Đau Cổ Họng Bên Trái – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Đau Cổ Họng Bên Trái có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đau Cổ Họng Bên Trái trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: { Đồng Dao 14/02/2015 } Ngủ bên chân mẹ – Hoài Lâm
Bạn đang xem video { Đồng Dao 14/02/2015 } Ngủ bên chân mẹ – Hoài Lâm được cập nhật từ kênh Nhung Nguyen từ ngày 2015-03-02 với mô tả như dưới đây.
Please take out with full credit and do not re-upload without permission.
1. Một số nguyên nhân thường gặp
- Dị ứng thuốc, thực phẩm hoặc tác dụng phụ của thuốc: các dị ứng có thể ở mức độ nhẹ với các triệu chứng ngứa họng hoặc đau khoang miệng. Một số loại thuốc cũng có thể gây khó chịu ở họng như ho khan, ngứa ngáy, đau xuất tiết dịch ở họng, cảm giác họng sưng phồng, nuốt khó, khó thở… bắt đầu ngay sau khi mới dùng thuốc.
Người bị dị ứng thuốc cũng có thể có phản ứng đau, ngứa, khó chịu ở họng
- Nhiễm khuẩn, vi rút: các virut gây bệnh cảm lạnh thông thường hoặc virut cúm có thể gây ra ngứa, đau, khó chịu ở họng.
- Sỏi amidan: do tiến trình viêm mạn tính, trong các ngách của amidan có chứa nhiều “viên sỏi” được hình thành từ thức ăn, xác vi khuẩn và chất tiết của mô amidan, khi bị bệnh này bệnh nhân thường có triệu chứng nuốt vướng một bên, hôi miệng và thỉnh thoảng khạc ra viên sỏi giống như 1/2 hạt cơm hoặc 1/4 hạt đậu phộng, màu vàng nhạt, rất hôi.
Sỏi amidan có thể gây đau nhức họng
- Viêm mũi xoang cùng bên: bệnh nhân có cảm giác rát, gây đau một bên thành họng, đặc biệt sau khi ngủ dậy, nghẹt mũi, chảy mũi, ho, người mệt mỏi uể oải…
- Trào ngược dạ dày thực quản: đây là tình trạng thường gặp, bệnh nhân có các biểu hiện như như ợ hơi, ợ chua, cảm giác vướng trong họng và các triệu chứng về tiêu hóa như ăn khó tiêu, đầy hơi họăc đau thượng vị.
- Các nguyên nhân hiếm gặp hơn như ung thư vòm mũi họng, ung thư thành bên họng, ung thư hạ họng thanh quản. Trong giai đoạn đầu của các bệnh lý này có thể có triệu chứng đau mơ hồ ở một bên họng và có thể chưa có hạch. Ở giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn bao gồm: chảy máu cam, nhức đầu, mờ mắt, hắt xì, ù tai, đau đầu, khàn tiếng kéo dài… Tùy từng vị trí của khối u mà dấu hiệu bệnh sẽ cụ thể hơn.
Ung thư vòm họng cũng có thể gây đau họng khi nuốt
2. Nên uống thuốc gì trong trường hợp này?
Do chưa chẩn đoán chính xác bệnh lý bạn gặp phải nên chúng tôi chưa thể đưa ra lời khuyên cụ thể. Tốt nhất, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân, từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Đau cổ họng bên trái là gì?
Đau họng trái là tình trạng cổ họng bị ngứa và đau rát chỉ ở phía bên trái. Triệu chứng thường khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau rát họng trái là do virus và vi khuẩn. Các tác nhân gây bệnh này có thể tấn công vào đường hô hấp, gây viêm, đau họng. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn tới tình trạng này như do nói quá nhiều và lâu, do dị ứng, trào ngược dạ dày, thực quản…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau rát cổ họng là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả
Đau cổ họng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau họng là một triệu chứng phổ biến, thường liên quan tới cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, khi cổ họng chỉ đau ở phía bên trái, đây có thể là cảnh báo cho một bệnh lý khác. Sau đây là một số bệnh và tình trạng thường gặp, khiến bạn mắc phải triệu chứng khó chịu này:
Sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết là bộ phận có nhiều ở khu vực hai bên cổ, đóng vai trò giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Khi bị nhiễm virus hay vi khuẩn, các hạch bạch huyết này có thể bị viêm và sưng lên, gây đau rát họng.
