Thảo dược

Đau Quặn Bụng Dưới Rốn – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Đau Quặn Bụng Dưới Rốn có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đau Quặn Bụng Dưới Rốn trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Video: Đau bụng dưới từng cơn – vì sao?

Bạn đang xem video Đau bụng dưới từng cơn – vì sao? được cập nhật từ kênh Bệnh viện ĐKQT Vinmec từ ngày 2022-09-16 với mô tả như dưới đây.

#vinmec #daubung #daubungduoi #tieuhoa #songkhoe #kienthucsuckhoe

Có trường hợp nguyên nhân gây đau bụng dưới vô hại, nhưng cũng có trường hợp lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề:

1. Do bệnh viêm túi thừa: Chính là khi túi thừa trong cơ thể bạn bị nhiễm trùng và phồng nhô ra từ ruột già hoặc ruột kết, lúc này bạn sẽ bị đau nhói từng cơn ở vùng bụng dưới, có thể kèm theo buồn nôn, ói mửa, sốt, ớn lạnh, có máu trong phân hoặc táo bón.

Có thể bạn quan tâm:  Thảo Dược Khang Giá Bao Nhiêu - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

2. Đau bụng dưới do viêm ruột thừa: BViêm ruột thừa sẽ gây đau bụng dưới bên phải dữ dội, kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy, chán ăn và sốt nhẹ. Trường hợp này thì cần phải cấp cứu cắt ruột thừa kịp thời để ngăn nhiễm trùng lây lan trong ổ bụng. Càng để lâu thì nguy cơ tử vong do viêm ruột thừa sẽ càng cao nhé.

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gây đau bụng dưới từng cơn, đặc biệt là ở chị em phụ nữ do niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn, lại gần hậu môn hơn, nên vi sinh vật dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng.

4.Viêm bàng quang: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhói bụng dưới, kèm theo các biểu hiện như đi tiểu nhiều, tiểu đau buốt, nước tiểu có màu đục và đôi khi có máu hoặc mủ.
5. Con gái có thể bị đau bụng dưới từng cơn do hành kinh.

6. Bệnh sỏi tiết niệu cũng có thể gây đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng bụng dưới. Cơn đau có thể lan ra sau lưng và khiến bạn có thêm các biểu hiện khác như tiểu buốt và tiểu rắt.

7. Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện là đau thành từng cơn, kèm theo chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.

Khi đau bụng dưới từng cơn mà nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý thì hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời!

Đăng ký Tư vấn sức khỏe từ xa tại
http://vinmec.com/?telehealth
“Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại : https://www.youtube.com/channel/UCuqt
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://www.vinmec.com/vi/danh-sach/c/
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Một số thông tin dưới đây về Đau Quặn Bụng Dưới Rốn:

1. Đau bụng quặn từng cơn quanh rốn liên quan tới bệnh lý nào?

Đau bụng quặn từng cơn là thuật ngữ dùng để gọi chung cho cảm giác đau nổi bật và đứt quãng ở vị trí ổ bụng, nơi tập trung tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Xung quanh rốn là nơi gặp gỡ, giao nhau của khá nhiều cơ quan, chính vì thế khi khu vực này bị những cơn đau quặn hành hạ thì cần phải cảnh giác.

Khi gặp phải những cơn đau bụng quặn, nhiều người bệnh nghĩ mình bị đau dạ dày nhưng thực tế thì chưa chắc bởi những tình trạng đau bụng quặn từng cơn có thể bị gây ra bởi nhiều loại bệnh khác, cụ thể:

  • Bệnh về gan: Gan là cơ quan phải thực hiện nhiều chức năng cùng lúc nên khi chúng bị sỏi đường mật, viêm nhiễm hoặc người bệnh bị viêm gan, ung thư gan thì sẽ có triệu chứng đau bụng quặn từng cơn ở vùng trên rốn kèm theo có thể có hiện tượng vàng da.
  • Các bệnh lý dạ dày: Đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… cũng có khả năng gây ra các cơn đau bụng theo cơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi ruột non của người bệnh gặp vấn đề thì vùng xung quanh rốn sẽ có biểu hiện đau bụng quặn từng cơn, đây là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác đau hơn khi ấn vào bụng, kèm theo đau bụng quặn từng cơn là biểu hiện tiêu chảy, nôn ói…
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, nếu là do nguyên nhân này thì vùng xung quanh rốn sẽ xuất hiện những cơn đau bụng quặn lên từng cơn rất khó chịu, kèm theo là cảm giác đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, chất lượng phân kém thì khả năng bị bệnh này của bạn lúc này là khá cao.
  • Các bệnh phụ khoa: Chị em phụ nữ nếu gặp phải tình trạng đau bụng quặn từng cơn thì rất có khả năng là do các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau bụng do giun.
  • Đau bụng do nhiễm trùng hậu môn.

