Thảo dược

Dấu Hiệu Bị Dị Ứng – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Dấu Hiệu Bị Dị Ứng có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Dấu Hiệu Bị Dị Ứng trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Video: Mẹ có dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh, Con trai “PHẢN ỨNG” khiến người xem cảm động | Tô Tin Tức ✔ from YouTube · Duration: 1 minutes 42 seconds · 171.4K views · uploaded on 2 weeks ago · uploaded by TÔ TIN TỨC

Bạn đang xem video Mẹ có dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh, Con trai “PHẢN ỨNG” khiến người xem cảm động | Tô Tin Tức ✔ from YouTube · Duration: 1 minutes 42 seconds · 171.4K views · uploaded on 2 weeks ago · uploaded by TÔ TIN TỨC được cập nhật từ kênh TÔ TIN TỨC từ ngày 2 weeks ago với mô tả như dưới đây.

Một số thông tin dưới đây về Dấu Hiệu Bị Dị Ứng:

1. Nguyên nhân dị ứng

Dị ứng bắt đầu khi hệ thống miễn dịch của bạn nhầm một chất bình thường vô hại trở thành một mối xâm nhiễm nguy hiểm. Hệ thống miễn dịch sau đó tạo ra các kháng thể chống lại các chất dị ứng đó và lưu lại trong máu. Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng một lần nữa, các kháng thể này giải phóng một số hóa chất của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như histamine, gây ra các triệu chứng dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, vẩy da động vật, mạt bụi và nấm mốc
  • Một số thực phẩm, đặc biệt là đậu phộng, hạt cây, dị ứng lúa mì, đậu nành, cá, động vật có vỏ, trứng và sữa
  • Côn trùng đốt, chẳng hạn như con ong hoặc ong bắp cày
  • Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin hoặc nhóm thuốc tương tự
  • Mủ cao su hoặc các chất khác mà bạn chạm vào, có thể gây ra dị ứng da

2. Cơ chế và phản ứng dị ứng xảy ra mấy giai đoạn?

Do mỗi tác nhân sẽ có các cơ chế khác nhau gây phản ứng dị ứng trên từng bộ phận cơ thể, sau đây bài viết sẽ nói về cơ chế của phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh là sốc phản vệ.

Sốc phản vệ (Anaphylaxis) là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có liên quan đến nhiều hơn một hệ thống của cơ thể (ví dụ: trên da và đường hô hấp và/hoặc đường tiêu hóa), bắt đầu rất nhanh và có thể gây tử vong. Sốc phản vệ diễn ra với 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mẫn cảm: bắt đầu từ khi dị nguyên vào cơ thể theo đường tiêm, truyền, hít thở, ăn uống, hoặc do tiếp xúc qua da. Thời kỳ tiềm tàng từ 7 đến 10 ngày, trong đó các kháng thể, thường nhất là IgE được sản xuất và gắn vào những bạch cầu ưa bazơ và các dưỡng bào.
  • Giai đoạn thứ hai là giai đoạn hoá sinh bệnh: Đến lần tiếp xúc dị nguyên lần thứ 2, dị nguyên sẽ kết hợp phân tử IgE với sự tham gia của bạch cầu ái toan, điều này giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: histamin, serotonin, bradykinin, prostaglandin D2, các leucotrien (D4, B4)…
  • Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sinh lý bệnh. Trong giai đoạn này các hoạt chất kể trên làm giãn động mạch lớn gây tụt huyết áp, co thắt phế quản gây khó thở co thắt dạ dày, tá tràng gây nên cơn đau vùng bụng, co động mạch não gây đau đầu, choáng váng, hôn mê.

Chi tiết thông tin cho Dị ứng xảy ra như thế nào? Các triệu chứng dị ứng…

1. Dị ứng thức ăn là hiện tượng gì?

Dị ứng thức ăn là hiện tượng cơ thể xảy ra phản ứng quá mức với thành phần nào đó có trong thức ăn, dù là ăn với lượng rất ít. Những phản ứng này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi ăn, nhưng đều khiến người bị cảm thấy khó chịu. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng thức ăn như tuổi tác, giới tính, di truyền, môi trường, thói quen ăn uống,… Trong đó, tuổi tác có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, tình trạng dị ứng với thức ăn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có nguy cơ bị cao hơn người lớn. Điều này được cho là do hệ miễn dịch của các bé chưa phát triển hoàn thiện. 

