Thảo dược

Những Người Không Nên Ngâm Chân – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Những Người Không Nên Ngâm Chân có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Những Người Không Nên Ngâm Chân trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Những Người Không Nên Ngâm Chân:

1. Trẻ em đang phát triển

Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên để nhiệt độ nước ngâm chân quá cao, thường xuyên sử dụng nước quá nóng để ngâm chân sẽ khiến dây chằng bàn chân bị biến dạng và giãn ra do nhiệt, không có lợi cho sự phát triển của bàn chân. Và còn dễ gây ra bàn chân bẹt theo thời gian.

2. Những người không nên ngâm chân: Người đang quá no hoặc quá đói

Những người bụng đói hoặc ăn quá no không nên ngâm chân. Vì mạch máu ở bàn chân nở ra, lượng máu tăng lên khi ngâm chân làm giảm lượng máu ở đường tiêu hóa, nội tạng. Và dẫn tới ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa. Tức là ngâm chân trước bữa ăn có thể ức chế tiết dịch vị không có lợi cho tiêu hóa. Còn ngâm chân ngay sau bữa ăn có thể làm giảm lượng máu của dạ dày, ruột và ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm:  Khuế Tán Tinh Dầu - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Không ngâm chân sau khi ăn no

3. Phụ nữ đang có kinh nguyệt hoặc có thai

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và hành kinh không nên ngâm chân. Vì ngâm chân bằng thuốc bắc có thể kích thích vùng phản xạ tuyến sinh dục của phụ nữ. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ và thai nhi.

4. Người bị suy thận, suy tim và các bệnh nặng khác

Những người bị suy thận, suy tim và những bệnh nặng khác có thể trạng không ổn định. Việc kích thích vùng phản xạ của bàn chân có thể gây phản ứng mạnh và làm biến chứng tình trạng bệnh. Vì vậy, họ là những người không nên ngâm chân.

Người bị suy tim tránh ngâm chân

5. Suy giãn tĩnh mạch

Loại bệnh này thường có khả năng xảy ra cao hơn ở những người phải đứng nhiều. Do thường xuyên đứng nhiều nên các chi dưới của cơ thể con người không được cung cấp máu kịp thời, cứ diễn ra như vậy thì chức năng của van sẽ giảm sút và xảy ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Những người bị suy giãn tĩnh mạch thường cho rằng ngâm chân nước nóng có thể thúc đẩy khí huyết lưu thông, tiêu trừ huyết ứ, thông huyết trở lại. Thế nhưng, theo các chuyên gia chia sẻ thì đối với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, việc tăng nhiệt độ sẽ không cải thiện được quá trình tuần hoàn máu ở bàn chân mà ngược lại sẽ làm tăng lưu lượng máu cục bộ và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. 

Suy giãn tĩnh mạch (chân phải) không nên ngâm chân

Chi tiết thông tin cho Những người không nên ngâm chân kẻo rước họa vào thân…

Ngâm chân là phương pháp đơn giản mà hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và thư giãn. Nhưng ngâm chân thế nào cho đúng cách, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn đến bạn!

Ngâm chân đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như cải thiện trí não, tinh thần, tăng cường thể chất, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, nhức mỏi, khử mùi hôi chân. Đồng thời, ngâm chân còn giúp cho đôi chân bạn được thư giãn, đem lại cảm giác thoải mái và giấc ngủ ngon.

1Hướng dẫn ngâm chân đúng cách

Sử dụng bồn truyền thống

Bước 1: Trước khi ngâm chân, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc thau/chậu cỡ vừa hoặc lớn để đặt 2 chân bên trong thau dễ dàng, thoải mái, không cảm thấy chật chội, khó chịu. Tiếp đó, bạn đổ nước ấm vào trong chậu, đổ lượng vừa phải, tốt nhất là khi đặt chân vào, nước đủ ngập cổ chân của bạn, làn nước cao trên mắt cá nhân 2cm.