Chi tiết thông tin cho Cảnh giác với đau bụng quặn từng cơn quanh rốn…

1. Nguyên nhân do ruột già (đại tràng)

  • Viêm túi thừa: Bạn đang mắc viêm túi trong thành ruột nếu có cơn đau dữ dội kèm theo co thắt phía bên trái dạ dày, phân có máu, sốt;
  • Viêm ruột thừa: Khi ruột thừa bị viêm, người bệnh sẽ cảm đau âm ỉ rồi nặng dần từ phần bụng trên xuống dưới, kèm theo triệu chứng chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt, đau khi tiểu tiện.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Ngoài đau bụng, người bị hội chứng IBS còn kèm theo các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, ợ chua, co thắt dạ dày, nhu động ruột từng cơn.
  • Bệnh viêm ruột (IBD): Viêm ruột có thể gây ra bệnh Crohn và loét kết tràng. Đây có thể là nguyên nhân của cơn đau bụng dưới nếu kèm theo đầy hơi, phân có máu, sụt cân.
  • Thoát vị bẹn: Thoát vị bẹn là hiện tượng các cơ quan nhô ra khỏi vùng cơ và mỡ xung quanh. Nếu cơn đau vùng bụng dưới kèm theo dấu hiệu sưng rõ rệt, khi di chuyển, cảm giác nặng nề ở bụng, ợ nóng.

Người bị hội chứng IBS còn kèm theo các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng

2. Nguyên nhân do tiết niệu

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo rồi vào bàng quang. Một người có thể bị UTI nếu ngoài đau vùng bụng dưới còn kèm theo các triệu chứng khác như nước tiểu đục hoặc sẫm màu, đau hoặc rát khi đi tiểu, tiểu liên tục, đau bụng.
  • Bí tiểu cấp: Là tình trạng bàng quang không thải bỏ được nước tiểu, ngoài cảm giác đau còn có các triệu chứng khác đi cùng như không đi tiểu được, rò rỉ nước tiểu nhưng không thể tiểu tiện.
  • Sỏi bàng quang: Nếu đau bụng dưới kèm theo các biểu hiện tiểu có máu, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc dòng nước không đều, nước tiểu đục hoặc sẫm màu thì có thể bạn đang bị sỏi bàng quang.
  • Ung thư bàng quang: Ung thư bàng quang xảy ra khi tồn tại các tế bào bất thường phát triển trong bàng quang. Ngoài đau vùng bụng dưới, các triệu chứng khác bao gồm nước tiểu màu hồng, cam hoặc đỏ sẫm, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, không thể đi tiểu, bàn chân sưng, đau nhức.

Chi tiết thông tin cho Hay đau bụng dưới rốn: Đừng chủ quan…

Những cơn đau bụng bất thường, cần cảnh giác

1. Đau bụng dưới rốn không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe

Đau bụng dưới là tình trạng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày và hầu hết chúng là hiện tượng sinh lý không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên nó có thể gây ra những bất tiện và khó chịu kéo dài với phái nữ.

Đau bụng dưới trong thời kỳ rụng trứng

Trong thời gian rụng trứng, thường là ở giữa hai kỳ kinh sẽ có những cơn đau bụng dưới rốn xuất hiện. Nguyên nhân là do buồng trứng vào thời điểm này sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành cùng với máu và một số chất dịch khác. Việc này khiến cho phúc mạc bụng bị kích thích tạo thành những cơn đau tại bụng dưới.

Đau bụng dưới trong thời kỳ rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại

Trường hợp này hoàn toàn bình thường và không hề có hại, thường sẽ biến mất sau vài giờ nghỉ ngơi.

Đau bụng dưới rốn khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Vào thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy lớp nội mạc tử cung ra ngoài, hiện tượng này xảy ra khi trứng không gặp được tinh trùng và thụ tinh. Theo đó, những chất thải từ trong cơ thể sẽ được đẩy ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây là cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể phụ nữ để đảm bảo sức khỏe của bạn. 

Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do lối sống không lành mạnh hoặc căng thẳng stress kéo dài. Người bị rối loạn tiêu hóa sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón,…

Nếu rối loạn tiêu hóa dẫn tới táo bón nặng thì bạn còn phải chịu những cơn đau thắt tại vùng bụng dưới do phân bị mắc lại và gây áp lực lên trực tràng.

Đau bụng do hội chứng tiền kinh nguyệt

Vào thời điểm từ 1 – 2 ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu thì chị em sẽ cảm thấy những biểu hiện của tiền kinh nguyệt như:

  • Thèm ăn hoặc chán ăn thất thường.

  • Buồn nôn.

  • Đau lưng hoặc đau bụng dưới rốn.

  • Tức ngực.

  • Nổi mụn.

  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi.

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây khó chịu cho phái nữ

Những biểu hiện trên hoàn toàn bình thường, xuất hiện do thay đổi nội tiết tố, kèm theo việc lối sống không lành mạnh như ít tập thể dục, chế độ ăn thiếu hụt vitamin,…

Chi tiết thông tin cho Đau bụng dưới rốn và những dấu hiệu không được chủ quan…

Đau quặn bụng dưới là gì?

Vùng bụng dưới chứa nhiều cơ quan như đại tràng, ruột già, thận, buồng trứng… Do vậy, đau quặn bụng dưới gây cảm giác khó chịu ở dưới rốn bên trái hoặc bên phải thường liên quan đến các vấn đề về đường tiêu hóa, đường tiết niệu và bộ phận sinh dục.