Dị ứng thức ăn xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ trẻ em mắc cao hơn

2. Các triệu chứng khi bị dị ứng thức ăn là gì?

Triệu chứng và mức độ của dị ứng thức ăn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, loại thức ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nhưng nhìn chung, đều có các biểu hiện cơ bản dưới đây. 

Phát ban và ngứa da

Một trong những dấu hiệu rất dễ nhận biết khi bạn bị dị ứng với thức ăn là ngứa ngáy, phát ban đỏ ở những vùng da mặt (đặc biệt là miệng), da cổ, bàn tay, bàn chân,… 

Ngứa ran trong miệng

Cảm giác ngứa ran trong miệng, nhất là các bộ phận môi, lưỡi, cổ họng,… sau khi ăn cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với các chất có trong đồ ăn. Với những người nhạy cảm thì cảm giác này càng lúc càng khó chịu. 

Tức ngực, khó thở

Không chỉ gây cảm giác ngứa ran ở cổ họng, tình trạng dị ứng với thức ăn nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến vùng họng bị tổn thương, những đường dẫn khí nhỏ bị sưng, vì thế, bạn sẽ cảm thấy khó thở, thở khò khè và tức ngực. 

Dị ứng thức ăn có nhiều biểu hiện như ngứa, phát ban, tức ngực, khó thở,…

Ói mửa, tiêu chảy

Việc đi ngoài và nôn ói liên tục, kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng không loại trừ bị dị ứng thức ăn. Để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, bạn cần đi khám ngay nếu gặp phải tình trạng này. 

Tụt huyết áp

Cảm giác ngứa, tức ngực, khó thở, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy như đã nói ở trên nếu kéo dài mà không có biện pháp điều trị tích cực có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp và bất tỉnh. Lúc này, cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để tránh nguy hiểm.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ thường xảy ra ở những người bị dị ứng với thức ăn đột ngột. Mặc dù tỷ lệ bị sốc phản vệ không cao, nhưng mức độ nguy hiểm rất lớn, nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bất tỉnh, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy người bệnh bị sốc phản vệ sau khi ăn bao gồm:

  • Hạn chế và thắt chặt đường thở.

  • Cổ họng ngứa ran, sưng đỏ khiến việc thở gặp khó khăn.

  • Huyết áp tụt, mập đập nhanh.

  • Mất ý thức.

Một số biểu hiện khác

Tùy cơ địa của mỗi người và cơ chế của dị ứng (dị ứng tức thì hay dị ứng muộn) mà khi bị dị ứng với thức ăn, một số người có thể xuất hiện những biểu hiện khác như viêm da, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho, mất ngủ, mệt mỏi,… Vì những biểu hiện này giống với những bệnh khác nên đôi khi bị lơ là, bỏ qua.

Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói là cũng là dấu hiệu cho thấy bị dị ứng với thức ăn

3. Cách phòng giảm và xử trí hiệu quả khi dị ứng thức ăn

Phòng giảm dị ứng thức ăn

Như đã nói, tỷ lệ em bé bị dị ứng thức ăn cao hơn người lớn nên ba mẹ cần cẩn thận và kỹ lưỡng trong khâu chọn và chế biến thức ăn. Đồng thời, dụng cụ ăn uống của các bé cũng được vệ sinh tỉ mỉ, phòng tránh chất dị ứng dính vào chén, dĩa, muỗng, đũa,… và gây dị ứng cho bé.

Đối với người lớn trong nhà, nên tìm hiểu từng loại thực phẩm, nếu nghi ngờ thực phẩm đó có thể gây dị ứng thì hạn chế sử dụng. Còn những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng thì tốt nhất không dùng.

Với thực phẩm đóng hộp, nên xem thành phần bao gồm những gì, đảm bảo không chứa những chất có thể gây dị ứng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm hết hạn, bởi chúng không chỉ gây dị ứng mà còn có nguy cơ gây ngộ độc. 

Khi xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng như đã nói (ngứa, phát ban, khó thở, đau bụng, đi ngoài,…) sau khi ăn, đặc biệt là ăn thức ăn lạ thì cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và cách điều trị. 