Có thể cho thêm các loại tinh dầu, thảo dược, các nguyên liệu khác thường dùng để tăng hiệu quả ngâm chân như muối, baking soda, gừng tươi, hồng hoa, tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầu sả… Khuấy đều với các nguyên liệu cho tan và thấm vào nước trước khi ngâm.

Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm chân, bạn có thể sử dụng khuỷu tay (bộ phận này trên cơ thể khá nhạy cảm với nhiệt độ nước). Nhúng khuỷu tay vào làn nước, nếu thấy nước quá nóng bạn nên thêm nước mát và ngược lại thấy nước quá lạnh thì thêm nước nóng để đảm bảo nước có nhiệt độ ấm nóng, ngâm châm tốt hơn.

Lót 1 tấm khăn, thảm dưới sàn nhà và đặt thau nước lên trên, làm như vậy giúp ngăn nước trong thau đổ ra ngoài làm ướt hết mặt sàn và chống trầy cho sàn nhà.

Bước 3: Bạn ngồi lên ghế, đặt 2 bàn chân vào trong thau, ngồi thoải mái từ 5 – 15 phút. Sau khi xong, bạn nhấc chân ra khỏi thau, lau khô da với khăn bông khô, thoa kem dưỡng ẩm để chống khô nứt da.

Sử dụng bồn ngâm chân massage

Bước 1: Hãy đặt bồn massage chân trên một bề mặt ổn định trước khi sử dụng và đảm bảo thiết bị được tắt và rút phích cắm. Sử dụng một chiếc bình để đổ đầy nước vào bồn, nước ban đầu đổ vào bồn không được quá lạnh, đảm bảo mức nước nằm giữa mức nước tối thiểu và mức nước tối đa được chỉ định bên trong bề mặt thiết bị.

 
Bước 2: Cắm thiết bị vào nguồn điện. Đặt chân xuống nước và nhấn nút để bật thiết bị.

Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ

  • Để làm nóng nước, nhấn nút điều chỉnh nhiệt độ. Màn hình sẽ tự động hiển thị nhiệt độ nước ban đầu.
  • Để tăng nhiệt độ, nhấn nút liên tục. Bạn có thể chọn nhiệt độ mong muốn trong khoảng từ 35 – 48 độ C.
  • Để tắt chức năng làm nóng nước, hãy tắt nguồn.

2Lưu ý cần nhớ khi ngâm chân

– Nếu ngâm chân trong thau, bạn cần đảm bảo nước ngập qua mắt cá nhân nhưng nếu ngâm trong thùng hoặc xô có thân cao thì bạn nên đảm bảo lượng nước đầy trên ½ bắp chân của bạn, làm như vậy sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

– Khi đặt chân vào thau ngâm, bạn nên giữ cho lòng 2 bàn chân chạm đáy thau một cách thoải mái.

– Thời gian ngâm chân có thể kéo dài đến 30 phút nhưng không để lâu hơn nữa để tránh cho da bị khô. Sau khi ngâm tầm 5-10 phút, bạn có thể thêm chút nước nóng để giữ nước có độ ấm phù hợp.

– Thời điểm trước và sau khi ngâm chân, bạn nên uống 1 ít nước ấm sẽ giúp hiệu quả thải độc, bù nước của cơ thể trong quá trình ngâm tốt hơn.

– Tuyệt đối không ngâm chân trước và sau khi ăn tầm 1 tiếng, thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước khi đi ngủ 30 phút.

– Không ngâm chân với lá lốt nếu chân đang có vết thương hở, lỡ loét, viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai, người bị suy giãn tĩnh mạch không ngâm chân với lá lốt.

– Ngâm chân xong nên lau khô chân, không để chân ẩm ướt, mùa đông nên ủ ấm chân sau khi lau khô.

– Kết hợp ngâm chân với chế độ tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh dài lâu.

