Hạ Đường Huyết Có Nguy Hiểm Không – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Hạ Đường Huyết Có Nguy Hiểm Không có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Hạ Đường Huyết Có Nguy Hiểm Không trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Video 11 – Hạ đường huyết (hypoglycemia) from YouTube · Duration: 11 minutes 41 seconds · 1.3K views · uploaded on 1 month ago · uploaded by Khanh Duong
Bạn đang xem video Video 11 – Hạ đường huyết (hypoglycemia) from YouTube · Duration: 11 minutes 41 seconds · 1.3K views · uploaded on 1 month ago · uploaded by Khanh Duong được cập nhật từ kênh Khanh Duong từ ngày 1 month ago với mô tả như dưới đây.
Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ dưới mức 70 mg/dL. Mức đường huyết bình thường của cơ thể trước khi ăn dao động từ 90 – 130mg/dL, giữa bữa ăn 70 mg/dL đến 100 mg/dL, sau khi ăn 1-2 giờ phải dưới 180 mg/dL. (1)
Nguyên nhân hạ đường huyết
Nguyên nhân hạ đường huyết phổ biến nhất là tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Việc dùng quá nhiều insulin hoặc vô tình tiêm sai loại insulin cũng dẫn đến hạ đường huyết. (2)
1. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Khi thức ăn vào cơ thể sẽ được phân hủy thành glucose (nguồn năng lượng chính cho cơ thể). Glucose đi vào các tế bào với sự trợ giúp của insulin (hormone do tuyến tụy sản xuất). Lượng glucose thừa được lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen. Khi bạn không ăn trong vòng vài giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm, cơ thể ngừng sản xuất insulin. Lúc này, hormone glucagon (do tuyến tụy sản xuất) báo hiệu gan phá vỡ glycogen, giải phóng glucose vào máu. Quy trình này giúp lượng đường trong máu ổn định. Khi nhịn ăn kéo dài, cơ thể phá vỡ các kho dự trữ chất béo và sử dụng các sản phẩm phân hủy chất béo làm nhiên liệu thay thế. Quá trình phá vỡ (đốt) chất béo tạo ra acid trong môi trường yếm khí. Khi cạn kiệt nguồn chất béo (cơ thể đốt hết chất béo dự trữ) nên sản sinh ra rất nhiều toan acid, lúc này người bệnh vừa dễ tụt đường huyết vừa nhiễm toan.
2. Mắc bệnh tiểu đường
Với người bệnh đái tháo đường, khi cơ thể không tạo ra insulin (bệnh tiểu đường tuýp 1) hoặc tạo ít insulin hay sử dụng insulin không hiệu quả (bệnh tiểu đường tuýp 2). Kết quả glucose tích tụ trong máu, cao đến mức nguy hiểm. Lúc này, người bệnh dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu. Nhưng việc dùng lượng lớn insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá nhiều, gây tụt đường huyết.
3. Nguyên nhân khác khi không mắc bệnh tiểu đường
Hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Dùng thuốc không đúng cách: vô tình uống thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây hạ đường huyết. Ngoài ra, các loại thuốc khác gây hạ đường huyết: quinine (qualaquin – được dùng điều trị bệnh sốt rét).
- Uống nhiều rượu: ngăn gan giải phóng glycogen tạo thành glucose vào máu, dẫn đến hạ đường huyết.
- Bệnh mạn tính: các bệnh viêm gan nặng, xơ gan, nhiễm trùng nặng, bệnh thận, bệnh tim tiến triển xấu có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận cũng khiến cơ thể không bài thiết đúng cách, dẫn đến tích tụ glucose, gây hạ đường huyết.
- Nhịn đói quá lâu: suy dinh dưỡng, không đủ thức ăn, thiếu hụt lượng glycogen dự trữ mà cơ thể cần để tạo ra glucose … dẫn đến hạ đường huyết.