Nếu chỉ có hạch bạch huyết phía cổ trái bị sưng, bạn sẽ gặp phải triệu chứng đau họng bên trái. Một số bệnh có thể gây sưng hạch bạch huyết bao gồm:
- Cảm cúm
- Cảm lạnh
- Viêm họng hạt
- Nhiễm khuẩn tai
- Nhiễm trùng hoặc áp xe răng
Viêm amidan
Amidan là tổ chức nằm ở hai bên phía sau cổ họng. Các virus, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng và viêm sưng bộ phận này. Đôi khi, tình trạng viêm amidan chỉ xảy ra ở một bên và khiến bạn bị đau rát cổ họng trái.
Viêm amidan cũng đi kèm với một số triệu chứng khác như:
- Khó nuốt
- Sốt
- Amidan sưng đỏ, có mủ
- Đau đầu
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Hơi thở hôi
Tổn thương dây thanh quản
Thanh quản bị tổn thương là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra đau họng. Đây là tình trạng thường gặp ở các đối tượng thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, người dẫn chương trình… Biên độ và cường độ nói cao sẽ kích thích, gây tổn thương, có thể hình thành vết loét hoặc làm dây thanh quản bị sưng tấy.
Nếu một bên dây thanh quản bị kích thích nhiều hơn, bạn sẽ chỉ thấy cổ họng trái đau rát. Bên cạnh đau họng, việc tổn thương thanh quản cũng khiến giọng nói trở nên thay đổi. Người bệnh có thể bị khàn giọng, mất giọng, ho khan, khô họng.
Chảy dịch mũi sau
Các tuyến trong mũi và cổ họng thường xuyên tiết ra chất nhầy. Tuy nhiên, khi bạn nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm hoặc bị dị ứng…, chất nhầy có thể tiết ra nhiều hơn. Nếu mũi bị nghẹt, dịch mũi có thể chảy xuống họng, gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau.
Dịch tiết này sẽ gây kích ứng, làm cổ họng đau và ngứa. Bạn có thể cảm thấy cơn đau chỉ ở phía họng trái rõ nhất là vào buổi sáng, nếu đêm hôm trước nằm ngủ nghiêng một bên.
Trào ngược dạ dày – thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày, như thức ăn và dịch vị, trào lên cổ họng và thực quản. Khi đó, acid dịch vị có thể làm tổn thương cổ họng và gây đau rát.
Đau cổ họng trái do trào ngược dạ dày thực quản thường nặng hơn vào buổi tối, khi bạn nằm ngủ. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: đau rát ngực, vướng họng, khàn tiếng, ho khan…
Nhiễm trùng hoặc áp-xe quanh răng
Áp-xe quanh răng là một ổ chứa mủ nhiễm trùng, do vi khuẩn gây ra. Túi mủ này thường hình thành ở chân răng, gây ra cơn đau dữ dội, lan đến xương hàm và tai ở một bên mặt. Các hạch bạch huyết ở cổ cũng có thể bị sưng và dẫn đến tình trạng đau rát ở cổ họng bên trái.
Tình trạng này thường liên quan đến nhiễm trùng răng khôn, do những răng này thường không có đủ chỗ để phát triển bình thường và khó làm sạch. Do đó, khi mọc răng khôn, bạn nên tới nha khoa để kiểm tra và nhổ bỏ nếu cần thiết.
Ung thư
Ung thư là một nguyên nhân ít phổ biến, nhưng cũng có thể dẫn tới đau họng. Các khối u ở họng, lưỡi hay thanh quản đều có khả năng làm xuất hiện triệu chứng đau rát cổ họng trái.
Người bệnh thường rất khó phát hiện ung thư ở thời kì đầu của bệnh. Khi bước vào giai đoạn sau, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ hơn như sờ thấy khối u rõ rệt, đau rát một bên họng kéo dài, khàn giọng, đờm hoặc nước bọt lẫn máu… Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy giảm ở bệnh nhân ung thư càng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công, khiến họng trở nên đau hơn.