Chọn mua thực phẩm cẩn thận cũng là cách phòng giảm dị ứng thức ăn

Cách xử trí khi bị dị ứng thức ăn

Làm gì khi bị dị ứng hẳn là thắc mắc của nhiều người khi nghi ngờ hoặc xuất hiện các triệu chứng lạ sau khi ăn uống. 

Theo đó, nếu nghi ngờ bị dị ứng với thức ăn thì cần ngưng sử dụng thức ăn đó ngay lập tức, sau đó có thể hòa vitamin C với nước theo liều lượng hướng dẫn rồi uống. Việc này nhằm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Nếu xuất hiện một hoặc một số triệu chứng của dị ứng, cần đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để được bác sĩ thăm khám. 

Trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ, cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực và đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám. 

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đọc sẽ có cách phòng giảm và xử trí hiệu quả khi bị dị ứng thức ăn. Nếu cần tư vấn bất cứ thông tin gì, hãy gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Chi tiết thông tin cho Các triệu chứng cho thấy bạn bị dị ứng thức ăn và cách xử lý…

Bị dị ứng có nguy hiểm không? Đừng xem thường!

1. Nguyên nhân gây dị ứng da

Theo các chuyên gia, tình trạng dị ứng phát sinh do histamin được sản xuất quá mức trong quá trình tiêu diệt dị nguyên khiến cơ thể bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài.

Có rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây bùng phát hiện tượng dị ứng:

– Khói thuốc, bụi bặm, nấm mốc: Những người phải làm việc nơi khói bụi hoặc đi đường mà không che chắn có nguy cơ bị dị ứng da.

– Lông động vật, phấn hoa, hóa chất: Đây là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất.

– Thuốc tây, thuốc bôi ngoài da: Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm có thể gây bỏng rát, ngứa ngáy, khó chịu.

– Mỹ phẩm: Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm không có xuất xứ rõ ràng, kem trộn hay những sản phẩm mỹ phẩm hết hạn sử dụng. Chúng là tác nhân gây dị ứng da khiến nhiều chị em “khốn khổ”.

– Sự thay đổi đột ngột thời tiết: Thường xảy ra khi giao mùa từ nóng sang lạnh.

– Dị ứng thức ăn: Là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến mà không cần điều trị. Có khoảng 30% các trường hợp dị ứng với thức ăn gây ngứa ngáy, nổi mề đay và mẩn đỏ trên da. 

– Yếu tố di truyền: Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử dị ứng với dị nguyên nào thì con cái có khả năng dị ứng dị nguyên đó cao hơn.

– Dị ứng do cơ địa: Cơ địa chiếm đến 80% khả năng dị ứng với bất kỳ nguyên nhân nào đó ở mỗi người. Đặc biệt là những đối tượng có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ dàng bị dị ứng hơn so với người có cơ địa khỏe mạnh bình thường.

– Tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa hoặc dung môi,…

Người bệnh thường không nhận thấy dấu hiệu dị ứng ngay khi tiếp xúc với các dị nguyên, tuy nhiên lâu dần sẽ khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn. Tức là cơ thể đã ghi nhớ sau lần đầu tiếp xúc dị nguyên. Khi đó, những triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện, gây khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.

Gọi hotline 1900638367 hoặc Tải ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

Chi tiết thông tin cho Bị dị ứng da và 5+ dấu hiệu nhận biết sớm…

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là bệnh lý chàm cơ địa, hay còn gọi là chàm thể tạng. Viêm da cơ địa khá phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi và không có tính lây nhiễm. (1)

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm da dị ứng. Theo tỷ lệ phổ biến giữa một số dân tộc thì người châu Á chiếm khoảng 13%; trong khi đó người da trắng vào khoảng 11%, 10% là người da đen và 13% là người Mỹ bản địa.