Triệu chứng này có thể đi kèm với những biểu hiện khác tùy thuộc vào bệnh lý, bao gồm:

  • Chướng bụng, căng tức, đầy hơi.
  • Phân có máu.
  • Táo bón, tiêu chảy.
  • Khó tiêu, buồn nôn, nôn.
  • Nhức mỏi cơ thể…

Đau bụng dưới có thể do một số nguyên nhân phổ biến mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:

  • Khó tiêu: Mức độ đau từ âm ỉ đến quặn thắt ở bụng dưới bên phải hoặc trái kèm theo ợ chua, đầy hơi.
  • Quá nhiều khí trong đường ruột: Khi tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, thức ăn cay nóng… mà không được tiêu hóa đúng cách làm khí tích tụ trong ruột gây khó chịu, đau bụng dưới.
  • Đau bụng kinh: Phụ nữ thường gặp tình trạng này trước và trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường âm ỉ nhưng có lúc lại bị đau quặn bụng dưới.

Bị đau quặn thắt bụng dưới là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân thường gặp ở trên, vì liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể mà đau quặn bụng dưới bên trái hay phải có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau trong và ngoài ống tiêu hóa.

Nguyên nhân từ đường tiêu hóa

Không dung nạp thực phẩm lactose

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không tiêu hóa được lactose do thiếu hụt enzyme lactase giúp phân hủy đường. Chất này thường có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa như pho mát, kem… Sau khi tiêu thụ, thức ăn không được biến đổi, bị tiếp xúc với vi khuẩn ở ruột kết sinh nhiều khí gây đau quặn bụng dưới bên trái và cả bên phải.

Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp như:

  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Tiêu chảy ngay sau bữa ăn.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Dạ dày kêu óc ách.

Ngoài ra, một số chất khác mà cơ thể cũng khó dung nạp như gluten từ lúa mì và ngũ cốc, fructose từ sữa ngô…

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng, bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 15-30 và ít phổ biến hơn từ 50-70 tuổi. Nếu viêm đại tràng lên, người bệnh sẽ bị đau bụng dưới bên phải. Còn viêm trực tràng, đại tràng xích ma thường xuất hiện đau bụng dưới bên trái. Đặc điểm cơn đau không đồng đều có thể quặn thắt gây đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng như:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đại tiện bất thường (3-5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn), xen kẽ táo bón. Phân đầu rắn, đuôi nát hoặc tiêu chảy tùy thuộc tình trạng bệnh.
  • Chướng bụng, khó tiêu, sôi bụng.
  • Suy nhược, mệt mỏi, hay cáu gắt.

Đọc thêm: Viêm đại tràng điều trị thế nào?

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa ở Việt Nam, thường bắt đầu trước tuổi 35. Bệnh có các triệu chứng tương tự như viêm đại tràng nhưng khác là không gây tổn thương niêm mạc ruột. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Các tác động tiêu cực mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Đau bụng dữ dội, quặn thắt. Đôi khi sờ thấy những cục rắn nổi lên tại vị trí đau.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy. Ăn xong là muốn đi ngoài. Đại tiện xong vẫn muốn đi tiếp. Tuy nhiên phân không bao giờ dính máu.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Mệt mỏi, lo lắng, suy nhược.

☛ Tìm hiểu thêm: Thực đơn 7 ngày cho người bị Hội chứng ruột kích thích

Viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm tiến triển nhanh chóng ở một phần nhỏ ruột già. Bộ phận này nằm ở bụng dưới bên phải với chức năng chưa được biết chính xác. Ruột thừa chứa đầy vi khuẩn phát triển, chúng tác động khiến ruột thừa bị viêm, sưng lên và chứa đầy mủ dẫn đến cơn đau quặn bụng dưới bên phải, tăng lên khi có áp lực đè lên vùng bụng.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh gồm có:

  • Căng tức bụng, đầy hơi.
  • Ớn lạnh.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon.
  • Đau bàng quang, đi tiêu nhiều lần.

Nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa

Ngoài những nguyên nhân thuộc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng dưới kể trên còn do bệnh lý khác liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục. Cụ thể như sau:

Sỏi thận

Khoáng chất và muối tích tụ trong thận tạo thành các khối cứng, được gọi là sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể chạy dọc theo hệ thống tiết niệu nằm đối xứng hai bên thành bụng mà không gây ảnh hưởng, nhưng những viên sỏi lớn sẽ bị mắc kẹt tại đường này. Điều này dẫn đến những cơn đau quặn bụng dưới bên trái hoặc bên phải, thậm chí cả hai bên.

Các triệu chứng khác mà người bị sỏi thận thường gặp bao gồm:

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Đau khi đi tiểu, luôn muốn đi vệ sinh.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Có sự khác nhau đáng kể về mặt giải phẫu giữa cơ quan sinh dục ở nam và nữ. Vì vậy mà xuất hiện những nguyên nhân khác biệt gây ra cơn đau quặn bụng dưới ở 2 giới.

U nang buồng trứng

U nang là những túi phát triển trên buồng trứng, chúng gây đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt bụng dưới. Một số biểu hiện khác người mắc u nang buồng trứng có thể gặp như:

  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đi tiểu dai dẳng.
  • Khó đi tiểu.
  • Đầy hơi, kinh nguyệt bất thường.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm ở đường sinh dục (buồng trứng, vòi trứng…). Bệnh này khiến bạn bị đau quặn bụng dưới bên trái hoặc phải kèm sốt cao, tiết dịch âm đạo…

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh ở bên ngoài dạ con như trong các ống dẫn trứng. Sự bất thường này gây ra gây đau quặn bụng dưới từng cơn ở vị trí mang thai. Ngoài ra, người mẹ còn gặp những biểu hiện khác ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm:

  • Trễ kinh.
  • Chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch màu nâu.
  • Đau khi đi tiểu hoặc đại tiện.
  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy.

