Thảo dược

Lúc Nào Cũng Buồn Ngủ – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Lúc Nào Cũng Buồn Ngủ có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Lúc Nào Cũng Buồn Ngủ trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Lúc Nào Cũng Buồn Ngủ:

1. Hay buồn ngủ là bệnh gì?

1.1. Buồn ngủ như thế nào là bất thường?

Buồn ngủ là trạng thái sinh lý bình thường nhằm thúc giục cơ thể đi vào giấc ngủ để được nghỉ ngơi. Bình thường, mỗi người cần ngủ 6 – 9 giờ mỗi ngày và tùy vào độ tuổi và giai đoạn trong cuộc đời mà thời lượng ngủ phù hợp sẽ có sự khác nhau.

Thường xuyên buồn ngủ trong mọi thời điểm và kéo dài lâu ngày là tín hiệu bất thường về sức khỏe

Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn ngủ diễn ra thường xuyên, trong suốt một thời gian dài, chi phối đến chất lượng công việc và cuộc sống thì nó là một tín hiệu bất thường của cơ thể. Buồn ngủ không phải là rối loạn mà nó là triệu chứng thể hiện do những nguyên nhân nào đó bắt nguồn từ vấn đề về sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:  Máy Khuyếch Tán Tinh Dầu Gx-21K - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

1.2. Thường xuyên buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Vậy khi hay buồn ngủ là bệnh gì? Những bệnh lý dưới đây có thể là nguồn cơn gây ra tình trạng buồn ngủ thường xuyên và kéo dài:

– Tuyến giáp suy giảm

Tuyến giáp giữ nhiệm vụ chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng, điều khiển trao đổi chất. Vì thế khi tuyến này hoạt động kém thì rất dễ gây ra tình trạng uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ.

Bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường cũng rất hay xuất hiện dấu hiệu thèm ngủ, mệt mỏi triền miên.

– Bệnh trầm cảm

Trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến cách ngủ, ăn, cảm nhận về bản thân và những người khác. Hay buồn ngủ là bệnh gì trong trường hợp này được lý giải là do không điều trị trầm cảm nên người bệnh sẽ có cảm giác buồn ngủ kéo dài trong suốt thời gian dài, năng lượng suy giảm, thói quen thay đổi, có vấn đề về trí nhớ, dễ suy nghĩ tiêu cực và có cảm xúc tuyệt vọng,…

– Bị mất ngủ kinh niên

Những người bị mắc bệnh này thường hay buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại rất khó hoặc thậm chí không thể ngủ được vào ban đêm. Nhiều trường hợp mắc bệnh ở mức nghiêm trọng khiến cho sức khỏe kiệt quệ, hệ thần kinh và não bộ chịu nhiều ảnh hưởng.

Viêm khớp dạng thấp có thể gây nên tình trạng buồn ngủ và thèm ngủ

– Bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi hệ thống miễn dịch chống lại chính nó và tấn công khớp khỏe mạnh sẽ gây ra viêm khớp dạng thấp. Đôi khi bệnh còn khiến cho xương và sụn không còn khả năng hồi phục. Người mắc bệnh lý này thường rất thèm ngủ, đau khớp, thiếu hụt năng lượng và rất mệt mỏi.

– Bị thiếu máu

Khi bị thiếu máu, hệ thần kinh và não bộ sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì trạng thái hoạt động bình thường. Kết quả sinh ra từ đó là tình trạng hay buồn ngủ, mệt mỏi, chậm chạp, tập trung kém,… 

– Bệnh gan

Khi gan bị tổn thương hoạt động của nó sẽ bị ảnh hưởng nên không có khả năng sản xuất khoáng chất và dự trữ vitamin; không thể sản xuất ra protein mới cho cơ thể và khi cần thiết nó cũng không thể nhanh chóng tạo ra năng lượng nữa. Vì thế, người bị mắc bệnh về gan dễ cảm thấy buồn ngủ trong mọi thời điểm.

– Bệnh tim 

Khi băn khoăn hay buồn ngủ là bệnh gì bạn cũng có thể nghĩ đến bệnh tim vì buồn ngủ, mất sức, mệt mỏi cũng là một trong các triệu chứng của bệnh lý này. Khi mắc bệnh lý về tim, chất thải từ quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong mô, tuần hoàn máu không được lưu thông, kết quả là thần kinh bị ức chế và sinh ra mệt mỏi. Cần lưu ý rằng buồn ngủ thường xuyên do bệnh tim không có tính đặc thù nên rất khó để phân biệt với triệu chứng được gây ra bởi những bệnh khác.

2. Một số cách giúp chống lại cơn buồn ngủ

Về cơ bản, muốn chấm dứt tình trạng buồn ngủ trong suốt thời gian dài thì cần phải tìm ra được nguyên nhân hay buồn ngủ là bệnh gì. Để đạt được mục đích ấy bạn cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp.