☛ Xem thêm tại: Bị đau họng, rát họng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả
Chi tiết thông tin cho Đau họng bên trái có nguy hiểm không? Cảnh báo điều gì?…

Điểm mặt 9 nguyên nhân gây đau họng một bên
Đau họng một bên (bị đau ở cổ họng bên phải hay đau cổ họng bên trái) có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
1.Covid-19 gây đau họng một bên
Đau họng là một trong nhiều triệu chứng Covid-19. Cũng giống như bất kỳ bệnh do nhiễm vi rút nào khác, việc nhiễm virus gây bệnh Covid-19 có thể kích hoạt các hạch bạch huyết sưng lên và chảy dịch mũi, dẫn đến việc gây đau một bên cổ họng.
Do đó nếu nghi ngờ triệu chứng đau họng một bên là do Covid-19, bạn cần test nhanh Covid-19 để có hướng điều trị và chăm sóc sưc skhoer kịp thời.
Nếu xascn định được nguyên nhân đau họng là do Covid-19, bạn có thể dùng áp dụng các biện pháp sau:
- Dùng thuốc hạ sốt và giảm đau như Tylenol hoặc Motrin
- Dùng viên ngậm hoặc thuốc ho khác
- Thêm một thìa cà phê mật ong vào nước hoặc trà nóng của bạn
- Uống đủ nước trong suốt cả ngày
- Ăn kem hoặc thức ăn lạnh nếu cổ họng của bạn bị kích thích vì ho và bạn thích hợp với biện pháp này
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
Đối với những người bị đau một bên họng do Covid-19 gây ra các vấn đề về xoang, tắc nghẽn, đau tai hoặc đau mặt, hãy thử dùng thuốc thông mũi hoặc thuốc dị ứng.
2. Chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy chảy ra phía sau mũi. Người bị chảy dịch mũi sau thường có cảm giác dịch nhầy tích tụ bên trong cổ họng và hơi thở có mùi.
Các tuyến trong mũi và cổ họng thường sản xuất 1 – 2 lít chất nhầy mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra lượng chất nhầy nhiều hơn bình thường. Khi không thể thoát ra ngoài đúng cách, chất nhầy sẽ chảy xuống họng và khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Chảy dịch mũi sau thường kích ứng cổ họng và gây ra cảm giác đau. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên họng, đặc biệt là sau khi bạn thức dậy ở tư thế ngủ một bên. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc thông mũi, chẳng hạn như pseudoephedrine.
3. Viêm amidan khiến bạn bị đau một bên họng
Viêm amidan là căn bệnh phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng, thường là do nhiễm trùng. Đôi khi tình trạng viêm chỉ ảnh hưởng đến một amidan, dẫn đến đau một bên họng.
Ngoài ra triệu chứng đau một bên cổ họng, viêm amidan còn có các triệu chứng khác, bao gồm:
- Sốt
- Hôi miệng
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi
- Sưng hạch bạch huyết
- Amidan sưng đỏ kèm theo mủ
- Khó nuốt
- Đau đầu
- Đau bụng
- Có hiện tượng xuất huyết amidan
Thông thường, viêm amidan do virus sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày. Để giảm đau 1 bên họng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như súc miệng bằng nước muối. Trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc kháng sinh để điều trị.
4. Áp xe quanh amidan
Áp xe quanh amidan là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, tạo thành túi mủ xung quanh một amidan. Nó thường là biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan do vi khuẩn.
Tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn ở cả 2 bên họng. Tuy nhiên, cơn đau sẽ tồi tệ hơn ở phía amidan bị ảnh hưởng khiến bạn có cảm giác đau 1 bên họng rõ rệt hơn bên còn lại. Ví dụ như, tình trạng áp xe quanh amidan phải dễ khiến bạn bị đau họng bên phải. Ngược lại, nếu áp xe quanh amidan trái, bạn thường bị đau họng bên trái. Các triệu chứng khác của áp xe quanh amidan bao gồm:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Nói khó
- Đau ở bên tai bị ảnh hưởng
- Hôi miệng
- Chảy nước dãi
- Khàn tiếng
- Gặp khó khăn khi nuốt…
Tình trạng áp xe quanh amidan đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ sử dụng kim hoặc tạo ra một vết mổ nhỏ nhằm hút mủ từ khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn.
