Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Đau lưng dưới gần mông là gì?
Đau lưng dưới gần mông là tình trạng các cơn đau lưng xuất hiện ở vùng lưng dưới kéo dài xuống hông và mông, từ đốt sống L1 – L5. Cảm giác đau có thể xuất hiện đột ngột, chỉ gây khó chịu rồi biến mất. Một số trường hợp cơn đau có thể bắt đầu từ từ và phát triển theo thời gian (1). Tùy vào nguyên nhân, những triệu chứng bị đau lưng gần mông của mỗi người bệnh sẽ có sự khác nhau, cụ thể:
- Đau âm ỉ, nhức nhối tại vùng thắt lưng kèm theo các cơn co thắt cơ, căng tức ở hông và xương chậu.
- Đau nhói, bỏng rát, tê hay ngứa râm ran từ thắt lưng tới mặt sau đùi, cẳng chân, bàn chân.
- Yếu chân hoặc bàn chân, dọc theo vị trí dây thần kinh tọa.
- Đau nhói ở bàn chân hay các ngón chân.
- Cơn đau lưng dưới trở nên nghiêm trọng khi người bệnh ngồi hoặc đứng lâu.
- Cơn đau lưng trở nặng vào buổi sáng, giảm dần sau khi đứng dậy hoặc di chuyển.
Bị đau lưng dưới gần mông là bệnh gì?
Một số căn bệnh sau đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị đau ở lưng dưới gần mông: (2)
1. Căng cơ
Căng cơ và bong gân là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau lưng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau đớn, sưng tấy, bầm tím, tầm vận động bị hạn chế. Để cải thiện tình trạng đau lưng gần mông, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá hay băng nén thắt lưng.
2. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi do các đốt sống bị bào mòn, cọ xát với dây thần kinh khiến vùng thắt lưng trở nên đau nhức. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối, càng về đêm cơn đau càng dữ dội.
3. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng thường xuất hiện ở nam giới, trong độ tuổi 35 – 50 tuổi. Đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh không thể đảm đương vai trò giảm xóc, nâng đỡ phần trên, cho phép cơ thể di chuyển theo mọi hướng. Nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép lên các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
4. Hẹp ống sống
Chứng hẹp ống sống thường có diễn tiến chậm, gây chèn ép lên các dây thần kinh đi xuống dưới hai chân. Triệu chứng thường gặp là đau vùng thắt lưng, vẹo cột sống nhẹ, đau khi cúi người ra phía trước, ngồi hay nằm, kèm theo cảm giác yếu hoặc tê ở chân, mông và bắp chân.
5. Rối loạn chức năng khớp xương cùng
Người bệnh rối loạn chức năng xương cùng thường có biểu hiện như đau, cứng vùng lưng dưới mông, đặc biệt là đau ở vùng lưng bên phải. Cơn đau thường trở nặng khi người bệnh đứng, leo cầu thang, chạy, đi bước lớn, nâng vác vật nặng.
6. Đau thần kinh tọa
Các cơn đau thần kinh tọa thường xuất hiện đột ngột và nhanh chóng biến mất. Người bệnh có thể bị đau tập trung ở bên trái hay bên phải, bắt đầu từ vùng lưng lan xuống đùi, mông và một bên chân.
7. Gai đôi cột sống
Bệnh gai đôi cột sống có triệu chứng đặc trưng là đau vùng thắt lưng dưới mông, đùi hay bàn chân. Nguyên nhân gây bệnh thường là do người bệnh ngồi sai tư thế, thói quen sinh hoạt không khoa học gây ra.
8. Chèn ép dây thần kinh
Đau lưng dưới lan xuống mông và hai chân là biểu hiện đặc trưng của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Nguyên nhân là do dây thần kinh chịu quá nhiều áp lực từ các mô xung quanh như xương, sụn, cơ hay dây chằng. Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa râm ran, tê yếu. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, khi không có biện pháp y tế can thiệp kịp thời rất dễ dẫn tới nguy cơ bại liệt.
9. Bệnh phụ khoa
Nữ giới khi đau bụng, đau lưng dưới kèm với các triệu chứng như khí hư nhiều, có mùi lạ vùng kín có thể dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh phụ khoa. Vì thế, nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh nên nhanh chóng đi khám, điều trị dứt điểm bệnh phụ khoa, ngăn ngừa biến chứng nặng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
10. Khối u
Khối u là biến chứng vô cùng nguy hiểm trong các bệnh về xương khớp. Đối với các khối u lành, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, nếu là u ác tính, tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì thế, để nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh khi bị đau lưng dưới gần mông nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
11. Một số nguyên nhân khác gây đau thắt lưng dưới gần mông ở nam và nữ giới
Thừa cân, béo phì
Người bệnh thừa cân, béo phì rất dễ mắc phải các bệnh về xương khớp, bao gồm cả các cơn đau lưng ở vị trí gần mông. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức chịu đựng của hệ xương khớp, khiến cột sống phải chịu quá nhiều áp lực, lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi cử động, hạn chế việc đi lại của người bệnh.