- Sản xuất thừa insulin: khối u hiếm ở tụy (insulinoma) khiến người bệnh sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Ngoài ra, các khối u khác, tế bào bất thường của tuyến tụy cũng giải phóng insulin quá mức, gây hạ đường huyết.
- Thiếu hụt hormone: rối loạn tuyến thượng thận và khối u tuyến yên dễ dẫn đến thiếu hụt một số hormone có vai trò điều chỉnh quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose. Ngoài ra, trẻ có thể bị hạ đường huyết nếu có quá ít hormone tăng trưởng (GH).
- Sau bữa ăn quá xa: cơ thể không đủ glucose, dễ gây hạ đường huyết.
4. Hạ đường huyết sau bữa ăn
Đôi khi các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra sau một số bữa ăn nhất định, gọi là hạ đường huyết phản ứng hoặc hạ đường huyết sau ăn. Tình trạng này thường xảy ra ở người đã phẫu thuật cắt dạ dày.
Nguyên nhân
Tại sao bạn hay bị hạ đường huyết?
Một số nguyên nhân gây hạ đường huyết thường gặp bao gồm:
Bệnh đái tháo đường
Tụt đường huyết do đái tháo đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:
- Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
- Không ăn đủ, ăn trễ hoặc bỏ bữa.
- Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
- Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết.
- Chế độ ăn kiêng không hợp lý.
- Uống nhiều rượu bia.
Các nguyên nhân tụt đường huyết không phải đái tháo đường
Tình trạng tụt đường huyết ở người không mắc bệnh đái tháo đường ít phổ biến hơn. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này như:
- Thuốc: Nếu vô tình uống phải thuốc điều trị đái tháo đường của người khác, bạn có thể bị hạ đường huyết. Không những thế, một số thuốc khác như quinine dùng trong điều trị sốt rét cũng có khả năng gây nên tình trạng này.
- Uống rượu bia quá nhiều: Uống rượu bia mà không ăn có thể cản trở gan giải phóng glucose dự trữ trong máu, từ đó khiến đường huyết của bạn bị giảm. Đây cũng là lý do vì sao người nghiện rượu, bia hay bị tụt đường huyết.
- Một số bệnh: Các bệnh gan nghiêm trọng như viêm gan nặng hoặc xơ gan có thể gây tụt đường huyết. Suy thận cũng làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này.
- Sản xuất thừa insulin: Các khối u ở tuyến tụy có thể khiến cơ thể bạn sản xuất quá nhiều insulin, từ đó gây tụt đường huyết.
- Thiếu hụt hormone: Một số rối loạn ở tuyến thượng thận hoặc khối u tuyến yên dẫn đến thiếu hụt các hormone quan trọng giúp giữ cân bằng glucose máu như GH, cortisol cũng góp phần gây hạ đường huyết.
Chi tiết thông tin cho Hạ đường huyết là gì? Cách cấp cứu khi bị tụt đường huyết • Hello Bacsi…

1. Các triệu chứng khi bị hạ đường huyết
Khi hàm lượng đường trong máu ở mức quá thấp thì người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sau:
-
Tim đập nhanh, nhịp tim không đều;
-
Da dẻ nhợt nhạt;
-
Mệt mỏi;
-
Chân tay run rẩy;
-
Đổ nhiều mồ hôi;
-
Lo lắng, bồn chồn;
-
Đau nhói hoặc bị tê ở lưỡi và môi;
-
Cáu gắt.
Hạ đường huyết thường khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi
Nếu tình trạng này tiến sang giai đoạn nghiêm trọng hơn thì sẽ dẫn tới những triệu chứng như:
-
Co giật;
-
Rối loạn thị giác;
-
Mất ý thức;
-
Nhầm lẫn trong hành vi.
