Thảo dược

Làm Sao Để Hết Hôi Miệng – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Làm Sao Để Hết Hôi Miệng có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Làm Sao Để Hết Hôi Miệng trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Làm Sao Để Hết Hôi Miệng:

Nội dung chính

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng?

Hơi thở có mùi khó chịu thường được cho là do các hợp chất lưu quỳnh bay hơi. Điều này không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống khi giao tiếp với mọi người.

Có thể bạn quan tâm:  Triệu Chứng Bệnh Zona Thần Kinh - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn khắc phục được căn bệnh này. Thường nguyên nhân dẫn đến hôi miệng được cho là do các yếu tố:

+ Hôi miệng tạm thời

  • Khô miệng

Mùi hôi miệng có liên quan trực tiếp đến sự suy giảm của tuyến nước bọt trong khoang miệng. Nếu thiếu nước do ăn uống hay dùng các loại thuốc điều trị gây nên sự mất nước sẽ dễ làm miệng khô đi, xuất hiện mùi hôi tạm thời.

  • Hơi thở hôi vào buổi sớm

Sau khi ngủ dậy, đa phần ai cũng sẽ gặp phải tình trạng cơ thể có mùi hôi ở nhiều mức độ khác nhau. Hiện tượng này là bình thường do miệng bị khô trong nhiều giờ khi ngủ gây nên.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng?
  • Sử dụng thực phẩm

Khi sử dụng thực phẩm có chứa hóa chất có khả năng đi vào trong máu như tỏi, thức ăn cay, đồ uống chứa cồn… sẽ làm hơi thở của những người này bị hôi miệng .

  • Hút thuốc lá

Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi, vì hoạt chất trong thuốc lá sẽ vào trong hơi thở bay ra ngoài. Hơn nữa, việc nghiện thuốc lá sẽ làm cho bệnh viêm nướu tiến triển, nguyên nhân hàng đầu gây ố vàng răng.

+ Nguyên nhân hôi miệng do bệnh lý

  • Bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng hay áp xe răng đều là nguyên nhân trực tiếp làm cho miệng có mùi hôi.
  • Việc sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị hay các loại thuốc chống ung thư,…cũng gây nên hôi miệng khó điều trị hết hoàn toàn.
  • Bệnh tiểu đường, các bệnh lý về gan, thận,… cũng có thể gây hôi miệng do sự phân hủy của mỡ trong cơ thể.
  • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, bệnh ác tính khác cũng là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.
  • Việc dùng các khí cụ chỉnh nha, niềng răng hay răng giả tháo lắp.. rất dễ bị vướng thức ăn, tồn đọng các mảng bám gây hôi miệng.
  • Cao răng hay việc tồn tại các lớp cặn lưỡi cũng gây ra bệnh hôi miệng.
Có thể bạn quan tâm:  Tài Liệu Môn Hóa Dược 1 - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Chi tiết thông tin cho Nha Khoa Đông Nam…

1. Tìm ra nguyên nhân để có cách chữa hôi miệng dứt điểm

Trước khi tìm hiểu về cách chữa hôi miệng, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bệnh hôi miệng ở mỗi người rất khác nhau và có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân. 

Hôi miệng gây ra nhiều rắc rối trong giao tiếp cũng như cuộc sống hàng ngày

Một số nguyên nhân thường gặp đó là:

– Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi.

– Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…

– Có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng,… 

– Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.

– Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá nhiều.

Với mỗi nguyên nhân trên, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng hơi thở. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan, cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì mới có thể chấm dứt tình trạng hôi miệng. 

Những người không mắc bệnh lý mà bị hôi miệng có thể là do vệ sinh kém hoặc do sử dụng nhiều thực phẩm gây mùi, sử dụng thuốc lá gây khô miệng và hôi miệng. Với trường hợp hôi miệng không phải do bệnh lý, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa hôi miệng dưới đây để có được hơi thở thơm tho hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Tinh Dầu Dưỡng Tóc Chi Infusion - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

 Hôi miệng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân

2. Làm gì để phòng tránh Bệnh hôi miệng?

Nếu đang bị hôi miệng không do bệnh lý, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện hơi thở của mình. 

