Máu Kinh Vón Cục – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Máu Kinh Vón Cục có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Máu Kinh Vón Cục trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Tình trạng máu kinh vón cục
Máu kinh vón cục thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, đây là hiện tượng hết sức bình thường. Kinh nguyệt xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc làm thay đổi dòng chảy kinh. Do đó, sẽ có những ngày kinh nguyệt máu sẽ rất nhiều, có ngày lại ngược lại.
Trong những ngày hành kinh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất chống đông cần thiết giúp ngăn ngừa máu đóng cục. Tuy nhiên, lượng máu chảy ra quá nhiều khiến các chất này không có đủ thời gian để làm việc dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông.
Dấu hiệu máu kinh vón cục ra nhiều
Chúng ta thường chảy máu nhiều trong những ngày đầu của kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay:
- Kỳ kinh của bạn kéo dài từ 8–10 ngày mỗi tháng.
- Chu kỳ đèn đỏ gây khó khăn cho bạn trong cuộc sống hàng ngày, như đi làm hay tham gia các hoạt động xã hội.
- Bạn bị xanh xao do thiếu máu.
- Thường xuyên xuất hiện tình trạng máu kinh vón cục ra nhiều.
- Bạn thường hay ra máu âm đạo dù kỳ kinh chưa đến.
Lượng máu kinh ra nhiều ở phụ nữ trẻ thường do sự mất cân bằng hormone tạm thời. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng này sẽ dần ổn định.
>>> Bạn có thể tham khảo: Giải đáp thắc mắc: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Chi tiết thông tin cho Máu kinh vón cục: Nguy hiểm hay bình thường? • Hello Bacsi…
Các cục máu đông bình thường và bất thường
Các cục máu kinh là hỗn hợp của các tế bào máu, mô từ niêm mạc tử cung và protein trong máu. Đây là chức năng đông máu bình thường xảy ra tương tự ở các bộ phận khác trong cơ thể khi chấn thương mô, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết rách.
Khi hành kinh xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng các protein đông máu khiến máu trong tử cung bị đông lại. Sự đông máu này ngăn chặn các mạch máu trong niêm mạc tử cung tiếp tục chảy máu. Khi lượng máu là đáng kể, các protein đông máu có thể bắt đầu kết tụ lại với nhau, dẫn đến máu kinh vón cục.
Nếu các cục máu đông nhỏ, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, thường đầu chu kì kinh, chúng thường không có gì phải lo lắng. Nếu như thường xuyên xuất hiện thì có thể báo hiệu một tình trạng y khoa cần được thăm khám. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây ra cục máu đông lớn kèm với đau bụng nhiều.
Gặp bác sĩ nếu bạn bị chảy máu kinh nhiều hoặc có cục máu đông lớn. Chảy máu kinh được coi là nhiều nếu bạn phải thay băng vệ sinh mỗi hai giờ hoặc ít hơn.
Bạn cũng nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các cục máu đông lớn khi mang thai. Đó có thể là dấu hiệu của sẩy thai.
Điều gì gây ra cục máu đông trong chu kì kinh nguyệt?
Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ bong tróc niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc tử cung này còn được gọi là nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung phát triển và dày lên trong suốt tháng để đáp ứng với estrogen, một nội tiết tố nữ. Mục đích của nó là giúp hỗ trợ trứng được thụ tinh. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra, các thay đổi nội tiết tố sẽ báo hiệu lớp nội mạc bị bong ra và hành kinh sẽ xảy ra.
Khi niêm mạc tử cung bong ra, nó nằm dưới cổ tử cung, chờ cổ tử cung co bóp và trục xuất nó. Để hỗ trợ sự phân hủy của máu và mô dày này, cơ thể sẽ giải phóng các chất chống đông máu để làm loãng máu.Từ đó, cho phép nó đi qua tự do hơn. Tuy nhiên, khi dòng máu vượt quá khả năng sản xuất các chất chống đông máu của cơ thể, các cục máu đông được hình thành.