Thuốc lá
Người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp rất cao. Nhóm người này có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người khỏe mạnh. Vì thành phần nicotine trong thuốc lá khi thâm nhập vào cơ thể sẽ ngăn chặn quá trình hấp thụ canxi ở đĩa đệm. Người bệnh sẽ bị thiếu dinh dưỡng, mất đi sự linh hoạt của hệ xương khớp, dẫn tới nguy cơ thoái hóa rất cao.
Tính chất công việc
Vì đặc thù của một số ngành nghề yêu cầu người lao động phải ngồi lâu, ít thay đổi tư thế, ít vận động thể dục thể thao như thợ may, văn phòng, lễ tân, thu ngân… Các dạng công việc này sẽ khiến cho máu trong hệ thống tuần hoàn lưu thông kém, gây ra tắc nghẽn một vùng nào đó, dẫn tới tình trạng đau lưng dưới gần mông.
Chấn thương cột sống
Các chấn thương trong sinh hoạt, lao động, giao thông, thể dục thể thao nếu không điều trị đúng cách rất dễ làm tổn thương xương khớp nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng đau vùng lưng dưới gần mông trở thành bệnh phổ biến hiện nay.
1. Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới do những nguyên nhân gì?
Theo thống kê, nữ giới là đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp và cơ nhiều hơn so với nam giới, nguyên nhân rất đa dạng song có liên quan đến giới tính như: áp lực thai khi mang thai, thói quen ít vận động và thể thao, ăn uống thiếu Canxi,…
Nữ giới thường bị đau vùng lưng dưới gần mông
Trong đó, những cơn đau lưng dưới gần mông khá phổ biến, gây nhức mỏi, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu cơn đau xảy ra do lao động quá sức hoặc sai tư thế thường không kéo dài, chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên nếu bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới kéo dài, không đỡ khi nghỉ ngơi thì có thể nguyên nhân do bệnh lý hoặc tổn thương phức tạp hơn như:
1.1. Do bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa gây ra tình trạng đau bụng, đau vùng lưng dưới gần mông kèm với các triệu chứng điển hình khác như: ra nhiều khí hư, khí hư bất thường, ngứa rát vùng âm đạo, vùng kín có mùi hôi,… Người bệnh cần đi khám phụ khoa để được tư vấn điều trị dứt điểm.
Cẩn thận đau lưng dưới gần mông do bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất phổ biến ở chị em phụ nữ và dễ tái phát do đường niệu đạo ngắn, nhiều chị em chưa biết cách giữ vệ sinh và chăm sóc vùng kín tốt. Do đó cần đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên chủ quan khiến bệnh kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.
1.2. Do ảnh hưởng của thai kỳ
Hầu hết phụ nữ trong thời gian thai kỳ đều gặp phải triệu chứng nhức mỏi xương khớp vùng lưng, trong đó có những cơn đau lưng dưới gần mông. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi và tử cung gây áp lực lớn lên cột sống và rễ thần kinh, cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khu vực này. Từ đó, các mô cơ và xương có thể bị thiếu máu, tổn thương dẫn đến đau nhức khó chịu.
Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh do ảnh hưởng của quá trình gây tê tủy sống hoặc áp lực khi dây chằng bị kéo dãn khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng dưới gần mông hoặc hai bên gần xương cụt.
1.3. Do các bệnh lý khác
Ngoài hai nguyên nhân phổ biến trên, có nhiều trường hợp đau lưng dưới gần mông kéo dài liên quan đến những bệnh lý như thoát vị đãi đệm vùng mông, bệnh lý về thận. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng đi kèm cùng với đặc điểm cơn đau để chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý như:
Đau lưng dưới kéo dài có thể do bệnh xương cột sống
Đau lưng dưới gần mông do thoát vị điã đệm: đi kèm với đau lưng âm ỉ, cơn đau lan khắp vùng hông, mông, đùi, gây tê bì chân.