2.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, tốt nhất nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần không quá 3 phút. Cần phải đánh răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ hết các mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng bàn chải, bạn cần thay bàn chải khác để đảm bảo vệ sinh và tránh bị hôi miệng. Bạn cũng cần dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi,… để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.

2.2. Uống nhiều nước, súc miệng bằng nước, nước muối 

Đối với những người bị hôi miệng tạm thời do đồ ăn thức uống gây ra, bạn có thể trị hôi miệng “thần tốc” bằng cách uống nước sau khi ăn. Nước sẽ giúp cuốn trôi đi phần thức ăn thừa trong khoang miệng, từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước muối để tăng hiệu quả sát khuẩn.

Tại sao không dùng nước súc miệng? Có thể bạn chưa biết trong nước súc miệng có thành phần cồn, nó sẽ khiến miệng bạn bị khô, giảm tiết nước bọt. Nước bọt là chất khử trùng tự nhiên của khoang miệng, nếu thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều hơn và khiến bệnh hôi miệng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, hãy thường xuyên dùng nước lọc để súc miệng.

Hãy nhớ ăn thật hạn chế các thức ăn nặng mùi để miệng luôn thơm tho

2.3. Hạn chế thực phẩm nặng mùi

Những loại thức ăn có nhiều tinh dầu như tỏi, hành, các loại thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ để lại mùi rất lâu trong miệng. Để trị hạn chế hơi thở có mùi, bạn cần hạn chế tối đa những thực phẩm này. Nếu có sử dụng, cần phải vệ sinh kỹ càng sau khi ăn các loại thức ăn có mùi hoặc để lại mùi trong miệng.

Có thể bạn quan tâm:  Trà Thảo Mộc Cung Đình Huế - Thảo mộc cho mọi nhà

3. Cách chữa hôi miệng dứt điểm tại nhà

Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để đẩy lùi bệnh hôi miệng khó chịu này.

3.1. Muối và ngò gai

Bạn có thể đun ngò gai với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó để nguội rồi thêm một chút muối để sử dụng làm nước súc miệng. Bạn nên súc miệng 2 – 3 lần/ngày, sau 1 tuần bạn có thể nhận thấy sự khác biệt. 

3.2. Gừng 

Gừng giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi rất tốt

Gừng có tính kháng khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng và giúp hơi thở thơm tho hơn. Bạn có thể dùng gừng tươi cắt lát mỏng, uống cùng với trà hoặc ăn cùng chanh để làm sạch miệng, diệt khuẩn và cải thiện hơi thở. 

Mỗi ngày ăn 2 – 3 lát gừng, duy trì trong 1 tuần liên tục sẽ giúp hơi thở của bạn được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý chỉ nên dùng những lát gừng mỏng, nếu không thể chịu được mùi vị của gừng bạn cũng có thể dùng với trà mà không cần ăn.

3.3. Sữa chua

Sữa chua có tác dụng ức chế sự sản sinh hydrogen sulfide nên được xem là cách giảm hôi miệng rất hiệu quả. Sữa chua cũng giúp tạo nên môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển, giúp bảo vệ răng miệng cũng như hệ tiêu hóa.

3.4. Chanh

Chanh có khả năng diệt khuẩn nên cũng là một trong những thực phẩm giúp bạn đánh bay mùi khó chịu ở miệng. Chỉ cần sử dụng nước cốt chanh và muối để súc miệng, chải răng, chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn cũng như những mảng bám gây mùi. Hãy dùng chanh vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, bạn sẽ cảm thấy hơi thở được cải thiện nhanh chóng.

3.5. Mật ong

Mật ong cũng là một trong số những thực phẩm có chứa chất kháng khuẩn vô cùng hữu hiệu. Có thể pha mật ong với chanh và sử dụng để súc miệng hàng ngày. Đây cũng là một cách giảm hôi miệng rất hiệu quả và đơn giản.