Sự hình thành cục máu đông phổ biến nhất trong những ngày lượng máu nhiều. Đối với nhiều phụ nữ có chu kì kinh bình thường, ngày chảy máu nhiều thường xảy ra vào đầu giai đoạn hành kinh. Thời gian hành kinh được coi là bình thường nếu chảy máu kéo dài 4 đến 5 ngày.
Chi tiết thông tin cho Máu kinh vón cục có nguy hiểm đến sức khoẻ không? – YouMed…
1. Tình trạng máu đông trong kỳ kinh nguyệt
Máu đông thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, đây được xem là hiện tượng hết sức bình thường. Kinh nguyệt xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc làm thay đổi dòng chảy kinh. Do đó, sẽ có những ngày kinh nguyệt máu sẽ rất nhiều, có ngày lại ngược lại.
Nguyên nhân gây ra máu đóng cục là do quá trình đông máu. Trong những ngày hành kinh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất chống đông giúp ngăn ngừa máu đóng cục. Tuy nhiên, do lượng máu chảy ra quá nhiều nên các chất này không có đủ thời gian để làm việc dẫn đến hiện tượng máu đông.
Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể làm nữ giới mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
2. Những dấu hiệu chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt
Những dấu hiệu bất thường trong ngày hành kinh cần lưu ý như:
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 8–10 ngày mỗi tháng
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 8–10 ngày mỗi tháng là dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh nguyệt
- Mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu.
- Có nhiều cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt.
- Thường xuyên có những đợt đau bụng kinh nhiều lần và bất ngờ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ở một số phụ nữ trẻ, việc lượng máu kinh nguyệt ra nhiều là do sự mất cân bằng hormone tạm thời. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dần ổn định.
3. Những dấu hiệu bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Người phụ nữ thường cho rằng một kỳ kinh nguyệt bình thường là kỳ kinh nguyệt có thời gian trung bình từ 3 – 5 ngày, có vòng kinh từ 21 – 35 ngày, máu kinh ở mức vừa phải, không hoặc ít có biểu hiện đau bụng dưới. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu được cho là bất thường nhưng vẫn bình thường trong thời kỳ hành kinh.
3.1 Vòng kinh không đều
Nhiều người băn khoăn khi kinh nguyệt bị chậm một vài ngày. Tuy nhiên, điều này là hết sức bình thường vì chu kỳ kinh nguyệt có thể rơi vào bất cứ ngày nào trong khoảng thời gian từ 21 tới 35 ngày.
3.2 Cảm giác khó chịu hoặc đau vùng bụng dưới
Khó chịu hoặc đau vừa phải là dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu đau bụng kinh tới mức không thể chịu nổi ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày kèm theo buồn nôn và nôn thì nên đi khám bác sĩ.
Nếu đau bụng kinh tới mức không thể chịu nổi ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày kèm theo buồn nôn, nôn thì nên đi khám bác sĩ
3.3 Tiết dịch âm đạo
Tiết dịch âm đạo màu trắng trước kỳ kinh nguyệt là bình thường. Tiết dịch âm đạo nhiều hoặc khô âm đạo vài ngày trước kỳ hành kinh không có nghĩa là bị viêm nhiễm. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục và đã từng sinh con thường tiết dịch nhiều hơn so với những người chưa quan hệ và chưa sinh con.
Để điều hòa kinh nguyệt trở về bình thường, phụ nữ cần xây dựng cho mình lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong trường hợp ra máu kéo dài thì nên tìm đến những cơ sở uy tín để kiểm tra những dấu hiệu bất thường.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai GÓI KHÁM, SÀNG LỌC BỆNH LÝ PHỤ KHOA CƠ BẢN, giúp quý khách hàng phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó quá trình điều trị sẽ dễ dàng, không tốn kém. Ngoài ra còn có thể Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Chi tiết thông tin cho Máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt: Bình thường hay bất thường?…
1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông là gì
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên cục máu đông trong những ngày hành kinh, điển hình trong đó là:
Có nhiều nguyên nhân gây nên sự hình thành cục máu đông trong những ngày hành kinh của nữ giới
1.1. Bị tắc nghẽn tử cung
Khi thành tử cung bị áp lực vì một yếu tố nào đó sẽ khiến cho lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn và xuất hiện cục máu đông. Cũng chính những áp lực này có thể cản trở khả năng co bóp tử cung nên nó co bóp không đúng cách và khiến cho máu chảy ra rồi bị đông lại trong khoang tử cung. Nguyên nhân khiến tử cung bị tắc nghẽn chủ yếu là: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh Adenomyosis, Polyp buồng tử cung,…
1.2. Mất cân bằng hormon
Sự cân bằng nội tiết tố progesterone và estrogen chính là những yếu tố giúp cho niêm mạc tử cung phát triển và dày lên đúng cách. Khi một trong hai yếu tố này quá ít hoặc quá nhiều sẽ dễ làm cho máu kinh chảy nặng hơn.
Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố thường do: mãn kinh, tiền mãn kinh, giảm hoặc tăng cân quá nhiều,… Tình trạng này làm xuất hiện triệu chứng chính là kinh nguyệt không đều và máu kinh dễ bị vón cục.
1.3. Sảy thai
Có nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị sảy thai, thậm chí có những trường hợp bị sảy thai trước khi người phụ nữ biết là mình có thai. Nếu sảy thai diễn ra sớm rất dễ gây chảy máu nặng, bụng bị đau và có cục máu đông chảy ra ngoài âm đạo.
2. Hiện tượng ra máu đông trong kỳ kinh có nguy hiểm không
2.1. Khi nào ra máu đông trong kỳ kinh là nguy hiểm
Tình trạng kinh nguyệt ra máu đông được xem là dấu hiệu nguy hiểm và cần được thận trọng khi:
– Diễn ra thường xuyên
Khi hiện tượng này diễn ra với tần suất liên tục và nhiều thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở cơ quan sinh sản, cần được bác sĩ tìm ra nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Kinh nguyệt ra máu đông kèm đau bụng dữ dội có thể là do bệnh lý phụ khoa nguy hiểm
– Kèm đau bụng
Nếu như kinh nguyệt ra máu đông kèm theo cảm giác đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, buồn nôn, chóng mặt, tê lạnh chân tay, mồ hôi ra nhiều,… thì nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung,…
– Một số triệu chứng khác
Kinh nguyệt ra máu đông cũng có thể đi kèm một số triệu chứng bất thường khác như:
+ Máu kinh có mùi chua, hôi rất khó chịu.
+ Máu kinh đen một cách khác thường.
+ Máu kinh có lẫn các chất nhầy dai, bết dính, dễ kéo thành sợi,…
+ Lượng máu kinh ra nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh sau mỗi hai giờ hoặc là ít hơn.
2.2. Khi nào ra máu đông trong kỳ kinh là bình thường
Hầu hết các cục máu đông xuất hiện trong kỳ kinh là bình thường bởi nó là kết quả của hỗn hợp tế bào máu, protein máu và mô từ niêm mạc tử cung. Trong trường hợp này nó được xem là chức năng đông máu bình thường tương tự như ở các bộ phận khác trên cơ thể khi bị chấn thương mô. Hình dung dễ hiểu về nó được xem như vết rách hoặc vết cắt.
Vào ngày hành kinh, cơ thể giải phóng các protein đông máu nên máu trong tử cung sẽ bị đông lại. Tình trạng này ngăn chặn hiện tượng chảy máu của mạch máu ở trong niêm mạc tử cung. Nếu lượng máu là đáng kể thì các protein đông máu có thể kết tụ lại với nhau để hình thành cục máu đông.
Chị em nên khám phụ khoa khi có bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Tùy thể trạng và tình trạng sức khỏe của từng chị em mà một chu kỳ kinh sẽ kéo dài khoảng 3 – 7 ngày. Một chu kỳ kinh bình thường có cách thức hoạt động như sau:
– Ngày thứ nhất: ngày đầu tiên máu kinh xuất hiện.
– Ngày thứ 5: nội mạc tử cung phát triển dày hơn.
– Ngày thứ 14 – 16: trứng rụng từ buồng trứng rồi di chuyển đến vòi trứng.