5. Lở miệng gây đau một bên cổ họng
Lở miệng là sự hình thành của các vết loét nhỏ bên trong miệng. Các vết loét có thể xuất hiện ở phía trong má, trên hoặc dưới lưỡi, bên trong môi hoặc ở vòm miệng phía sau cổ họng. Phần lớn các vết loét đều có kích thước nhỏ, có dạng hình tròn với đường viền màu đỏ, phần trung tâm thường có màu trắng hoặc vàng.
Dù có kích thước nhỏ, chúng vẫn có thể khiến bạn cảm thấy đau rát. Các vết loét hình thành ở một góc phía sau cổ họng có thể gây ra cảm giác đau họng một bên (bên bị ảnh hưởng).
Tình trạng lở miệng thường tự hết trong vòng 2 tuần. Để giảm đau, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc OTC, chẳng hạn như benzocaine.
6. Sưng hạch bạch huyết gây đau họng một bên
Các hạch bạch huyết có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hạch bạch huyết bị sưng chứng tỏ cơ thể của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó, chẳng hạn như nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở cổ, dưới cằm, nách hoặc háng.
Có rất nhiều hạch bạch huyết nằm tại vùng đầu và cổ. Khi chúng bị sưng, bạn có thể cảm thấy vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi vô tình tác động đến chúng. Các hạch bạch huyết gần khu vực bị nhiễm trùng thường sưng lên. Chỉ cần một hạch bạch huyết bị sưng cũng đủ khiến bạn cảm thấy đau 1 bên họng.
Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết bị sưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư hoặc HIV. Do đó, bạn nên đi khám ngay khi hạch bạch huyết bị sưng kèm theo các triệu chứng sau:
- Tình trạng sưng hạch kéo dài trên 2 tuần
- Sút cân
- Đổ mồ hôi đêm
- Sốt kéo dài
- Mệt mỏi
- Các hạch cứng hoặc phát triển nhanh
- Các hạch sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới của cổ
- Đỏ da hoặc viêm tại các vị trí có hạch sưng
- Khó thở
7. Đau dây thần kinh lưỡi – hầu và dây thần kinh sinh ba
Đau dây thần kinh lưỡi – hầu và dây thần kinh sinh ba là tình trạng tương đối hiếm gặp. Nó xảy ra đột ngột, gây ra cảm giác đau dữ dội quanh ống tai, lưỡi, amidan, hàm hoặc mặt. Các cơn đau này thường chỉ xuất hiện ở một bên mặt.
Đau dây thần kinh lưỡi – hầu thường xảy ra ở phía sau cổ họng hoặc lưỡi. Nó thường được kích hoạt khi bạn nuốt và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Đau dây thần kinh sinh ba thường xảy ra ở vùng mặt hoặc bên trong miệng. Cơn đau có thể đột ngột hoặc kéo dài với mức độ đau tăng dần. Cảm giác đau thường tăng lên khi bạn chạm vào mặt, ăn uống và tiếp xúc với một thứ gì đó.
Cả hai tình trạng trên sẽ được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thần kinh, chẳng hạn như carbamazepine, gabapentin hoặc pregabalin.
8. Áp xe răng hoặc nhiễm trùng
Áp xe răng là một tập hợp chứa mủ do nhiễm vi khuẩn, thường được hình thành ở đầu chân răng. Nó có thể gây ra cảm giác đau đớn dữ dội ở xương hàm, tai và một bên mặt. Các hạch bạch huyết quanh cổ và họng của bạn cũng có thể bị sưng và gây đau 1 bên họng. Bạn có thể cảm thấy bị đau ở cổ họng bên phải hay đau cổ họng bên trái tùy phía nào bị ảnh hưởng.