3.6. Rau húng chanh

Có thể bạn quan tâm:  Tinh Dầu Long Não Là Thuốc Hay Là Tinh Dầu - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Rau húng chanh cũng là một mẹo trị hôi miệng rất hiệu quả 

Cách dùng húng chanh có phần phức tạp hơn những loại thực phẩm ở trên. Bạn cần phơi khô lá húng chanh rồi đem đi sắc thật đặc, ngậm trong 5 – 7 phút. Bạn có thể dùng nước sắc này mỗi ngày để có được hơi thơ thơm tho, dễ chịu. 

Những cách chữa hôi miệng dứt điểm mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà trên đây chỉ áp dụng cho hơi thở có mùi nguyên nhân không phải do bệnh lý. Nếu hôi miệng do bệnh lý thì cần điều trị khỏi bệnh mới chấm dứt được mùi hôi của miệng.

Nếu cảm thấy bản thân bị hôi miệng hay có vấn đề về răng miệng, hãy đến MEDLATEC để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất. Đặt lịch thăm khá, giảm thời gian chờ đợi qua hotline 1900 56 56 56.

Chi tiết thông tin cho 6+ cách chữa hôi miệng dứt điểm ngay tại nhà…

Hơi thở kém thơm tho sẽ khiến bạn vô cùng tự ti và ngại tiếp xúc với người khác. Đừng lo lắng, với những cách trị hôi miệng đơn giản như sử dụng nước súc miệng, chanh, trà xanh, mật ong và quế,… bạn sẽ tự tin hơn với hơi thở thơm tho.

1 Dùng nước muối

– Muối chứa nhiều khoáng chất có lợi cho răng và nướu, đặc tính sát trùng của muối còn giúp diệt bớt vi khuẩn gây hôi miệng, đồng thời làm các vết thương trong khoang miệng mau lành hơn.

– Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý có bán ở các tiệm thuốc tây hoặc tự pha bằng cách cho muối tinh vào nước lọc và súc miệng hằng ngày.

2 Dùng trà xanh

– Trà xanh có chất chống oxi hóa cao, có tính kháng khuẩn có thể dùng để vệ sinh răng miệng khá tốt. Súc miệng nhiều lần với nước trà xanh hoặc uống nước trà xanh sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa mùi hôi và lại tốt cho sức khỏe.

– Ngoài ra, bạn có thể thêm vào nước trà xanh một vài lát gừng hoặc vài giọt chanh, tác dụng trị hôi miệng của trà xanh sẽ càng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:  Máy Nghiền Dược Liệu Tự Động Nhập Khẩu - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

3 Dùng chanh

– Chanh có chất kháng khuẩn giúp trị hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu trong vỏ chanh cũng giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng nhờ mùi thơm đặc trưng.

– Bạn có thể rửa sạch vỏ chanh rồi nhai và nuốt, thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ đem lại hiệu quả cao.

– Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh hòa với chút muối, pha thêm một ít nước ấm và súc miệng hằng ngày. Muối và chanh là sự kết hợp hoàn hảo để chống lại vi khuẩn gây hôi miệng.

4 Dùng rau cần tây

Rau cần tây chứa nhiều chất diệp lục và có mùi thơm đặc trưng, giúp trị hôi hiệu rất hiệu quả. Bạn có thể xay nhuyễn rau cần tây để lấy nước súc miệng hằng ngày hoặc nhúng rau cần tây vào giấm và nhai kỹ trong vài phút.

5 Dùng bột quếmật ong

– Quế có chứa tinh dầu aldehyle cinamic giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và có vị cay, nóng với mùi thơm dễ chịu, do đó, quế thường được dùng như một loại gia vị để tăng thêm hương vị cho món ăn.

– Bạn cũng có thể dùng bột quế để trị hôi miệng bằng cách đun sôi một ít dung dịch nước và bột quế, sau đó lọc qua khăn mỏng và cho thêm một ít mật ong để súc miệng hằng ngày.

– Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống oxi hóa cao, cũng là một cách đơn giản giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng.