– Ngày thứ 28 – 32: nếu trứng không gặp tinh trùng thì hiện tượng thụ tinh không diễn ra nên lượng hormone giảm xuống, nội mạc tử cung bong ra và chu kỳ kinh tiếp theo diễn ra.
Trong những ngày hành kinh, nếu kinh nguyệt ra máu đông kèm các hiện tượng sau thì được xem là bình thường:
– Máu đông ở ngày đầu tiên của những ngày hành kinh.
– Không gây đau đớn hoặc đau nhưng rất nhẹ.
– Độ tuổi hành kinh là lứa tuổi dậy thì.
Nói tóm lại, khi chú ý quan sát hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông và thấy nó diễn ra trong thời gian ngắn, thường ở đầu ngày hành kinh và không gây ra sự khó chịu nào thì về cơ bản nó sẽ là hiện tượng bình thường.
2.3. Cách thức xác định nguyên nhân ra máu đông trong kỳ kinh
Hầu hết chị em phụ nữ không thể tự xác định được tình trạng kinh nguyệt ra máu đông là bình thường hay bất thường. Vì thế, nếu rơi vào các trường hợp cảnh báo như trên thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có những tư vấn chính xác.
Để tìm ra nguyên nhân hình thành cục máu đông trong kỳ kinh bác sĩ có thể sẽ:
– Hỏi về những yếu tố dễ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh như: dùng biện pháp tránh thai, phẫu thuật vùng chậu,…
– Kiểm tra tử cung của bệnh nhân.
– Xét nghiệm máu tìm sự mất cân bằng nội tiết tố.
– Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, chụp MRI khi thấy cần thiết để kiểm tra u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung hay tìm xem có yếu tố nào khác làm cản trở quá trình co bóp của tử cung.
Những chia sẻ trên đây nếu vẫn chưa khiến chị em hiểu về hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông, hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline 1900 56 56 56. Tại đây, các chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỏi cụ thể hơn về thông tin mà bạn đang gặp phải để có căn cứ đưa ra những chia sẻ chính xác nhất.
Chi tiết thông tin cho Kinh nguyệt ra máu đông là do đâu? có nguy hiểm không?…
Kinh nguyệt bất thường: Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản của người phụ nữ tốt. Một chu kỳ kinh nguyệt không đều, ít hơn 24 ngày và nhiều hơn 35 ngày có thể cho thấy đó là một trong những dấu hiệu cảnh báo vô sinh liên quan đến việc rụng trứng như: rối loạn hormone ảnh hưởng đến việc trứng chín và rụng trứng, có u ở tử cung, đa nang buồng trứng, bệnh u xơ tử cung, viêm khung chậu hay có thể do tử cung bất thường. Kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn tác động xấu đến sức khỏe của cơ thể.
Kinh nguyệt bất thường giảm khả năng mang thai ở nữ giới
Kinh nguyệt bất thường: Vô kinh
Tình trạng vô kinh là hiện tượng mãn kinh khi buồng trứng đã ngừng hoạt động, dẫn đến trứng không rụng và không thể thụ thai được. Vô kinh được chia ra làm 3 loại với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau như: không có tử cung, buồng trứng không phát triển, màng trinh bị bịt kín. Một số triệu chứng nhận biết dấu hiệu vô kinh như: tăng tiết dịch ở đầu vú, rụng tóc, nhức đầu, tầm nhìn hạn chế…
Kinh nguyệt bất thường: Rong kinh kéo dài
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày trong mỗi chu kỳ và trở thành rong huyết nếu kéo dài lên đến hơn 15 ngày. Nhận biết rong kinh rất đơn giản, bên cạnh kinh nguyệt kéo dài còn kèm theo những dấu hiệu như: đau bụng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
Kinh nguyệt kéo dài cảnh báo vô sinh ở nữ giới
Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do buồng trứng của chị em chưa phát triển hoàn toàn, rối loạn nội tiết tố, thậm chí là mắc các bệnh như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, ung thư âm đạo… Tình trạng này không kịp thời khắc phục sẽ đe dọa tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm
Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ vô sinh nam
Vô sinh- biến chứng nguy hiểm khi phá thai
Vô sinh thứ phát và những điều cần biết
Chi tiết thông tin cho Dấu hiệu nhận biết vô sinh từ kinh nguyệt bất thường…
1. Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Kinh nguyệt là biểu hiện sinh lý bình thường của các chị em phụ nữ. Đây là hiện tượng chảy máu âm đạo, diễn ra theo chu kỳ 1 lần/ tháng. Cụ thể, mỗi tháng tử cung đều được chuẩn bị cho quá trình trứng đã thụ tinh xảy ra. Khi trứng rụng mà không gặp tinh trùng thì sẽ không thụ tinh nên vào ngày cuối vòng kinh nguyệt (cụ thể là ngày thứ 28), tuyến yên sẽ nhận được mệnh lệnh của vùng dưới đồi và truyền lại cho buồng trứng.