Các dấu hiệu khác cho thấy răng bị nhiễm trùng bao gồm:
- Nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh
- Cảm thấy đau khi nhai
- Sốt
- Sưng ở mặt hoặc má
- Sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ
Nhiễm trùng răng khôn là tình trạng nhiễm trùng răng phổ biến nhất. Răng khôn gồm 4 chiếc, mọc ở phía sau cùng của hàm và thường không đủ không gian để phát triển bình thường. Ngay cả khi được mọc ra từ nướu, răng khôn vẫn rất khó để vệ sinh. Do đó, chúng thường dễ bị nhiễm trùng hơn. Răng khôn bị nhiễm trùng có thể gây đau, sưng hàm và gây khó khăn cho việc mở miệng.
Nếu răng khôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đến nha sĩ để loại bỏ chúng. Nếu bạn bị áp xe răng, nha sĩ có thể tiến hành rạch vết mổ để làm sạch mủ. Bạn cũng có thể cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
9. Viêm thanh quản gây đau họng một bên
Nhiều người thường thắc mắc đau 1 bên họng là do đâu nếu đã loại trừ được nguyên nhân kể trên? Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn có thể bị đau một bên họng (phía bị ảnh hưởng) nếu bị viêm thanh quản. Viêm thanh quản là tình trạng viêm xảy ra ở dây thanh quản. Nói quá nhiều, dây thanh quản bị kích thích, nhiễm virus là những nguyên nhân gây viêm thanh quản phổ biến nhất.
Các dây thanh âm trong thanh quản có nhiệm vụ mở và đóng để tạo ra âm thanh. Khi chúng bị sưng hoặc kích ứng, bạn có thể cảm thấy đau và thay đổi giọng nói. Nếu một dây thanh âm bị kích thích nhiều hơn so với dây kia, bạn sẽ bị đau họng một bên.
Bên cạnh đó, viêm dây thanh quản còn có các triệu chứng khác như:
- Khàn tiếng
- Mất tiếng
- Nghe thấy tiếng động lạ trong cổ họng
- Khô họng
- Ho khan
Viêm thanh quản thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dành thời gian để cổ họng được nghỉ ngơi trong giai đoạn này. Trường hợp, triệu chứng đau 1 bên họng hay các triệu chứng kể trên có xu hướng trầm trọng hơn theo thời gian, bạn nên đi khám ngay nhé!
Đau họng một bên: Khi nào bạn cần đi khám?
Hầu hết các cơn đau họng đều do virus gây ra, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên đi khám sớm nếu có các triệu chứng sau đây:
- Sốt cao
- Khó thở
- Không thể nuốt thức ăn và chất lỏng
- Cảm thấy đau dữ dội
- Thở gấp bất thường
- Nhịp tim nhanh
- Có dấu hiệu của phản ứng dị ứng.
Bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau họng một bên không thuyên giảm sau vài ngày. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc OTC để giảm đau hoặc kiểm soát các triệu chứng khác.
Chi tiết thông tin cho 8 nguyên nhân phổ biến gây đau họng một bên và cách xử lý…
Nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải là bị gì?
Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông, chuyên gia hô hấp có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị: Tình trạng nhiễm trùng hầu họng và một số bệnh lý liên quan có thể tác động khiến cho ống dẫn thức ăn và cổ họng bị tắc nghẽn và bị viêm. Điều này khiến cho bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau họng bên trái, phải khi nuốt nước bọt hoặc khó nuốt.
Tùy thuộc vào mức độ đau rát cổ họng và những biểu hiện đi kèm, nguyên nhân khiến tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt xuất hiện có thể là một trong những bệnh lý, vấn đề sau:
1. Bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng còn được gọi là nhiễm trùng họng. Theo các chuyên gia, viêm họng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt.
Bệnh viêm họng không phải là một bệnh lý nguy hiểm và có thể dễ dàng kiểm soát tại nhà. Bên cạnh đó bệnh thường không để lại những tổn thương về sau cũng như các di chứng.
Tuy nhiên đối với một số trường hợp viêm họng do hầu họng bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh nên sớm thăm khám và sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa vi khuẩn lây lan đến những cơ quan lân cận và gây bệnh.
