Người Mệt Mỏi Buồn Ngủ Chóng Mặt – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Người Mệt Mỏi Buồn Ngủ Chóng Mặt có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Người Mệt Mỏi Buồn Ngủ Chóng Mặt trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Triệu chứng mệt mỏi
Mêt mỏi là triệu chứng khiến bạn luôn cảm thấy thiếu năng lượng kèm theo đó là tình tình trạng kiệt sức, rã rời hoặc thiếu sinh khí, cơ thể uể oải, thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt.
Mệt mỏi trong người
Một số triệu chứng khác liên quan đến mệt mỏi:
- Đau tức ngực, khó thở
- Sụt cân
- Đau cơ
- Lo lắng, trầm cảm
- Nôn, buồn nôn, tiêu chảy
2. Nguyên nhân gây uể oải, buồn ngủ và mệt mỏi, chóng mặt
Nguyên nhân gây nên các triệu chứng uể oải, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt được chia làm 2 nhóm: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không do bệnh lý.
2.1. Bệnh lý
Hen suyễn:
- Hen suyễn là bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính, bệnh khiến đường hô hấp luôn trong tình trạng viêm nhiễm, phù nề và dễ bị kích ứng làm cản trở lưu thông khí đến phổi. Các triệu chứng hen phế quản như khó thở, lồng ngực căng tức thở gắng sức, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải do không được cung cấp đủ oxy.
- Có rất nhiều nguyên nhân hen suyễn trong đó cơ địa chiếm vai trò chính kết hợp với một số yếu tố nguy cơ như: thay đổi thời tiết, người lớn tuổi mắc một số bệnh liên quan đến vi khuẩn, vi rus, di ứng với một số thực phẩm hoặc dị ứng thuốc,…
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
- Hay còn gọi là COPD là bệnh hô hấp gây khó thở do đường thở bị chít hẹp .
- Bệnh gây viêm, sưng đỏ đường hô hấp, khiến đường hô hấp tang tiết chất nhầy hoặc gây tổn hại đến các phế nang trong phổi dẫn đến quá trình thải Co2 à hấp thu O2 trở nên khó khăn hơn. Khi đó, triệu chứng của COPD như khó thở, thở khò khè, ho đờm tiến triển ngày càng nặng hơn khiến người bệnh rơi vào trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, tim đập nhanh,ngực thường xuyên đau tức.
- Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường đến từ việc hút và tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên, ô nhiễm môi trường sống hoặc người bệnh mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp từ nhỏ.
Suy tim:
- Là tình trạng tim không đáp ứng đủ được khối lượng công việc của nó và không bơm đủ máu đi nuôi dưỡng và cung cấp ô xy cho các mô, khiến cơ thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, da xanh xao,…
- Suy tim thường là do nguyên nhân từ động mạch hoặc từ vấn đề lưu thông máu, ví dụ như bệnh cơ tim do nhiễm trùng, do rượu hoặc do nghiện ma túy. tình trạng tim bị quá tải:
- Các tình trạng như cao huyết áp, bệnh lý van tim, bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận, tiểu đường, dị tật tim bẩm sinh đều có thể gây suy tim.
Thiếu máu:
- Đây là bệnh lý diễn ra rất âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Hồng cầu trong máu chiếm vai trò chủ đạo trong vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể.
- Vì vậy, thiếu máu khiến các mô trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng oxy. Dẫn đến tình trạng da xanh xao, thường xuyên có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi.
Uể oải, mệt mỏi trong người và buồn ngủ, chóng mặt cảnh báo nguy cơ thiếu máu
2.2. Không do bệnh lý
Mang thai:
- Khi mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi về hormone khiến mẹ gặp phải các triệu chứng liên nhưn nôn, buồn nôn, đau lưng mệt mỏi.
- Hơn nữa, khi mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi ở hệ tuần hoàn, nhịp tim tăng hơn, cung lượng tim tăng, các chuyển hóa trong cơ thể mẹ cũng thay đổi tăng hơn và rất nhiều các hệ khác trong cơ thể đều thay đổi để phù hợp với sự mang thai.