Xoắn tinh hoàn

Ở nam giới có thể gặp tình trạng xoắn tinh hoàn. Các dây thừng tinh bám vào tinh hoàn bị xoắn và hạn chế lượng máu đến cơ quan này. Vì vậy gây đau quặn bụng dưới kèm theo những tác động khác như:

  • Đau khi đi tiểu.
  • Sưng ở bìu.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Chi tiết thông tin cho Bị đau quặn bụng dưới là bệnh gì? Cách chữa trị?…

4. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đau quặn bụng dưới từng cơn có thể liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Đây là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, được phân loại dựa theo sự bất thường của nhu động ruột:

  • IBS kèm theo táo bón (IBS-C): Người bệnh sẽ bị đau bụng dưới từng cơn, kèm theo khó đi tiêu do phân bị cứng và vón cục.
  • IBS kèm theo tiêu chảy (IBS-D): Người bệnh sẽ bị đau bụng dưới dữ dội và đi tiêu phân lỏng, có nước.
  • IBS với thói quen đại tiện hỗn hợp (IBS-M): Bên cạnh đau bụng dưới, tình trạng này khiến người bệnh bị tiêu chảy và táo bón luân phiên.

Hội chứng ruột kích thích khiến cơ ruột kết có xu hướng co lại nhiều hơn, gây ra chuột rút và đau đớn cho người bệnh. Khi đó, những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp điều trị thuyên giảm hội chứng này, cụ thể như sau:

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống hoặc thử ăn theo thực đơn có chế độ FODMAP thấp
  • Tăng cường các thực phẩm có chứa nhiều probiotics, những “vi khuẩn tốt” này có thể giúp cải thiện các triệu chứng.
  • Uống nhiều nước lọc và hạn chế các thức uống có tính chất kích thích đường ruột như trà hay cà phê
  • Tập thể dục thường xuyên hoặc tập luyện các kỹ thuật giúp thư giãn
  • Chia nhỏ các bữa ăn để dễ tiêu hóa hơn.

5. Đau bụng dưới từng cơn do hành kinh

Đau bụng dưới âm ỉ từng cơn là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ trong những ngày hành kinh. Trước kỳ kinh, nồng độ hormon prostaglandin sẽ tăng dần, đây là hormone kích hoạt các cơn co thắt trong tử cung để đẩy lớp niêm mạc đã bị bong ra thoát ra ngoài. Những cơn co thắt này là nguyên nhân chính gây đau bụng.

Tuy nhiên, các chị em phụ nữ nên lưu ý là nếu cường độ các cơn đau tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến bác sĩ kiểm tra, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Xảy ra trong khoảng 1 hoặc 2 tuần trước khi kinh nguyệt xuất hiện do cơ thể thay đổi nội tiết tố.
  • Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi những tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu.
  • U xơ trong tử cung: U xơ là những khối u không phải ung thư, có thể gây áp lực lên tử cung hoặc gây ra kinh nguyệt bất thường.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Một bệnh nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra. Bệnh lý này có thể gây viêm và đau cơ quan sinh sản.
  • Hẹp cổ tử cung: Đây là một tình trạng hiếm gặp, trong đó cổ tử cung quá nhỏ hoặc hẹp khiến kinh nguyệt lưu thông chậm lại, gia tăng áp lực bên trong tử cung và gây đau bụng phía bụng dưới.

Trường hợp đau bụng dưới từng cơn do kinh nguyệt gây ra, một số biện pháp sau đây sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau như:

  • Sử dụng một miếng đệm nóng lên vùng xương chậu hoặc lưng
  • Tắm nước ấm và kết hợp với massage nhẹ vùng bụng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn các bữa ăn nhẹ, bổ dưỡng
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn hoặc yoga
  • Dùng thuốc chống viêm như ibuprofen vài ngày trước khi có kinh
  • Uống vitamin và các chất bổ sung như: vitamin B6, vitamin B1, vitamin E, axit béo omega-3.

6. Nguyên nhân đau bụng dưới do táo bón

Đây là một bệnh lý khiến người bệnh đi tiêu ít hơn bình thường. Nguyên nhân do cơ thể hấp thu nhiều nước hơn mức bình thường từ chất thải, thông qua đại tràng, làm khô phân, khiến phân trở nên cứng và khó tống xuất ra khỏi cơ thể. Bất kỳ ai cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón, nhưng một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn gồm:

  • Những người lớn tuổi thường ít vận động hơn, trao đổi chất chậm hơn và sức co bóp cơ dọc đường tiêu hóa kém hơn so với người trẻ.
  • Phụ nữ, nhất là những ai đang mang thai hoặc vừa sinh em bé. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố hoặc em bé trong bụng chèn ép ruột và làm chậm quá trình di chuyển của phân.
  • Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ giúp cho thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa.
  • Đang dùng một số loại thuốc.
  • Mắc một số bệnh về thần kinh (bệnh não và tủy sống) hoặc rối loạn tiêu hóa.

Mặc dù, biểu hiện đau bụng dưới từng cơn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn không cần quá lo lắng vì hầu như các bệnh lý này đều có thể phòng ngừa bằng lối sống khỏe mạnh và vận động thể thao hợp lý. Hello Bacsi hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các nguyên nhân gây đau bụng dưới từng cơn.