Bên cạnh hiện tượng nuốt nước bọt đau họng, những người bị viêm họng còn nhận thấy một số biểu hiện khác xuất hiện trên cơ thể và vùng cổ họng. Bao gồm:
- Có cảm giác đau nhiều ở vòm miệng
- Sốt
- Sưng hạch bạch huyết. Đồng thời bệnh nhân có biểu hiện đau rát ở bên phải, bên trái hoặc ở cả hai bên cổ
- Xuất hiện một hoặc nhiều mảng có màu trắng trên amidan
- Xuất hiện nhiều đốm đỏ trên vòm miệng.
Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau đó, các triệu chứng bất thường lại quay trở lại. Lần này, cổ họng chị bị khô rát, sưng đỏ, nuốt nước bọt thôi cũng thấy đau, ăn uống hay nói chuyện có cảm giác đau tấy lên. Bề mặt của vòm họng không được nhẵn mịn như bình thường mà lại sần sùi, nổi lên nhiều hạt li ti, cảm giác khó chịu, ho ngứa suốt cả tuần.
Xem thêm những chia sẻ của chị Hà về hành trình đá bay viêm họng hạt đeo bám nhiều năm TẠI ĐÂY
2. Bệnh viêm amidan
Tình trạng nuốt nước bọt đau họng thường xảy ra khi bạn bị viêm amidan. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng một hoặc cả hai amidan có dấu hiệu nhiễm trùng.
Khi bệnh viêm amidan không được kiểm soát và ngày càng trở nặng, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau rát xảy ra ở cổ họng ngày càng nghiêm trọng hơn. Điều này gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến các hoạt động ăn uống.
Viêm amidan được xác định là một bệnh truyền nhiễm. Bởi nguyên nhân khiến bệnh lý hình thành và phát triển là do cơ thể và vùng hầu họng bị virus xâm nhập. Ngoài ra bệnh viêm amidan còn có nguy cơ khởi phát cao khi vị trí này vi khuẩn xâm nhập hoặc đây có thể là hệ quả từ bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.
Một số triệu chứng dưới đây sẽ xuất hiện khi bạn bị viêm amidan:
- Cổ họng có cảm giác đau rát nghiêm trọng khi nuốt nước bọt
- Sốt cao
- Cổ hoặc quai hàm bị mềm
- Amidan sưng to
- Xuất hiện các đốm có màu vàng hoặc màu trắng trên amidan
- Miệng xuất hiện mùi hôi thối khó chịu.
LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
3. Bệnh viêm thực quản
Thực quản còn được Y học gọi là ống dẫn thức ăn. Đây vừa là một con đường vừa là một cơ quan giúp con người đưa lượng thức ăn và chất lỏng vào cơ thể từ miệng đến dạ dày để thực hiện quá trình tiêu hóa.
Viêm thực quản thể hiện cho tình trạng ống dẫn thức ăn có dấu hiệu viêm và đau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến khiến bệnh viêm thực quản xuất hiện là do trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Bởi khi bị trào ngược dạ dày, lượng axit có thể di chuyển từ dạ dày lên thực quản và gây bệnh.
Bên cạnh đó lượng axit trào ngược từ dạ dày có thể tác động lên cổ họng và khiến bệnh nhân bị đau họng kéo dài. Đồng thời khiến cổ họng bị viêm và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Ngoài tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, những người bị viêm thực quản còn thường xuyên đối mặt với các triệu chứng khó chịu sau:
- Đau tức ngực
- Ho
- Ợ chua hoặc ợ nóng
- Đau bụng
- Giọng khàn
- Buồn nôn hoặc nôn ói.
4. Viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản được xác định là một trong những dạng nhiễm trùng cổ họng dễ xảy ra. Bệnh hình thành và phát triển khiến vùng thượng vị bị viêm. Vùng thượng vị là vạt sau của cổ họng. Bộ phận này mang nhiệm vụ ngăn cản các loại thức ăn, thức uống đi xuống khí quản.
Bệnh viêm nắp thanh quản xuất hiện làm phát sinh nhiều triệu chứng và vấn đề khó chịu sau:
- Nuốt nước bọt đau họng
- Chảy nước dãi
- Khó nuốt
- Nuốt vướng
- Giọng khàn
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Khi ngồi thẳng hoặc khi nghiêng về phía trước, người bênh sẽ có cảm giác viêm đau cổ họng.