Đau lưng dưới gần mông do bệnh về thận: đi kèm với triệu chứng sốt, buồn nôn, nước tiểu đổi màu,…
1.4. Liên quan đến yếu tố nghề nghiệp
Cơn đau lưng dưới gần mông thường xảy ra ở một số đối tượng có đặc thù công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu một tư thế, ít vận động thể thao như: làm việc văn phòng, thợ may, bán hàng, lễ tân,… Do tính chất công việc này mà tuần hoàn máu vùng thắt lưng cột sống đến các chi kém đi, ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu và từ đó gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
Để chẩn đoán nguyên nhân bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới, bác sĩ sẽ dựa trên đặc điểm triệu chứng, thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm khác. Chẩn đoán nguyên nhân là phần quan trọng để có biện pháp điều trị triệt để, hiệu quả, giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn, không bị cơn đau kéo dài.
2. Cách khắc phục và phòng ngừa chứng đau lưng dưới gần mông ở nữ giới
Nếu chứng đau lưng dưới gần mông không liên quan đến bệnh lý phức tạp, người bệnh có thể tự cải thiện bệnh tại nhà bằng các biện pháp nghỉ ngơi, chăm sóc hoặc thể thao. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, có thể dùng đến thuốc giảm đau nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đau lưng dưới gần mông thông thường sẽ giảm khi nghỉ ngơi
Dưới đây là các biện pháp tự chăm sóc và điều trị để giảm đau lưng dưới gần mông tại nhà, các bệnh nhân đang điều trị y tế cũng cần thực hiện để tăng hiệu quả điều trị.
2.1. Tăng cường giải phóng hormone Endorphin
Hormone Endorphin là loại hormone tự nhiên được cơ thể sản xuất nhằm ngăn chặn tín hiệu đau, do đó cũng giúp giảm lo lắng, cải thiện những cơn đau lưng dưới gần mông. Các hoạt động giúp cơ thể giải phóng Endorphin nhiều hơn, giúp bạn quên đi những cơn đau bao gồm: xoa bóp, massage, thiền định, tập thể dục thích hợp.
2.2. Chườm nhiệt
Chườm nhiệt lạnh hoặc nóng đều là những biện pháp hiệu quả để giảm nhanh cơn đau lưng dưới gần mông. Trong đó:
Chườm lạnh: Có tác dụng giảm đau lưng dưới gần mông, nhất là có liên quan đến viêm nhiễm. Tuy nhiên cần bọc đá hoặc nước lạnh trong khăn vải mỏng để tránh gây bỏng lạnh cho da.
Chườm nóng: có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm đau hiệu quả. Với bệnh nhân bị đau lưng dưới gần mông, nên tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm, ngoài ra có thể dùng đệm chườm nóng hàng ngày nhằm cải thiện cơn đau.
2.3. Tập thể dục
Các cơ vùng lưng và bụng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giảm áp lực cho cột sống thắt lưng. Người bị đau lưng dưới gần mông thường gặp vấn đề liên quan đến cột sống thắt lưng, do đó tập thể dục để tăng cường sức mạnh các cơ này là biện pháp tốt cho người bệnh.
Các chuyên gia khuyên rằng, nên luyện tập hàng ngày 20 – 30 phút với các bài tập phù hợp nhằm tăng sức mạnh cơ bụng – lưng. Các bài tập điển hình đem lại hiệu quả cải thiện cơn đau lưng dưới gần mông bao gồm:
Tập thể dục giúp giảm đau lưng dưới ở nữ giới
Bài tập căng cơ lưng: Ở bài tập này, người tập nằm ngửa, kéo đầu gối về gần ngực, đồng thực gập đầu về phía trước. Giữ tư thế này để làm căng cơ ở lưng giữa và lưng dưới.
Bài tập căng cơ hình lê: Ở bài tập này, người tập nằm ngửa, đầu gối cong, hai gót chân đặt trên sàn nhà. Chân này bắt chéo lên chân kia, sau đó nhẹ nhàng kéo đầu gối cao về gần ngực. Ở tư thế này, bạn sẽ cảm thấy cơ lưng – mông căng ra.
Với những biện pháp trên, bạn có thể tự cải thiện triệu chứng khi bị đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ. Nếu triệu chứng vẫn xảy ra và có xu hướng nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ bởi có thể nguyên nhân do bệnh lý phức tạp cần điều trị.
Hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn.
Chi tiết thông tin cho Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có nguyên nhân do đâu?…
1. Nhận biết triệu chứng đau lưng dưới gần mông
Đau lưng dưới gần mông (hay đau thắt lưng) thường xảy ra ở vùng lưng bên dưới kéo dài xuống hông và mông, từ đoạn đốt sống L1 – L5. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và chỉ gây khó chịu rồi biến mất, hoặc bắt đầu từ từ và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Tùy vào từng nguyên nhân, các triệu chứng đau lưng gần mông biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
- Đau âm ỉ, nhức nhối ở vùng thắt lưng. Đi kèm co thắt cơ, căng tức ở hông và xương chậu.
