Dấu Hiệu Đau Ruột Thừa Bên Nào – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Dấu Hiệu Đau Ruột Thừa Bên Nào có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Dấu Hiệu Đau Ruột Thừa Bên Nào trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Đau ruột thừa bên nào? Triệu chứng và cách xử trí? | ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành
Bạn đang xem video Đau ruột thừa bên nào? Triệu chứng và cách xử trí? | ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành được cập nhật từ kênh AloBacsi – Hỏi để khoẻ từ ngày 2022-10-15 với mô tả như dưới đây.
Đau ruột thừa bên nào, bên trái hay bên phải đang là câu hỏi mà nhiều người cần được giải đáp. Triệu chứng điển hình của viêm đau ruột thừa là đau bụng tuy nhiên dấu hiệu này cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
© Do not reup videos from AloBacsi Hỏi để khoẻ.
#alobacsi #alobacsihoidekhoe
1. Đau ruột thừa bên nào, bên trái hay phải?
Đau ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm. Đau ruột thừa bên nào? là câu hỏi nhiều người bệnh thắc mắc
Đau ruột thừa bắt đầu từ rốn và lan dần sang bên phải.
Theo các bác sĩ ban đầu xuất hiện cơn đau bụng xung quanh rốn. Sau đó lan dần sang vùng bụng phía dưới bên phải. Mức độ đau tăng lên khi người bệnh di chuyển, ho, gáy, hắt hơi và thở sâu. Bạn có thể căn cứ vào đặc điểm này để phân biệt cơn đau ruột thừa với đau do bệnh lý khác gây ra.
2. Triệu chứng cảnh báo đau ruột thừa
Ngoài ra triệu chứng đau ở trên, khi bị đau ruột thừa còn có các triệu chứng khác bao gồm: chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, sốt cao kèm theo căng cứng cơ bụng.
Bên cạnh cơn đau, người bệnh viêm ruột thừa còn có dấu hiệu chán ăn buồn nôn
Nếu bụng mềm, phía bên phải bụng dưới bị đau khi ấn vào, người bệnh chưa bị sốt thì chứng viêm còn nhẹ. Nếu viêm nặng, đã có mủ, hoại tử hoặc thủng thì bệnh nhân đau bụng dữ dội, phạm vi bị đau cũng mở rộng kèm theo sốt cao. Khi ấn bụng thì cơ bụng căng cứng hoặc sờ thấy có cục cứng phía bên phải bụng dưới.
Tuy nhiên cần lưu ý là không phải ai bị đau ruột thừa cũng trải qua các triệu chứng nêu trên. Nhiều người thậm chí còn không có triệu chứng nào. Vì thế, việc đau ruột thừa bên nào, bên trái hay bên phải không phải ai cũng tự nhận biết được.
3. Xử trí khi bị đau ruột thừa
Sau khi đã biết đau ruột thừa bên nào, bạn cũng cần phải nắm rõ cách phản ứng chuẩn nhất với cơn đau để bảo vệ bản thân.
Khi phát hiện có các triệu chứng đau ruột thừa, tốt nhất người bệnh nên nhập viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn điều trị thích hợp. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là cách điều trị duy nhất và được xếp vào loại phẫu thuật khẩn cấp. Người bệnh nên phẫu thuật cáng sớm càng tốt. Hiện nay phương pháp phẫu thuật qua nội soi được khá nhiều người lựa chọn. Bởi nó mang tính thẩm mỹ và phục hồi nhanh hơn so với cách mổ thông thường. Sau đó, người bệnh được chỉ định dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, bù nước và nâng đỡ cơ thể.
-
Nếu người bệnh có những biểu hiện của đau ruột thừa, hãy đến ngay cơ sở y tế.
- Sau mổ, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện để thăm khám ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau:
- Nôn không kiểm soát được.
- Đau ở vùng bụng càng ngày càng tăng.
- Chóng mặt hoặc có cảm giác muốn ngất.
- Có máu trong nước tiểu hoặc dịch nôn.
- Chỗ vết mổ bị đau hoặc sưng tấy.
- Sốt
- Có mủ ở vết thương.
Các thông tin cơ bản ở trên đã cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức về triệu chứng của đau ruột thừa. Cách phân biệt được đau ruột thừa bên nào, đau ruột thừa bên trái hay bên phải cũng như cách xử lý khi bị ruột thừa để giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra. Chúc bạn đọc luôn dồi dào sức khỏe, trí lực tinh thông.
