Các thành phần trong cam thảo sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn mà người dùng cần đặc biệt lưu ý.
Không nên dùng cam thảo hay những bài thuốc dân gian khác như một loại thần dược để bảo vệ sức khỏe. Bởi việc sử dụng quá liều hay không đúng cách đều có thể gây nên những tác hại không ngờ đến. Để có một sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh tật, cách tốt nhất là theo dõi sức khỏe và khám định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thể. Từ đó có hướng điều trị kịp thời, đúng cách.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là cơ sở y tế uy tín được nhiều người lựa chọn trong chăm sóc sức khỏe, điều trị mọi bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp. Mọi nhu cầu tư vấn sức khỏe, thăm khám hoặc điều trị bệnh, Quý khách hãy gọi ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Chi tiết thông tin cho Cam thảo có tác dụng gì, có nên dùng hàng ngày không?…
Tác dụng của cam thảo là gì ?
Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế: Khi nướng lên thì có tính ấm, có thể dùng chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi…Nếu dùng sống thì cam thảo có tính mát, có thể giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa loét đường tiêu hóa, giải độc. Đặc biệt, cam thảo có khả năng hỗ trợ giải chất độc của độc tố uốn ván.
Tác hại của cam thảo là gì ?
Cam thảo mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều đó không có nghĩa nó hoàn toàn có lợi. Dùng cam thảo không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể.
Không nên sử dụng cam thảo dài ngày vì trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Nếu uống quá nhiều cam thảo đặc > 100 nước chiếu sẽ gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu.
Vào mùa hè, nhiều người sử dụng nhân trần và cam thảo để làm nước uống hàng ngày, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo Đông y, nhân trần có vị cay, đắng, tính hàn dùng để mát gan, giảm đau đầu, cảm nhiệt. Cả cam thảo và nhân trần đều có những tác dụng tốt nhưng khi phối hợp lại với nhau sẽ gây hại, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.
Những ai không nên dùng cam thảo?
Cam thảo kết hợp với nhân trần có thể gây ra ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai, ngoài ra, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều các chất dinh dưỡng và lượng nước bị thải thường xuyên sẽ mất chất dinh dưỡng để nuôi thau, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi.
Đối với nam giới, nếu dùng cam thảo với liều lương trên 8g/ngày trong thời gian kéo dài sẽ gây bất lực, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.
Các trường hợp như viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo. Những người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng cam thảo.
Các trường hợp khác, mỗi ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo, không nên dùng những loại trà chưa cam thảo như trà bát bảo, nhân trần thay nước lọc./.
Hương Giang (t/h)
Chi tiết thông tin cho Tác dụng và tác hại của cam thảo | Sở Y tế Nam Định…
Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: Cây cam thảo bắc, Diêm cam thảo, Sinh cam thảo, Phấn cam thảo.
- Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch., Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza inflata Bat..
- Họ: họ Đậu (Fabaceae).
- Công dụng: Saponin trong cam thảo có tác dụng giảm ho, long đờm, tác dụng chống loét dạ dày, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamin, chống viêm và chống dị ứng. Thành phần flavonoid của cam thảo có tác dụng kháng Helicobacter pylori trên thực nghiệm.
Mô tả cây Cam thảo bắc
Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Rễ dài màu vàng nhạt. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 mét. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây trên mặt đất. Phần thân mọc thẳng đứng, cây nhô trên mặt đất có chiều cao chừng 0,4 – 0,7m. Phần thân non xuất hiện nhiều khía dọc.
Lá mọc so le, kép, có lông chim lẻ, gồm 9 – 17 lá chét hình bầu dục. Phiến lá nguyên và có xu hướng hẹp dần ở gốc, mép lá có răng cưa ở nửa cuối thân, gân lá hình lông chim.
Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài G. glabra có cụm hoa dày hơn loài G. uralensis. Cụm hoa ở nách lá, hoa nhỏ hơn, màu hoa oải hương. Hoa nhỏ hơn có màu trắng, mọc riêng rẽ hoặc mọc thành từng đôi xen ở kẽ lá.