Thăm khám bác sĩ giúp tìm ra nguyên nhân hay buồn ngủ là bệnh gì để có biện pháp điều trị phù hợp

Ngoài ra, một số cách sau có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng buồn ngủ triền miên:

– Tạo môi trường ngủ tốt

Muốn có một giấc ngủ chất lượng thì cần phải bắt đầu giấc ngủ vào khoảng 10 – 11 giờ và khi đi ngủ cần tắt ánh đèn để có một không gian tối, ánh sáng không chiếu vào mắt. Ngoài ra, trước khi ngủ bạn cũng có thể nghe bản nhạc nhẹ để thư giãn não bộ từ đó giúp giấc ngủ đến nhanh hơn. Một số trường hợp khó ngủ cũng có thể do thiếu vật dụng quen thuộc, dùng gối ngủ không phù hợp,… Vì thế, bạn cũng nên tìm hiểu để cải thiện vấn đề này.

– Vận động thường xuyên

Nếu ban ngày bạn vận động thường xuyên thì năng lượng sẽ được tiêu hao nhiều hơn, cơ bắp có điều kiện hoạt động nhiều nên dễ mỏi. Kết quả là cảm giác buồn ngủ vào buổi tối sẽ đến dễ dàng hơn.

– Ăn sáng đầy đủ, ăn trưa nhẹ nhàng

Những người hay bỏ bữa sáng thường hay lờ đờ trong suốt một ngày vì bị thiếu năng lượng. Mặt khác, buổi sáng là thời gian cơ thể đã trải qua một khoảng thời gian dài không được cung cấp năng lượng do có giấc ngủ đêm nên cần được cung cấp lại nguồn năng lượng đã mất. Vì thế, duy trì thói quen ăn sáng với đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể để bạn không cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.

– Cần có thời gian ngủ trưa

Dù chỉ có thể ngủ trưa một giấc ngắn khoảng 10 – 15 phút thì cũng nên tận dụng để ngủ vì nó sẽ giúp cơ thể được khôi phục lại năng lượng và có tinh thần để hoạt động trong thời gian kế tiếp, nhờ đó mà cảm giác buồn ngủ cũng sẽ được giảm tối đa.

– Ăn ít đường

Đường giúp kích thích hệ thần kinh tạm thời vì nó có thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực trong một khoảng thời gian nhưng sau đó nó sẽ càng khiến bạn buồn ngủ và uể oải. Do đó, khi cảm thấy mất năng lượng trong suốt một ngày dài và hay buồn ngủ thì nên xem xét để cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày.

Nói tóm lại, khi tình trạng buồn ngủ diễn ra thường xuyên và kéo dài nhiều ngày liền thì bạn không nên chủ quan. Việc bạn cần làm lúc này là đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để biết được hay buồn ngủ là bệnh gì. Có như vậy bạn mới biết được tình trạng sức khỏe của mình và có cách ứng xử phù hợp để bảo vệ tốt cho sức khỏe.

Chi tiết thông tin cho Giải đáp thắc mắc: hay buồn ngủ là bệnh gì…

1. Khi nào buồn ngủ là bất thường?

Buồn ngủ là một trạng thái sinh lý nhằm thúc giục cơ thể đi vào giấc ngủ. Người bình thường ngủ từ 6 đến 9 tiếng mỗi đêm. Tùy thuộc vào độ tuổi mà mỗi giai đoạn đời người sẽ có thời lượng ngủ phù hợp khác nhau.

Tuy nhiên, khi bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày và ảnh hưởng tới công việc, hoạt động hằng ngày thì có lẽ cơ thể bạn đang có vấn đề rồi đấy. Bản thân buồn ngủ ngày không phải là một rối loạn. Nó chỉ là một triệu chứng, một hậu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Thông thường, người bệnh đi khám vì lý do “ngủ quá nhiều”, “buồn ngủ nhiều”. Một số khác có thể mô tả là họ cảm thấy “mệt mỏi”, “uể oải”, “chậm chạp”, “lừ đừ”. Quả thật những tính từ này rất mơ hồ. Vì thế, các bác sĩ thường cần phải đánh giá cẩn trọng để biết triệu chứng thật sự của bệnh nhân là gì. Khác với buồn ngủ, mệt mỏi đặc trưng bởi năng lượng thấp hoặc thậm chí là không có. Nhu cầu của họ là muốn nghỉ ngơi chứ không nhất thiết phải ngủ.