6 Dùng nước súc miệng

– Nếu bạn không có đủ thời gian để làm những cách trên thì cách đơn giản nhất để mang lại hơi thở thơm tho chính là sử dụng nước súc miệng. Nước súc miệng có mùi thơm bạc hà dễ chịu, hoạt chất kháng khuẩn cao và có công dụng làm bong dần mảng bám trên răng.

– Luôn mang theo 1 chai nước súc miệng nhỏ bên người để sử dụng khi cần thiết, sẽ đem lại hiệu quả cao mà tiện lợi và không tốn thời gian, công sức.

7Trị hôi miệng tận gốc với lá bạc hà

Lá bạc hà có chứa một loại tinh dầu thơm và tinh dầu này giúp trị hôi miệng và sát khuẩn cực tốt. Bạc hà cũng được sử dụng trong kem đánh răng để làm hơi thở thơm mát hơn. Vì vậy bạn không nên bỏ qua cách chữa hôi miệng đơn giản bằng lá bạc hà này nhé, ngoài ra bạn có thể dùng thêm kẹo bạc hà cũng giúp thơm miệng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:  Danh Sách Dược Liệu Được Lưu Hành Bộ Y Tế - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Lá bạc hà

8Trị hôi miệng tận gốc với gừng

Gừng là nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp và là cách chữa hôi miệng vô cùng dễ tìm và dễ thực hiện. Hợp chất 6-gingerol có trong gừng sẽ kích thích các enzym trong nước bọt phân hủy các chất khó chịu trong miệng và làm hơi thở thơm tho.

Gừng

9Trị hôi miệng tận gốc với lá thì là

Thì là là một loại thảo mộc thường được sử dụng để tạo mùi hương cho món ăn và giúp khử mùi hiệu quả. Loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn nên có thể điều trị các vấn đề về hơi thở có mùi.

Nhai 1 muỗng hạt thì là, sau đó bỏ đi khi miệng đầy nước bọt. Ngoài ra, bạn có thể nghiền hỗn hợp thìa là, bạch đậu khấu và đinh hương để có hiệu quả tương tự.

Lá thì là

10Trị hôi miệng tận gốc với vỏ bưởi

Bưởi là một loại trái cây sẵn có và có thể tìm thấy ở tất cả các chợ và siêu thị. Bưởi chứa nhiều tinh dầu nên rất hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn nhờ khả năng khử mùi tuyệt vời.

Ngay sau mỗi bữa ăn, bạn hãy nhai vỏ bưởi để làm sạch miệng và khử mùi hôi. Thực hiện trong khoảng 5 phút, sau đó súc miệng bằng nước ấm.

Vỏ bưởi

11Trị hôi miệng tận gốc với lá ổi

Ổi là loại cây ăn quả mà nhiều người quen thuộc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá ổi còn là vị thuốc trị hôi miệng rất tốt. Lá ổi chứa nhiều loại chất như tannin, phốt pho và axit oxalic. Đây là những chất rất hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám và hơi thở có mùi.

Lá ổi

12Mẹo vặt chữa hôi miệng bằng lá mùi tàu

Lá mùi tàu hay còn gọi là ngò gai chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm dịu đặc trưng. Nó là một thành phần không thể thiếu và dùng để nấu ăn hàng ngày. Trong lá mùi tàu có nhiều loại tinh dầu thơm và các chất như Protid, Phốt pho, vitamin CGlucid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng rất hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:  Tinh Dầu Thảo Dược An Nhi Dạ Thảo Liên - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Lá mùi tàu

13Mẹo vặt chữa hôi miệng bằng giấm táo

Giấm táo là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên. Giấm táo rất giàu các thành phần rất tốt như axit amin, axit axetic, vitamin và khoáng chất. Do chứa nhiều hàm lượng axit và khoáng chất, giấm táo có tính sát trùng cao và có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Để trị hôi miệng bằng giấm táo tại nhà, bạn có thể thực hiện bằng cách pha loãng giấm táo với nước và súc miệng vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Giấm táo

14Mẹo vặt chữa hôi miệng bằng sữa chua

Sữa chua chứa hàng triệu vi khuẩn tốt không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn tốt cho hệ miễn dịch, rất hiệu quả trong việc khử mùi hôi miệng. Đây được xem là cách chữa hôi miệng đơn giản nhất mà không phải ai cũng biết. Ăn sữa chua hàng ngày có thể làm giảm đáng kể lượng hydrogen sulfide trong miệng gây mùi hôi.

