Mẹ Bầu Bị Cúm – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Mẹ Bầu Bị Cúm có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Mẹ Bầu Bị Cúm trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: COVID-19 tăng gấp 3 lần ở Mỹ, CDC khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang
Bạn đang xem video COVID-19 tăng gấp 3 lần ở Mỹ, CDC khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang được cập nhật từ kênh Người Việt Daily News từ ngày 2022-12-12 với mô tả như dưới đây.
COVID-19 tăng gấp 3 lần ở Mỹ, CDC khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang
Lo ngại là COVID-19 có thể trở lại, tăng gấp ba lần, sau khi cúm gia tăng, hôm Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai, CDC khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang trở lại.
#NgườiViệtOnline
#tintứcthờisự
Cập nhật tin tức nhanh nhất với chúng tôi/ Follow us on:
Facebook: https://www.facebook.com/NguoiVietOnline/
Youtube: https://www.youtube.com/user/NguoiVietOnline
Ghi danh nhận email cập nhật tin tức hằng ngày: https://www.nguoi-viet.com/newsletter-sign-form/
Người Việt TV © 2020 – https://www.NGUOI-VIET.COM/nvtv
Người Việt Online – https://www.NGUOI-VIET.com
1. Bệnh cúm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật (nhất là khi mẹ bị cúm trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), mà khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Thai phụ bị cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim), một số khiếm khuyết trên cơ thể. Vì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong 5 tháng đầu nên rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ cũng có khả năng xảy ra.
Nguyên nhân của các bất thường này là các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Kết hợp với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh (nhiệt độ tăng kéo dài ở mức cao từ 39 độ C thì phải thận trọng) là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, các thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai.
Tuy nhiên bệnh cúm có nhiều thể gây bệnh khác nhau và không phải bà bầu nào bị cúm cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Khi có dấu hiệu cúm thì nên đi khám ngay.
2. Bệnh cúm ảnh hưởng gì đến phụ nữ mang thai?
Bệnh cúm là một trong những bệnh khó tránh nhất đối với phụ nữ mang thai. Bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch. Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
Bệnh cúm ảnh hưởng gì đến phụ nữ mang thai
Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng thường kéo dài hơn người bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 – 4 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường do họ có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi.
Ngoài ra, các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở thai phụ không nặng hơn những người bình thường.
3. Phương pháp phòng tránh cúm cho thai phụ
Các bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm và gia cầm tươi sống, không nên đến những nơi đông người, đặc biệt là tránh xa các khu vực bị ô nhiễm.
Để phòng tránh cảm cúm, bà bầu nên ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố, uống chút mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng để làm sạch vùng họng, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Ngoài ra, thai phụ cũng nên hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Khi đi ngủ, nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách không nằm thẳng luồng gió thổi vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ.
Khi đã bị mắc cúm thì thai phụ nên có các biện pháp khống chế bệnh tránh lây sang người khác, loại trừ mầm bệnh nhanh chóng, đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp như dùng khăn lạnh hay chườm đá lên vùng trán, uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể.
Đặc biệt, thai phụ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. vì nhiều loại thuốc trị cúm có thể dùng cho người bình thường, nhưng khi dùng cho bà bầu có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén. Một số trường hợp có thể căn cứ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bằng thuốc bắc.
Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn, người mẹ trước khi mang thai cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cũng như khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng bước vào hành trình thai kỳ 9 tháng 10 ngày.
Trong quá trình mang thai, người mẹ luôn cần theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi qua việc khám thai đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Trong việc sử dụng các chế phẩm thuốc cũng cơ thể mẹ đang mắc bệnh thì cần có sự tư vấn, thăm khám chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa Sản tránh để những tác động xấu từ bệnh tật cũng như các sản phẩm thuốc ảnh hưởng đến thai kỳ. Khi có bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào xảy ra, sản phụ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm để giảm thiểu hậu quả không đáng có.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Chi tiết thông tin cho Cúm ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi như thế nào…
Bệnh cúm ở bà bầu
Cảm cúm ở bà bầu là nhóm bệnh lý do nhiễm virus. Virus cúm xâm nhập vào cơ thể mẹ qua miệng hoặc mũi. Đây là bệnh lý rất thường gặp không chỉ ở phụ nữ mang thai mà ở mọi đối tượng do con đường lây nhiễm khá đơn giản. Đặc biệt, con người rất dễ mắc bệnh cúm khi thời tiết thay đổi.
