Pha Nước Muối 0.9 – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Pha Nước Muối 0.9 có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Pha Nước Muối 0.9 trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý là dung dịch muối Natri Clorua 0.9%, gọi là “sinh lý” vì đây là dung dịch đẳng trương, có áp suất thẩm thấu tương đương với cách dịch của cơ thể (máu, nước mắt,…) trong điều kiện bình thường.
Để tạo ra nước muối sinh lý, người ta hòa tan 9g muối tinh khiết với 1 lít nước cất. Tuy thành phần và cách bào chế đơn giản, nhưng để tạo ra một sản phẩm nước muối sinh lý đạt tiêu chuẩn cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố từ nguyên liệu muối phải đảm bảo sạch, không tạp chất, không nhiễm khuẩn, nước cất phải đạt chuẩn, dụng cụ pha chế phải đảm bảo sạch, quá trình thao tác cân đong phải chuẩn để nước muối đúng nồng độ, khu vực pha chế phải vô khuẩn,…
Một số gia đình có thói quen tự pha chế được muối sinh lý để sử dụng, các mẹ cần lưu ý những vấn trên, vì nếu quá trình thao tác không đảm bảo, có thể vô tình đưa vi khuẩn sâu vào cơ thể khi sử dụng. Sử dụng các loại nước muối được các công ty dược phẩm sản xuất là một lựa chọn an toàn hơn, vì các sản phẩm này được sản xuất theo các dây chuyền hiện đại, khép kín, tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về độ vô khuẩn. Nước muối sinh lý trên thị trường hiện có các dạng bào chế chính là:
- Chai dung dịch tiêm truyền: dùng tiêm truyền trực tiếp, có độ vô khuẩn cao, thường ở dạng chai 100ml, 250ml, 500ml.
- Lọ nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai thường sản xuất dạng lọ 10ml, trong đó nước muối nhỏ mắt được sản xuất theo tiêu chuẩn thuốc nhỏ mắt, có độ vô khuẩn cao nhất, tương đương thuốc tiêm truyền. Nước muối sinh lý nhỏ mắt có thể dùng nhỏ mũi, nhỏ tai nhưng tuyệt đối không được làm ngược lại. Khi lựa chọn nước muối sinh lý nhỏ mắt, phải chọn đúng loại có ghi “thuốc nhỏ mắt” hoặc có biểu tượng con mắt trên nhãn thuốc, để đảm bảo sử dụng đúng loại sản xuất dùng cho mắt.
- Nước muối sinh lý dùng rửa vết thương, súc miệng, thường được đóng ở dạng chai lớn 500ml. Tuy không yêu cầu vô khuẩn cao như thuốc tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt nhưng loại nước muối sinh lý dùng ngoài này vẫn phải đảm bảo các tiêu chí của thuốc dùng ngoài về độ tinh khiết, độ vô khuẩn.
Ngoài ra, các loại nước muối sinh lý nhập khẩu như nước muối sinh lý của Nhật, nước muối sinh lý của Mỹ còn có thêm dạng bào chế nước muối đơn liều. Nước muối được đóng trong các ống nhỏ 5ml cho một lần sử dụng. Dạng nước muối đơn liều này có nhiều ưu điểm, chỉ sử dụng một lần nên hạn chế sự nhiễm khuẩn khi dùng lọ dung tích lớn trong nhiều ngày. Dạng đầu ống thường có thiết kế bo tròn, rất an toàn khi dùng nhỏ mũi, rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, dạng nước muối sinh lý này có giá thành khá cao.
Nước muối sinh lý có tác dụng chống nhiễm khuẩn rất tốt
Công dụng của nước muối sinh lý
Độ ẩm là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, muối chứa chủ yếu là Natri Clorua giúp hấp thu các phân tử nước, từ đó hạn chế được sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn. Vì vậy mà sử dụng nước muối súc miệng sẽ rất có lợi cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Cùng với đó, súc miệng hằng ngày bằng nước muối còn mang lại nhiều lợi ích như ngăn ngừa hôi miệng, hạn chế viêm nướu, sâu răng, giúp vết loét trong miệng nhanh lành hơn và làm dịu cơn đau họng.
Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, việc súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi virus bám trên bề mặt, làm giảm khả năng lây nhiễm.
Cách pha nước muối súc miệng Natri Clorid 0,9% chuẩn nhất hiện nay
“Pha nước muối quá đậm để tăng khả năng sát khuẩn” đó là quan điểm sai lầm của nhiều người thường mắc phải. Vì khi nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý 0,9 % (với nồng độ 0.9 % -9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người.
*Hướng dẫn cách pha nước muối súc miệng chuẩn nhất:
Trước tiên, bạn cần khử trùng toàn bộ dụng cụ pha chế như lọ, nắp đậy, bình đong, thìa,… bằng cách ngâm trong nước sôi. Đồng thời tay cũng cần rửa sạch sẽ.
Tiếp theo, chuẩn bị muối và nước tinh khiết. Muối có thể tìm mua dễ dàng tại các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa gần nhà. Với nước nên dùng nước đóng chai hoặc nước đã lọc qua tạp chất có thể uống trực tiếp.
Thực hiện pha muối và nước tinh khiết theo tỷ lệ 9:1, tức 9 gram muối sẽ tương ứng với 1 lít nước. Để chính xác, bạn nên sử dụng loại cân nhà bếp có đơn vị đo lường nhỏ nhất là 1g. Bảo quản nước muối vừa pha trong chai lọ đã được tiệt trùng, tốt nhất là loại chai thủy tinh.
Hoặc nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể lựa chọn mua nước muối sinh lý tại cửa hàng, hiệu thuốc. Với những trường hợp gia đình không có cân nhà bếp, việc ước lượng tỷ lệ có thể sẽ không chính xác nên mua nước muối sinh lý giúp đảm bảo hơn.
* Một số lưu ý khi súc miệng bằng nước muối tại nhà:
Sau khi súc miệng bằng nước muối loãng xong thì nên súc miệng lại bằng nước lọc. Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc mới có hiệu quả. Nhưng lời khuyên ở đây là bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.
Việc vệ sinh răng miệng bằng nước muối là rất tốt đối với sức khỏe răng miệng, tuy nhiên mọi người cần lưu ý sử dụng đúng cách mới đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Nước muối tuy có khá khả năng diệt khuẩn, nhưng nó chỉ có thể làm sạch khoang miệng chứ không thể “chà” sạch các bề mặt răng, kẽ răng, cổ răng được, mọi người nên kết hợp súc miệng với nước muối và đánh răng đúng cách để chăm sóc răng miệng thật tốt. Ngoài ra, điều quan trọng là nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để luôn ngăn ngừa và điều trị các bệnh răng miệng kịp thời.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cách pha nước muối súc miệng tại nhà. Nếu còn vấn đề nào cần giải đáp về các bệnh lý răng miệng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141 hoặc Hotline 0972 411 411 để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.
Thẻ:Mẹo hay khác
Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch da, vệ sinh răng miệng, sát khuẩn… nhưng lại bị làm giả khá nhiều. Chỉ với nguyên liệu chính là muối, pha với tỷ lệ nhất định và dụng cụ được khử trùng sạch sẽ, hãy cùng Bách hóa XANH tự làm nước muối sinh lý nhé!
Nguyên liệu
- Nước cất tiệt trùng hoặc nước tinh khiết đóng chai
- Muối không chứa i-ốt
- Cốc đong, chai đựng, thìa…
Cách làm nước muối sinh lý
– Rửa tay thật sạch và làm sạch vật dụng, sau đó sát trùng bằng cách ngâm dụng cụ trong nước sôi, để ráo nước.
– Đun sôi 1 lít nước đã chuẩn bị.
– Hòa tan 0.9g muối để được dung dịch nước muối sinh lý loãng (0.9%).
– Đổ dung dịch thu được vào các chai lọ đựng. Sau khi mở nắp, nên sử dụng trong vòng 2 ngày.
Thành phẩm
Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý tự làm
– Tất cả các dụng cụ đều phải được sát trùng.
– Mua muối và nước tinh khiết tại nơi uy tín. Không mua muối khoáng không rõ thành phần vì có thể chứa chất kích thích, gây dị ứng.