Chi tiết thông tin cho Đau bụng dưới từng cơn: 6 Nguyên nhân phổ biến cần chú ý…

Đau bụng dưới một bên ở phụ nữ

Đau bụng dưới một bên ở nữ có thể do các tình trạng sau gây ra:

1. Cơn đau âm ỉ bụng dưới do rụng trứng

Khi buồng trứng phóng thích trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng 2 tuần trước kỳ kinh, bạn có thể bị đau bụng dưới âm ỉ trong vài ngày. Tùy vào buồng trứng nào rụng trứng mà bạn sẽ bị đau bụng ở bên phải hoặc bên trái.

Cơn đau do rụng trứng thường diễn ra trong thời gian ngắn và không gây hại đến sức khỏe.

2. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng hiếm khi gây đau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các u nang thực thể có thể phát triển lớn, gây xoắn và vỡ nang làm đau bụng dữ dội.

Một số dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng kèm theo đau bụng dưới ở phụ nữ bao gồm cảm giác căng tức bụng dưới, đầy hơi, gặp khó khăn khi đại tiểu tiện, xuất huyết âm đạo bất thường và đau khi quan hệ tình dục.

Tì m hiểu thêm U nang buồng trứng xoắn: Biến chứng không thể ngó lơ!

3. Mang thai ngoài tử cung gây đau bụng dưới một bên ở phụ nữ

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh không đến tử cung “làm tổ” mà phát triển tại một vị trí khác bên ngoài buồng tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của phụ nữ.

Do đó, nếu bạn bị đau bụng dưới một bên, bị trễ kinh hoặc nghĩ rằng mình có thể mang thai, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

4. Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dưới ở phụ nữ

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy ở những nơi khác trong ổ bụng và vùng chậu. Các cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra thường tập trung ở một bên vì mô nội mạc tử cung thường xuất hiện ở buồng trứng và ống dẫn trứng.

5. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới một bên hay bị đau bụng dưới ở nữ. Cơn đau có thể lan sang các khu vực lân cận như lưng, cạnh sườn hoặc háng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị sốt, buồn nôn, nôn, tiểu buốt và tiểu ra máu.

6. Đau cơ bụng

Một nguyên nhân gây đau bụng dưới một bên thường bị bỏ qua là đau cơ bụng. Cơn đau có thể trầm trọng khi bạn di chuyển và tác động vào cơ. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần tránh vận động mạnh và nâng vật nặng một thời gian để cơn đau thuyên giảm. Bên cạnh đó, việc tắm nước ấm và sử dụng thuốc giảm đau cũng giúp bạn làm dịu cơn đau.

Chi tiết thông tin cho 14 nguyên nhân đau bụng dưới âm ỉ ở nữ theo vị trí cụ thể…

1. Đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không?

Bụng dưới có nhiều cơ quan quan trọng như: đại tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang, phần phụ đối với cả nam giới và nữ giới… Đau bụng dưới rốn có thể xuất phát từ những bất thường tại các cơ quan kể trên.

Tuy nhiên, có khi đau bụng dưới rốn chỉ là triệu chứng của các bệnh lý thường gặp hoặc xuất hiện thoáng qua vào thời điểm tiền kinh nguyệt ở nữ giới. Vì vậy, đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể thì mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác.

Đau bụng dưới rốn

Để đảm bảo an toàn, khi có biểu hiện bất thường ở vùng bụng dưới rốn, nên tới ngay cơ sở y tế để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

2. Top 4 nguyên nhân chung dẫn đến đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn là hiện tượng khá phổ biến mà hầu như cả nam và nữ ai cũng từng mắc phải. Dưới đây là những vấn đề về sức khỏe có thể gây ra hiện tượng bất thường này.

2.1. Viêm ruột thừa

Nếu cảm giác đau tập trung nhiều ở bụng dưới phía bên phải thì khả năng cao bạn bị viêm ruột thừa. Trước đó, các cơn đau chỉ âm ỉ xung quanh rốn. Tuy nhiên sau đó, ngoài đau bụng dưới, người bệnh còn có các triệu chứng như nôn, sốt, không muốn ăn, bụng sưng to…

Viêm ruột thừa nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng huyết và viêm phúc mạc toàn thể. Vì vậy, cần phải đến bệnh viện ngay nếu gặp các triệu chứng như trên.

2.2. Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây ra những cơn đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Triệu chứng xuất hiện mỗi khi ăn đồ tanh, lạnh, tâm lý căng thẳng.

Nhóm đối tượng đau bụng dưới rốn do nguyên nhân này thường rơi vào những người ở độ tuổi dưới 45. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được cho là có liên quan đến những rối loạn thần kinh ở ruột, hoạt động co bóp ở ống tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột…

Hiện tượng đau bụng dưới do hội chứng ruột kích thích có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị triệt để.

2.3. Sỏi thận, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang

Sỏi là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận và bàng quang, lâu ngày kết lại thành cục cứng. Chúng có kích thước như hạt cát, viên sỏi to, thậm chí to bằng nắm tay.

Khi sỏi di chuyển từ thận tới bàng quang hoặc xung quanh các bộ phận trên gây ra những cơn đau ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu. Lúc này nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc đỏ như máu. Kèm với đó là hiện tượng bí tiểu, tiết rắt, dòng tiểu bị tắc nghẽn.