5. Chấn thương vùng họng
Chấn thương vùng họng là vấn đề ít khi xảy ra. Tuy nhiên vấn đề này có thể khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát nghiêm trọng tại vùng cổ họng, đặc biệt là khi nuốt nước bọt.
Việc ăn một món ăn quá nóng hoặc sử dụng đồ uống nóng có thể khiến những vị trí bên trong vùng cổ họng và thực quản gặp vấn đề do bỏng. Tình trạng bỏng rát làm tăng nguy cơ hình thành các vết xước, tổn thương tại vùng cổ họng. Đồng thời khiến thực quản bị viêm.
Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm, món ăn cứng, thực phẩm có góc cạnh, có thể làm tăng mức độ ma sát giữa niêm mạc hầu họng và thức ăn. Từ đó gây chấn thương.
Phục thuộc vào vị trí bị tổn thương, tổn thương thực thể và mức độ nghiêm trọng, một bên cổ họng của người bệnh có thể bị đau, bị sưng và có vết xước. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, có mức độ nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể thường xuyên xuất hiện, đau nặng nề, dai dẳng và đau sâu trong cổ họng.
6. Nhiễm trùng nấm men
Trong trường hợp cổ họng, ống dẫn thức ăn và miệng bị nhiễm trùng nấm men, người bệnh sẽ nhận thấy tại vùng cổ họng xuất hiện cảm giác đau rát và khó chịu khi nuốt nước bọt.
Trong tất cả các loại nấm men, nấm Candida là loại nấm thường gặp, có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Sau đó sinh sôi và khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu. Cụ thể như:
- Mất vị giác
- Nhiều mảng bám có màu trắng xuất hiện trên lưỡi
- Đỏ ở khóe miệng.
7. Bệnh ung thư vòm họng
Tình trạng nuốt nước bọt đau họng được xác định là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng là một bệnh lý nguy hiểm. Việc không sớm kiểm soát có thể khiến bệnh nhân bị tử vong. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng thanh quản (hộp giọng nói), amidan bị viêm hay cổ họng (bên trong vùng hầu họng) có khối u ác tính đang phát triển.
Những tế bào tồn tại trong cổ họng bị rối loạn, hoạt động và phát triển bất thường dẫn đến đột biến gen là nguyên nhân khiến bệnh ung thư vòm họng xảy ra và tiến triển theo chiều hướng xấu.
Hiện tượng đột biến gen khiến những tế bào gặp vấn đề, rối loạn và phát triển một cách không kiểm soát. Lâu ngày những tế bào này tích lũy và khiến khối u phát sinh trong cổ họng.
Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Bởi các tế bào ung thư có thể phát triển, di căn sang các hạch bạch huyết và nhiều cơ quan lân cận. Đồng thời tác động và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Những dấu hiệu giúp bệnh nhân nhận biết sớm bệnh ung thư vòm họng, gồm:
- Khi nuốt nước bọt nhận thấy đau rát cổ họng nghiêm trọng
- Trong cổ họng có khối u đang hình thành và phát triển khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác vướng nghẹn, khó nuốt
- Sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân
- Ngạt mũi, chảy mũi
- Ho có đờm
- Ù tai
- Khản tiếng
- Đau đầu
- Nổi hạch bạch huyết kèm theo cảm giác đau đớn ở hai bên họng.
Ngoài những vấn đề và bệnh lý nêu trên, tình trạng nuốt nước bọt đau họng còn có thể phát sinh và thường xuyên tái phát khi cổ họng bị dị tật bẩm sinh. Một số dị tật bẩm sinh thường thấy gồm hở màn hầu, lưỡi to, sứt môi…
NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA NGAY
Chi tiết thông tin cho Nuốt Nước Bọt Đau Họng (Bên Trái Hoặc Phải) Là Bị Gì?…
1. Nuốt nước bọt đau cổ họng có dấu hiệu cụ thể ra sao?
Nuốt nước bọt đau cổ họng là tình trạng tương đối phổ biến, hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác này. Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, tình trạng này xuất hiện càng nhiều hơn.