2. Nguyên nhân buồn ngủ ban ngày

Ngủ ngày quá mức là triệu chứng hay hậu quả của nhiều rối loạn khác nhau. Nó có thể là triệu chứng của các rối loạn giấc ngủ nguyên phát như chứng ngủ rũ hoặc là hậu quả rối loạn giấc ngủ như: thiếu ngủ, hội chứng ngưng thở lúc ngủ…. Việc sử dụng một số loại thuốc hay mắc các bệnh lý tâm thần, nội khoa cũng gây ra buồn ngủ vào ban ngày. Tuy nhiên, nhìn chung thì buồn ngủ trong các rối loạn nguyên phát ít gặp hơn.

Bệnh do nhiều rối loạn khác nhau gây ra

Các nguyên nhân thường gặp của buồn ngủ ban ngày quá mức:

Thiếu ngủ

Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất của buồn ngủ. Nó xảy ra ở những người khỏe mạnh sau khi giảm bớt giấc ngủ ban đêm. Các triệu chứng của thiếu ngủ có thể xảy ra chỉ sau một đêm mất ngủ. Người thường xuyên bị thiếu ngủ thường không nhận biết được sự suy giảm nhận thức cũng như hiệu suất làm việc của họ.

Nghịch lý thay, hầu hết các loại mất ngủ mãn tính lại tăng tỉnh thức vào ban ngày hơn là buồn ngủ. Sự xuất hiện buồn ngủ ban ngày quá mức ở một bệnh nhân bị mất ngủ thường là có bệnh đồng mắc. Ví dụ như rối loạn ngưng thở lúc ngủ hoặc rối loạn cảm xúc khí sắc.

Tác dụng của thuốc, chất

Buồn ngủ là tác dụng phụ thường được báo cáo nhất của các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương. Điều hòa giấc ngủ và tỉnh táo là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố và hệ thống. Không xác định được chất thần kinh duy nhất nào là cần thiết hoặc đủ để kiểm soát giấc ngủ. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc có tác dụng an thần hoặc gây ngủ đều có tác động lên một hay nhiều chất dẫn truyền thần kinh điều hòa tỉnh – ngủ. Chúng bao gồm: dopamine, epinephrine, norepinephrine, acetylcholine, serotonin, histamine…

Một số thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ thường gặp:

  • Thuốc an thần, gây ngủ.
  • Thuốc chống co giật.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc chống loạn thần.
  • Thuốc phiện, á phiện.
  • Thuốc chống nôn.
  • Thuốc dị ứng.

Ngoài ra, một số chất cũng có thể gây ra tình trạng này, như: rượu, cần sa, heroin. Sự lạm dụng các chất kích thích như ma túy đá, cocain có thể khiến bạn ngầy ngật vào ban ngày. Nó xảy ra sau một khoảng thời gian dài dùng thuốc để kéo dài sự tỉnh táo.

>> Các chất kích thích như cần sa, ma túy đa hay heroin gây hại cho sức khỏe, nhưng liệu bạn đã hoàn toàn hiểu rõ về chúng? Tìm hiểu thêm: Cần sa, Ma túy đá, Heroin: Bạn đã thực sự hiểu hết

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ (OSA)

Buồn ngủ ban ngày quá mức là triệu chứng phổ biến nhất của OSA. Đây là một rối loạn giấc ngủ gây ra do tắc nghẽn đường hô hấp trên. OSA dẫn đến các đợt ngừng hoặc giảm nhịp thở. OSA được định nghĩa khi có ≥ 5 cơn mất hoặc giảm nhịp thở mỗi giờ ngủ. Điều này khiến cho não bị thiếu oxy và kích thích nhịp thở trở lại.

Ngưng thở khi ngủ có thể khiến bạn buồn ngủ ban ngày

Đối với người lớn từ 30 đến 60 tuổi, trong số những người mắc OSA, khoảng 23% nữ và 16% nam bị buồn ngủ ban ngày quá mức. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị bỏ sót chẩn đoán này. Một nghiên cứu ước tính rằng 93% nữ và 82% nam bị OSA từ trung bình đến nặng không được chẩn đoán. Hơn nữa, tuổi tác và béo phì, hai yếu tố nguy cơ đáng kể mắc OSA, ngày càng tăng. Tỉ lệ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng gia tăng nhanh chóng.

Các nguyên nhân thứ phát khác gây ngủ nhiều

Nhiều bệnh lý y khoa có thể gây ngủ ngày, bao gồm:

  • Bệnh thần kinh trung ương như: chấn thương đầu, đột quỵ, khối u, viêm não…
  • Bệnh tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, rối loạn nhịp sinh học như jet lag, làm việc ca đêm, hội chứng chân không yên
  • Suy giáp, thiếu máu mạn…

Ngủ nhiều nguyên phát

Ngủ rũ là rối loạn phổ biến nhất trong số các rối loạn ngủ nhiều nguyên phát. Bệnh đặc trưng bởi sự ập đến bất ngờ, nhanh chóng rơi vào trạng thái ngủ. Nó xảy ra nhiều lần trong ngày. Ngủ rũ có thể kèm theo sự mất khả năng cử động tay chân trước khi ngủ.