- Tất cả các yếu tố trên tạo thêm cho mẹ cảm giác mệt mỏi.
Thiếu ngủ:
- Ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu của cơ thể . Trong lúc ngủ não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi đồng thời giúp cơ thể tích lũy năng lượng và bài tiết những hormon quan trọng cho hoạt động sống hằng ngày.
- Chính vì vậy, khi thiếu ngủ cơ thể sẽ luôn bị rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi, thiếu sức sống.
Làm việc căng thẳng kéo dài:
- Theo các nghiên cứu khoa học, não là bộ phận tiêu tốn năng lượng nhất trong cơ thể. Khi bạn hoạt động căng thẳng kéo dài, các xung thần kinh dẫn truyền đến não liên tục khiến cơ thể hao hụt năng lượng nhanh, đồng thời cơ thể không bù đắp chất dinh dưỡng cũng như chuyển hóa năng lượng kịp thời dẫn đến cơ thể chìm đắm trong tình trạng mệt mỏi, buồn bực thậm chí là mất ngủ, trầm cảm,…
- Vì vậy, hãy tự giải phóng cơ thể, cho phép mình được nghỉ ngơi một chút sau những ngày dài làm việc.
3. Làm gì khi mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ?
Khi gặp triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải thường xuyên, bạn cần:
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân
Trước hết để giải quyết vấn đề mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ chúng ta cần xác minh chính xác được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đi khám tại các cơ sở uy tín là một trong những công việc đầu tiên các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên làm.
3.2. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng mệt mỏi, uể oải
Như đã đề cập trên, tình trạng mệt mỏi, uể oải bên cạnh việc đến từ các nguyên nhân bệnh lý thì còn đến từ các nguyên nhân như làm việc căng thẳng quá độ, ngủ không đủ giấc,… Vì vậy việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt là rất cần thiết.
– Người bệnh nên cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất:
- Việc không cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể là một trong những lý do khiễn cơ thể mệt mỏi.
- Vì vậy, trước tiên muốn cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo trong một ngày dài làm việc, các bạn nên tự kiểm soát, tính toán lượng calo mình cần trong ngày để có chế độ ăn hợp lý.
- Tiếp đó, có thể ăn một số đồ ăn giúp cơ thể được thư giản, giảm stress như: các loại đậu, trà xanh, ngũ cốc nguyên cám,…
Cân bằng chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi, uể oải
– Tạo thói quen làm việc điều độ:
- Không nên làm việc quá sức, nên có những khoảng thời gian ngắn nghỉ ngơi để não bộ cũng như cơ thể được thư giãn.
- Bạn có thể tự tập cho mình có những giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút vào mỗi buổi trưa, sau khi thức dậy cơ thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng dồi dào năng lượng, giảm bớt mệt mỏi, uể oải.
– Tập thể dục điều độ:
- Theo Reader’s Digest, dù ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi đây chính là lúc bạn cần vận động nhiều hơn.
- Một nghiên cứu từ Đại học Georgia, Mỹ, cho thấy bạn chỉ cần 20 phút tập thể dục và duy trì 3 lần/tuần, mức năng lượng sẽ tăng lên 20%. Đồng thời, nghiên cứu còn phát hiện tập thể dục tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi tới 65%.
- Vì vậy, dù bận rộn đến đâu bạn cũng nên dành ra khoảng 15 phút mỗi ngày để tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga,…
Cuộc sống ngày càng hối hả, tấp nập, con người thường quay cuồng trong những vòng xoáy của công việc, tiền bạc,… Cho đến khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống không muốn làm gì mới bắt đầu lo lắng tìm nguyên nhân tại sao mình bị như vây? Đôi khi chỉ là yếu tố sinh lý bình thường nhưng nhiều khi cũng đến từ những bệnh lý rất nguy hiểm. Hãy biết tự cân bằng, điều chỉnh lối sống của mình trước khi quá muộn nhé.