2. Các nguyên nhân gây hạ đường huyết
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hạ đường huyết và hay gặp nhất là do tác dụng phụ của những thuốc dùng trong điều trị đái tháo đường. Dưới đây là một số lý do khiến bệnh nhân bị hạ đường huyết:
Người bệnh bị tiểu đường:
Tiểu đường khiến cho bệnh nhân không có khả năng tạo ra đủ lượng insulin (tiểu đường tuýp 1) hoặc ít đáp ứng với insulin (tiểu đường tuýp 2). Thiếu đi sự trợ giúp của insulin, glucose không thể đi vào tế bào và tích tụ nhiều trong máu, dần dần sẽ đạt tới một mức rất cao rất nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bổ sung insulin hoặc những loại thuốc khác để khắc phục vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu bổ sung quá liều insulin hay tác dụng phụ từ các thuốc điều trị tiểu đường khác cũng có thể làm sụt giảm quá mức lượng đường trong máu dẫn tới tình trạng hạ đường huyết. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể bắt gặp nếu bệnh nhân cắt giảm khẩu phần ăn ít hơn hoặc tập thể dục nhiều hơn so với bình thường.
Do không điều trị tiểu đường:
Nếu một người mắc bệnh đái tháo đường nhưng lại sợ việc hạ đường huyết sẽ xảy ra thường xuyên và gây nên các triệu chứng khó chịu, từ đó cắt giảm lượng insulin cần bổ sung thì sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát triệu chứng của bệnh tiểu đường. Do vậy bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều lượng của đơn thuốc mà cần chia sẻ ngay với bác sĩ về vấn đề mà mình đang lo sợ trong khi dùng thuốc để tìm hướng khắc phục.
Hạ đường huyết sau khi ăn xong:
Nhiều người khi bị hạ đường huyết thường nghĩ ngay tới nguyên nhân là do bỏ bữa hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Đôi lúc những biểu hiện của hạ đường huyết xuất hiện sau những bữa ăn nhiều đường do cơ thể tiết ra quá nhiều insulin để cân bằng lượng đường trong máu.
Đây là tình trạng hạ đường huyết phản ứng, thường gặp ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt dạ dày hoặc cả ở những người chưa thực hiện phẫu thuật.
Hạ đường huyết có thể là do các nguyên nhân khác nhau
Nguyên nhân bị hạ đường huyết ở những người không bị tiểu đường:
-
Uống nhiều rượu: khi uống nhiều rượu nhưng lại không ăn sẽ ngăn cản gan giải phóng glucose được dự trữ vào trong máu, điều này sẽ khiến hạ đường huyết;
-
Sản xuất quá nhiều insulin: khi tuyến tụy có khối u sẽ sản sinh quá mức insulin làm hạ đường huyết;
-
Thuốc: một số loại thuốc có thể gây nên tác dụng không mong muốn là hạ đường huyết, nhất là ở những người suy thận hoặc trẻ em, ví dụ như thuốc Quinine dùng trong chữa bệnh sốt rét;
-
Thiếu hụt nội tiết tố: tuyến yên và một số loại tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt các loại hormon có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sản xuất glucose. Ở trẻ em, hiện tượng hạ đường huyết có thể xảy ra nếu trẻ thiếu hụt hormon tăng trưởng;
-
Mắc một số bệnh hiểm nghèo: bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu gây hạ đường huyết. Hay như bệnh rối loạn thận làm giảm hiệu quả của việc bài tiết thuốc, khi các chất có trong thuốc bị tích tụ lại trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng tới hàm lượng glucose.
Bị hạ đường huyết không nhận thức:
Khi các đợt hạ đường huyết tái diễn nhiều lần sẽ gây ra hiện tượng hạ đường huyết không thể nhận thức được. Lúc này não sẽ không còn tạo ra các dấu hiệu để cảnh báo rằng mức đường huyết đang thấp (nhịp tim không đều, chân tay run,…). Nếu hạ đường huyết ở mức nghiêm trọng mà không có bất kỳ phản ứng cảnh báo nào của cơ thể, người bệnh không hề hay biết điều này sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, các đợt hạ đường huyết tái phát và bị hạ đường huyết không nhận thức thì hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để điều chỉnh các phương án điều trị và cung cấp các kiến thức về đường huyết.