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm gây ra, chúng gồm cúm A, B và C. Trong số đó, cúm A và B là hai loại phổ biến hơn cả.
Biểu hiện bệnh cúm ở bà bầu
Bà bầu bị cúm sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi, mũi chảy nước mũi
- Viêm họng
- Ho khan
- Một số trường hợp kèm theo sốt vừa phải
- Đau nhức cơ
- Mệt mỏi
Các triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 – 3 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Vì vậy, nếu thấy có các biểu hiện của bệnh cúm, hãy báo cho bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài khiến mẹ mệt mỏi lâu ngày.
Bệnh cúm ở bà bầu xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa đông là thời điểm mẹ dễ mắc bệnh nhất. Những lúc thời tiết chuyển mùa mẹ cũng nên chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh cúm.
Cúm là tình trạng rất thường gặp ở mọi đối tượng, kể cả bà bầu
Nguyên nhân khiến bà bầu bị cúm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh cúm ở bà bầu xảy ra. Cùng điểm mặt một vài nguyên nhân phổ biến mẹ nhé.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể khiến cho mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Đặc biệt, mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch của mẹ giảm sút khiến mẹ bầu dễ bị ho, cảm lạnh và cúm.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến mẹ dễ bị cúm. Việc tiếp xúc với những người đang bị cúm cũng khiến mẹ bị lây nhiễm chéo do virus gây cúm từ nước bọt, đờm của người bệnh thông qua không khí, lây nhiễm sang người bình thường.
Chi tiết thông tin cho Bệnh cúm ở bà bầu ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?…

1. Điều trị bệnh cúm
GS.TS.BS Phạm Nhật An chia sẻ cách điều trị cúm ở phụ nữ mang thai để không bị ảnh hưởng đến thai nhi
1.1 Các biện pháp khắc phục tại nhà
Khi bạn bị ốm khi đang mang thai, bước đầu tiên của bạn là:
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng và bổ sung một số chất khác đã bị mất đi do sốt.
- Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bạn bị đau họng hoặc ho.
- Ăn uống nhiều: Hãy tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch (cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina) và thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô).
Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể sử dụng:
- Nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mô mũi bị viêm
- Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp nới lỏng tắc nghẽn; Máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng hoặc thậm chí tắm nước nóng.
- Súp gà giúp giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi
- Thêm mật ong hoặc chanh vào tách trà ấm khử cafein để giảm đau họng
- Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang
Vì sốt cao có thể gây hại, do đó bạn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn, bao gồm:
- Dùng thuốc hạ sốt (acetaminophen – Tylenol là cách an toàn nhất)
- Tắm nước ấm
- Uống nhiều đồ uống mát
- Giữ quần áo và giường ngủ sạch sẽ
Nếu bạn đang biểu hiện các triệu chứng cúm khi mang thai thì phải đến các trung tâm y tế để được tư vấn và điều trị.
Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp nới lỏng tắc nghẽn
1.2 Điều trị tại bệnh viện
Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị. Mục đích điều trị tại bệnh viện là để đảm bảo bạn dùng đúng thuốc và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc chống siêu vi rút: Tamiflu và các thuốc chống siêu vi khác là an toàn cho bà bầu. Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ. Thuốc kháng vi-rút hoạt động tốt nếu bạn sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.
- Acetaminophen: Nếu bạn đang bị sốt, đau nhức hoặc nhức đầu khó chịu, thì thường được khuyên dùng các sản phẩm có chứa acetaminophen, chẳng hạn như Tylenol. Trước khi mua thuốc bạn cần tư vấn của bác sĩ về liều lượng thích hợp.
- Thuốc chữa ho: Thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) cũng như hầu hết các loại thuốc ho khác đều được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi bác sĩ về liều dùng thích hợp với tình trạng bệnh.
- Thuốc xịt mũi: Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều tốt để sử dụng trong thai kỳ. Bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ về tên thuốc và liều lượng. Nước muối và thuốc xịt thường an toàn, có thể giúp làm sạch và giữ ẩm cho mũi.
- Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Một số bác sĩ khuyên bà bầu nên tránh những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bạn nên nhớ rằng: Không bao giờ dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không nên từ chối dùng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn vì nghĩ các loại thuốc đều có hại trong thai kỳ. Khi bị cúm, bạn nên được điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé.
Chi tiết thông tin cho Bị cúm khi đang mang thai: Điều trị thế nào?…
Bệnh cúm đối với người bình thường đã đáng ngại, với bà bầu thì lại càng phức tạp hơn. Vậy bà bầu mắc cúm có nguy hiểm? Sẽ phải làm gì khi bị mắc cúm?
Bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch. Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
Bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng có thể gây biến chứng nặng ở những người suy giảm miễn dịch.
Người mắc vi rút cúm thường có các biểu hiện như: sốt tương đối cao (trên 39 độ), lúc nóng, lúc lạnh, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng v.v… khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.
Vì sao bà bầu dễ bị mắc cúm?
Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác là do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Mặt khác, hệ thống miễn dịch suy giảm khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm.
Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do vi rút. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, dó đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều.
Mắc cúm nguy hiểm với thai nhi thế nào?
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây nên hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Thai phụ bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi:
- Hở hàm ếch.
- Rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành.
- Nhẹ cân.
- Tim bẩm sinh.
- Các khiếm khuyết trên cơ thể trẻ.
Mặc dù bà bầu bị cúm rất nguy hiểm đối với thai nhi nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm khi mang thai thì con cũng bị ảnh hưởng. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của cúm hãy đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mẹ bầu không tự ý dùng thuốc vì có khả năng gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Các biện pháp phòng tránh cảm cúm cho thai phụ
Cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có khả năng gây hại cho thai nhi, nên cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Các bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh và thực hiện như sau:
- Không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm.
- Không tiếp xúc gần với gia cầm tươi sống.
- Tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C.
- Uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Nghỉ ngơi nhiều.
Ngoài ra có thể áp dụng một số liệu pháp dân gian hữu ích như:
- Ăn tỏi, hoặc dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi uống với nước.
- Xông mũi khi bị cảm cúm: để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước nóng khi xông hơi.
- Sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm để uống.
Khi bị mắc cúm bà bầu cần kịp thời có biện pháp khống chế bệnh, không để lây lan sang người khác, loại trừ mầm bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho mình như: dùng khăn ấm lau người hoặc chườm lên vùng trán, uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi,v.v…
Khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy khi thai phụ có những triệu chứng mắc cúm, cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị cụ thể, không tự ý dùng thuốc.
Trung Tâm Y tế Quận 6
Nguồn tin : suckhoedoisong.vn
1. Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?
Thời tiết ở Việt Nam thường xuyên thay đổi, đặc biệt là ở thời điểm giao mùa. Điều này khiến cho virus cúm phát triển và lây lan nhanh chóng. Hơn nữa, phụ nữ mang thai thường thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch yếu hơn, rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Đây chính là lý do vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh cúm khi đang mang thai.
Bệnh cúm gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
-
Bệnh cúm tác động đến thai phụ như thế nào?
Ở người bình thường, bệnh cúm chỉ diễn ra khoảng 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, cúm có thể kéo dài lâu hơn và triệu chứng bệnh như sốt, ho cũng có thể nặng hơn bình thường.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, có thể gây ra tình trạng viêm phổi. Trong khi đó, phụ nữ mang thai lại thường có nhu cầu oxy lớn hơn người bình thường. Do đó, tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai thường nguy hiểm hơn so với những đối tượng khác.
-
Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Khi thai phụ bị cúm, virus cúm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Virus cúm từ cơ thể người mẹ có thể đi đến nhau thai và gây suy giảm hệ miễn dịch bào thai, tác động xấu đến não bộ của thai nhi.
Virus cúm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Virus cúm là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị thật thai nhi, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, một số khiếm khuyết trên cơ thể và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ. Trong trường hợp mẹ bầu sốt cao cùng với độc tính của virus cúm có thể làm tăng kích thích co bóp tử cung và dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai, lưu thai.
Các mẹ bầu cần lưu ý, có nhiều thể cúm khác nhau và không phải bất cứ mẹ bầu nào bị cúm cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Lời khuyên dành cho bạn là hãy đi khám ngay khi có những biểu hiện bệnh.
2. Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối
Dưới đây là một số hướng dẫn về cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối:
-
Về vấn đề dùng thuốc:
Khi mang thai, rất nhiều chị em băn khoăn về vấn đề dùng thuốc, liệu rằng ngoài tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh, các loại thuốc này có gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe của thai nhi hay không.
Theo các bác sĩ, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chị em không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vì giai đoạn này rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Và ở các giai đoạn sau của thai kỳ, chị em vẫn cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các loại thuốc được đánh giá là an toàn nếu sử dụng sau 3 tháng đầu của thai kỳ là: Dầu bạc hà, miếng dán mũi, viên ngậm ho, long đờm, siro ho.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại thuốc mà mẹ bầu cần tránh sử dụng đó là Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Codeine, Bactrim.
– Một số cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối tại nhà:
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn hoặc xà phòng và loại bỏ thói quen chạm tay lên mặt để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua mắt, mũi, miệng,…
Mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn khoa học, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng
+ Nên sử dụng gối cao để cảm thấy dễ thở hơn, thoải mái hơn và có giấc ngủ ngon hơn. Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.
+ Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Khi bị cúm, cơ thể mẹ bầu thường rất mệt mỏi, khó chịu và có xu hướng chán ăn. Tuy nhiên, chị em không nên bỏ bữa mà cần khắc phục bằng cách chia ra các bữa nhỏ để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C chẳng hạn như dâu tây, dưa lưới, cam, cà chua, bông cải xanh,… để nâng cao hệ miễn dịch.
Nên bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể: Đây cũng là một loại dưỡng chất giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Chị em có thể bổ sung kẽm dưới dạng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ và có thể bổ sung bằng một số thực phẩm như các loại thịt, trứng, sữa, sữa chua, bột yến mạch, hàu,…
Nên uống nhiều nước: Khi bị cúm, một số triệu chứng bệnh như hắt hơi, sổ mũi, sốt,… chính là những nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ bị mất nhiều nước. Vì thế, bổ sung nước là điều rất cần thiết. Mẹ bầu có thể uống nước ấm hoặc ăn các loại súp, cháo, nước ép trái cây.
+ Làm ẩm không khí: Mẹ bầu bị cúm rất dễ gặp phải tình trạng mũi và cổ họng bị khô. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách phun sương bằng máy làm ẩm không khí.
+ Súc miệng bằng nước muối cũng là một cách rất đơn giản để làm sạch họng và giảm triệu chứng ho. Bên cạnh đó có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi.
+ Vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng là cách giúp cơ thể thoải mái và căng thẳng hơn.
Nếu có biểu hiện bất thường nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể
– Khi nào cần đi khám bác sĩ:
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt: Chóng mặt, khó thở, xuất huyết âm đạo, đau ngực, nôn mửa, sốt cao,… Cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là hướng dẫn cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối. Để được tìm hiểu thêm thông tin về cách chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tổng đài viên tư vấn chi tiết.
Chi tiết thông tin cho Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn và hiệu quả…
1. Khi bà bầu bị cúm A có những biểu hiện gì?
Cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp gây ra bởi virus Influenza, rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Virus cúm có thể tồn tại một khoảng thời gian khá lâu ngoài cơ thể nên rất dễ lây lan.
Bất kỳ ai cũng có thể bị cúm một vài lần trong năm
Trong các loại cúm thường gặp thì cúm A nguy hiểm hơn cả với những nguyên nhân sau:
-
Sự biến đổi liên tục của virus cúm A tạo nên nhiều chủng gây bệnh.
-
Ngoài hai con đường lây nhiễm cơ bản là trực tiếp từ người sang người qua các hoạt động thông thường gồm: nói chuyện, hắt hơi, ho; hoặc gián tiếp qua việc đụng chạm vào đồ vật chứa virus, cúm A còn có thể lây từ động vật sang người.
-
Đây cũng là bệnh dễ gây ra biến chứng nguy hiểm tới mức đe dọa tính mạng của con người.
Mang bầu là thời kỳ rất quan trọng đối với người phụ nữ bởi lúc này sức khỏe của người mẹ tốt hay không tốt đều gây ảnh hưởng lớn tới thai nhi. Cơ thể người mẹ thời kỳ này có nhiều biến đổi, dễ bị mắc bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, bà bầu cần rất thận trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ.