Đau bụng dưới rốn do sỏi thận

Trường hợp ung thư bàng quang gây đau do sự xuất hiện của các tế bào bất thường bên trong bọng đái. Ngoài triệu chứng đau tức ở vùng dưới rốn, bệnh lý này còn gây nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, phù bàn chân. Nước tiểu cũng có màu sắc bất thường do có lẫn máu.

2.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi trùng, vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E-coli xâm nhập vào đường tiết niệu, tấn công niệu đạo và di chuyển sâu vào bàng quang, niệu quản. Bệnh lý này gây ra triệu chứng đau bụng, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh thường gặp, có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời thì vi trùng, vi khuẩn sẽ lây lan đến thận, gây tổn thương thận vĩnh viễn.

Chi tiết thông tin cho TOP 11 nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn – Cách điều trị & lưu ý từ bác sĩ…

Triệu chứng đau bụng dưới ở nữ cần chú ý

Vùng bụng dưới ở cả nam và nữ đều chứa những bộ phận đóng vai trò quan trọng cho hoạt động sống hàng ngày của cơ thể như ruột non, đường tiết niệu, ruột già và cơ quan sinh sản. Đối với nữ giới, khu vực này còn quan trọng hơn bao giờ hết và cũng là một vị trí nhạy cảm, nữ giới có thể phải đối mặt với nhiều chứng bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của mình.

Khi có cảm giác đau phần bụng từ dưới rốn trở xuống, có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn trong một thời gian, đây được xem là dấu hiệu nhận biết bất thường đầu tiên ở cơ thể. Dù sao, cơn đau bụng dưới thường có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào, dù rõ ràng hay không thì mọi người cần phải chú ý đến những triệu chứng đau bụng dưới ở nữ như là:

  • Vùng bụng dưới hay có cảm giác đau âm ỉ cả ngày không dứt, đôi khi là cơn đau chỉ có tác động nhẹ, nữ giới không chú ý sẽ vẫn hoạt động sống mỗi ngày.
  • Cảm giác đau quặn bụng đến mức phải gập người xuống mới cải thiện được tình trạng đau đớn dần dần, tuy nhiên, cơn đau vẫn bất chợt xuất hiện trở lại.
  • Cảm thấy buồn nôn, khó chịu, cơ thể bị mệt mỏi, có thể dẫn đến tình trạng đau bụng tới mức ngất xỉu.
  • Âm đạo ra dịch tiết bất thường, đôi khi có lẫn máu và kèm mùi hôi nồng.
  • Những dấu hiệu đau bụng sẽ xuất hiện trong vòng khoảng một thời gian dài, thường nếu như bạn nhận thấy cơn đau bụng của mình diễn ra từ 5 – 7 ngày trở lên thì cần đi kiểm tra để được chẩn đoán bệnh.

Tìm hiểu thêm:

Đau bụng dưới ra dịch màu nâu

Đau thượng vị nguyên nhân và cách chữa

Đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì? Top 12 nguyên nhân gây đau bụng dưới

Tình trạng đau bụng dưới ở nữ đôi khi chỉ là biến đổi nhỏ của cơ thể, tuy nhiên cũng không ít những bệnh tiềm ẩn nguy hiểm cho cơ thể gây ra ở vị trí này. Chính vì vậy, muốn biết được đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì hay nguyên nhân đau bụng ở dưới rốn ở nữ, mọi người có thể phân loại nguyên nhân gây đau bụng dưới đây nhằm nhận biết được có dấu hiệu bệnh nào đang tồn tại ở cơ thể của mình hay không:

Các vị trí đau bụng dưới ở phụ nữ

1. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng mà cơ quan tiêu hóa của cơ thể bị rối loạn trong một thời gian dài. Đây là chứng bệnh có thể xuất hiện khi mà cơ thể của nữ giới thay đổi đột ngột chế độ ăn uống hàng ngày quá ít hoặc quá nhiều hoặc khi cơ thể đang trải qua thời gian căng thẳng, mệt mỏi.

Khi bị mắc phải hội chứng ruột kích thích, nữ giới sẽ thường xuyên nhận thấy cơ thể của mình bị đau bụng, đầy hơi, xảy ra tiêu chảy hoặc táo bón, có chuột rút xảy ra nhiều hơn.

2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đau bụng dưới rốn ở giữa có thể do Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đường tiết niệu nằm ở vị trí gần với bàng quang, thận của cơ thể nữ giới, phụ trách việc đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể dễ dàng nhằm giúp cho cơ thể có hoạt động sống như bình thường. Tuy nhiên, nếu như có lượng vi khuẩn lớn xâm nhập vào vị trí này, sẽ gây ra tình trạng nữ giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. 

Tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới khá cao, nhất là ở những người đã có quan hệ tình dục nhiều lần. Viêm đường tiết niệu không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của nữ giới khi được phát hiện kịp thời với biểu hiện như đau bụng khó chịu, cảm giác đi tiểu đau, nước tiểu lẫn máu, tiểu són, tiểu buốt gây ra xót mỗi lần đi vệ sinh,… 

3. Đau do sa tạng

Tình trạng đau do sa tạng thường là biểu hiện cơ quan sinh sản bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, thường gặp ở những phụ nữ lớn tuổi đang ở thời điểm tiền mãn kinh. Bộ phận bị sa tạng thường là bàng quang hoặc tử cung, gây tăng áp lực cho âm đạo gây ra cảm giác đau và khó chịu ở háng, thắt lưng, làm cho người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

4. Bệnh viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng mà bộ phận bàng quang ở cơ thể nữ giới bị đau mãn tính trong một thời gian dài, gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần chỉ trong khoảng một tiếng. Cơ thể bị bệnh viêm bàng quang kẽ thường có nhiều áp lực ở vùng mu, đi tiểu cảm thấy đau đớn,…

5. Viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Nếu như nữ giới thường xuyên cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, bộ phận âm đạo ngứa ngáy và mẩn ngứa, cơn đau diễn biến liên tục theo từng cấp độ khác nhau,… khả năng cao là bạn đang bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Khi bị viêm cơ quan sinh dục, nữ giới có thể thấy ở âm đạo của mình hay bị ra mủ, dịch tiết có mùi hôi, ngứa ngáy, khó chịu, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn,…

6. Bệnh viêm vùng chậu

Vùng chậu của cơ thể nữ giới rất dễ bị viêm nhiễm ở những đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn, những phụ nữ đã từng chửa đẻ nhiều lần,… cho nên, nếu thấy mình thuộc nhóm đối tượng trên và bạn cảm thấy thường xuyên đau tức, khó chịu ở bụng dưới của cơ thể, thường xuyên đi tiểu, cảm thấy tiểu són, tiểu buốt,…. Thường cơn đau do vùng chậu sẽ xảy ra nhiều hơn nếu như bạn có ngồi lâu, khi đi lại, thì nên đi kiểm tra về trường hợp này.

7. Lạc nội mạc tử cung

Một số phụ nữ có tử cung phát triển bất thường, như là việc có mô nội mạc lại phát triển ở buồng trứng, bàng quang, ruột hoặc ống dẫn trứng. Phần nội mạc phát triển sai vị trí sẽ khiến cho nữ giới gặp khó khăn trong vấn đề thụ tinh và mang thai, đồng thời xuất hiện nhiều hơn các cơn đau bụng dưới rốn ở bên trái.

8. U xơ tử cung

U xơ tử cung là căn bệnh có khối u phát triển trong tử cung nhưng không phải là khối u ác tính gây ra ung thư mà là những khối u xơ bình thường, gây cản trở hoạt động sống hàng ngày một phần. Thường những nữ giới ở độ tuổi 30 tuổi trở lên sẽ có tỷ lệ đối mặt với chứng bệnh này hơn so với những người còn trẻ. 

Những người bị u xơ tử cung có tình trạng bệnh chung là đau lưng, đau bụng dưới thường xuyên, rối loạn kinh nguyệt, quan hệ tình dục gây ra khó chịu, khó mang thai,… Cách chữa bệnh đau bụng dưới do u xơ tử cung thì chỉ có thực hiện phẫu thuật mới đảm bảo thành công.

9. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những khối u xuất hiện vô hại ở vị trí này, tuy nhiên, nếu như có nhiều khối u nang cùng lúc phát triển, tình trạng đau vùng chậu sẽ nặng nề hơn, khối u to ra sẽ khiến cho hình thể bị ảnh hưởng, phần dưới của nữ giới sẽ phình to ra, nữ giới đi tiểu nhiều lần hơn. Nếu cơ thể có dấu hiệu đau bụng dưới rốn ở bên trái, tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để bác sĩ có được đánh giá chi tiết và đầy đủ. 

10. Viêm ruột thừa

Hiện tượng viêm ruột thừa vẫn thiên về tình trạng đau bụng dưới bên phải, hơi nóng bụng, khó chịu, mệt mỏi. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ cảm thấy bị sốt thường xuyên, đồng thời tình trạng đau đớn sẽ ngày càng gia tăng. Phương pháp điều trị duy nhất là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột thừa của người bệnh thì mới cải thiện tình hình được tốt hơn. 

11. Bệnh xã hội

Bệnh xã hội là nhóm bệnh lây lan qua con đường tình dục không an toàn như: quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su, quan hệ tình dục với người có mầm bệnh trong người. Một số loại bệnh xã hội bao gồm bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS,… sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Triệu chứng ban đầu của các loại bệnh này bao gồm việc nhiễm khuẩn gây ra đau đớn ở bụng dưới, vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều bất thường, khi đi vệ sinh cảm thấy buốt, khó chịu, tiểu lẫn máu,… Đây là bệnh không thể tự khỏi mà cần phải đến cơ sở y tế có chất lượng cao để điều trị khỏi bệnh thành công.

12. Sỏi thận

Sự tích tụ của các khoáng chất và muối tạo thành các cặn và hình thành sỏi thận. Ban đầu bệnh sẽ không có triệu chứng cho đến khi viên sỏi thận bắt đầu di chuyển hoặc đi vào ống nối giữa thận và bàng quang. Bạn có triệu chứng đau bụng dưới bên phải dữ dội. Cường độ và vị trí của cơn đau có thể thay đổi khi sỏi thận di chuyển qua đường tiết niệu.

Chị em có thể sẽ quan tâm thêm:

Khám phụ khoa ở đâu tốt

Bảng giá khám phụ khoa tổng quát

Cách đặt thuốc viêm âm đạo

Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Điều trị chứng đau bụng dưới ở nữ như thế nào?