Vì vậy, buồng trứng sẽ ngừng sản xuất 2 các hormone estrogen và progesterone khiến cho các năng lượng không được tuần hoàn tiếp. Tới đây, lớp màng dày lên và bong ra tạo ra sự xuất huyết và nó được gọi là: Kinh nguyệt.
Thông thường, khi hành kinh thì máu kinh nguyệt bình thường của nữ giới có màu đỏ hoặc đỏ thẫm. Máu ra loãng hoặc có thể do những nguyên nhân khác nhau mà kinh nguyệt bị vón cục, có màu đỏ với mẫu hơn. Người ta thường gọi là cục máu đông.
Quan sát tình trạng này cẩn trọng, nếu bạn thấy máu đông diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt trong thời gian ngắn và không có biểu hiện khó chịu nào của cơ thể: Thì có thể xem đây là hiện tượng bình thường.
Ngược lại, nếu cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt xảy ra trong thời gian lâu, kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu như: Chuột rút, đau đớn…thì các bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó, có phương hướng và biện pháp điều trị cụ thể.
2. Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông khi nào là bất thường?
Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Điều này còn căn cứ vào những triệu chứng cụ thể:
2.1. Biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Tùy thể trạng và sức khỏe của các chị em mà kinh nguyệt có thể diễn ra ít hoặc nhiều ngày. Thường thì kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt thì thường diễn ra như sau:
- Vào ngày thứ 1 của chu kỳ: Đây là ngày đầu tiên thấy kinh nguyệt.
- Vào ngày thứ 5 của chu kỳ: Lớp nội mạc tử cung phát triển và có biểu hiện dày hơn.
- Bước vào ngày thứ 14 – 16: Một trứng rụng, đi từ buồng trứng và di chuyển vào trong vòi trứng.
- Đến ngày thứ 28 – 32: Trứng không gặp tinh trùng sẽ không xảy ra hiện tượng thụ tinh, lượng hormone giảm xuống. Lớp nội mạc tử cung bong ra và tiếp tục chu kỳ kinh kinh nguyệt tiếp theo.
Trong quá trình hành kinh, các biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và vón cục bình thường là khi:
- Tình trạng này xảy ra ở ngày đầu tiên của giai đoạn hành kinh.
- Không có biểu hiện đau hoặc nếu có chỉ là đau nhẹ.
- Ở lứa tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể ra vón cục. Tuy nhiên, sau đó một vài năm thì triệu chứng này sẽ trở lại bình thường.
2.2. Biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông khi nào là bất thường?
Như đã nói ở trên, máu hành kinh thường có màu đỏ thẫm và loãng. Thời gian hành kinh của nữ giới thường là từ 3 – 7 ngày. Nếu biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và vón cục có thể xem là tình trạng bất thường nếu:
Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông diễn ra thường xuyên
Trong quá trình hành kinh, các bạn nên có thói quan quan sát các biểu hiện của chính mình. Từ đó có thể phát hiện xem có biểu hiện bất thường không? Nếu tình trạng máu vón cục diễn ra thường xuyên, diễn ra nhiều ngày thì đây có thể là dấu hiệu bất thường tới từ các cơ quan sinh sản. Cần có sự can thiệp cần thiết để nhanh chóng giúp cơ thể quay về thể trạng bình thường.