Ds. Đỗ Hương
Chi tiết thông tin cho Giải mã cặn kẽ triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chóng mặt hay buồn ngủ…
1. Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi là bệnh gì?
Một buổi sáng thức dậy, người bệnh mở mắt, toan ngồi dậy để ra khỏi giường thì đột ngột thấy xuất hiện cơn chóng mặt dữ dội. Người bệnh cảm thấy mọi cảnh vật xung quanh xoay vòng, nhà cửa đổ sụp, bàn ghế di chuyển hay lộn nhào. Điều này tự nhiên ập tới sẽ khiến họ không tránh khỏi hoang mang, sợ hãi. Lúc này, càng lo lắng, họ sẽ thấy chóng mặt, hoa mắt càng dữ dội thêm. Một số trường hợp còn có kèm buồn nôn, nôn ói, đau đầu, mệt mỏi.
Tình trạng này rất thường gặp trong dân số, nhất là trên các đối tượng trung niên, nữ nhiều hơn nam. Đặc điểm nổi bật là chóng mặt thường liên quan đến tư thế, tăng lên khi người bệnh ngồi dậy, xoay đầu và giảm dần, bớt hẳn nếu họ nằm yên, nhắm mắt. Chính vì vậy, tình trạng này có tên trong Y học là “chóng mặt tư thế kịch phát lành tính”. Các cơn chóng mặt thường xuất hiện thành chuỗi kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, sau đó tự hết và sẽ tái phát sau vài tháng đến vài năm.
Tuy nhiên trong một số trường hợp triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa không thay đổi hoặc thuyên giảm theo tư thế, nghỉ ngơi thì cần nghĩ đến bệnh lý nguy hiểm hơn về thần kinh : nhồi máu não, tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu, xuất huyết não,…Trong trường hợp này người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi và điều trị cấp cứu.
2. Bệnh này có nguy hiểm không?
Đúng như tên gọi, chóng mặt lành tính do tư thế không gây ra biến chứng gì nghiêm trọng.
Trong cơn chóng mặt, người bệnh rất hoảng sợ, lo lắng cực độ, cảm giác nhà cửa xoay tròn như đảo lộn, nghiêng ngả. Tuy nhiên, họ sẽ tự nhận thấy rằng khi xoay đầu, nhìn xung quanh sẽ làm triệu chứng nặng hơn, thúc đẩy buồn nôn, nôn ói nên tự có khuynh hướng nhắm mắt, nằm yên. Sau đó, cơn chóng mặt sẽ tự thuyên giảm dần trong một hoặc hai phút trước khi biến mất hẳn.
Nói một cách khác, bệnh là hoàn toàn lành tính nếu người bệnh nằm nghỉ trên giường, cẩn thận không bị té ngã, sang chấn nếu cố gắng đi lại.
Bên cạnh đó, khi thăm khám, làm các xét nghiệm, hình ảnh học sọ não cũng sẽ không ghi nhận được dấu hiệu gì bất thường. Người bệnh hoàn toàn không yếu liệt hoặc có bất kì dấu hiệu thần kinh khu trú; khám tai cũng bình thường, không có thay đổi thính lực.
Chi tiết thông tin cho Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi: Những điều cần biết…
Bệnh thiếu máu
Khi cơ thể bị thiếu máu, chức năng trao đổi các chất dinh dưỡng, oxy tới các tế bào bị suy giảm. Chính vì vậy, một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu đó chính là mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
Do lượng máu lên não không đủ khiến bạn thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, thiếu máu còn có một số biểu hiện đặc trưng như da xanh tái, niêm mạc nhợt nhạt…. Khi thăm khám, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu thiếu máu và khẳng định thông qua xét nghiệm máu.
Đau nửa đầu
Trước, trong và sau khi xảy ra cơn đau nửa đầu, một số người thường cảm thấy mệt mỏi.
Người bị đau nửa đầu thường cảm thấy uể oải, cáu kỉnh thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài. Mệt mỏi cùng với cơn đau dữ dội làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.