- Đau nhói, bỏng rát, tê hoặc ngứa ran di chuyển từ thắt lưng xuống mặt sau của đùi, cẳng chân, bàn chân.
- Yếu ở chân hoặc bàn chân, dọc theo dây thần kinh tọa.
- Cảm thấy đau đớn hoặc đau nhói ở bàn chân hoặc các ngón chân.
- Cơn đau lưng dưới gần mông nặng hơn sau khi ngồi, đứng lâu.
- Đau trở nặng vào buổi sáng và thuyên giảm sau khi đứng dậy hay đi lại.
2. Bị đau lưng dưới gần mông là bệnh gì?
Nguyên nhân gây đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ và nam giới xuất phát từ:
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đây là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đang có dấu hiệu trẻ hóa gần đây. Ngoài đau lưng dưới mông, người bệnh còn có thể xuất hiện kèm các vấn đề khác như co cơ, yếu chi dưới, khó kiểm soát bàng quang,…
Hẹp ống sống: Là tình trạng ống sống bị thu hẹp gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh. Ở mức độ nhẹ, hẹp ống sống chỉ gây tê bì hoặc đau nhức các chi, tuy nhiên khi tình trạng nghiêm trọng thì tình trạng này có thể khiến người bệnh bị liệt.
Viêm xương khớp cột sống thắt lưng: Viêm khớp cột sống thường gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi, béo phì, lao động nặng hoặc từng bị chấn thương cột sống trước đó. Tình trạng này khiến người bệnh xuất hiện cảm giác đau buốt, ê ẩm và tăng dần theo thời gian.
Đau dây thần kinh tọa: Cơn đau dây thần kinh tọa thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, kéo dài từ lưng dưới qua hông, mông và lan xuống dưới chân.
Đau cơ xơ hóa: Tình trạng này gây đau nhức cơ lan rộng, bao gồm cả đau lưng. Đi kèm với đó là những triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm…
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Điều này xảy ra khi đĩa đệm vùng thắt lưng thoát khỏi vị trí vốn có, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức. Tình trạng này thường xuất hiện ở nam giới, đặc biệt là những người thường xuyên phải mang vác vật nặng.
Trong một số trường hợp, bị đau lưng dưới gần mông còn có thể biểu hiện của bệnh phụ khoa, viêm tụy, viêm ruột thừa,…
Chi tiết thông tin cho Đau lưng dưới gần mông là bệnh gì, chữa trị được không? | ACC…
Đau lưng dưới gần mông là gì?
Đau lưng dưới gần mông là cơn đau cục bộ, xảy ra chủ yếu ở phần thắt lưng (phần thắt lưng gồm 5 đốt sống, kí hiệu từ L1 đến L5), nhưng cũng có thể lan tỏa qua hông, mông rồi chạy xuống đùi và bắp chân. Tình trạng này có thể diễn ra bất ngờ trong lúc vận động hoặc đổi tư thế đột ngột và sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây là triệu chứng điển hình của một bệnh lý xương khớp hoặc vấn đề sức khỏe toàn thân nghiêm trọng, cần có sự can thiệp y tế sớm để phòng tránh cơn đau lưng dưới tái phát nhiều lần, cũng như ngăn ngừa bệnh tình chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Mỗi người sẽ trải qua cảm giác đau thắt lưng dưới gần mông khác nhau với mức độ từ nhẹ, trung bình đến nặng. Dưới đây là một số mô tả về cơn đau ở vùng gần mông để bạn dễ dàng nhận biết:
-
Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở phần thắt lưng (trên dưới cạp quần).
-
Cảm giác đau đôi khi di chuyển từ thắt lưng xuống mặt sau của đùi, cẳng chân hoặc bàn chân.
-
Cơn đau có thể kèm theo hiện tượng tê, ngứa ran hoặc co thắt, căng tức cơ ở thắt lưng, xương chậu và hông.
-
Đau dữ dội hơn sau khi ngồi hoặc đứng quá lâu.
-
Đau lưng dưới khiến người bệnh khó đứng thẳng, đi bộ hoặc chuyển từ đứng sang ngồi.
Biểu hiện của cơn đau rõ ràng hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ và nam giới. Thông thường, người ta chia cơn đau lưng dưới thành 3 cấp độ:
-
Cấp độ 1: Đau lưng dưới cấp tính
Loại đau này đến đột ngột và chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Đây được xem là phản ứng bình thường của cơ thể đối với chấn thương hoặc tổn thương mô. Cơn đau lưng dưới cấp tính sẽ giảm dần khi vị trí bị chấn thương hoặc tổn thương hồi phục.