Sữa chua

15Mẹo vặt chữa hôi miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa rất giàu chất kháng khuẩn như axit lauric, axit capric và axit caprylic. Ngoài công dụng làm đẹp, chống lão hóa da còn giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. Bạn hãy yên tâm rằng cách chữa hôi miệng tại nhà này rất an toàn và hiệu quả.

Dầu dừa

16Mẹo vặt chữa hôi miệng bằng nước vo gạo

Nước vo gạo có chứa thành phần cám có tác dụng làm sạch men răng và giảm mảng bám, nguyên nhân chính gây hôi miệng. Vì vậy, đây là cách chữa hôi miệng đơn giản, an toàn và rẻ tiền mà bạn không nên bỏ qua. Sau khi đánh răng, súc miệng bằng nước vo gạo trên ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Nước vo gạo

17Chữa hôi miệng hiệu quả với baking soda

Baking soda hay còn gọi là muối nở, có thành phần chính là Natri Hidrocacbonat và kết hợp với nhiều loại muối axit khác nhau nhờ đó giảm nồng độ axit trong miệng. Baking soda được coi là một phương pháp chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả và nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:  Nến Đốt Tinh Dầu Q10 - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Baking soda

18Chữa hôi miệng hiệu quả với dưa chuột

Dưa chuột chứa lượng lớn khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể và chất phytochemical ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Uống nước ép dưa chuột hàng ngày thay cho nước lọc giúp tăng tiết nước bọt, chống khô miệng, đây là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng, giúp hơi thở thơm tho.

Dưa chuột

19Chữa hôi miệng hiệu quả với đinh hương

Theo Đông Y, đinh hương vừa có thể chữa bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, giảm đau bụng mà còn có thể dùng trong điều trị hôi miệng, giúp hơi thở thơm một cách tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy đinh hương ở cửa hàng gia vị hay các nhà thuốc Đông Y.

Ngâm đinh hương trong nước cho đến khi mềm, nhai 2-3 miếng trong khoảng 5 phút để tinh dầu của đinh hương thấm đều, nhổ bỏ bã và súc miệng với nước. Nhai đều đặn hàng ngày để hết hôi miệng.

Đinh hương

20Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để ngăn ngừa và trị hôi miệng thì bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, cụ thể như:

  • Đánh răng 2 lần 1 ngày (sáng và tối), bạn cần vệ sinh sạch những bề mặt trong và ngoài răng. Ngoài ra cần làm sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc bàn chải dành cho lưỡi.
  • Dùng chỉ nha khoa để lấy mảng bám thức ăn trong kẽ răng
  • Uống nhiều nước và tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,…
  • Định kì 3-6 tháng/lần đi lấy cao răng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Chúc các bạn thành công và tự tin với hơi thở thơm mát với những mẹo chữa hôi miệng mà chúng tôi mách bạn nhé!

Nguồn tham khảo: bacsirangmieng.com

Chi tiết thông tin cho 20 cách trị hôi miệng tận gốc, dễ làm, hiệu quả vĩnh viễn tại nhà…

1. Nguyên nhân gây hôi miệng 

1.1. Vệ sinh răng miệng không sạch 

Những vụn thức ăn còn sót lại do vệ sinh răng nướu không sạch, sẽ trở thành mục tiêu tấn công của các vi khuẩn gây hại. Chúng phân hủy thức ăn và có thể gây ra mùi hôi, do đó khiến cho hơi thở có mùi. 

Có thể bạn quan tâm:  Bệnh Viện 354 Ở Đâu - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

1.2. Do mắc các bệnh lý về răng miệng 

Một số bệnh lý về răng nướu như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu… lúc này trong miệng có chứa nhiều vi khuẩn hoặc các mảng bám tích tụ lại quanh răng. Từ đó sinh ra mùi khó chịu. 