Quả loại đậu, loài G. glabra nhẵn và thẳng, loài G. uralensis quả cong và có lông cứng. Cuống quả dài chừng 0,8 – 1,5 cm. Vỏ quả cong hình lưỡi liềm, dài 3 – 4 cm, rộng 6 – 8 mm. Quả tồn tại ở kẽ lá có màu nâu đen. Còn đài đồng trưởng và quả bên trong có hình dạng hơi tròn, núm nhụy thò ra ở đỉnh quả, dài chừng 1 – 2mm.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Cây cam thảo là thảo dược quý có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số nước như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan… Hiện nay, cây cam thảo được di thực trồng ở nhiều nơi khác nhau. Ở Việt Nam cây cam thảo được trồng trong cả nước nhất là các tỉnh phía Bắc.
Thu hoạch: Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Ba năm đầu có thể trồng xen các hoa màu khác. Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu trở nên vàng. Rễ và thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài 15 – 30 cm, đường kính 5 – 20mm, bó thành từng bó.
Chế biến: Sau khi đào lấy rễ, xếp thành đống để cho hơi lên men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn, phơi hoặc sấy khô.
Chi tiết thông tin cho Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Cam thảo bắc trị bệnh…

Nhận biết
Cam thảo nam
Tên khoa học: Scoparia dulcis L. thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae).
Tên thường gọi: Cam thảo nam, cam thảo đất, Dã cam thảo, Trôm lay,…
Đặc điểm cam thảo nam
- Phần trên mặt đất cao khoảng 0,4 – 0,7 m, mọc thẳng đứng, thân già hóa gỗ ở gốc, phần thân non có nhiều khía dọc.
- Lá mọc đối hoặc mọc vòng ba, dài 3 – 5 cm, rộng 1,5 – 3,0 cm, phiến nguyên, hẹp dần ở gốc, mép có răng cưa thưa ở nửa cuối, gân lá hình lông chim.
- Hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, mọc riêng rẽ hay thành từng đôi ở kẽ lá.
- Cuống quả dài 0,8 – 1,5 cm.
- Qủa nang nhỏ đựng trong đài tồn tại, màu nâu đen. Đài đồng trưởng và quả bên trong có dạng gần như tròn với núm nhụy thò ra ở đỉnh quả, dài 1 – 2 mm.
- Qủa luôn tồn tại ở kẽ lá làm thành điểm đặc sắc của cây. Rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, với nhiều rễ phụ. Toàn cây có mùi thơm nhẹ, vị đắng sau hơi ngọt.
- Cay cam thảo nam (Ảnh: Internet)
Phân bố: Cây Cam thảo nam mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Mọc ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, châu Mỹ đều có.
Thu hoạch: Có thể thu hoạch cả năm, dùng tươi hoặc phơi khô. Đào toàn cây cả rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.
Bộ phận dùng: Toàn cây, cả rễ.
Cam thảo bắc
Đặc điểm của cây cam thảo bắc
- Cây nhỏ sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển.
- Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 m. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5 – 1,5 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9 – 17 lá chét hình trứng.
- Hoa hình bướm, màu tím nhạt. Loài Glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Qủa loài đậu, loài glaba nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong, có lông cứng.
- Hình ảnh cây Cam thảo bắc G. uralensis fisher họ Fabaceae (Ảnh: Internet)
- Phân bố: Hiện được trồng quy mô lớn ở Trung Quốc. Dược liệu nước ta chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc.
- Thu hái: Sau 3 – 4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Thu hái vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Có thể dùng dạng bột mịn hoặc dạng sống (Sinh thảo) hay dạng tẩm mật (Chích thảo).
- Bộ phận dùng: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô.
Chi tiết thông tin cho Tác dụng của cam thảo bắc và cam thảo nam có gì khác nhau?…
.