Chi tiết thông tin cho Đừng coi thường buồn ngủ ban ngày! – YouMed…

1. Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ nhiều

Tình trạng thiếu ngủ là một lý do rõ ràng khiến cho người mệt mỏi buồn ngủ. Theo Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ và Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ, những người có độ tuổi từ 18 – 60 tuổi cần ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tối ưu. Tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, huyết áp cao, trầm cảm, bệnh tim, đột quỵ và tăng nguy cơ tử vong.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn đi vào giấc ngủ buổi tối dễ dàng hơn:

• Duy trì thói quen ngủ đều đặn: Bạn nên cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối, thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng đã đặt ra và duy trì điều này kể cả khi cuối tuần.

• Hạn chế ngủ trưa: Cơ thể bạn cần một thời lượng ngủ nhất định trong vòng 24 giờ. Thói quen ngủ trưa đôi khi làm giảm thời gian ngủ trong ngày, dẫn đến khó ngủ và giấc ngủ bị đứt quãng.

• Giới hạn thời gian thức trên giường: Khi bạn lên giường ngủ, bạn nên cố gắng ngủ trong vòng 5 – 10 phút. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy thử ra khỏi giường và đọc sách cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ, sau đó trở lại giường.

• Tạo môi trường giúp ngủ dễ dàng: Bạn nên để phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thoải mái. Ánh sáng trong phòng có thể làm phiền giấc ngủ của bạn. Nhiệt độ phòng mát mẻ có thể thúc đẩy bạn dễ dàng ngủ hơn.

• Hạn chế đồ uống chứa caffeine: Bạn nên tránh tiêu thụ đồ uống chứa caffeine sau buổi trưa. Tác dụng kích thích của caffeine có thể kéo dài trong nhiều giờ sau khi uống và gây ra vấn đề với giấc ngủ.

• Tránh thuốc lá và rượu trước khi đi ngủ: Thói quen hút thuốc lá và uống rượu trước khi đi ngủ có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

2. Thiếu dinh dưỡng khiến bạn buồn ngủ nhiều

Bạn có cảm thấy mình ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ? Đó có thể là do cơ thể bạn đang mệt mỏi do thiếu dinh dưỡng. Cách dễ nhất để xua tan tâm trạng mệt mỏi do thiếu dinh dưỡng là điều chỉnh chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như vấn đề buồn ngủ nhiều. Bạn nên bổ sung đầy đủ năm nhóm thực phẩm lành mạnh, đó là trái cây, rau, ngũ cốc, protein và sữa trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống của mình ngay hôm nay bằng cách thực hiện một số thay đổi nhỏ sau:

• Ăn đúng lượng calo: Bạn nên tính lượng calo tiêu thụ phù hợp với giới tính, tuổi tác, cân nặng và mức độ hoạt động của bạn. Việc ăn quá nhiều hoặc quá ít đều có thể khiến bạn cảm thấy hay buồn ngủ.

• Tính lượng phần ăn: Mỗi bữa ăn bạn nên tiêu thụ khoảng 50% trái cây và rau củ quả.

• Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt: Bạn nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác như gạo lứt, bột yến mạch, bột ngô nguyên chất…

• Dùng sữa ít béo: Việc chuyển sang sữa ít béo và không béo sẽ giúp hạn chế lượng calo từ chất béo bão hòa.

• Thay đổi nguồn tiêu thụ protein: Bạn hãy lựa chọn nguồn cung cấp protein đến từ thịt gia cầm, thịt nạc, một số hải sản giàu omega-3 và hạn chế thịt chế biến.

• Cắt giảm đường: Đường có thể cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng nhanh chóng, tuy nhiên việc tiêu thụ quá mức có thể khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ hơn. Vì thế, bạn nên hạn chế dùng thực phẩm và đồ uống có nhiều đường.

• Không bao giờ bỏ bữa sáng: Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể dẫn đến việc bạn bỏ lỡ hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng và năng lượng mà bạn cần để khởi đầu ngày mới.

• Ăn uống đều đặn: Bạn nên duy trì mức năng lượng cơ thể bằng cách ăn ba bữa mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhẹ không lành mạnh.

• Uống đủ nước: Việc uống nước có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước – nguyên nhân dẫn đến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, thay đổi tâm trạng và táo bón.

Chi tiết thông tin cho Buồn ngủ nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục • Hello Bacsi…

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Lúc Nào Cũng Buồn Ngủ này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Lúc Nào Cũng Buồn Ngủ trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button