Viêm da dị ứng còn gọi là chàm thể tạng</p> ” data-image-description=”” data-image-meta=”{"aperture":"0","credit":"","camera":"","caption":"","created_timestamp":"0","copyright":"","focal_length":"0","iso":"0","shutter_speed":"0","title":"","orientation":"0"}” data-image-title=”viêm da dị ứng là gì” data-large-file=”/wp-content/uploads/2022/08/viem-da-di-ung-la-gi.jpg” data-medium-file=”/wp-content/uploads/2022/08/viem-da-di-ung-la-gi-300×177.jpg” data-orig-file=”/wp-content/uploads/2022/08/viem-da-di-ung-la-gi.jpg” data-orig-size=”847,500″ data-permalink=”/viem-da-di-ung/viem-da-di-ung-la-gi/” data-src=”/wp-content/uploads/2022/08/viem-da-di-ung-la-gi.jpg” decoding=”async” height=”500″ loading=”lazy” sizes=”(max-width: 847px) 100vw, 847px” src=”” srcset=”/wp-content/uploads/2022/08/viem-da-di-ung-la-gi.jpg 847w, /wp-content/uploads/2022/08/viem-da-di-ung-la-gi-300×177.jpg 300w, /wp-content/uploads/2022/08/viem-da-di-ung-la-gi-768×453.jpg 768w” width=”847″>
Viêm da dị ứng còn gọi là chàm thể tạng

Cấp độ bệnh lý 

Có thể chia viêm da dị ứng thành 2 cấp độ là cấp tính và mạn tính. (2)

  • Viêm da dị ứng cấp tính: Thời gian bệnh thường kéo dài từ vài ngày cho tới vài tháng. Viêm da dị ứng cấp tính có hiện tượng xuất hiện triệu chứng phù nề, nóng rát, ửng đỏ, có mụn nước,… Nếu xuất hiện bọng nước thì dễ bị vỡ và chảy dịch.
  • Viêm da dị ứng mạn tính: Là tình trạng tái đi tái lại viêm da nhiều lần. Ở cấp độ mạn tính, bệnh gây ra nhiều tổn thương hơn đến da so với dị ứng cấp tính. Việc điều trị viêm da mạn tính cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Chi tiết thông tin cho Bệnh viện đa khoa Tâm Anh…

Triệu chứng dị ứng da

Triệu chứng dị ứng da ở mỗi người mỗi khác nhau, tùy thuộc vào dị nguyên gây dị ứng, mức độ tiếp xúc, tiêu thụ (đối với thực phẩm) của cơ thể với dị nguyên đó.

Thông thường sẽ chia ra các loại dị ứng sau:

1. Dị ứng thức ăn:

Dị ứng thức ăn có thể gây ra nhiều triệu chứng như:
– Sưng phù ở một số bộ phận trên cơ thể (như môi, mắt, lưỡi…)
– Gây ngứa, nổi mề đay,
– Buồn nôn, tiêu chảy.
– Mệt mỏi, khó thở.
Dị ứng do thức ăn do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn thành phần trong thực phẩm là dị nguyên gây hại và tạo ra kháng thể chống lại loại thực phẩm đó gây nên hiện tượng dị ứng da.

8 loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến như:

  1. Sữa bò.

  2. Trứng.

  3. Một số loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, óc chó…)

  4. Đậu phộng.

  5. Hải sản (tôm, cua, mực, sò…)

  6. Lúa mì.

  7. Đậu nành.

  8. Một số loại cá.

Và một số loại thực phẩm khác tùy theo cơ thể của mỗi người, có thể phát sinh thêm trong tương lai. 

2. Dị ứng thời tiết:

Dị ứng da do thời tiết xảy ra khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ nóng-lạnh hoặc độ ẩm ảnh hướng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc là thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, tắc mũi, sổ mũi, mắt sưng, chảy nước…

Dị ứng thời tiết tuy không nghiêm trọng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

3. Dị ứng do vật nuôi:

Vật nuôi rất phổ biến ở Việt Nam là chó và mèo, trong quá trình nuôi, da, lông và các vật ký sinh (rận, ve…) của chúng có thể gây ra dị ứng da ở người nuôi.

4. Dị ứng do thuốc:

Dị ứng da còn đến từ tác dụng phụ của thuốc, những loại thuốc được cảnh bảo dễ gây dị ứng da là: Penicillin, Aspirin, salicylate, sau tiêm chủng vắc xin… 
Bệnh nhân trước khi sử dụng một loại thuốc nào đó cần phải có sự tư vấn của bác sĩ kê đơn, hạn chế dùng thuốc có thành phần gây dị ứng da cho bản thân.