Trong bệnh đau nửa đầu, mệt mỏi do thiếu máu não, gốc tự do được xem là một trong những nguyên nhân gây tổn thương thành mạch máu, hình thành nên các mảng xơ vữa và tạo huyết khối, làm hẹp lòng động mạch khiến giảm lưu lượng máu đến não.
Trước, trong và sau khi xảy ra cơn đau nửa đầu, một số người thường cảm thấy mệt mỏi
Bệnh lý tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Với bệnh nhân tiểu đường, các tế bào luôn không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho những hoạt động cơ bản của cơ thể, chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi dù cho không vận động nhiều.
Chi tiết thông tin cho Mệt mỏi kéo dài: Cảnh báo 13 bệnh lý nguy hiểm…
Chóng mặt buồn nôn là tình trạng gì?
Chóng mặt là cảm giác bạn cảm thấy cơ thể lâng lâng, đầu óc choáng váng như đang bị xoay tròn, có ảo giác trước mắt, thị lực suy giảm, không thể nhìn rõ được các đồ vật trước mắt.
Chóng mặt có thể đi kèm với nhiều triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là cảm giác buồn nôn. Hiện tượng mệt mỏi buồn nôn chóng mặt gây rất nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh, khi bụng luôn trong cảm giác cồn cào muốn nôn và đầu choáng váng, cơ thể mất thăng bằng, không thể đứng vững.
Nguyên nhân gây buồn nôn chóng mặt
Buồn nôn chóng mặt có nhiều mức độ, từ nặng đến nhẹ tùy theo nguyên nhân bệnh là gì. Vậy điều gì có thể khiến bạn gặp phải triệu chứng chóng mặt buồn nôn?
Say tàu xe
Hiện tượng say tàu xe khi ngồi trên xe, tàu, máy bay đang di chuyển, lắc lư có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Thậm chí, nhiều người bị say tàu xe nặng còn có thể nôn ói, mặt xanh xao, tái nhợt, cơ thể yếu ớt.
Sử dụng rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia, thức uống có cồn cũng là nguyên nhân gây buồn nôn chóng mặt. Thức uống có cồn sẽ làm loãng máu – nguyên nhân khiến bạn cảm thấy vừa buồn nôn vừa choáng váng, đau đầu.
Không chỉ vậy, thức uống có cồn còn gây kích ứng dạ dày, làm tăng thêm cảm giác buồn nôn. Người uống nhiều rượu bia, bị say rượu cũng có thể có các triệu chứng khác như: Da ửng đỏ, nói lắp, buồn ngủ, hoa mắt, ảo giác, phản xạ chậm,…
Lượng đường trong máu thấp
Đường (glucose) là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, bạn sẽ cảm thấy run rẩy, chóng mặt và buồn nôn. Đây chính là triệu chứng hạ đường huyết do lượng đường trong máu không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Lúc này, bên cạnh cảm giác chóng mặt buồn nôn, bạn còn có thể thấy da chuyển sang màu xanh nhợt nhạt, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, có biểu hiện đau đầu, cáu kỉnh,…
Phụ nữ mang thai
Buồn nôn chóng mặt là những triệu chứng ốm nghén thường gặp trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Đây là các biểu hiện thường thấy khi nồng độ hormone bị thay đổi một cách đột ngột. (1)
Bên cạnh hiện tượng chóng mặt buồn nôn, phụ nữ đang mang thai còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như nhức đầu, thèm ăn, đau tức ngực, mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn bình thường, đau bụng, chuột rút…
Lo âu
Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, lo lắng, bạn có thể nhận thấy cơ thể có biểu hiện khác lạ, chẳng hạn như xuất hiện triệu chứng buồn nôn chóng mặt. Khi cơ thể chuyển sang trạng thái “chiến đấu” hoặc “trốn tránh” cảm xúc lo lắng thì chúng có thể phản ánh bằng những triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn chóng mặt, đổ mồ hôi,…
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu có thể gây ra cơn đau ở một vị trí nhất định, chẳng hạn như trên đỉnh đầu hoặc cũng có thể lan rộng ra toàn bộ nửa đầu trái hoặc nửa đầu phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau nửa đầu.