Khi kinh nguyệt ra nhiều máu cục kèm theo nhiều đau đớn
Các vấn đề thường gặp của các chị em khi hành kinh như đau bụng kinh là biểu hiện rất dễ gặp. Đau bụng kinh thường gây ra khó chịu và bất lợi cho các chị em khi học tập và làm việc. Nhiều chị em còn khó có thể tập trung bởi nhiều cơn đau dễ dàng ập đến.
Tuy nhiên, các chị em cũng cần lưu ý nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường như sau: Đau bụng kinh nhưng kèm theo nhiều dấu hiệu như buồn nôn, nôn, cảm thấy chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, chân tay tê lạnh… . Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa là: Viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung…
Khi kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường
Một số biểu hiện bất thường mà chị em cần đặc biệt lưu ý như:
- Máu kinh có mùi hôi khó chịu
- Màu sắc máu kinh đen khác lạ
- Kinh nguyệt kèm theo nhiều chất nhầy, dính, có thể kéo thành sợi…
- Lượng máu kinh ra nhiều bất thường, thậm chí phải thay băng vệ sinh 2 giờ/lần hoặc nhiều hơn.
Khi gặp những dấu hiệu này, chị em nên đến bệnh viện sớm để kiểm tra
Chi tiết thông tin cho Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông là bị làm sao?…
Kinh nguyệt bị vón cục là gì?
Kinh nguyệt vón cục là tình trạng máu kinh không còn đỏ sẫm. Ở dạng lỏng nữa mà trở nên đặc hơn, vón thành cục với nhiều kích thước khác nhau.
Các cục máu đông cũng có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối kỳ kinh (thường gặp hơn). Thông thường, máu kinh thường phụ thuộc vào lớp niêm mạc và sự co bóp của tử cung.
Ngoài ra, khi em “dâu” đến, cơ thể bạn sẽ tự động tiết ra chất chống đông máu. Tuy nhiên nếu như lượng máu kinh ra quá nhiều. Thì vẫn có thể xuất hiện tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông lớn. Đây là hiện tượng bình thường chị em không cần quá lo lắng. Nhưng nếu kinh nguyệt ra vón cục kèm theo biểu hiện lạ như: màu nâu vón cục ra ít, vón cục như cục thịt, bị vón cục màu đen. … Chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra nguyên nhân cụ thể. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Biểu hiện của kinh nguyệt vón cục là như thế nào?
Thông thường, hiện tượng kinh nguyệt vón cục sẽ biểu hiện qua các dấu hiệu như:
- Máu kinh bị vón thành từng cục, có kích thước khác nhau
- Máu kinh nguyệt vón cục màu đỏ
- Máu kinh nguyệt màu nâu vón cục
- Kinh nguyệt màu đen sậm vón cục, có cặn
- Máu kinh có mùi hôi bất thường
Bên cạnh đó, tình trạng kinh nguyệt bị vón cục thường đi kèm với lượng máu kinh ra nhiều và đau bụng kinh…
Nguyên nhân gây kinh nguyệt vón cục
Là một trong những bác sĩ phụ khoa có hơn 30 năm kinh nghiệm. Bác sĩ CKI Trần Thúy Vân, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân khiến máu kinh nguyệt bị vón cục. Có thể là do nguyên nhân khách quan như nội tiết tố thay đổi, … Nhưng chị em không nên bỏ qua nguyên nhân do bệnh lý phụ khoa gây ra. Cụ thể hãy tham khảo nội dung phía dưới.
Kinh nguyệt bị vón cục do rối loạn nội tiết tố
Buồng trứng của nữ giới chịu sự kiểm soát của nội tiết tố. Và khi nội tiết tố nữ không ổn định sẽ khiến cho hoạt động của buồng trứng bị rối loạn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ, gây ra tình trạng kinh nguyệt bị vón cục màu đỏ hoặc nâu…
Thông thường, nồng độ estrogen trong cơ thể nữ giới giao động trong khoảng 400pg/ml. Trường hợp nồng độ này bị giảm dưới 100pg/ml, khả năng nội tiết tố bị rối loạn rất cao. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện dấu hiệu bất thường. Từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập gây ra các bệnh phụ khoa.
Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh nở, sau tiền mãn kinh hay người thường xuyên bị stress, trầm cảm kéo dài…
Bệnh u xơ tử cung khiến máu kinh nguyệt màu đen sậm vón cục, có cặn
U xơ tử cung là căn bệnh phụ khoa xảy ra ở nhiều nữ giới. Đây là hiện tượng ở thành tử cung xuất hiện các khối u nhỏ gồm các tế bào cơ mềm và các mô (các sợi nối với nhau).
Dấu hiệu điển hình của u xơ tử cung
- Âm đạo ra dịch nhầy màu đên trong kỳ kinh
- Kinh nguyệt có màu đen sẫm, vón cục và có cặn, ..
- Đau tức vùng bụng dưới
- Tiểu buốt, tiểu rát
- Đau khi quan hệ
Kinh nguyệt màu nâu vón cục do bệnh viêm phần phụ
Phần phụ ở nữ giới bao gồm các bộ phận như vòi trứng, buồng trứng, dây chằng rộng, … Tình trạng viêm phần phụ thường bắt nguồn từ vòi trứng sau đó lan sang các vùng lân cận. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do các loại vi khuẩn lậu, E.coli…
Những tổn thương viêm nhiễm ở phần phụ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn ở buồng trứng. Điều này sẽ khiến cho kinh nguyệt bị đổi màu và bị vón cục. Nếu không được chữa trị, căn bệnh này có thể làm tắc vòi trứng và gây vô sinh hiếm muộn…
Máu kinh màu đen, vón cục do viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung chính là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc bên trong tử cung. Nguyên nhân do các loại vi khuẩn, nấm, vi trùng, … tấn công gây nên. Ngoài ra, nó cũng có thể bắt nguồn từ những tổn thương ở tử cung hay do sự tăng sinh nội tiết tố trong cơ thể.
Dấu hiệu đặc trưng khi bị viêm nội mạc tử cung là:
- Hiện tượng khí vưa vùng kín ra nhiều, có màu trắng hoặc vàng
- Kinh nguyệt màu đen, vón cục, ra ít, thường kéo dài trong một chu kỳ
- Chảy máu âm đạo…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến kinh nguyệt màu đen vón cục
Lộ tuyến cổ tử cung là một tổn thương lành tính ở cổ tử cung. Do sự phát triển của các tế bào biểu mô bên trong cổ tử cung xâm lấn ra bên ngoài. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm.
Theo đó, khi lộ tuyến cổ tử cung bị viêm có thể thu hẹp lại. Điều này khiến cho lượng máu kinh bị ứ đọng, vón cục và có màu đen. Do đó, khi kinh nguyệt thoát ra bên ngoài, người bệnh sẽ thấy máu kinh có màu đen kèm theo tình trạng vón cục.
Kèm theo biểu hiện này là một số dấu hiệu khác như: Dịch âm đạo ra nhiều, có màu vàng, xanh, mùi hôi; vùng kín ngứa rát; đau khi đi tiểu, chảy máu bất thường…
Nạo phá thai không an toàn khiến kinh nguyệt bị vón cục màu đen
Nữ giới nếu thực hiện thủ thuật nạo phá thai không an toàn rất dễ gặp phải các biến chứng như: Nhiễm trùng, thủng tử cung hoặc rách cổ tử cung…
Những tai biến này chính là nguyên nhân khiến cho máu kinh nguyệt bị chuyển sang màu đen và vón cục. Nguy hiểm hơn, những nữ giới phá thai nhiều lần còn dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác như: Thai ngoài tử cung, dính buồng tử cung hay vô sinh…
Máu kinh nguyệt vón cục do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV… là các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho máu kinh bị biến đổi về màu sắc, tính chất như có màu đen, bị vón cục…
Đặc biệt, đây đều là những căn bệnh nguy hiểm. Có thể gây hư tổn đến các bộ phận trong cơ quan sinh dục và tác động xấu đến sức khỏe. Thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ Vân cũng cho biết thêm. Hiện tượng kinh nguyệt bị vón cục và có màu sắc lạ ở nữ giới còn có thể do một số nguyên nhân khác như: Tâm lý căng thẳng, stress trong thời gian dài, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc trị huyết áp…).