-
Cấp độ 2: Đau lưng dưới bán cấp
Đau lưng dưới (thắt lưng) bán cấp kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng. Loại đau này thường có tính chất cơ học tức là cơn đau xuất hiện khi vận động. Nếu cơn đau bán cấp ngày càng trở nên nghiêm trọng và cản trở sinh hoạt, giấc ngủ và công việc hàng ngày, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
-
Cấp độ 3: Đau lưng dưới mãn tính
Khi cơn đau lưng dưới kéo dài trên 3 tháng thì được gọi là đau mãn tính (mạn tính). Đau lưng dưới mạn tính rất dữ dội và thường không được cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc ban đầu như uống thuốc, nghỉ ngơi, massage… Trường hợp đau mạn tính cần được kiểm tra y tế kỹ lưỡng để xác định chính xác nguồn gốc của cơn đau mới có thể giảm đau hiệu quả.
Dù là cấp tính, bán tính hay mạn tính, khi bị đau lưng dưới gần mông bất thường, mọi người nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân. Nếu là bệnh lý xương khớp hoặc bệnh toàn thân nào đó, phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và nhanh đạt kết quả hơn.
Chi tiết thông tin cho Đau lưng dưới gần mông ở nam, nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị…
Bị đau lưng dưới gần mông là cơn đau như thế nào?
Cơn đau lưng dưới gần mông có thể được mô tả là một cơn đau nhói chủ yếu ở vùng lưng dưới và lan tỏa đến mông, thậm chí là lan đến mặt sau của đùi và chân. Cảm giác đau đôi khi đột ngột, bỏng rát và gây khó chịu cho bệnh nhân. Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi đứng lâu, đi bộ nhiều, ngồi hoặc cúi người về phía trước. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cảm giác đau có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Vậy, bị đau lưng dưới gần mông là bệnh gì?
Bạn có thể quan tâm: “Giải mã” hiện tượng sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới
Bị đau lưng dưới gần mông là bệnh gì?
1. Đau thần kinh tọa
Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới gần mông là do đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa ở lưng bị chèn ép, kích thích hoặc viêm gây đau. Cơn đau này thường bắt nguồn từ vùng lưng dưới lan tỏa xuống mông và đến mặt sau của chân.
Nếu bị đau thần kinh tọa, cơn đau sẽ từ nhẹ đến nặng và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, tức là từ lưng dưới, qua mông và lan xuống chân. Đau thần kinh tọa thường gây ra cơn đau lưng dưới gần mông với cảm giác châm chích, bỏng rát, rất khó chịu.
Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, khi đứng lên hay vặn người trên. Một cơn ho hoặc hắt hơi, cũng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra yếu cơ ở chân và bàn chân, tê chân và cảm giác kim châm khó chịu ở chân, bàn chân hoặc các ngón chân.
Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau và tăng khả năng vận động. Tùy thuộc vào nguyên nhân, nhiều trường hợp đau thần kinh tọa sẽ biến mất theo thời gian với một số phương pháp điều trị tự chăm sóc đơn giản tại nhà như chườm nóng hoặc chườm lạnh, kéo giãn cơ, dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
2. Bị đau lưng dưới gần mông do chấn thương
Đau lưng dưới gần mông cũng có thể xảy ra do chấn thương nhẹ gây căng cơ hoặc bong gân ở phần lưng dưới. Các nguyên nhân dẫn đến chấn thương và gây ra tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới bao gồm chấn thương khi chơi thể thao, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, duy trì tư thế không tốt, nâng vật quá nặng, nâng vật không đúng cách và lối sống ít vận động.
Chấn thương nhẹ có thể tự cải thiện theo thời gian bằng các biện pháp điều trị giảm đau tại nhà. Nhưng những chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm, có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, thường xảy ra nhất ở lưng dưới. Tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị, nó có thể dẫn đến đau, tê hoặc yếu ở cánh tay hay chân. Thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới có thể gây áp lực lên các dây thần kinh cột sống, dẫn đến bị đau lưng dưới gần mông và lan xuống chân.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là do chấn thương nhưng phổ biến hơn là do sự lão hóa của cơ thể khi bạn lớn tuổi khiến các đĩa đệm bị thoái hóa một cách tự nhiên. Việc điều trị chủ yếu là hạn chế các cử động gây đau và dùng thuốc giảm đau để làm giảm nhẹ triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giúp giảm đau.
4. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra do lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương bị mòn theo thời gian. Viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau lưng dưới gần mông bởi phần lưng dưới là vị trí mà xương khớp nhanh chóng thoái hóa do đi lại và cử động nhiều.
Đau và cứng khớp là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm xương khớp. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy khớp mềm, mất đi tính linh hoạt, cảm giác nóng ran và sưng tấy xung quanh vùng lưng dưới.
Mặc dù tổn thương xương khớp là không thể phục hồi nhưng các triệu chứng viêm xương khớp thường có thể được kiểm soát. Vận động phù hợp, duy trì cân nặng hợp lý và áp dụng một số phương pháp điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp cải thiện tình trạng đau lưng dưới gần mông.
5. Rối loạn chức năng khớp
Một nguyên nhân khác khiến bạn bị đau lưng dưới gần mông có thể là do rối loạn chức năng khớp. Rối loạn chức năng khớp còn được gọi là viêm xương cùng. Đây là tình trạng viêm một hoặc cả hai khớp xương cùng, nơi kết nối mỗi bên của xương sống với xương chậu dưới.
Cơn đau liên quan đến rối loạn chức năng khớp thường khiến người bệnh bị đau lưng dưới gần mông và thậm chí là kéo dài xuống một hoặc cả hai chân, háng và bàn chân. Cơn đau có thể trầm trọng hơn nếu bạn đứng lâu, chịu nhiều trọng lượng ở một chân, leo cầu thang, chạy bước dài. Điều trị có thể bao gồm tập vật lý trị liệu và dùng thuốc.
6. Thoái hóa đĩa đệm
Bệnh thoái hóa địa đệm xảy ra khi đĩa đệm cột sống bị mòn. Đĩa đệm cột sống là đệm cao su giữa các đốt sống (xương trong cột sống). Chúng hoạt động như một bộ giảm xóc và giúp bạn di chuyển, uốn cong và vặn xoắn một cách thoải mái. Đĩa đệm cột sống sẽ bị thoái hóa theo thời gian và là một phần bình thường của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi đệm mòn đi, xương có thể bắt đầu cọ xát với nhau và gây đau.
Hầu hết mọi người đều bị thoái hóa cột sống sau năm 40 tuổi mặc dù có thể bệnh không gây ra triệu chứng. Bệnh thường dẫn đến đau lưng ở khoảng 5% người lớn tuổi. Bệnh nhân có thể bị đau lưng dưới gần mông, thậm chí là tê hoặc ngứa ran ở cánh tay hoặc chân. Cơn đau đến và biến mất, thậm chí kéo dài hàng tuần hàng tháng. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi ngồi xuống, cúi người, vặn người hoặc nâng vật nặng.
Bạn có thể quan tâm: Đau lưng dưới thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới cũng như nam giới. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn chủ động điều trị hiệu quả hơn.
Chi tiết thông tin cho Bị đau lưng dưới gần mông là bệnh gì? Hiểu rõ để điều trị • Hello Bacsi…
Đau lưng dưới gần mông là dấu hiệu của bệnh gì?
Trước đây, đau lưng ở gần mông chủ yếu thường gặp ở người lớn tuổi nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần.
Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng gần mông như:
- Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc chèn ép sẽ gây triệu chứng đau từ cột sống thắt lưng đến mông, sau đó lan xuống mặt sau của chân. Xem thêm về bệnh đau dây thần kinh tọa.
- Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép vào dây thần kinh, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng lưng dưới. Bệnh ngày càng trẻ hóa, phổ biến ở dân văn phòng do thói quen ngồi lâu một chỗ hoặc người lao động nặng nhọc.
- Thoái hóa cột sống: Sụn giữa các đốt sống bị hao mòn do quá trình lão hóa của cơ thể, các gai xương thoái hóa gây chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh gây đau nhức vùng lưng dưới.
- Viêm khớp cùng chậu: Tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp ở vị trí giữa xương cột sống và xương chậu. Người bệnh thường bị đau âm ỉ, bỏng rát ở vùng lưng dưới, giữa 2 mông và vùng chậu hông.
- Bệnh phụ khoa: Đau thắt lưng dưới gần mông ở phụ nữ có thể là biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
- Mang thai: Đau vùng thắt lưng hay xương chậu không còn xa lại gì với phụ nữ mang thai và thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai lớn, gây nhiều áp lực lên cột sống.
- Bệnh thận, tiết niệu: Sỏi thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây đau lưng gần mông, kèm theo buồn nôn, sốt, thay đổi màu của nước tiểu.
Đau lưng dưới chủ yếu do hệ xương khớp, xảy ra cả ở những người trẻ |
Chi tiết thông tin cho Đau lưng dưới gần mông có chữa trị được không?…
1. Đau lưng dưới gần mông là gì?
