Đường Huyết Bao Nhiêu Là Bình Thường – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Đường Huyết Bao Nhiêu Là Bình Thường có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đường Huyết Bao Nhiêu Là Bình Thường trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Chỉ số đường huyết thay đổi như thế nào trong 1 ngày?
Đường trong máu, hay còn gọi là glucose máu là nguồn năng lượng chính cung cấp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động, đặc biệt là nhóm hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Tuy nhiên, đường huyết cần duy trì ở mức an toàn để không gây hại ngược lại cho các cơ quan này.
Chỉ số đường huyết thay đổi khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Thực tế, giá trị đường huyết dao động trong một khoảng nhất định theo các thời điểm khác nhau trong ngày. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và khó kiểm soát nhất là chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, cần đo đường huyết tại thời điểm xác định trong thời gian nhiều ngày để có kết quả đánh giá chính xác, từ đó bác sĩ cũng dễ dàng chẩn đoán và tư vấn điều trị bệnh hiệu quả.
Các chỉ số đường huyết được quy định về thời gian đo như sau:
-
Xét nghiệm đường huyết lúc đói.
-
Xét nghiệm đường huyết trước khi đi ngủ.
-
Xét nghiệm đường huyết sau khi ăn.
-
Xét nghiệm đường huyết Hemoglobin HbA1c, chỉ số này không liên quan đến bữa ăn nên có thể đo tại thời điểm bất kỳ.
-
Chỉ số đường huyết bất kỳ.
Chỉ số đường huyết chuẩn trong các xét nghiệm này cũng là khác nhau, vì thế người bệnh cần xác định đúng thời điểm xét nghiệm phù hợp và so sánh kết quả.
Thời điểm xét nghiệm khác nhau thì kết quả đường huyết cũng khác nhau
Chi tiết thông tin cho Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn – tư vấn chi tiết từ bác sĩ…
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Đường ( hay glucose máu ) là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các cơ quan đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ.
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu vv…
Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.
2. Lượng đường của người bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:
- Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
- Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
- Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
- HbA1C: < 5,7 %.
Cụ thể:
- Đường huyết lúc đói:
Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào, Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có lượng đường huyết lúc đói trong khoảng trên không có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.
- Đường huyết sau ăn:
Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
- Đường huyết lúc đi ngủ:
Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).
- Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c):
HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm đường huyết này vẫn có thể tiếp tục diễn ra và khiến cho người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.
Tuy nhiên nếu lượng đường huyết cao có thể do khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy bị giảm hoặc insulin có đủ trong cơ thể nhưng không có tác dụng ( đề kháng insulin). Để cung ứng đủ nhu cầu của cơ thể tuyến tụy phải làm việc ngày một nhiều hơn cho đến khi bị quá tải và hư hỏng. Bên cạnh đó, nó còn làm cho mạch máu bị xơ cứng hay còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do chỉ số đường huyết cao.
3. Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Để duy trì mức độ đường huyết ổn định lành mạnh cần có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết tốt. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để giúp đường huyết ổn định hơn:
- Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi: Các loại thực phẩm có chứa anthocyanins có trong các thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như: nho, dâu và quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như nho, dâu và quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn
- Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn.
- Uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin: Cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tuân thủ theo đơn thuốc, lộ trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ;
- Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định;
- Tập thể dục: Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.
- Uống sữa: Các sản phẩm từ sữa góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng insulin lên tới 20%.
Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Thị Duyên đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận – Nội tiết. Bác sĩ đã tham gia nhiều hội thảo trong, ngoài nước và hiện đang là bác sĩ Thận nội – Nội tiết Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng đặt hẹn trên website để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Chi tiết thông tin cho Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?…
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác.
Nếu không được điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ làm giảm chất lượng sống, gây ra các biến chứng trên thận, mắt, tim, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Đó chính là lý do giải thích vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm, ví dụ như dựa vào chỉ số Glucose trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đo chỉ số Glucose trong máu để xác định xem mình có mắc bệnh tiểu đường không.
2. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?
Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:
- 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
- Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
- 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.
Đo chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:
- Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
- Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.
Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường.