3Những đối tượng không nên ngâm chân

  • Người huyết áp thấp: Ngâm chân làm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm giãn nở các mạch máu vì thế nó khiến huyết áp của chúng ta giảm. Thế nên, những người có chỉ số huyết áp thấp ngâm chân dễ khiến huyết áp xuống quá thấp làm tính mạng của họ gặp nguy hiểm không lường được.
  • Người bị bệnh gút: Ngâm chân trong nước nóng thường xuyên làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh hơn khiến cho những người bị bệnh gút bị xung huyết, ứ máu, không những không làm cho bệnh giảm nhẹ bớt mà còn làm tăng thêm triệu chứng của bệnh này.
  • Người bị giãn tĩnh mạch: Thực chất ngâm chân là quá trình làm giãn nở mạch máu để máu và huyết áp lưu thông tốt hơn. Vậy nên, những người bị giãn tĩnh mạch khi ngâm chân chỉ làm bệnh tình thêm trầm trọng chứ không thể thuyên giảm.
  • Người bị bệnh tim: Ngâm chân trong nước nóng làm cho máu trong cơ thể được lưu thông nhanh hơn, làm giãn các mạch máu. Tuy nhiên, khi những người mắc bệnh tim ngâm chân thì nước nóng lại làm cho máu trong cơ thể họ lưu thông không đều, dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim, thiếu oxy, làm cho tim bị suy hoặc thiếu máu, nặng hơn là gây tử vong tại chỗ.
  • Người bị âm hư: Là những người bị nóng trong người, lúc nào cơ thể cũng như lửa đốt. Chính vì vậy, việc ngâm chân với nước nóng sẽ chỉ khiến cơ thể họ nóng thêm và làm cho bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn.

Mời bạn tham khảo một số mẫu bồn ngâm chân tại Điện máy XANH

Trên đây là hướng dẫn ngâm chân đúng cách mà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có những phút giây thư giãn khi ngâm chân để khoẻ hơn mỗi ngày nhé!

Chi tiết thông tin cho Hướng dẫn ngâm chân đúng cách để khoẻ hơn mỗi ngày…

Những người không nên ngâm chân

Chỉ cần gõ vào công cụ tìm kiếm bạn dễ dàng có ngay kết quả. Rất nhiều trường hợp khóc dở mếu dở sau khi ngâm chân. Không những thế một số ca tử vong sau khi ngâm chân bằng nước nóng. Tuy rất hiếm nhưng bạn cũng nên tham khảo để đề phòng. Dưới đây là một số trường hợp không nên ngâm chân nước nóng và thảo dược.

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.

Bị bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều.

Để duy trì ổn định lượng đường trong máu bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khác. Một trong những sản phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường là nồi cơm điện tách đường. Sản phẩm giúp loại bỏ lượng đường và tinh bột xấu có trong gạo.

Suy giãn tĩnh mạch

Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.

Mách bạn ngâm chân cải thiện sức khỏe nhanh chóng

Nếu không thuộc những người không nên ngâm chân như đã liệt kê ở trên bạn hoàn toàn yên tâm. Hãy ngâm chân mỗi ngày để xua tan mệt mỏi kéo dài tuổi thanh xuân. Một trong những sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho bạn đó chính là bồn ngâm chân. Sản phẩm do Trí Hưng cung cấp giúp bạn ngâm chân và massage bấm huyệt lòng bàn chân. Quá trình bấm huyệt tạc động trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng trên cơ thể. Bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng sau một thời gian kiên trì sử dụng.

Bạn cũng có thể kết hợp với muối ngâm chân, thảo dược ngâm chân do Trí Hưng cung cấp. Sự kết hợp giữa máy ngâm chân và thảo dược giúp hiệu quả tăng gấp nhiều lần. Đặc biệt với người cao tuổi đây là món quà rất ý nghĩa. Các sản phẩm chất lượng tốt được nhập khẩu từ Đức, Bỉ, Ý.