5. Dị ứng do côn trùng chích:

Vết chích của một số côn trùng có chứa nọc độc gây viêm và sưng tấy đối với người bình thường. Tuy nhiên đối với người bị dị ứng, thì nọc của côn trùng là protein lạ và bị hệ miễn dịch tấn công quyết liệt gây nên dị ứng với triệu chứng nặng hơn bình thường: sưng to và đau tại vị trí bị chích, sưng họng, lưỡi, ngứa da, gây khó thở, nôn ói, tiêu chảy thậm chí là bất tỉnh.

6. Dị ứng nấm mốc:

Nấm mốc sinh ra do môi trường ẩm phát tán trong không khí có thể gây ra dị ứng da khi tiếp xúc hoặc thông qua hít thở.

7. Dị ứng thực vật:

Đây cũng là loại dị ứng phổ biến gây ra bởi phấn hoa, nhựa một số loại cây độc như: cây thường xuân, cây sồi…

Dị ứng phân hoa rất phổ biến ở các nước phương tây.

8. Một số dị nguyên gây dị ứng khác:

Dị nguyên gây dị ứng da ở người không giới hạn trong các nguyên nhân trên, mà còn tùy vào hệ miễn dịch của con người, các vật chất, vật liệu mới.
Ví dụ có người bị dị ứng với latex trong các loại găng tay y tế, bao cao su, dị ứng với kim loại như nickel…

—————————
Nguồn: 
Healthline.com: Allergies Overview: Symptoms, Treatments, and More
NHS.UK: Allergies – Symptoms – NHS

Chi tiết thông tin cho Dị ứng da-nguyên nhân và triệu chứng…

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là tình trạng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều chỉnh không kịp hoạt động sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài như phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết.

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và chia ra thành 2 loại:

Dị ứng thời tiết nóng

Trong những ngày nắng vào mùa hè, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi khiến làn da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, dễ gây tình trạng viêm nhiễm, cơ thể bị mất nước.

Tình trạng nay cũng khiến cho bệnh dị ứng thời tiết trở nên nặng hơn.

Dị ứng thời tiết lạnh

Khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 20 độ C vào mùa đông, không khí hanh khô khiến làn da trở nên thô ráp hoặc ngày mưa ẩm ướt đều làm cho dị ứng thời tiết xảy ra.

Dị ứng thời tiết do nguyên nhân nào?

Sự thay đổi thời tiết đột ngột được xác định là nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết, điều này làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi, đặc biệt vào những khoảng thời gian giao mùa.

Làn da là nơi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Do tiết nhiều mồ hôi nên da trở nên ẩm ướt vào những ngày nắng nóng hoặc do chất sừng bị mất nước nên da trở nên thô ráp vào những ngày trời lạnh đều là những biến đối khiến protein trong cơ thể kích ứng với cơ thể, xuất hiện tình trạng phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết.

Dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ đột ngột

Triệu chứng dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có biểu hiện ngoài da bao gồm:

  • Ban đỏ, kèm ngứa nổi trên da khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhất là ở các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ gây khó chịu, bị làm phiền với người bệnh.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
  • Khắp cơ thể nổi mề đay cấp tính, rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột được gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.

Chi tiết thông tin cho Dị ứng thời tiết: Bệnh ngoài da phổ biến nhiều người mắc phải…

Dị ứng da là gì?

Da dị ứng là tình trạng phản ứng quá mẫn khi hàng rào bảo vệ da bị rối loạn  khiến da bị viêm nhiễm bởi nhiều tác nhân gây dị ứng như: bụi bẩn, lông thú vật, phấn hoa, thực phẩm, thuốc hoặc vắc xin… Ngoài ra, dị ứng da, khiến da viêm nhiễm còn có thể đến từ bệnh lý do chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc và đào thải các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể kém. Các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể tích tụ dưới da gây ngứa, nóng trong người. 

Nguyên nhân gây dị ứng da

Da dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng tạo ra phản ứng viêm nhiễm dưới dạng cấp hoặc mãn tính đến từ nhiều nguyên nhân. Dị ứng da gồm những loại sau:

Viêm da tiếp xúc: Da bị dị ứng do tiếp xúc với những yếu tố gây mẫn cảm cho da như: bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú, vết đốt của côn trùng, mỹ phẩm… Tùy mức độ tiếp xúc nhiều hay ít, loại độc hại của tác nhân (điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người), người bệnh sẽ có mức độ dị ứng khác nhau như: nổi ban đỏ, ngứa ngáy ở vùng da.