Chứng đau bụng dưới ở phụ nữ có thế được điều trị hoàn toàn nếu như được phát hiện kịp thời. Khi biết rõ đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì, mọi người có thể dựa vào đó để áp dụng ra cách chữa trị phù hợp với điều kiện của bản thân như:

Chữa đau bụng dưới theo Đông y

Đông y là một phương pháp dễ thực hiện, với nguyên liệu thảo dược sẵn có trong tự nhiên, nữ giới có thể tìm kiếm dễ dàng và thực hiện theo nhanh chóng. Một số bài thuốc có thể áp dụng hiệu quả:

  • Ngải cứu khô với muối: ngải cứu phơi khô qua 2 nắng rồi mang rang với muối hột, sau đó bọc vào khăn vải xô đắp vào phần bụng dưới và lưng của nữ giới sẽ cải thiện lưu thông máu trong cơ thể ổn định hơn, đảm bảo cho các cơn đau bất chợt ít xuất hiện.
  • Dùng hoàng đằng, đan sâm, sinh địa, xuyên khung, ngưu tất, cam thảo: mỗi loại lấy 4 – 6g rồi sắc lấy thuốc uống mỗi ngày, kiên trì sử dụng trong một tuần sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đối với những người bị viêm nhiễm.

Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y áp dụng được hiệu quả cho trường hợp nhẹ hoặc mới mắc bệnh; nếu như bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất là nữ giới nên đi khám bệnh cẩn thận. 

Điều trị hiệu quả đau bụng dưới bằng Tây y

Phương pháp Tây y được xem là lựa chọn mà nhiều người nên có nhất lúc mà cảm thấy sức khỏe của mình không được ổn định hoặc tình trạng bệnh đã nặng hơn nhiều mà bạn không thể kiểm soát nổi nữa. Khi đi khám bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành yêu cầu bạn xét nghiệm, siêu âm đầy đủ để có kết luận về bệnh chính xác.  

Tùy theo từng tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc ổn định hormone hoặc can thiệp ngoại khoa vào cơ quan sinh sản của nữ giới. Điều này sẽ được bác sĩ trao đổi trực tiếp với người bệnh khi biết được kết quả vào tình trạng sức khỏe của mình. 

Ngoài ra, nữ giới cần thay đổi thói quen sống hàng ngày của mình nhằm giúp cho tình trạng bệnh đau bụng dưới được cải thiện, đồng thời, đây là cách bổ trợ điều trị rất tốt mà nhiều người nên làm mỗi ngày:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng mỗi ngày đa dạng, bổ sung đầy đủ cả về các bữa chính, bữa phụ bao gồm đồ ăn như thịt gà, thịt lợn, trứng, rau, củ, quả,… Đặc biệt với những người đang thực hiện liệu trình của bác sĩ chuyên khoa thì càng phải cố gắng nạp dinh dưỡng đầy đủ hơn .
  • Nên tập thể dục nhằm tăng sức chịu đựng cho cơ thể, đồng thời đây là cách cải thiện vóc dáng rất tốt, ngoài ra, chỉ cần bạn dành từ 10 – 15 phút để tập thể dục, thể thao mỗi ngày cũng giúp cho sức đề kháng cơ thể tăng cao, tránh được những tác động xấu cho sức khỏe.
  • Những người đang thực hiện điều trị bệnh đau bụng dưới bởi bác sĩ chuyên khoa thì nên tuân thủ theo những yêu cầu, tư vấn từ bác sĩ, đảm bảo uống thuốc đúng và đủ liều, nếu có can thiệp ngoại khoa thì cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe tốt hơn.
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay có thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh, không đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Tái khám đầy đủ theo lịch mà bác sĩ hẹn, việc này sẽ giúp cho bác sĩ có thể theo dõi tốc độ khỏi bệnh hoặc bất thường trong cơ thể dễ dàng, hiệu quả.

Có lẽ khi tham khảo toàn bộ bài viết trên, mọi người đã hiểu thêm được về triệu chứng đau bụng dưới ở nữ là bệnh gì rồi. Dù sao, khi nhận thấy những bất thường ở cơ thể của mình, đặc biệt là ở vị trí nhạy cảm như phần bụng dưới, nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám đầy đủ và kịp thời. 

Chi tiết thông tin cho Thai Ha Clinic – Phòng khám đa khoa Thái Hà…

   Đau bụng sự không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Do vậy mà thay vì lo lắng, bạn nên đi khám tại các cơ sở uy tín để biết rõ hơn về bất kỳ tình trạng không bình thường của cơ thể. Dù các cơn đau bụng là nhẹ hay nặng đi chăng nữa thì cũng là dấu hiệu để bạn biết rằng cơ thể đang có bất thường và cần đến BV và cần được các BS cần trực tiếp thăm khám,kiểm tra, chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả.

Chi tiết thông tin cho Những cơn đau bụng bất thường, cần cảnh giác…

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Đau Quặn Bụng Dưới Rốn

vinmec, đau bụng dưới, đau bụng dưới từng cơn, bị đau bụng dưới, đau tức bụng dưới, đau bụng dưới bên trái, đau bụng dưới rốn, đau bụng dưới âm ỉ, bị đau bụng dưới bên trái, đau bụng dưới là bệnh gì, đau âm ỉ bụng dưới, đau quặn bụng dưới, đau bụng bên phải dưới rốn, đau bụng bên trái dưới rốn, đau thắt bụng dưới

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Đau Quặn Bụng Dưới Rốn này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Đau Quặn Bụng Dưới Rốn trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button