Ngâm chân với nước muối trong bao lâu

Mặc dù phương pháp ngâm chân với nước muối đã được sử dụng từ rất lâu nhưng không phải ai cũng biết ngâm chân đúng cách. Ngoài nhiệt độ vừa phải bạn cần chọn thời gian ngâm chân phù hợp. Nhiệt độ nước thông thường để ngâm chân tốt nhất là khoảng 40 độ. Tuy nhiên tùy cơ địa từng người bạn có thể tăng giảm nhiệt độ cho phù hợp. Với những người da nhạy cảm thì nên để nhiệt độ thấp hơn. Vào những ngày đông lạnh thì có thể để nhiệt độ cao hơn.

Máy ngâm chân tại Trí Hưng loại tốt có chức năng điều chỉnh nhiệt độ. Loại này khá tiện dụng, bạn có thể chỉnh từ 30 đến 45 độ C tùy theo nhu cầu. Vậy thời gian ngâm chân với nước muối trong bao lâu thì phù hợp.

Theo các nghiên cứu thì thời gian ngâm chân tốt nhất là khoảng 15 đến 30 phút. Dấu hiệu để nhận biết là người nóng và đổ mồ hôi nhẹ. Hoặc có thể kiểm tra bàn chân hơi ửng đỏ là đến lúc chúng ta nên ngừng ngâm chân.

Ngoài muối ngâm chân bạn có thể sử dụng các loại thảo dược ngâm chân khác. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn chọn loại thảo dược phù hợp. Tại Trí Hưng cũng có muối ngâm chân của Đức và thảo được ngâm chân.

Trên đây là một số lưu ý khi ngâm chân và những người không nên ngâm chân. Hy vọng những thông tin này bổ ích với bạn. Đừng quên chia sẻ với bạn bè nhé.

Xem thêm: Bồn ngâm chân nào tốt

Chi tiết thông tin cho Những người không nên ngâm chân…

Tại sao chúng ta cảm thấy thoải mái khi ngâm chân bằng nước ấm?

Ở đùi của chúng ta có rất nhiều mạch máu. Khi ngâm bàn chân vào nước ấm, nhiệt độ cao có thể làm giãn nở động mạch và các mao mạch trên da. Khi lượng máu chứa nhiều chất dinh dưỡng nhiều lên, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Ngâm chân bằng nước ấm có nhiều lợi ích như:

Ngủ ngon hơn: ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân, tập trung nhiều máu ở đoạn cuối mạch máu. Như vậy, lượng máu ở não bộ sẽ giảm đi ít nhiều, làm chúng ta cảm thấy buồn ngủ hơn.

Giảm đau nhức: ngâm chân nước ấm không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn giảm căng cơ ở chân, xoa dịu cảm giác đau nhức ở eo, lưng và các khớp xương.

Khai thông kinh lạc: “Kinh mạch thông, bách bệnh tiêu”. Nhiều điểm kinh mạch phân bố ở vùng chân, bao gồm thần kinh bàng quang, thần kinh ruột, thần kinh dạ dày, thần kinh thận, thần kinh gan… Ngâm chân có thể kích thích các dây thần kinh này và phát huy tác dụng khai thông kinh mạch.

Ngâm chân không chỉ giúp cơ thể thoải mái mà còn mang lại nhiều công dụng khác, là cách dưỡng sinh “ngon bổ rẻ” của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng nên ngâm chân để nâng cao sức khỏe.

5 nhóm người dưới đây ngâm chân nước ấm chẳng khác gì “tự sát dần dần”

1. Người mắc bệnh tiểu đường

Phần da chân của người bệnh tiểu đường khá mềm yếu và phần lớn các đầu mút dây thần kinh đều không thể cảm nhận nhiệt độ bên ngoài một cách bình thường.

Nếu nước ngâm chân quá nóng, họ không thể kịp thời phát hiện, dễ bị bỏng. Một khi chân của người mắc tiểu đường bị bỏng, dù chỉ một chỗ nhỏ, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến lây lan, lở loét, nặng hơn có thể phải cắt cụt chân.

2. Người giãn tĩnh mạch hoặc tắc động mạch

Người mắc các bệnh này gặp vấn đề máu chảy ngược, đặc biệt là người bị giãn tĩnh mạch, van tĩnh mạch thường không có tác dụng hoàn toàn.