Khi bị nhiễm cúm A, bà bầu có thể gặp các triệu chứng, đó là:
-
Nhiễm trùng họng gây đau, sưng, ho.
-
Hắt hơi, chảy nước mũi.
-
Đau mỏi toàn thân hoặc đau đầu, đau cơ.
-
Mệt mỏi dẫn tới chán ăn.
-
Có thể sốt hoặc ớn lạnh.
-
Khó thở.
Chi tiết thông tin cho Bà bầu bị cúm A nên làm gì để hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi?…
1. Mẹ bầu bị cảm cúm: không nên xem thường!
Khi bạn mang thai, mọi vấn đề phát sinh không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn liên lụy đến cả thai nhi. Điều này có thể làm cho việc đối phó với các tình trạng sức khỏe trở nên phức tạp hơn.
Trước đây, nếu bị cảm cúm hoặc những vấn đề tương tự, bạn có thể dùng thuốc không kê đơn để mau chóng “thoát” khỏi tình huống này. Tuy nhiên, hiện tại, bạn sẽ cân nhắc liệu sử dụng thuốc có an toàn cho thai nhi không.
Mặc dù thuốc không kê đơn sẽ nhanh chóng đẩy lui các triệu chứng cảm cúm, nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn bất kỳ tác dụng phụ nào từ thuốc tác động đến em bé trong bụng mình.
Thực tế, các bác sĩ có nhiều loại thuốc dành riêng cho phụ nữ mang thai trong trường hợp này. Do đó, việc chữa cảm cúm cho bà bầu không phải là thách thức quá khó.
2. Làm gì để chữa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả?
Điều trị bằng thuốc
Theo thống kê từ nhiều nhà nghiên cứu, mẹ bầu nên tránh dùng tất cả loại thuốc điều trị trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan quan trọng ở bé. Thêm vào đó, bạn vẫn sẽ cần thận trọng trong 16 tuần kế tiếp. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến nghị bạn tham vấn cùng họ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong giai đoạn mang thai, bao gồm cả thuốc cảm cúm.
Các mẹ bầu nên cẩn thận khi tự ý sử dụng các loại thuốc trên thị trường
Để giải cảm cho bà bầu an toàn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng:
- Tinh dầu bạc hà: xoa lên ngực, thái dương và dưới mũi
- Miếng dán thông mũi: giải thoát tình trạng nghẹt mũi, khó thở
- Viêm ngậm chống ho hoặc siro ho
- Paracetamol: chấm dứt cơn đau đầu và sốt
- Thuốc trị ho vào ban đêm
- Thuốc long đờm dùng trong ngày
- Canxi carbonate hoặc các loại thuốc tương tự: giải quyết chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc đau dạ dày nếu phát sinh
- Dextromethorphan và dextromethorphan-guaifenesin: thuốc trị ho không có đờm
Mặt khác, các đơn thuốc kết hợp dùng để điều trị nhiều triệu chứng cùng lúc không phải là biện pháp chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn. Vì vậy, bạn nên chọn từng loại thuốc đặc trị riêng cho những dấu hiệu phát sinh. Đồng thời, một số loại thuốc dưới đây có nguy cơ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen…
- Codeine
- Bactrim (kháng sinh)
Do đó, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng những loại thuốc trên.
Các biện pháp điều trị tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc, bạn còn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để trị cảm cúm cho bà bầu, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nhiều nước
- Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng hoặc ho
Nếu các triệu chứng cảm cúm trở nên tệ hơn, bạn có thể muốn thử:
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%)
- Thuốc trị nghẹt mũi dạng xịt
- Điều chỉnh nhiệt độ môi trường xung quanh ấm áp
- Xông hơi
- Tắm hoặc lau người với nước ấm
- Ăn súp gà
- Dùng hỗn hợp chanh mật ong để giảm đau họng
- Sử dụng túi chườm nhiệt nóng hoặc lạnh để giảm cơn nhức đầu
Chi tiết thông tin cho Làm thế nào để chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn? | Hapacol…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Mẹ Bầu Bị Cúm
Người Việt TV, Người Việt Online, Người Việt, Little Saigon, thời sự, tin tức, tổng thống Trump, Joe Biden, bầu cử Mỹ 2020, tranh cử tổng thống, đảng Dân Chủ, đảng Cộng Hòa, Covid-19
.