– Nếu bạn sử dụng muối sống (muối biển hạt to) thì nên cho lượng muối cần dùng vào một cốc chứa 100 ml – 200 ml nước sôi, sau đó lọc cặn qua nhiều lớp khăn xô hoặc bông gòn để loại bỏ tạp chất.
– Mẻ nước muối sinh lý vừa thu được chỉ nên sử dụng trong tối đa 15 ngày.
Cách làm nước muối sinh lý thật đơn giản đúng không? Nhưng bạn vẫn nên chú ý tỷ lệ và sát trùng vật dụng để mẻ nước muối được sử dụng lâu hơn và không gây hại cho sức khỏe nhé!
Nguồn tham khảo: mekhonghoanhao.com
Chi tiết thông tin cho Tự làm nước muối sinh lý, tại sao không?…
Tác dụng của nước muối sinh lý
Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi.
Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch…
Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn có tác dụng:
- Dùng để rửa mắt;
- Dùng để rửa mũi;
- Dùng súc họng;
Nước muối sinh lý cần sử dụng đúng cách, đúng loại
Cách sử dụng nước muối sinh lý
Dưới đây là ba cách sử dụng nước muối sinh lý thường thấy và lưu ý.
Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt
Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt hàng ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu.
Lưu ý, cần dùng loại nước muối do các công ty dược sản xuất dùng riêng cho mắt, bên ngoài nhãn của lọ thuốc có hình con mắt, thường đóng lọ 10ml. Không được tự pha nước muối để nhỏ mắt.
Nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt
Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mũi
Dùng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi – họng.
Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng 100ml, 500ml, nhưng cũng có người sử dụng nước muối sinh lý truyền tĩnh mạch hoặc dùng nước nhỏ mắt để rửa mũi. Cần lưu ý, thuốc dùng để nhỏ mắt có thể dùng để nhỏ mũi nhưng thuốc dùng để nhỏ mũi thì không dùng nhỏ mắt.
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bặm, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh.
Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.
Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi.
Chính vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bặm.
Nước muối sinh lý dùng để súc họng
Dùng để súc miệng – họng
Để thuận tiện có thể dùng muối ăn (NaCl): 1 thìa cà phê (5g) pha trong 1 cốc nước ấm vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Nếu dùng nước muối quá đặc (mặn) để súc miệng – họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng – họng. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.
Cách súc họng bằng nước muối sinh lý: Ngậm 1 ngụm nước muối, ngửa cổ, há miệng kêu khà…khà…khà… sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, lại ngửa cổ há miệng kêu, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Mỗi lần làm 3 lượt.
Không nên ngậm vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ để sạch các nhày, mủ (nếu có) trong họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn. Mỗi ngày nên thực hiện súc họng 1 – 3 lần./.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: /co-nen-uong-nuoc-truoc-khi-di-ngu-trang-thong-tin-duoc-lieu-cho-moi-nha/
Chi tiết thông tin cho 3 cách sử dụng nước muối sinh lý hiệu quả…
1. Nước muối sinh lý là gì? Thế nào được gọi là nước muối sinh lý?
Nước muối sinh lý là dung dịch muối Natri Clorua 0.9%, nghĩa là trong 1 lít (~1kg dung dịch) dung dịch có 9 gram muối ăn (NaCl).
Để đơn giản, bạn có thể hiểu nước muối sinh lý theo công thức:
“Nước muối sinh lý = Nước + Muối + Sinh lý”
- Nước: Dung môi hòa tan muối là nước tinh khiết.
- Muối: Chỉ thành phần hòa tan trong dung dịch là muối NaCl.
- Sinh lý: Thể hiện nồng độ đẳng trương của dung dịch, an toàn với tế bào và cơ thể người.
Dung dịch đẳng trương là dung dịch có nồng độ 0,9 % Natri Clorid, được gọi là phù hợp với “sinh lý” cơ thể con người. Ở nồng độ này, nước muối có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với các dịch tự nhiên trong cơ thể.
Nước muối sinh lý không có tác dụng diệt khuẩn. Sản phẩm này có nồng độ đẳng trương với dịch sinh lý của cơ thể người và đồng thời cân bằng với dịch tế bào của hầu hết các loại vi khuẩn. Do đó, nước muối sinh lý không có tác dụng diệt khuẩn mà có tác dụng chính là rửa trôi vi khuẩn và tuyệt đối an toàn với cơ thể người.