Khi đau, bạn sẽ có cảm giác âm ỉ hoặc đau nhói thành từng cơn, cảm thấy đau buốt khó chịu. Người bị đau nửa đầu dễ cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng, suy giảm thị lực,…
Đau tim
Đau tim cũng có thể gây chóng mặt buồn nôn. Khi máu đông trong cơ thể ngăn chặn dòng máu đến tim, khiến các cơ tim thiếu oxy, máu và dưỡng chất thì bạn có thể cảm nhận cơn đau tim đi kèm với những triệu chứng khác như mệt mỏi, khó thở buồn nôn, chóng mặt.
Khi có các triệu chứng này, nên lập tức thông báo với người xung quanh bạn để được hỗ trợ đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
U não
Hầu hết các trường hợp u não đều đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng, dễ nhận biết như đau đầu dữ dội, co giật, thay đổi về thị giác hoặc thính giác,… Tuy nhiên, một số ít trường hợp người bị u não cũng cảm thấy bị chóng mặt buồn nôn. Thông thường, triệu chứng này sẽ xảy ra ở giai đoạn đầu tiên, khi khối u vừa xuất hiện.
Chóng mặt kịch phát lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo – BPPV)
Chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác người bệnh ở trạng thái động hay tĩnh đều cảm thấy bản thân hoặc mọi vật xung quanh đang chuyển động. Nguyên nhân của tình trạng này thường do các vấn đề ở tai trong. (2)
Nếu bị chóng mặt kịch phát lành tính, bạn sẽ thấy cơn buồn nôn chóng mặt thoáng qua rồi tự khỏi, sau đó tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần.
Bệnh Meniere
Bệnh Meniere cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt buồn nôn do bệnh có thể ảnh hưởng đến tai trong. Cụ thể là do chất lỏng tụ lại trong tai gây ra. Không chỉ chóng mặt hay cảm thấy nôn nao khó chịu, người mắc bệnh Meniere còn phải đối diện với nhiều triệu chứng khác như ù tai, mất thính lực.
Viêm dây thần kinh tiền đình và viêm mê đạo tai
Viêm mê đạo tai là tình trạng rối loạn tai trong, có 2 dạng chính là viêm mê đạo tai do virus và viêm mê đạo tai do vi khuẩn. Trong khi đó, viêm dây thần kinh tiền đình là một bệnh lý viêm dây thần kinh ở tai trong, khiến dây thần kinh tiền đình thâm nhiễm. Cả hai tình trạng này đều có thể là nguyên nhân dẫn đến việc mất thăng bằng, gây ra buồn nôn chóng mặt. (3)
Viêm dạ dày ruột
Khi bạn bị viêm dạ dày ruột, cơ thể mất nước thì bạn có thể cảm thấy chóng mặt buồn nôn. Đặc biệt lúc này bạn sẽ dễ bị lảo đảo, loạng choạng khi đứng lên, khó có thể đứng vững được.
Cơn thiếu máu thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ
Đột ngột chóng mặt buồn nôn, tay chân khó cử động, đau đầu,… được xem là dấu hiệu đột quỵ phổ biến. Ngoài ra, người có cơn thiếu máu thoáng qua cũng dễ cảm thấy hoa mắt chóng mặt đi kèm với cảm giác nôn nao, muốn ói.
Các nguyên nhân khác
Một số vấn đề khác cũng có thể gây nên triệu chứng chóng mặt buồn nôn, chẳng hạn như hạ huyết áp, sự thay đổi thời tiết, thiểu năng tuần hoàn não,…
Xem thêm:
1. Triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt là dấu hiệu của bệnh gì
Hãy cẩn thận với triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt, đặc biệt là khi bạn không hề làm gì hay hoạt động gì quá sức trước đó. Vì có rất nhiều bệnh lý có thể phát ra các triệu chứng tương tự, do đó, nếu không chú ý và can thiệp đúng thời điểm, đúng phương pháp thì sức khỏe của bạn có thể sẽ gặp phải nguy hiểm.
Triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Viêm phổi
Đây là bệnh lý cấp tính, phổi bị nhiễm trùng do sự tấn công của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm mốc, virus. Lúc này, những tổn thương đã làm suy giảm chức năng phổi và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí.
Mệt mỏi khó thở và chóng mặt là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm phổi, các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Ngoài triệu chứng trên, khi bị viêm phổi bạn có thể bị sốt cao, tức ngực, ho nhiều và kèm theo đờm, nôn, buồn nôn,…
Vì thế, khi phát hiện triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt cùng các dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu không, bệnh có thể tiến triển nặng hơn hoặc có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: nặng hơn hoặc có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, nặng hơn nữa có thể gây tử vong.
Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý về đường hô hấp khá phổ hiến. Đây là tình trạng đường thở bị hẹp và viêm nhiễm. Triệu chứng thường gặp của hen suyễn là khó thở, mệt mỏi, tức ngực, thở khò khè và gấp gáp.
Vì là bệnh lý mạn tính liên quan tới cơ chế miễn dịch của cơ thể nên Y học hiện chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng hen suyễn này. Thay vào đó, bạn có thể kiểm soát cơn hen và hạn chế các triệu chứng của bệnh bằng thuốc đặc trị, tuy rằng không điều trị dứt điểm nhưng cũng đem lại hiệu quả cao trong hạn chế việc tiến triển của bệnh.
Hen suyễn là bệnh lý mạn tính
Ung thư phổi
Ung thư phổi xảy ra khi phổi có các mô tế bào ác tính xuất hiện và bắt đầu nhân lên một cách bất thường. Đồng thời, đây cũng là biến chứng của các bệnh lý hô hấp do không xử lý kịp thời gây nên. Ung thư phổi khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy kiệt, khó thở, đau tức ngực,…
Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh sẽ khó kiểm soát và bệnh tình chuyển nặng. Lúc này, chức năng phổi đã bị suy yếu nghiêm trọng, cơ thể người bệnh suy yếu, sụt cân nhanh chóng, khi ho có thể có máu, ăn không ngon miệng, hậu quả nặng nề nhất là tử vong.
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi là hiện tượng màng phổi tích tụ quá nhiều chất dịch. Mệt mỏi khó thở là triệu chứng thường gặp của bệnh, bạn có thể nhận thấy rõ rệt nhất mỗi khi nằm xuống. Ngoài mệt mỏi khó thở người bệnh còn cảm thấy đau tức ngực, sức khỏe yếu, ho khan và có thể có đờm nếu bội nhiễm phổi.
Tràn dịch màng phổi khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở và đau tức ngực
Thiếu máu
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu là do số lượng hồng cầu sản xuất không đủ cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Mệt mỏi khó thở và chóng mặt cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh lý này. Tần suất và mức độ của bệnh sẽ tăng lên nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng.
Ngoài ra, khi bị thiếu máu người bệnh thường đau tức ngực, làn da thiếu sức sống. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần chú ý hơn về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt trong mỗi bữa ăn.
Các bệnh lý về tim mạch
Khi bị các bệnh lý về tim mạch người bệnh thường có triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt. Nếu để bệnh kéo dài mà không có biện pháp xử lý can thiệp có thể xuất hiện thêm đau tức ngực, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân.
Các bệnh lý về tim mạch thường gặp có thể kể đến như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, hẹp van tim,… Mỗi bệnh lý và từng mức độ của bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng mệt mỏi, khó thở và chóng mặt là thường gặp nhất.