Đau lưng dưới gần mông là tình trạng các cơn đau lưng xuất hiện ở vùng lưng dưới kéo dài xuống hông và mông, từ đốt sống L1 – L5. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, chỉ gây khó chịu rồi biến mất nhưng cũng có trường hợp cơn đau có thể bắt đầu từ từ và phát triển theo thời gian. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn sẽ thấy có những triệu chứng bị đau lưng gần mông khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng thường gặp có:
- Thấy đau âm ỉ, nhức nhối tại vùng thắt lưng kèm theo các cơn co thắt cơ, căng tức ở hông và xương chậu.
- Đau nhói, bỏng rát, tê hay ngứa râm ran từ thắt lưng tới mặt sau đùi, cẳng chân, bàn chân.
- Yếu chân hoặc bàn chân, dọc theo vị trí dây thần kinh tọa.
- Đau nhói ở bàn chân hay các ngón chân.
- Cơn đau lưng dưới trở nên nghiêm trọng khi người bệnh ngồi hoặc đứng lâu.
- Cơn đau lưng trở nặng vào buổi sáng rồi giảm dần sau khi đứng dậy hoặc di chuyển.
2. Đau lưng dưới gần mông là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu thấy có biểu hiện đau lưng dưới gần vị trí mông thì rất có thể bạn đã mắc một trong các bệnh như:
2.1. Bệnh xương khớp
Khi bạn vận động sai tư thế hoặc ngồi quá lâu khi làm việc có thể dẫn đến các bệnh xương khớp và biểu hiện rõ nhất của bệnh xương khớp chính là đau lưng dưới gần vị trí của mông. Tình trạng này thường gặp ở các đối tượng như nhân viên văn phòng, thợ may…
2.2. Đau lưng dưới gần mông do thoát vị đĩa đệm lưng
Đây là bệnh lý khá phổ biến với biểu hiện rõ nhất là những cơn đau kéo dài lan từ vùng lưng xuống mông, đùi và chân. Những cơn đau sẽ khiến cho bạn khó di chuyển, đau nhức và mệt mỏi.
2.3. Do viêm dây chằng
Khi thấy đau lưng dưới bên trái hoặc bên phải, gần mông thì rất có thể bạn đã bị viêm dây chằng. Những cơn đau này sẽ trở nên nặng hơn khi bạn thư giãn, nghỉ ngơi.
2.4. Đau lưng dưới gần mông do đau thần kinh tọa
Nếu bạn thấy xuất hiện các cơn đau, nhức mỏi khó chịu vùng lưng dưới tiếp giáp với mông thì cũng có thể bạn đang bị đau thần kinh tọa. Tình trạng này sẽ được chẩn đoán chắc chắn, chính xác hơn khi bạn đi khám.
2.5. Dây thần kinh bị chèn ép
Khi dây thần kinh bị chèn ép bạn sẽ cảm thấy các cơn đau nhức từ vùng lưng dưới xuống hai chi dưới. Bạn cần nhanh chóng được điều trị bởi bệnh có thể dẫn đến bại liệt, nguy hiểm đến sức khỏe.
2.6. Gai đôi cột sống
Gai đôi cột sống sẽ có dấu hiệu đau thắt vùng lưng dưới, gần vị trí tiếp giáp với mông. Các cơn đau này lan dần từ lưng xuống mông và hai chi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc bạn có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, đi đứng, ngồi sai tư thế.
2.7. Hẹp ống sống
Bệnh lý này có tính di truyền, có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hoặc có thể do từng gặp các chấn thương từ tai nạn mà chưa được chữa trị triệt để. Cách nhận biết bệnh hẹp ống sống là gõ nhẹ vào ống sống, nếu nghe thấy cục cục không vang như bình thường hoặc có những cơn đau gần mông xuất hiện thì rất có thể bạn đã mắc bệnh hẹp ống sống.
2.8. Khối u
Đây là biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ xương khớp. Các khối u lành có thể dùng phương pháp cắt bỏ, nhưng ngược lại sẽ gây nguy hiểm cho bạn. Do đó nếu thấy có dấu hiệu đau gần mông, bạn nên đi khám sớm nhất có thể.
2.9. Đau dưới lưng gần mông do các bệnh về thận
Dấu hiệu đau gần mông xuống vùng hai chi kèm theo đau buốt xuống cơ quan sinh dục, đi tiểu nhiều lần hơn, mệt mỏi, xanh xao… có thể là những dấu hiệu cảnh báo về các bệnh liên quan đến sỏi thận, suy thận hoặc viêm cầu thận. Bạn cần cẩn trọng theo dõi sức khỏe và nhanh chóng tìm cách điều trị.