Tại Vinmec luôn cung cấp các chương trình sàng lọc bệnh tim mạch và tiểu đường – một trong những phương pháp giúp chúng ta tầm soát và phát hiện sớm bệnh tiểu đường, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Chi tiết thông tin cho Chỉ số Glucose trong máu ở mức bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?…
1. Tổng quát những nét chính về đường huyết
Đường hay glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính và quan trọng đến hệ thần kinh và não bộ. Chỉ số đường huyết glycemic index (được viết tắt là GI) phản ánh nồng độ glucose có trong máu khi nạp vào cơ thể các thực phẩm giàu bột đường. Trong máu luôn có lượng đường nhất định, nếu đường huyết gia tăng thường xuyên dễ dẫn tới bệnh tiểu đường cùng những biến chứng đến cơ quan quan trọng như thận, mạch máu,…
Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý nguy hiểm
2. Chỉ số đường huyết bình thường ở mức bao nhiêu?
Lượng đường huyết bình thường và được coi là an toàn đạt 70mg, mức đường huyết cao là từ 181 trở lên. Chỉ số sẽ thay đổi dần vào trước khi ăn, sau ăn và phụ thuộc vào những thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể, cụ thể như sau:
-
Mức đường huyết ổn định trước khi ăn: 90 – 130 mg/ dl;
-
Lượng đường huyết được đánh giá là bình thường sau khi ăn từ 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/ dl;
-
Đường huyết lúc đi ngủ ở mức ổn định sẽ dao động trong khoảng 110 – 150mg/ dl.
Phụ thuộc vào tình trạng, độ tuổi, bệnh lý gặp phải, mức độ biến chứng,… các chỉ số đường huyết bình thường sẽ khác nhau nhưng không quá chênh lệch. Ví dụ khi bạn xét nghiệm đường huyết, bạn có thể dễ dàng đọc được kết quả thăm khám như sau:
-
Nếu bạn xét nghiệm có mức độ đường huyết dưới 70mg/ dl (tương đương khoảng 3.9 mmol/ l) được đánh giá là hạ đường huyết;
-
Người có mức độ đường từ 70mg/ dl đến dưới 130mg/ dl (tương ứng với 4,0 – 7,2 mmol/ l) được đánh giá là có chỉ số đường huyết bình thường (khi đang đói);
-
Lượng đường huyết từ 130mg/ dl đến 180 mg/ dl được đánh là mức chấp nhận được (xét nghiệm lúc ăn no, thường là 2 tiếng sau bữa ăn);
-
Đối với có mức độ đường huyết trên 180mg/ dl là người có đường huyết cao có thể do khả năng tiết ra insulin của tuyến tụy bị hạn chế. Để đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cơ thể, tuyến tụy đã phải làm việc nhiều hơn dẫn đến bị quá tải. Ngoài ra, còn khiến cho mạch máu xơ cứng hay còn gọi là xơ vữa động mạch chủ.
Hầu như những chức năng của mỗi bộ phận trong cơ thể đều dễ bị ảnh hưởng, tổn thương nếu gặp đường huyết cao
3. Cách duy trì đường huyết bình thường
Đa phần những thói quen lành mạnh sẽ giúp cho lượng đường được duy trì bình thường và khá đơn giản để tiến hành. Những thay đổi mặc dù nhỏ trong việc ăn uống, tập thể dục đều đặn, đảm bảo giấc ngủ đúng mục tiêu, đúng hướng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết bình thường trong cơ thể.
3.1. Hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn
Chế độ ăn uống khoa học là quản lý tốt về lượng đường trong máu và ngăn chặn nguy cơ bệnh tiểu đường. Bạn không cần tránh các chất carbohydrate mà bạn nên cân bằng với nhóm chất protein, chất béo tốt, chất xơ. Một chế độ ăn kiêng có thể giúp cho ngăn chặn được insulin giải phóng quá mức để lượng đường huyết ổn định.
-
Những thực phẩm giàu protein giúp đường huyết bình thường gồm: cá hồi, thịt bò hoặc thịt cừu, trứng, sữa chua, pho mát,…
-
Một số chất béo tốt gồm có: dầu oliu, dầu dừa nguyên chất, quả bơ. Trong đó, dầu dừa và bơ giúp đốt cháy chất béo khá tốt để giúp cân bằng lượng đường trong máu và gia tăng hương vị cho mỗi bữa ăn;
-
Chất xơ có trong các thực phẩm như: rau xanh tươi, trái cây (trừ nước ép), đậu Hà Lan, ngũ cốc nguyên hạt.