Kinh nguyệt vón cục có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt vón cục và kèm theo biểu hiện lạ ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Đặc biệt là trường hợp do các bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, nội mạc tử cung, viêm phần phụ, … Nếu chị em không điều trị sớm, có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh nở sau này. Thậm chí gây vô sinh hiếm muộn.
Đặc biệt là tình trạng kinh nguyệt ra vón cục máu đông kéo dài trong nhiều ngày liên tục. Có thể gây ra tình trạng thiếu máu, nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao.
Chính vì vậy, chị em khi đến kỳ nguyệt san nên quan sát máu kinh của mình. Nếu bị vón cục máu kinh không rõ nguyên nhân. Đồng thời kèm theo dấu hiệu bất thường, chị em nên chủ động đi khám để tìm ra nguyên nhân.
Cách điều trị kinh nguyệt vón cục như thế nào?
Để điều trị kinh nguyệt vón cục hiệu quả. Chị em cần tới cơ sở y tế thăm khám và làm một vài xét nghiệm cần thiết. Từ kết quả kiểm tra, bác sĩ đưa ra chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay có khá nhiều biện pháp để chữa trị bệnh lý này, có thể kể đến như:
Chữa kinh nguyệt vón cục đơn giản – Bằng liệu pháp tâm lý
Trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt, cụ thể kinh nguyệt bị vón cục. Nguyên nhân do stress kéo dài, căng thẳng, … Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên bạn nên áp dụng biện pháp tâm lý phù hợp. Từ đó cải thiện tinh thần, cơ thể thư giãn, … Đồng thời điều tiết kinh nguyệt ổn định, tránh tình trạng máu kinh bị đông vón cục trở lại.
Kinh nguyệt vón cục uống thuốc gì?
Nếu bạn bị hành kinh ra cục nhầy do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Tùy vào từng diện bệnh, mức độ nguy hiểm nhất định. Bác sĩ có thể chỉ định áp dụng biện pháp nội khoa bằng thuốc hoặc ngoại khoa.
Vậy kinh nguyệt ra máu cục đen nên uống thuốc gì? Vấn đề được nhiều chị em quan tâm tới. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu viêm, diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, ổn định hormone cân bằng nội tiết tố.
Lưu ý: Chị em tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Việc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn về sau này.
Điều trị bằng liệu pháp đông- tây y kết hợp
Chữa bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn. Bởi việc sử dụng thuốc Tây y ít nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy sau khi dùng thuốc Tây y, bổ sung thêm thuốc Đông y nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó đẩy mạnh quá trình hồi phục và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách chữa kinh nguyệt vón cục tại nhà?
Một số chị em thay vì đến cơ sở y tế, đã tham khảo một số mẹo tự nhiên. Giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra vón cục tại nhà. Theo bác sĩ chuyên khoa, các phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo. Chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
- Dùng gừng tươi điều hòa kinh nguyệt
- Rau cần tây
- Uống trà ngải cứu
- Cây ích mẫu trị kinh nguyệt rối loạn vón cục
- …
Cách phòng tránh kinh nguyệt vón cục hiệu quả
Để khắc phục hiệu quả tình trạng kinh nguyệt vón cục và giúp cho kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại. Ngoài việc áp dụng các cách điều trị phù hợp. Các chị em cũng nên tìm hiểu cách phòng tránh hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như sau:
- Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa như beta-carotene, vitamin A, C và E; các loại rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên cám,…
- Duy trì lối sống lành mạnh, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn nhanh,
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày
Hi vọng những thông tin mà bài viết trên đây vừa cung cấp đã giúp các chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng kinh nguyệt bị vón cục. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, tốt nhất các bạn hãy đi kiểm tra để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Giúp bảo vệ bản thân tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống!
Chi tiết thông tin cho [Kinh nguyệt vón cục]: Hình ảnh + Nguyên nhân + Cách chữa…
.