Chi tiết thông tin cho Đau ruột thừa bên nào? Triệu chứng và cách xử trí…
1. Vị trí ruột thừa trong ổ bụng
Ruột thừa là một trong những bộ phận của ống tiêu hóa, có hình dáng giống ngón tay nên tương đối hẹp và kín. Vị trí của ruột thừa thường thay đổi: Có thể sau manh tràng, sau phúc mạc, trước hồi tràng, sau phần hồi tràng,… Đối với người trưởng thành, ruột thừa có chiều dài thường không cố định từ 5 – 10cm và kích thước đường kính là khoảng 6mm.
Vị trí của ruột thừa
Về chức năng của ruột thừa, trước đây ruột thừa chỉ được nhận định là một cơ quan vô chức năng. Tuy nhiên, với những tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, các nhà khoa học cho rằng ruột thừa có một chức năng rất quan trọng trong việc sản sinh ra kháng thể Globulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngoài ra trong niêm mạc còn chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa.
Vậy ruột thừa nằm ở đâu?
Do có sự liên quan đến manh tràng nên vị trí của ruột thừa thường không cố định như ở dưới gan và có thể nằm tại hố chậu bên trái bụng dưới (nếu người bị đảo ngược phủ tạng). Tuy nhiên, vị trí phổ biến nhất của ruột thừa chính là ở bụng dưới phía bên phải ổ bụng.
2. Đau ruột thừa có nguy hiểm không? Đau ruột thừa ở bên nào?
Đau ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do một trong nhiều nguyên nhân hoặc do khối u gây ra. Chính vì vậy, viêm ruột thừa cũng là căn bệnh thường gặp nhất gây đau đớn chiếm đến 70% trong tổng các ca cấp cứu. Dưới đây MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về mức độ nguy hiểm khi Đau ruột thừa và cách nhận biết đau ruột thừa bên nào trong ổ bụng.
Biến chứng của bệnh viêm ruột thừa
Đau ruột thừa do viêm ruột thừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không được chữa trị sớm hoặc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay giảm đau, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cụ thể như sau:
-
Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây viêm ở ruột thừa sẽ xâm nhập vào máu, biến chứng này tuy ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.
-
Vỡ-thủng ruột thừa: Đa số người bị viêm ruột thừa sẽ gặp biến chứng này. Vỡ hay thủng ruột thừa gây ra áp xe xung quanh ruột thừa thậm chí là nhiễm trùng khắp màng bụng (lớp lót trong của ổ bụng và bộ phận vùng chậu).
-
Bị tắc ruột: Khi ruột thừa bị viêm, các cơ thuộc thành ruột cũng ngừng hoạt động vì vậy mọi thành phần bên trong ruột bị tích tụ lại mà không được đẩy đi. Khi chứa quá nhiều dịch trong ruột, người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, buồn nôn. Biến chứng này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Viêm ruột thừa có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm
Như vậy, bênh viêm ruột thừa gây đau ruột thừa có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài có thể sẽ không lường được diễn biến phức tạp và không tránh được rủi ro cao nhất là tử vong.
Nhận biết đau ruột thừa bên nào trong ổ bụng?
Đau bụng nói chung và đau ruột thừa nói riêng đều có biểu hiện tương đối giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Dưới đây MEDLATEC sẽ liệt kê một số dấu hiệu cơ bản nhất giúp bạn nhận biết đau ruột thừa bên nào và ở những vị trí cụ thể nào.
-
Đau bụng dưới bên phải: Thông thường, người bị đau ruột thừa sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng. Quá trình đau diễn ra ban đầu là cảm giác âm ỉ xung quanh bụng và rốn.Tiếp theo, cơn đau liên tiếp di chuyển xuống vị trí 1/4 khu vực bụng dưới phía bên phải ổ bụng.
Viêm ruột thừa thường đau ở vị trí bụng dưới bên phải
Ngoài triệu chứng đau bụng với cường độ tăng dần và liên tiếp, người bệnh còn bị nôn và buồn nôn, sốt nhẹ toàn thân, môi khô,…
-
Đau vùng thắt lưng bên phải: Khi viêm ruột thừa ở vị trí sau manh tràng người bệnh sẽ có triệu chứng này, cơn đau từ thắt lưng sẽ lan dần xuống hông, đùi bên phải.