Da bị dị ứng có thể đến từ những tác nhân bên ngoài

Dị ứng thời tiết: Dị ứng da còn xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể không thích ứng kịp. Điều này thấy rõ khi da phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu.

Dị ứng da do thực phẩm: Cơ thể có thể không dung nạp thực phẩm ở một số thời điểm trong đời như: dị ứng sữa, dị ứng trứng, dị ứng các loại hạt, dị ứng động vật có vỏ, dị ứng đậu nành… Điều này liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn với thành phần trong thực phẩm là yếu tố xâm nhiễm gây hại và tạo ra kháng thể chống lại thực phẩm gây nên hiện tượng dị ứng da.

Bệnh chàm: Trường hợp này thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh thường tái phát thường xuyên cho đến khi trưởng thành. Đây là bệnh mãn tính thường gây khô, nổi mẩn đỏ, và có cảm giác châm chích, ngứa ngáy ở vùng da mặt và da ra tay, chân. 

Mề đay cấp tính và phù mạch: Triệu chứng của nồi mề đay là da sưng đỏ, vết loang lổ xuất hiện trên da đến từ hậu quả của dị ứng hoặc các lý do khác. Bên cạnh đó, phù mạch là một phản ứng cũng tương tự như mề đay, tuy nhiên sự sưng nề của da và niêm mạc xảy ra trong thời gian ngắn và thường xảy ra ở môi và mắt. 

Dị ứng da do dùng thuốc và bệnh lý: Dị ứng da còn đến từ tác dụng phụ của thuốc, những loại thuốc được cảnh bảo dễ gây dị ứng da là Penicillin, Aspirin, salicylate, sau tiêm chủng vắc xin… Ngoài ra, dị ứng da, nổi mẩn đỏ còn liên quan đến các bệnh lý khác như gan, nên cần thăm khám để biết rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh. 

Khi chức năng của gan bị suy giảm, khả năng chống độc và đào thải chất độc bị hạn chế khiến các chất cặn bã tích tụ dưới da gây nên hiện tượng ngứa ngáy. Vì vậy, cần có biện pháp chủ động chống độc cho gan từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau như viêm gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, xơ gan…

Triệu chứng cơ bản của dị ứng da

Theo các chuyên gia, dị ứng da thường có những biểu hiện cơ bản sau đây:

Da dị ứng thường bị sưng đỏ, ngứa ngáy, có khi bị mưng mủ

  • Da khô nứt nẻ, bong tróc
  • Có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, châm chích
  • Da bị sưng viêm, phù nề, nổi mẩn đỏ
  • Nổi mề đay hoặc phát ban
  • Các đốm nhỏ li ti xuất hiện trên da
  • Mắt đỏ và ngứa
  • Họng, lưỡi, môi sưng
  • Da xuất hiện mụn nước, mủ 
  • Dị ứng da mặt sưng đỏ, mẩn ngứa

Ngoài những triệu chứng cơ bản trên, dị ứng da có một số biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy hô hấp, sụt cân… 

Cách phòng ngừa và cách trị dị ứng

Dị ứng da là căn bệnh dễ xảy ra nhưng khó điều trị dứt điểm vì liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa. Việc phòng ngừa và chữa trị dị ứng da cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp nhất. 

Nếu dị ứng da do những tác động bên ngoài, thì người bệnh nên cách ly với các tác nhân gây dị ứng như: tránh bụi bẩn, giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế sử dụng nước hoa, không cắm những loại hoa có nhiều mùi thơm trong nhà, tránh sử dụng các hóa mỹ phẩm (sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt…) có mùi thơm; Hạn chế sử dụng những thực phẩm khiến cơ thể bị dị ứng.

Trường hợp dị ứng da xuất phát từ bên trong cơ thể như nóng gan thì cần thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, có thể sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết (dùng thuốc bôi hoặc uống). 