Đặc biệt thực phẩm có nhiều chất xơ phải kể đến atiso, hạt bí ngô, táo, khoai lang, hạt lanh, hạt chia,…
3.2. Chọn chất ngọt tự nhiên
Nhắc đến sản phẩm ngũ cốc tốt cho sức khỏe, nhất là giúp lượng đường huyết bình thường thì bạn nên dùng loại bột được làm từ 100% ngũ cốc nguyên hạt. Hoặc bạn có thể sử dụng bột dừa hoặc bột hạnh nhân tạo được hương vị ngọt tự nhiên đậm đà.
Với đồ uống, bạn nên lựa chọn và gắn bó với nước, trà đen, trà thảo dược. Hãy tránh những đồ uống như nước ngọt, nước trái cây, soda. Ngoài ra, bia và rượu cũng không tốt cho việc duy trì ổn định đường huyết và bạn cần tránh xa.
3.3. Tăng cường tập thể dục đều đặn
Theo như Hiệp hội Tiểu đường Quốc gia, tập thể dục là phương pháp cân bằng lượng đường huyết bình thường theo nhiều cách khác nhau. Tập thể dục, thể thao tạo điều kiện cho cơ bắp hấp thụ được nhiều glucose để tái tạo năng lượng và mô, giảm được lượng đường trong máu.
Bạn nên thực hiện trong khoảng từ 30 đến 60 phút các ngày trong tuần với các hình thức như là chạy bộ, đạp xe, tập tạ,… có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng, cân bằng hormone trong cơ thể.
3.4. Chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Nghỉ ngơi là một cách giúp bản thân được thư giãn, cân bằng sức khỏe, duy trì được lối sống lành mạnh giúp mức độ đường huyết bình thường. Theo như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, đã có khoảng 35% số người cho biết họ thường ngủ ít hơn 8 tiếng trong một ngày. Bởi vậy dễ mắc phải các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu đường.
Có thể bạn chưa biết, thiếu ngủ dễ dẫn tới tăng hormone và thèm ăn khiến cho bạn đói. Điều này khiến bạn bỏ những đồ ăn tốt cho sức khỏe và cơ thể nạp vào một lượng caffeine khó kiểm soát được lượng đường huyết.
Do vậy, bạn nên đặt mục tiêu cho mình cần ngủ tối đa là 8 tiếng/ ngày để đáp ứng đúng đồng hồ sinh học tự nhiên, giảm thiểu tình trạng mắc bệnh tiểu đường nếu giấc ngủ bị xáo trộn. Đồng thời, ngủ đúng và đủ giấc còn giúp bạn cân bằng hormone, giảm lo âu, có đủ sức khỏe và năng lượng cho việc tập thể dục mỗi ngày.
Để giữ cho đường huyết bình thường không quá khó
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn xây dựng được lối sống khoa học, từ đó nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, để biết được chỉ số đường huyết của mình có bình thường hay không, bạn có thể đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra đường huyết tận nơi của MEDLATEC, hoặc đến trực tiếp Bệnh viện làm xét nghiệm. Tổng đài tư vấn dịch vụ và đặt lịch xét nghiệm tại MEDLATEC: 1900 56 56 56.
Chi tiết thông tin cho Chỉ số đường huyết bình thường ở mức bao nhiêu?…
Mức đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Mức đường huyết thế nào là bình thường sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm đo và phương pháp đo lường. Cụ thể:
Đường huyết lúc đói
Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào trong 8 tiếng trước đó. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 100 mg/dL (5.6 mmol/L) là bình thường.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có đường huyết lúc đói trong khoảng trên không phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.
Đường huyết sau ăn
Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 140mg/dL (7.8 mmol/L), được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT)
Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. OGTT dưới 140mg/dL (7.8 mmol/L) là bình thường.
Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)
HbA1c dưới 42 mmol/mol (5.7%) là bình thường. HbA1C được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh đái tháo đường type 2.
Nếu kết quả đường huyết của bạn đang cao hơn mức bình thường, hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn giải pháp giảm đường huyết an toàn.
Đường huyết bình thường trong thai kỳ
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người. Vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.
Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:
– Đường huyết lúc đói: dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
– Đường huyết một giờ sau ăn: dưới 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
– Đường huyết hai giờ sau ăn: dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức:
– Đường huyết lúc đói: dưới 95 mg/dL (5.3 mmol/L)
– Đường huyết một giờ sau ăn: dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L)
– Đường huyết hai giờ sau ăn: dưới 120 mg/dL (6.7mmol/L)
Duy trì đường huyết bình thường trong thai kỳ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh
Chi tiết thông tin cho Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?…
5 sai lầm khi đo đường huyết tại nhà
Đái tháo đường là bệnh mạn tính; việc kiểm soát tốt đường huyết ngay từ đầu sẽ giúp phòng ngừa biến chứng về sau. Do đó việc đo đường huyết thường xuyên sẽ giúp theo dõi chặt chẽ đường huyết, góp phần giúp thiết lập chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ điều trị thích hợp, từ đó góp phần quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Dưới đây là những sai lầm khi đo đường huyết tại nhà nhưng vẫn không phát hiện ra, nhất là người vừa mắc bệnh tiểu đường.
1. Không rửa tay khi đo đường huyết
Không rửa tay thường xuyên sẽ đối diện nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mắc bệnh truyền nhiễm mà còn nguy hiểm khi đo đường huyết. Nếu để tay bẩn để đo đường huyết thì kết quả kiểm tra không chính xác, thậm chí bị thay đổi do sai số. Do đó, trước khi đo đường huyết, người bệnh rửa sạch tay bằng xà phòng và lau tay thật khô bằng khăn sạch. Sau đó, người bệnh sát khuẩn vị trí đầu ngón tay bằng cồn, để khô tự nhiên trước khi đo đường huyết.
2. Sử dụng que thử không đúng
Mỗi que thử chỉ sử dụng 1 lần khi đo đường huyết và không tái sử dụng que thử đó cho những lần đo sau.
Lưu ý hạn sử dụng của que thử, bảo quản que thử tránh ẩm mốc, trong môi trường không quá 30 độ C. Đảm bảo que thử không dính bụi bẩn, máu khô và các chất khác. Hộp đựng que thử phải được đóng nắp kín sau khi lấy que thử ra.
Người bệnh càng tuyệt đối không dùng que hay máy của người khác để tránh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường máu. Hãy chú ý cách sử dụng que thử đường huyết trên giấy hướng dẫn. Kết quả không chính xác còn do người bệnh sử dụng que thử bị hư do bảo quản trong môi trường không phù hợp, que thử bị rách, bị dơ hoặc đặt que vào máy không đúng vị trí.
3. Cho máu vào que thử không đủ
Khi đo đường huyết, người bệnh cần ngồi hoặc nằm thoải mái và thả lỏng cơ thể, xoa bóp để máu lưu thông tốt. Khi bắt đầu đo đường huyết tại nhà, người bệnh vuốt nhẹ từ gốc đến đầu ngón tay . Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Khi vuốt và nặn nhẹ sao cho lấy đủ lượng máu xét nghiệm. Thế nhưng, một số người bệnh thường không cho đủ lượng máu cần xét nghiệm vào que thử, dẫn đến kết quả đo đường huyết không chính xác; thậm chí có người còn để da chạm vào vùng thấm máu sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
4. Theo dõi đường huyết sau ăn
Sau khi ăn 1 – 2 giờ thì chỉ số đường huyết trong cơ thể sẽ đạt mức tối đa. Vì vậy, để đánh giá đường huyết sau ăn, người bệnh cần lấy máu ngón tay sau khi kết thúc bữa ăn 1 – 2 giờ chứ không phải là ngay sau bữa ăn. Nếu như chỉ số đường huyết sau ăn đo được vẫn dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L), chứng tỏ bạn hoàn khỏe mạnh.
5. Theo dõi đường huyết lúc đói
Để đánh giá chính xác đường huyết lúc đói, người bệnh cần đo vào buổi sáng, lúc bụng đói và nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Bạn cần đảm bảo chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả nước trái cây, sữa…
Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Để duy trì mức độ đường huyết ổn định lành mạnh cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi; tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết tốt; uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin theo lời bác sĩ.
Cập nhật lần cuối: 15:39 14/11/2022
.