2.10. Các bệnh phụ khoa
Chị em phụ nữ nếu thấy đau nhức gần mông thì rất có thể đã mắc các bệnh về phụ khoa như ung thư buồng trứng, viêm cổ tử cung…
2.11. Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai, khi cân nặng của bé ngày càng tăng dần sẽ khiến cho áp lực mà vùng lưng dưới gần vị trí mông phải chịu trở nên rất lớn.
2.12. Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì tình trạng đau nhức dưới lưng, gần mông cũng có thể do nhiều bệnh lý khác mà bạn không nên chủ quan như u xương, viêm tụy, viêm túi mật.
Chi tiết thông tin cho Đau lưng dưới gần mông là dấu hiệu của bệnh gì? Xử lý thế nào?…
Dau lưng dưới đốt sống L1 – L5
Vùng lưng dưới có 5 đốt sống từ L1 – L5, xung quanh là hệ thống cơ, gân và dây chằng xung quanh. Chúng đảm nhận vai trò nâng đỡ cơ thể và là mắt xích quan trọng truyền tín hiệu từ não tới chân. Tình trạng đau lưng dưới (hay đau vùng cột sống thắt lưng) có thể là triệu chứng liên quan đến các tổn thương tại gân cơ, dây chằng, đĩa đệm, cột sống, dây thần kinh hoặc các bệnh lý liên quan khác. Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh và cơ địa của từng đối tượng mà cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội gây đau nhức, mệt mỏi và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Đau lưng dưới gần hông, biểu hiện của nhiều bệnh lý cần lưu ý
Bị đau lưng dưới quanh lưng hông nguyên nhân do đâu?
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ là chìa khóa giúp bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Vậy đau lưng dưới nguyên nhân do đâu?
- Tư thế làm việc, vận động không đúng: Khi bê vác vật nặng, vặn mình quá mức hay ngồi khom lưng trong thời gian kéo dài khiến cho đĩa đệm phải chịu áp lực lớn làm tăng nguy cơ gây thoát vị.
- Do những chấn thương bên ngoài: Các chấn thương khi luyện tập thể dục thể thao, tai nạn giao thông hoặc các va đập mạnh khiến dây chằng, gân, cơ bị tổn thương gây đau thắt lưng. Đồng thời các chấn thương cũng có thể chèn ép cột sống quá mức làm đĩa đệm bị thoát vị gây áp lực lên các dây thần kinh. Từ đó, tình trạng đau lưng, đau thần kinh tọa có thể xảy ra.
- Thường xuyên làm việc nặng: Việc bê vác vật nặng thường xuyên khiến cho vùng cột sống phải chịu nhiều áp lực gây ảnh hưởng đến sụn khớp, đĩa đệm. Điều này có thể là nguyên nhân xuất hiện triệu chứng đau lưng dưới.
Làm việc nặng nhọc trong thời gian dài khiến tình trạng đau lưng dưới trầm trọng hơn
- Người béo phì, thừa cân: Người thừa cân, béo phì là những người có có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao. Nguyên nhân những người này có trọng lượng cơ thể lớn, khiến cho đĩa đệm, sụn khớp và các xương dưới sụn dễ bị tổn thương.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi: Canxi là chất khoáng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển xương của cơ thể. Vì vậy, nếu người bệnh không bổ sung đầy đủ lượng canxi hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ gây thoái hóa xương khớp, loãng xương, giòn xương, xương dễ gãy.
Chi tiết thông tin cho Đau lưng dưới gần mông là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì
www.vinmec.com › co-xuong-khop › vi-sao-ban-dau-lung-duoi-gan-mong, medlatec.vn › Xương khớp, acc.vn › Tin tức, jex.com.vn › Bệnh xương khớp › Bệnh cột sống, trungtamytequan6.medinet.gov.vn › truyen-thong-gdsk › dau-lung-duoi-b…, hellobacsi.com › Sức khỏe › Triệu chứng, thanhnien.vn › dau-lung-duoi-gan-mong-co-chua-tri-duoc-khong-post143…, www.duocphamvinhgia.vn › Thông tin hữu ích › Cơ – Xương – Khớp, www.mediplus.vn › Kiến thức về bệnh › Cơ – Xương – Khớp, Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới, Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ trẻ, Cách trị đau lưng dưới, Bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới, Bị đau lưng dưới gần mông bên trái ở nữ giới, Bị đau lưng dưới gần mông bên phải ở nữ giới, Nguyên nhân đau lưng dưới, Ngủ dậy bị đau lưng dưới
.