-
Đối tượng bị viêm ruột thừa bao gồm mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ nhỏ. Do đó, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tới biểu hiện của trẻ khi đau và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở bệnh viện uy tín để kiểm tra.
Một số dấu hiệu nhận biết khác
Bên cạnh triệu chứng đau ruột thừa bên nào đã được giải đáp ở trên thì các dấu hiệu nhận biết khác về đau ruột thừa cũng vô cùng quan trọng:
-
Rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa,…): Không thể chủ quan với dấu hiệu tưởng chừng bình thường này vì người bị viêm ruột thừa thường gặp triệu chứng này.
-
Sốt: Nếu người bệnh đau bụng và sốt từ 38 độ trở lên có khả năng đây là dấu hiệu bộ phận phúc mạc bị viêm, sốt lúc này là phản ứng tự nhiên của cơ thể đã bị nhiễm trùng.
Đau bụng kèm sốt là biểu hiện viêm ruột thừa
-
Bàng quang đau và đi tiểu thường xuyên: Viêm ruột thừa sẽ kéo theo tình trạng nhiễm trùng ở nhiều bộ phận khác, cơ quan bài tiết cũng không thể ngoại trừ. Vì vậy nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm.
-
Thành bụng co cứng: Đây là hiện tượng vốn là phản xạ tự nhiên của thành bụng nhằm bảo vệ các bộ phận ở bên trong khi bị tổn thương. Thành bụng phải liên tục co cứng và hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của người bệnh. Vì vậy, khi bị viêm ruột thừa, sự co cứng của thành bụng có thể khiến ruột thừa bị vỡ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
3. Giải pháp phòng ngừa đau ruột thừa
Khi bệnh nhân bị viêm ruột thừa, các bác sĩ thường chỉ định phương pháp phẫu thuật (mổ hoặc nội soi) để cắt bỏ ruột thừa. Để giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa, MEDLATEC gợi ý bạn một vài thực phẩm tốt cho toàn bộ hệ tiêu hóa cũng như ruột thừa như sau:
-
Rau, củ xanh: Các loại rau màu xanh sẫm là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu bởi có chứa nhiều chất xơ, ví dụ các loại rau cải có tác dụng lớn trong việc trung hòa một số độc tố bên trong ruột. Ngoài ra, đậu, củ cà rốt, củ khoai tây cũng chứa hàm lượng chất xơ lớn tốt cho hệ tiêu hóa.
-
Tỏi: Tỏi là loại gia vị có công dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và giảm đau rất tốt.
-
Các loại trái cây: Trái cây tươi chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ. Đặc biệt chất xơ có thể làm sạch được các tạp chất trong ruột giúp ruột được sạch một cách tự nhiên.
-
Nghệ và chanh: Đây là hai loại thực phẩm có thể chống viêm nhiễm, giảm đau, tiêu viêm.
Nghệ được coi là “thần dược” chống viêm nhiễm
Đau ruột thừa do viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa, vì vậy việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. MEDLATEC hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn cảnh giác hơn về mọi nguy cơ có thể gây tổn hại đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu có biểu hiện đau bụng mà chưa thể xác định đau ruột thừa bên nào thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Chi tiết thông tin cho Làm sao để nhận biết được đau ruột thừa bên nào?…

Đau ruột thừa bên trái hay bên phải?
Đau ruột thừa với các cơn đau quặn phần bụng dưới bên phải
Ruột thừa là là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, hình túi, nhỏ bằng ngón tay cái nằm về phía bên phải ổ bụng, trong 1 số trường hợp có thể nằm ở các vị trí lân cận hoặc thậm chí là bên trái, ở giữa. Ruột thừa được bịt kín một đầu còn đầu kia thông với manh tràng. Khi ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ khiến cho chất thải tích tụ tại ruột già, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi gây viêm ruột thừa.
Vậy đau ruột thừa bên nào? Hầu hết người bệnh bị đau ruột thừa thường đau ở bên phải. Chỉ trong một số ít trường hợp đảo ngược phủ tạng thì có thể bị đau ở bên trái hoặc đau ở các vùng lân cận khác.