2. Khi bị mệt mỏi khó thở và chóng mặt phải làm sao
Nếu như nguyên nhân gây ra mệt mỏi khó thở và chóng mặt là do bạn tập luyện thể dục, thể thao với cường độ cao, làm các công việc nặng nhọc, hoạt động quá sức thì bạn không nên quá lo lắng. Điều cần thiết bạn nên làm là nghỉ ngơi để cơ thể hồi sức cũng như bình thường trở lại.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này lâu dài, bạn cần xem xét lại chế độ sinh hoạt. Cần sắp xếp và phân bổ thời gian cho công việc, học tập tùy theo sức lực của bản thân. Đồng thời, cũng chú ý hơn đến giấc ngủ, hãy ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc bạn nhé.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này là do các bệnh lý gây nên thì bạn cần thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời. Lúc này, chỉ có việc điều trị mới mới có thể khiến các triệu chứng thuyên giảm và biến mất. Hãy đến các bệnh viện uy tín thăm khám, tìm ra tác nhân gây bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp bạn nhé.
Cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng không mong muốn
Triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt rất phổ biến. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân là do hoạt động, làm việc quá sức thì triệu chứng này còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, khi thấy các triệu chứng kể trên, bạn cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng với những thông tin mà MEDLATEC chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56.
Chi tiết thông tin cho Đừng chủ quan với triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt…
Phòng khám đa khoa Sài Gòn
15 năm xây dựng một niềm tin
Phòng khám Đa khoa Sài Gòn ra đời từ những năm đầu thế kỷ 21, với sự thành lập của doanh nhân Lê Xuân Hoàng, ông đã đem y tế kỹ thuật cao về với dân nghèo tại xã Lê Minh Xuân và xã Phạm Văn Hai. Đây là khu kinh tế mới vào thập niên 80 của Thành phố Hồ Chí Minh. Được sự tin tưởng và ủng hộ phòng khám đa khoa Sài Gòn đã và đang phát triển. Hiện nay phòng khám đã có 2 chi nhánh.
15 năm xây dựng một niềm tin
Nằm ở vị trí thuận tiện
Chúng tôi hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Nhưng hiện nay, khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, thì bệnh tật lại ngày càng trẻ hóa và trở nên rất khôn lường, vì vậy nhu cầu khám nhằm phòng tránh cũng như chữa bệnh kịp thời đang trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người.
Cơ Sở 2 – Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân thành phố, Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã mở thêm Cơ sở 2 tại 132 – 134 Lý Thái Tổ – Phường 2 – Quận 3 – TP HCM tọa lạc tại vị trí ngay trung tâm sài gòn, thuận tiện cho việc đi lại của bệnh nhân, cũng như để giải quyết tình trạng quá tải và mang những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất đến với Quý khách hàng.
Trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, hiện đại – Phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp 2
Năm 2016, Khoa Xét nghiệm Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã được Sở Y Tế TP. HCM cấp chứng nhận đạt An Toàn Sinh Học cấp II. Muốn được cấp giấy chứng nhận, các Phòng Xét Nghiệm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, thực hành, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Việc đáp ứng các yêu cầu này phải được thể hiện trong bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, hiện đại
Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, 100% bác sĩ người Việt
Đội ngũ y Bác sĩ, Điều dưỡng tài giỏi, có chuyên môn cao, tận tâm, chu đáo vì sức khỏe của bệnh nhân. Tập thể cán bộ nhân viên thân thiện, hòa đồng, tôn trọng và hết lòng vì bệnh nhân
Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, 100% bác sĩ người Việt
Với phương châm “Đem y tế kỹ thuật cao về với mọi nhà”, phòng khám Đa Khoa Sài Gòn của chúng tôi xin giới thiệu những gói khám được thiết kế phù hợp với mục đích của từng cá nhân cũng như tổng thể công ty. Sau khi được khám sức khỏe sẽ có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị chính xác.
Tham khảo gói kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ Tại Đây
Đặt lịch hẹn vui lòng liên hệ
Phòng khám đa khoa Sài Gòn
CƠ SỞ 1
3A35 Trần Văn Giàu, Phạm Văn Hai, Bình Chánh – TP.HCM
Tel: (028) 3877 2969 – 3768 2222
CƠ SỞ 2
132 – 134 Lý Thái Tổ, Phường 2, Quận 3 – TP.HCM
Tel: (028) 3830 6677 – 3833 5177
Chi tiết thông tin cho Đau đầu buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Chăm sóc sức khỏe…
.