3. Các cách giúp phòng tránh hạ đường huyết
Đối với bệnh nhân đái tháo đường:
-
Tuân thủ kế hoạch điều trị kiểm soát bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân đang sử dụng một loại thuốc mới hoặc có sự thay đổi trong chế độ ăn uống, tập luyện, vận động thì hãy thông báo ngay với bác sĩ để xem những thay đổi này có khả năng làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh cũng như nguy cơ dẫn tới hạ đường huyết hay không;
-
Trang bị một thiết bị y tế có chức năng theo dõi glucose. Thiết bị này khá cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là đối với những người bị hạ đường huyết không nhận thức được;
-
Trong trường hợp hạ quá mức lượng đường trong máu, máy theo dõi glucose sẽ gửi cảnh báo đến bệnh nhân. Hiện nay có những máy bơm insulin còn được tích hợp cùng với máy theo dõi glucose. Nếu đường huyết hạ quá nhanh thì máy sẽ ngừng cung cấp thêm insulin;
-
Khi gặp tình trạng hạ đường huyết, người bệnh cần bổ sung đường nhanh chóng bằng nước đường, nước trái cây hoặc ngậm kẹo để lượng đường trong máu không bị hạ thấp tới mức gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh có thể ăn một chút kẹo nếu bị hạ đường huyết
Đối với những người không bị bệnh tiểu đường:
Khi bị hạ đường huyết tái phát nhiều lần, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để duy trì lượng đường huyết ổn định.
Như vậy, hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay không thì câu trả lời là có hoặc không. Hiện tượng này có thể là do bệnh đái tháo đường gây ra hoặc là do tác dụng phụ của thuốc hoặc bắt nguồn từ những vấn đề khác.
Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh, bạn hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về dịch vụ thăm khám, xét nghiệm cũng như giúp bạn đặt lịch ngay với bác sĩ chuyên khoa tại MEDLATEC.
Chi tiết thông tin cho Thường xuyên bị hạ đường huyết có phải bị tiểu đường không?…
1. Tìm hiểu chung về hiện tượng tụt đường huyết
1.1. Giải đáp: tụt đường huyết là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã từng nhắc quá nhiều đến tình trạng hạ đường huyết khi đói, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tụt đường huyết là gì? Hiện tượng này xảy ra khi lượng đường trong máu hạ thấp hơn so với bình thường, xuống dưới mức 3.9mmol/l. Người bình thường có chỉ số đường huyết từ 3,9 mmol/l đến 6.4 mmol/l.
Để sức khỏe tốt, bạn phải kiểm soát đường huyết ở mức ổn định
Hạ đường huyết cần được phát hiện sớm, xử lý kịp thời để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bởi vì nguồn năng lượng chính trong cơ thể mỗi người chính là glucose. Khi lượng đường huyết bị thiếu hụt trầm trọng, mọi hoạt động cơ thể trở nên trì trệ, kém hiệu quả hơn rõ rệt.
Tụt đường huyết có thể xảy ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, trong đó hầu hết bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ trải qua tình trạng trên. Ngoài ra, một số người không mắc bệnh tiểu đường nhưng đã từng gặp phải hiện tượng hạ đường huyết. Để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ khiến lượng đường trong máu bỗng giảm đột ngột.
1.2. Triệu chứng có thể gặp khi bị tụt đường huyết
Những triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết có thể kể đến như: đau nhức đầu, chóng mặt và run rẩy, khó chịu,… Ngoài ra, mọi người không nên chủ quan nếu thấy xuất hiện triệu chứng nhìn xung quanh mờ mịt, nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, da trở nên tím tái,…
Hiện tượng tụt đường huyết là gì và bệnh nhân thường gặp triệu chứng nào?