1.3. Bị khô miệng 

Nước bọt có chức năng giúp loại bỏ các hạt thức ăn gây hôi miệng, duy trì sự ổn định của môi trường pH trong miệng để ngăn không cho vi khuẩn phát triển. Khi lượng nước bọt bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng (xerostomia). Lúc này khả năng làm sạch cặn thức ăn bị suy giảm, vi khuẩn gây hại sinh sản mạnh hơn và có mùi hôi. 

Tình trạng này thường xảy ra khi thở bằng miệng trong lúc ngủ, và đây là nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy hơi thở của mình sau khi thức dậy có mùi khó chịu hơn. 

1.4. Ăn thực phẩm có mùi

Các loại đồ ăn nặng mùi như tỏi, hành tây… khi được đưa vào cơ thể, các chất có mùi sẽ xâm nhập vào máu và di chuyển đến phổi. Điều này sẽ khiến có mùi khi giao tiếp, tuy nhiên vấn đề này không kéo dài lâu và có thể nhanh chóng biến mất khi vệ sinh răng miệng. 

1.5. Hệ tiêu hóa gặp vấn đề 

Một số vấn đề về sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân như rối loạn đường ruột, táo bón, dạ dày hoạt động kém. Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày, mùi từ các thực phẩm có thể bị đẩy ngược lại vùng miệng. 

1.6. Tác dụng phụ của thuốc tây y 

Việc sử dụng một số loại thuốc tây y cho các bệnh mãn tính cũng có thể làm giảm chức năng tiết nước bọt, làm khô miệng và có mùi khi giao tiếp. Ngoài ra, khi các thuốc này phân hủy trong cơ thể sẽ giải phóng ra các hóa chất gây mùi làm miệng có mùi.

1.7. Nhiễm khuẩn trong khoang miệng 

Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như nhổ răng, vi khuẩn có thể tấn công tại miệng vết thương thở và gây viêm nhiễm. Điều này cũng khiến cho có mùi khi thở hoặc nói chuyện. 

1.8. Thói quen hút thuốc lá 

Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hơi thở, đặc biệt đối với nam giới. Ngoài ra, hút thuốc lá còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý răng nướu nghiêm trọng hơn như răng ố vàng, viêm lợi, sâu răng…. 

1.9. Mắc các bệnh lý 

Những bệnh lý như sỏi amidan, viêm mũi mãn tính, ung thư… cũng có thể là tác nhân gây hôi miệng. Trong đó, sỏi amidan khiến miệng có mùi hôi nặng nhất. 

Chi tiết thông tin cho TOP 10 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà – Nhanh Chóng, Hiệu Quả…

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Làm Sao Để Hết Hôi Miệng

medlatec.vn › Thông tin sức khỏe, www.vinmec.com › suc-khoe-tong-quat › phai-lam-nao-de-het-hoi-mieng, www.bachhoaxanh.com › kinh-nghiem-hay › nhung-cach-tri-hoi-mieng-d…, www.colgate.com.vn › Oral Health › Bad Breath, nhakhoaminhkhai.net › Blog, www.dienmayxanh.com › Vào bếp › Mẹo vào bếp, duoclieungocchau.vn › Chăm sóc răng lợi, www.psvietnam.vn › hoi-tho-thom-mat › cach-tri-sau-rang-hoi-mieng, www.psvietnam.vn › … › Hơi thở thơm mát › Các mẹo trị hôi miệng tận gốc, Cách trị hôi miệng sau 1 đêm, Mẹo vặt chữa hôi miệng tại nhà, Cách trị hôi miệng vĩnh viễn, Trị hôi miệng từ dạ dày, Cách trị hôi miệng từ bên trong, Cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà, Sản phẩm trị hôi miệng, Dấu hiệu bị hôi miệng

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Làm Sao Để Hết Hôi Miệng này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Làm Sao Để Hết Hôi Miệng trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button