Đau ruột thừa hay bị bên phải
Bạn cần biết:
Dấu hiệu đau ruột thừa triệu chứng cảnh báo
Đau ruột thừa có các triệu chứng tương đối giống với đau bụng nói chung khiến cho nhiều người bệnh bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo giúp người bệnh có thể nhận biết sớm đau ruột thừa:
- Đau bụng: Đau ruột thừa là cảm giác đau âm ỉ xung quanh bụng và rốn. Sau đó cơn đau sẽ lan dần xuống ¼ khu vực bụng dưới phía bên phải. Cơn đau tăng lên liên tục trong vài giờ, đau nhiều khi người bệnh ho, hắt hơi.
- Tiểu nhiều, thường xuyên: Viêm ruột thừa sẽ khiến cho các cơ quan bài tiết cũng bị viêm nhiễm gây tiểu nhiều, thường xuyên. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.
- Sốt nhẹ, kèm theo run: Khi bộ phận phúc mạc vị viêm nhiễm sẽ gây triệu chứng sốt từ 38 độ trở lên kèm theo run và ớn lạnh. Đây là một phản xạ tự nhiên khi cơ thể bị nhiễm trùng.
- Cảm giác chán ăn, nôn ói, tiêu chảy: Người bệnh viêm ruột thừa có thể có các triệu chứng: chán ăn, nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Thứ tự xuất hiện của chuỗi triệu chứng này là: Chán ăn -> đau ruột thừa -> Nôn ói.
- Thành bụng bị co cứng: Đây là phản xạ tự nhiên của thành bụng giúp bảo vệ các cơ quan bên trong khi bị tổn thương. Thành bụng liên tục co cứng sẽ làm tăng nguy cơ gây vỡ ruột thừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Chi tiết thông tin cho Đau ruột thừa bên trái hay bên phải, Triệu chứng nào để nhận biết sớm…
Dấu hiệu của vị trí đau bụng ruột thừa là đau bên nào?
Hiện nay rất nhiều người vẫn không biết khi đau bụng thì cách nhận biết dấu hiệu đau ruột thừa đau bên nào? Hay nói cách khác mọi người vẫn chưa biết vị trí đau bụng ruột thừa hoặc đau chỗ nào? Để biết câu trả lời thì bạn cần biết về ruột thừa. Ruột thừa là một trong những bộ phận nằm trong cơ thể của con người nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng. Vì vậy dấu hiệu đau ruột thừa là đau vùng dưới bên phải bụng.
Các triệu chứng của bệnh ruột thừa
Đau bụng kéo dài
Dấu hiệu nhận biết rằng có thể bạn đang bệnh ruột thừa chính là đau bụng kéo dài. Ruột thừa ( Đoạn đầu ruột già ) là bộ phận nhỏ nằm phía dưới bên mạn phải của bụng. Khi ruột bị tắc thì các chất thải trong ruột già tích tụ gây viêm nhiễm tạo ra triệu chứng đau khu vực từ rốn tới bụng. Và phần lớn hiện tượng đau bụng tăng lên theo thời gian từ 6-24 tiếng.
Đau bụng do viêm ruột thừa thường kéo dài từ 6-24 tiếng
Khi bị đau ruột già nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày như đi bộ, ngồi làm việc, lái xe khi đi đường cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn khó chịu hơn.
Nếu bạn bị những cơn đau bụng kéo dài một cách thường xuyên thì cần phải đến ngay bệnh viện một cách sớm nhất để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh tình trạng biến chứng thành viêm ruột thừa cấp và mãn tính. Bệnh đau bụng do tình trạng viêm ruột thừa có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả người già và trẻ nhỏ.
Nôn ói kéo dài kèm theo đau bụng cồn cào
Khi xuất hiện triệu chứng nôn ói kèm theo đau bụng dưới bên phải kéo dài thì chắc chắn bạn đang bị viêm ruột thừa. Khi đau ruột thừa dẫn đến viêm ruột thừa thì bệnh nhân thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy….Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bệnh từ đó có thể dẫn đến viêm ruột thừa mãn tính.
Nôn ói thường xuyên có thể nhận biết bạn bị viêm ruột thừa
Đau bàng quang thường xuyên khi đi tiểu
Theo một nghiên cứu mới nhất tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn thì đau bàng quang thường xuyên mỗi khi đi tiểu là dấu hiệu nhận biết rằng bệnh đau ruột thừa đang phát triển thành viêm ruột thừa và nặng hơn. Do quá trình viêm và nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến sự bài tiết gây ra hiện tượng đau bàng quang ( đi tiểu buốt ).