Khi lượng đường trong máu giảm sâu, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng lú lẫn, dần mất đi ý thức. Thậm chí, có trường hợp còn bị ngất hoặc lên cơn co giật rất nguy hiểm.
Chi tiết thông tin cho Hiện tượng tụt đường huyết là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?…
Triệu chứng của hạ đường huyết
Nếu lượng đường trong máu trở nên quá thấp sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Nhịp tim không đều, tim đập nhanh
- Mệt mỏi
- Da nhợt nhạt
- Run rẩy chân tay
- Lo lắng, bồn chồn
- Đổ mồ hôi
- Cáu gắt
- Đau nhói hoặc tê môi, lưỡi
Hạ đường huyết ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng:
- Nhầm lẫn hành vi
- Rối loạn thị giác
- Co giật
- Mất ý thức
Nguyên nhân hạ đường huyết
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hạ đường huyết; phổ biến nhất là tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường.
Điều hòa đường huyết
Khi ăn, cơ thể phân hủy carbohydrate từ thực phẩm – chẳng hạn như người bệnh mì, gạo, mì ống, rau, trái cây và các sản phẩm sữa – thành các phân tử đường khác nhau, bao gồm glucose.
Glucose, nguồn năng lượng chính cho cơ thể đi vào các tế bào của hầu hết các mô với sự trợ giúp của insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra. Insulin cho phép glucose đi vào các tế bào và cung cấp nhiên liệu mà tế bào cần. Glucose bổ sung được lưu trữ trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen.
Nếu người bệnh không ăn trong vài giờ và lượng đường trong máu giảm, một loại hormone khác từ tuyến tụy báo hiệu gan sẽ phá vỡ glycogen được lưu trữ và giải phóng glucose vào máu. Điều này giữ cho lượng đường trong máu ở một phạm vi bình thường cho đến khi người bệnh ăn lại.
Cơ thể người bệnh cũng có khả năng tạo glucose. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan, thận.
Bệnh tiểu đường
Nếu bị tiểu đường, người bệnh có thể không tạo đủ insulin (bệnh tiểu đường loại 1) hoặc người bệnh có thể ít đáp ứng với nó (bệnh tiểu đường loại 2). Do đó, glucose có xu hướng tích tụ trong máu và có thể đạt đến mức cao vô cùng nguy hiểm. Để khắc phục vấn đề này, người bệnh có thể dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu.
Nhưng quá nhiều insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác có thể khiến lượng đường trong máu của người bệnh xuống quá thấp, gây hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu người bệnh ăn ít hơn bình thường sau khi dùng thuốc trị tiểu đường, hoặc nếu người bệnh tập thể dục nhiều hơn bình thường.
Nguyên nhân hạ đường huyết đối với người không có bệnh tiểu đường
Hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn nhiều. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Thuốc: Vô tình uống thuốc trị tiểu đường đường là nguyên nhân có thể gây hạ đường huyết. Các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở trẻ em hoặc ở những người bị suy thận ví dụ như quinine (Qualaquin), được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét.
- Uống rượu quá mức: Uống nhiều mà không ăn có thể ngăn chặn gan giải phóng glucose được lưu trữ vào máu, gây hạ đường huyết.
- Một số bệnh hiểm nghèo: Các bệnh gan như viêm gan hoặc xơ gan có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận khiến việc bài tiết thuốc không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến mức glucose do sự tích tụ của các loại thuốc đó.
- Sản xuất insulin quá mức: Một khối u hiếm của tuyến tụy (insulinoma) có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Các khối u khác cũng có thể dẫn đến việc sản xuất quá nhiều các chất giống như insulin. Sự mở rộng các tế bào của tuyến tụy sản xuất insulin có thể dẫn đến giải phóng insulin quá mức, gây hạ đường huyết.
- Thiếu hụt nội tiết tố: Một số rối loạn tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt các hormone chính điều chỉnh việc sản xuất glucose. Trẻ em có thể bị hạ đường huyết nếu có quá ít hormone tăng trưởng.
.