Người mắc bệnh này ngâm chân sẽ khiến lượng máu tăng lên nhưng không thể thay đổi tốc độ máu chảy ngược trong tĩnh mạch, dễ tăng thêm áp lực lên thành mạch máu, làm bệnh tình nặng thêm.

3. Người mắc bệnh nấm da

Bệnh nấm da thường do bị lây nhiễm các loại nấm. Ngâm chân bằng nước ấm không thể giết chết vi khuẩn, ngược lại còn làm chỗ mắc bệnh thêm ngứa ngáy. Đặc biệt người có vết thương ở chân, ngâm chân nước ấm có thể gây ra lây nhiễm vi khuẩn thứ cấp.

4. Trẻ em

Cơ thể trẻ em ở thời kỳ phát triển nhanh chóng, bao gồm cả lòng bàn chân. Ngâm chân nước ấm dễ làm các dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng sự duy trì và phát triển của lòng bàn chân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân bẹt.

5. Người mắc bệnh tim mạch

Chức năng tim mạch của người bệnh vốn đã yếu ớt, khả năng cung cấp máu kém. Ngâm chân làm giãn nở mao mạch, làm máu càng chảy xuống phần chân, làm các cơ quan quan trọng như tim, não thiếu máu và oxy, dẫn đến tức ngực, thở ngắn, chóng mặt,…

Ngoài ra, mù quáng ngâm chân còn gia tăng nguy cơ ngất xỉu và đột quỵ.

Như vậy, không phải ai cũng nên ngâm chân dưỡng sinh. Trước khi ngâm chân, mọi người nên tìm hiểu rõ để tránh hại sức khỏe, được một mất mười.

Vậy ngâm chân như thế nào cho đúng cách?

Ngâm chân tưởng như một việc đơn giản nhưng thực tế cần chú ý nhiều điều. Nếu ngâm sai cách dễ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

1. Chọn đúng chậu ngâm chân

Chúng ta nên ưu tiên dùng chậu gỗ hoặc gốm để ngâm chân. Đặc biệt là khi ngâm chân với thuốc thảo dược, chúng ta không nên dùng chậu kim loại như chậu đồng, để tránh xảy ra các phản ứng hóa học giữa kim loại và thảo dược, sinh ra các chất độc hại.

2. Lượng nước vừa đủ

Lượng nước ngâm chân nên cao đến giữa cẳng chân để có được hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.

3. Nhiệt độ nước vừa phải

Nhiệt độ cơ thể người trong khoảng 36-37 độ C. Nếu muốn ngâm chân có hiệu quả, nhiệt độ nước phải cao hơn nhiệt độ cơ thể, tốt nhất nên ngâm với nước 40-45 độ C.

4. Không nên ngâm quá lâu

Thời lượng ngâm chân tốt nhất là 15-20 phút, lâu nhất cố gắng không quá 30 phút.

Khi ngâm chân, nhịp tim và tuần hoàn máu sẽ tăng nhanh. Ngâm chân quá lâu làm tăng thêm gánh nặng cho tim mạch, làm cơ thể khó chịu. Mát-xa 3-5 phút sau khi ngâm chân tốt cho lưu thông máu, thúc đẩy tuần hoàn trao đổi, giúp giấc ngủ đêm sâu và ổn định hơn.

Tóm lại, ngâm chân có nhiều lợi ích nhưng vẫn nguy hiểm đối với một vài nhóm người nhất định. Đồng thời, chúng ta nên kiểm soát tốt nhiệt độ nước, lượng nước và thời gian ngâm chân để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Theo Abuolowang

Chi tiết thông tin cho 5 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên ngâm chân dưỡng sinh, đặc biệt là người bị tiểu đường: Lợi ích chưa thấy nhưng tai họa cận kề, có thể mất mạng như chơi…

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Những Người Không Nên Ngâm Chân này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Những Người Không Nên Ngâm Chân trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button