Thường xuyên đi tiểu buốt là biểu hiện bệnh đau ruột thừa
Hiện tượng chán ăn
Nếu bạn cảm thấy thường xuyên chán ăn thì bạn cũng đừng lo lắng vì có thể có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nếu bạn chán ăn kèm theo đó là những cơn đau bụng thì đây cũng là một hiện tượng về bệnh ruột thừa. Khi hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề do viêm nhiễm đường ruột từ đó sẽ dẫn đến đau bụng kèm hiện tượng chán ăn không muốn ăn đồ gì
Đau ruột thừa dẫn đến tình trạng nôn ói liên tục khiến bạn chán ăn
Sốt nhẹ
Hầu hết những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột thừa đều bị nhiễm trùng do viêm khi đó cơ thể người bệnh thường có các dấu hiệu như: Lạnh tay chân, run nhẹ, sốt nhẹ từ 38-38,5*C….
Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu này bạn có thể đến ngay một số phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra một cách chắc chắn phòng ngừa các bệnh tiêu hóa đặc biệt là bệnh về ruột thừa. Vì khi bị đau viêm ruột thừa lúc đó cơ thể bệnh nhân sẽ giải phóng các chất hóa học để cảnh báo cũng như gửi tế bào tấn công đến hệ tiêu hóa cụ thể là đường ruột và sẽ xuất hiện cảm giác chân tay run, lạnh kèm theo sốt nhẹ…
Sốt nhẹ và run có thể nhận biết bệnh đau ruột thừa
Co cứng thành bụng
Bệnh đau ruột thừa có thể nhận biết qua việc thành bụng co cứng. Khi đau bụng tăng dần dẫn đến nguy cơ bệnh nhân bị vỡ ruột già từ đó gây hiện tượng co cứng bụng.
Thành bụng co cứng dấu hiệu nhận biết bệnh đau ruột thừa
Chi tiết thông tin cho Dấu hiệu và Triệu chứng phổ biến khi bị đau ruột thừa…
Viêm ruột thừa (hay còn gọi là đau ruột thừa) xảy ra nếu ruột thừa của bạn bị viêm hoặc nhiễm trùng. Bệnh được xếp vào một trong những bệnh cấp cứu ngoại khoa và cần được phẫu thuật ngay. Cùng Nhà thuốc An Khang đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem đau ruột thừa bên nào nhé!
1Đau ruột thừa có nguy hiểm không?
Đau ruột thừa là một bệnh cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm thường gặp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, ruột thừa viêm có thể bị vỡ làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Các biến chứng bao gồm:
- Áp xe ruột thừa: là tình trạng áp xe hình thành xung quanh ruột thừa do thủng ruột thừa hoặc do viêm nhiễm mở rộng sang các mô lân cận xảy ra ở 2-6% bệnh nhân viêm ruột thừa.[1]
- Nhiễm trùng ổ bụng: Viêm phúc mạc thường gặp sau 12-24 giờ khi ruột thừa vỡ. Viêm phúc mạc có thể đe dọa tính mạng nếu nhiễm trùng lan rộng khắp ổ bụng.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ ruột thừa bị vỡ có thể xâm nhập vào máu của bạn. Khi đó, chúng có thể gây ra nhiễm trùng huyết. Bệnh đặc biệt nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao nên cần được điều trị ngay.
Một trong những biến chứng của viêm ruột thừa là ap xe ruột thừa
2Nguyên nhân đau ruột thừa
Cho đến hiện nay, nguyên nhân của viêm ruột thừa vẫn chưa được hiểu rõ. Một yếu tố nào đó có thể gây ra tình trạng viêm (kích ứng và sung huyết) hoặc nhiễm trùng trong ruột thừa của bạn. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Chấn thương.
- Sự tắc nghẽn ở phần mở nơi ruột thừa kết nối với ruột.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Bệnh viêm ruột.
- Sự tăng trưởng bên trong ruột thừa.
Ruột thừa bị viêm và ruột thừa bình thường
3Triệu chứng đau ruột thừa
Đau bụng dữ dội ở vùng bụng dưới bên phải (hố chậu phải) – nơi chứa ruột thừa – là dấu hiệu chính của bệnh viêm ruột thừa. Đau di chuyển từ vùng quanh rốn xuống hố chậu phải là triệu chứng phân biệt tốt nhất trong bệnh sử.