Gan được xem là “nhà máy vạn năng” trong cơ thể, trong đó vai trò chống độc, đào thải những chất cạn bã là vô cùng quan trọng. Vì vậy, chủ động chống độc cho gan chính là yếu tố quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ dị ứng da do chức năng gan suy yếu. 

Quốc Vinh

Chi tiết thông tin cho Dị ứng da – nguyên nhân triệu chứng và cách điều tri…

Dị ứng là gì?

Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những chất không gây hại. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:

  • Sốc phản vệ: là một phản ứng dị ứng nặng, có thể gây tử vong. Nó gây tổn thương đến nhiều bộ phận của cơ thể và có thể xuất hiện rất nhanh;
  • Bệnh hen suyễn: là một bệnh mãn tính làm viêm và hẹp đường dẫn khí của phổi, gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở, đau thắt ngực, và ho. Ở những người bị dị ứng hen suyễn, các triệu chứng hen suyễn có thể được kích hoạt khi tiếp xúc với một chất gây ra dị ứng;
  • Viêm da dị ứng (chàm): còn được gọi là bệnh chàm, là một tình trạng viêm da không lây nhiễm. Đặc trưng của bệnh là tình trạng khô, ngứa da có thể chảy dịch khi trầy xước;
  • Dị ứng do môi trường: xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với một chất vô hại như phấn hoa hay lông thú. Triệu chứng có thể là phản ứng dị ứng trong mũi (viêm mũi dị ứng, hoặc sốt cỏ khô) và trong phổi (bệnh suyễn);
  • Dị ứng thực phẩm: dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một thực phẩm vô hại. Các loại thực phẩm thường gây ra phản ứng dị ứng là sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, đậu nành, lúa mì, cá và hải sản.

Bệnh dị ứng khá phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kỳ ai

Tại sao bạn nên quan tâm về bệnh dị ứng?

Hầu hết dị ứng không thể chữa khỏi và bạn phải sống với nó suốt đời. Ngoài ra, các triệu chứng dị ứng khác nhau từ người này sang người khác, có thể là những biểu hiện nhẹ nhưng cũng có thể là sốc phản vệ – một trường hợp cấp cứu có khả năng đe dọa mạng sống. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu và biết rõ về chứng dị ứng của bạn và của người thân.

Chi tiết thông tin cho Dị ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết dị ứng | Pacific Cross Việt Nam…

Người bị dị ứng thường có triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nào?

Triệu chứng của dị ứng là gì hay biểu hiện của dị ứng là gì? Câu trả lời là tùy thuộc vào loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau, chẳng hạn như:

  • Dị ứng thức ăn: sưng miệng, nổi mề đay, buồn nôn, phát ban…
  • Dị ứng thời tiết: nghẹt mũi, chảy nước mũi, sưng mắt…

Vậy người bị dị ứng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể gây sốc phản vệ với những biểu hiện như khó thở, chóng mặt và mất ý thức, thậm chí là gia tăng nguy cơ tử vong. Do đó, nếu bạn có các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây dị ứng là gì?

Tình trạng dị ứng bắt đầu xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn một chất thường vô hại thành mối nguy hiểm. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể cảnh báo cho chất gây dị ứng cụ thể đó. Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng một lần nữa, các kháng thể này có thể giải phóng một số hóa chất trong hệ miễn dịch, chẳng hạn như histamine, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi và nấm mốc
  • Một số thực phẩm, đặc biệt là đậu phộng, hạt cây, lúa mì, đậu nành, một số loại cá, động vật có vỏ, trứng và sữa
  • Côn trùng đốt, chẳng hạn như vết ong đốt hay vết bọ chó cắn
  • Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin
  • Mủ cao su, nhựa cây sơn độc hoặc các chất khác mà bạn chạm vào có thể gây ra phản ứng dị ứng da

Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm bạn tăng nguy cơ bị dị ứng, như:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hoặc chàm
  • Trẻ em
  • Người bị hen suyễn hoặc đang mắc phải một tình trạng dị ứng khác.

Chi tiết thông tin cho Bị dị ứng có nguy hiểm không? Đừng xem thường!…

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Dấu Hiệu Bị Dị Ứng này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Dấu Hiệu Bị Dị Ứng trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Có thể bạn quan tâm:  Các Nhóm Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button