Nước muối có khả năng kháng khuẩn hay diệt khuẩn là những dung dịch nước muối đậm đặc (nước muối ưu trương). Nước muối với nồng độ cao có khả năng háo nước, hút nước từ tế bào vi khuẩn ra ngoài môi trường. Vi khuẩn bị mất nước dần dần sẽ bị “chết khô”, teo nhỏ, biến dạng. Tuy nhiên, sử dụng nước muối ưu trương đồng thời cũng gây mất nước các tế bào trong cơ thể và gây tổn thương niêm mạc. Do đó, nước muối ưu trương không được sử dụng thay thế nước muối sinh lý bình thường.
Chi tiết thông tin cho 4 điều bạn PHẢI BIẾT trước khi dùng nước muối sinh lý…
1. Công dụng súc miệng bằng nước muối
Khoa học đã chứng minh nước muối có tính sát khuẩn rất cao, áp dụng giải pháp súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng , tiêu đờm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho răng miệng, trị hôi miệng…
Xem thêm: 3 nguyên nhân gây đau răng và cách điều trị
2. Cách pha nước muối súc miệng đúng cách hiện nay
Theo như các nhận định người dân thì phá nước muối càng đậm thì tính sát khuẩn càng cao nhưng quan niệm này hoàn toàn không đúng theo các khuyến cáo các chuyên gia thì nước muối sử dụng để sức miệng có nồng độ 0.9% là chuẩn nhất (có nghĩa tỉ lệ phá 9gram muối với 1000ml nước đun sôi để nguội.)
và nước muối sinh lý là sản phẩm đúng tiêu chuẩn bộ y tế nên bạn có thể mua nước muối sinh lí tạo các hiệu thuốc để sử dụng hoặc tự pha tại nhà.
Các bước tiến hành pha nước muối súc miệng:
Bước 1: Rửa tay thật sạch. Các dụng cụ pha nước muối phải rủa sạch tiệt trùng và để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị muối: Mua các muối tại cửa hàng tốt nhất nên mua loại muối hột, muối biến nguyên chất.
Bước 3: Chuẩn bị nước cất tiệt trùng hoặc nước tinh lọc đóng chai đảm bảo chất lượng. Hoặc sử dụng nước đun sôi để nguội.
Bước 4: Hòa tan 9gram muối vào 1000ml nước đã chuẩn bị trên, tiến hành hoàn tan cho muối tan hết.
Bước 5: : Lọc ra và cho vào chai lọ cất giữ sử dụng. Nên để nơi thoáng mát tránh ẩm thấp. Thương 1 chai nước muối phá xong sử dụng dược 15 ngày nên bạn chú ý thời gian pha và sử dụng để dùng cho đảm bảo.
Xem thêm: 2 trường hợp viêm tủy răng và cách điều trị đúng cách
3. Các chú ý khi súc miệng bằng nước muối pha loãng
Khi tiến hành súc miệng bằng nước muối pha loãng xong thì nên tiến hành xúc lại bằng nước lọc sạch , tốt hơn nên kết hợp cá đánh răng để loại bỏ các mảng bám sau khi súc nước muối là vỡ ra.
Khi súc họng nên ngửa cổ ra sau. Khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn. Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Trên đây là những thông tin về cách pha và sử dụng nước muối để súc miệng. Tuy nhiên ngoài việc tự phá nước muối súc miệng bạn cũng có thể chọn giải pháp mua sử dụng nước muối sinh lý tại các cửa hàng thuốc về sử dụng cho đảm bảo an toàn đúng nống độ quy định vì khi phá thì tỉ lệ nồng độ chính xác không cao. Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe răng miệng bạn nên đến các trung tâm nha khoa để được bác sĩ khám và điều trị theo định kì sẽ tốt hơn cho sức khỏe răng miệng của bạn.
[ShortcodeOptionlinkpost]
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
“Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7”
ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)
Chi tiết thông tin cho Chia sẻ cách pha nước muối loãng súc miệng đúng chuẩn trong nha khoa…
.