Các triệu chứng khác thường xuất hiện đột ngột và trở nên nặng hơn như:
- Đau bụng âm ỉ, đau nhiều hơn khi ho, hắt hơi, hít vào hoặc thay đổi tư thế.
- Bụng căng phồng.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu hoặc tiểu đục.
- Chán ăn (không cảm thấy đói khi bạn thường làm).
- Sốt nhẹ, thường xuất hiện muộn.
- Buồn nôn và nôn.
Viêm ruột thừa gây đau bụng vùng hố chậu phải
4Cách xử lý khi bị đau ruột thừa
TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: Viêm ruột thừa nếu chẩn đoán sớm (trong 6 tiếng đầu), phẫu thuật sẽ rất hiệu quả, nhưng nếu chẩn đoán trễ sẽ xảy ra nhiều biến chứng.
Bên cạnh đó, TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng còn cho biết thêm: Do triệu chứng viêm ruột thừa khá đa dạng, dễ nhầm với một số bệnh khác nên cần lưu ý khi chẩn đoán.
Những điều không nên làm khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm ruột thừa như:
- Nghĩ là đau bụng gió và ra sức cạo gió, vì như vậy sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng và tử vong.
- Hạn chế dùng thuốc giảm đau và kháng sinh khi chưa xác định được nguyên nhân đau vì hai loại thuốc này sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán, kéo dài thời gian bệnh, dẫn đến những biến chứng về sau.
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống khi nghi ngờ viêm ruột thừa.
Khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào nghi ngờ viêm ruột thừa, cần đưa đến khám ngay tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Viêm ruột thừa có thể được chẩn đoán xác định thông qua siêu âm thấy hình ảnh viêm của túi thừa
5Các phương pháp điều trị đau ruột thừa
Thuốc thông thường cho viêm ruột thừa
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong những trường hợp nhiễm trùng huyết hoặc trước khi phẫu thuật cắt ruột thừa để chống lại tình trạng viêm phúc mạc có thể xảy ra hoặc nhiễm trùng niêm mạc khoang bụng.
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp viêm ruột thừa có nhiễm trùng huyết hoặc trước khi phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị lý tưởng nhất đối với viêm ruột thừa.
Bệnh nhân được gây mê toàn thân và ruột thừa được cắt bỏ thông qua một vết rạch ngắn ở phần tư bên phải của bụng. Trong vòng 12 giờ sau khi phẫu thuật, bạn có thể đứng dậy và đi lại. Bạn thường có thể trở lại các hoạt động bình thường sau hai hoặc ba tuần.
Nếu phẫu thuật được thực hiện bằng nội soi, ba đến bốn vết rạch nhỏ hơn sẽ được thực hiện. Với phương pháp này, thời gian hồi phục của người bệnh sẽ nhanh hơn.
Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa giúp bệnh nhân nhanh hồi phục
Dẫn lưu áp xe trước khi phẫu thuật ruột thừa
Nếu ruột thừa đã hình thành một ổ áp xe, bác sĩ sẽ đặt các ống dẫn lưu trong bụng của bạn. Các ống này loại bỏ dịch mủ từ áp xe trước khi phẫu thuật.
Quá trình dẫn lưu có thể mất một tuần hoặc lâu hơn. Trong thời gian này, bạn sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Sau khi hết áp xe, bạn sẽ được phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Dẫn lưu áp xe ruột thừa trước khi phẫu thuật
Bài viết trên nêu khái quát một số thông tin của bệnh viêm ruột thừa. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Chia sẻ với gia đình, người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, WebMD, Health Line
1 tuần trước
105
0
Chi tiết thông tin cho Đau ruột thừa bên nào? Các triệu chứng đau ruột thừa dễ nhận biết…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Dấu Hiệu Đau Ruột Thừa Bên Nào
alobacsihoidekhoe, alobacsi, hỏi để khoẻ, Tư vấn sức khỏe miễn phí, Tư vấn sức khỏe, Sức khỏe 24h, Tin tức Sức khỏe, tin tức alobacsi, sức khỏe, Đau ruột thừa, đau ruột thừa, đau ruột thừa bên nào, viêm ruột thừa, đau ruột thừa bên trái hay phải, viêm ruột thừa cấp, chẩn đoán viêm ruột thừa, siêu âm chẩn đoán viêm ruột thừa, ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành
.