Đau ở họng khi nuốt nước bọt là tình trạng tương đối phổ biến
Bệnh có thể dễ dàng nhận biết dựa vào những dấu hiệu cụ thể như sau:
– Nuốt khó khăn, có cảm giác đau rát cổ họng và cảm giác như đầu dưới của thực quản bị tắc nghẽn.
– Khi nói chuyện, nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn đều thấy đau ở họng.
– Ngay sau khi nuốt vào có thể bị trào ngược thức ăn hoặc ợ nóng lên hầu họng, miệng, mũi.
– Mỗi khi có thức ăn bị tắc nghẽn ở hầu họng thì có cảm giác khó thở.
2. Nuốt nước bọt đau cổ họng là triệu chứng của bệnh gì?
Nuốt nước bọt đau có thể là biểu hiện của các bệnh:
– Tổn thương dây thần kinh, cột sống hoặc do đột quỵ.
– Rối loạn cơ hầu hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
– Dị tật bẩm sinh như môi nứt, lưỡi to hoặc hở màn hầu.
– Do các bệnh nội khoa như nhược cơ, tiểu đường,…
– Do các bệnh ở thực quản xuất hiện biến chứng làm hẹp thực quản, khiến cổ họng dễ bị tắc nghẽn.
– Các bệnh lý như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, ung thư vòm họng,…
Ngoài những nguyên nhân kể trên, nuốt nước bọt đau ở họng có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh lý dưới đây:
2.1. Viêm họng
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt. Có thể kèm theo các triệu chứng như:
– Sốt.
– Đau vòm miệng, vòm miệng xuất hiện các đốm đỏ.
– Một hoặc cả hai bên cổ xuất hiện hạch bạch huyết sưng, đau.
– Trên amidan có mảng trắng.
Tuy nhiên, đau họng do viêm họng gây ra có thể dễ dàng khắc phục và không gây nguy hiểm.
Đau cổ họng khi nuốt có thể là dấu hiệu của viêm họng
2.2. Viêm amidan
Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đôi khi, viêm amidan cũng là do biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.
Bên cạnh đau ở họng, các dấu hiệu khác của viêm amidan bao gồm:
– Sốt.
– Miệng có mùi hôi khó chịu.
– Sưng amidan.
– Trên amidan có xuất hiện các đốm vàng hoặc trắng.
– Cổ hoặc quai hàm bị mềm.
2.3. Viêm nắp thanh quản
Với những người bị viêm nắp thanh quản, cổ họng bị viêm nhiễm thì nuốt nước bọt đau ở họng cũng là hiện tượng thường gặp. Bạn có thể dựa vào những triệu chứng điển hình dưới đây để xem có phải mình đã mắc bệnh hay không:
– Sốt cao.
– Nuốt khó khăn, khi nuốt có cảm giác đau.
– Khàn giọng.
– Chảy nước dãi.
– Thở khò khè hoặc khó thở.
– Đặc biệt khi ngồi nghiêng về phía trước hoặc ngồi thẳng thì cảm giác đau cổ họng rõ rệt hơn.
2.4. Chấn thương vùng họng
Cổ họng bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cảm giác đau cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn. Điều này có thể là do bạn ăn các loại thực phẩm quá cay, quá nóng hoặc những món ăn góc cạnh, cứng và vô tình làm tổn thương đến vùng họng.
Tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương của họng mà người bệnh có thể bị sưng đau một bên họng trái hoặc phải.
2.5. Viêm thực quản
Thực quản thực chất chính là con đường dẫn chất lỏng và thức ăn từ miệng đến dạ dày (hay còn gọi ống dẫn thức ăn). Khi thực quản bị viêm sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn. Tình trạng này thường là do hiện tượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây bệnh.
Viêm thực quản còn có những triệu chứng khác như:
– Buồn nôn, nôn mửa.
– Ợ chua hoặc ợ nóng.
– Ho, khàn giọng.
– Đau ngực, đau bụng.
Viêm thực quản cũng có thể là nguyên nhân khiến đau họng
2.6. Nhiễm trùng nấm men vùng họng
Nhiều trường hợp người bệnh nuốt nước bọt đau ở họng là do bị nhiễm nấm men, trong đó điển hình là nấm candida. Lúc này, người bệnh thường thấy khóe miệng bị đỏ và xuất hiện những mảng trắng ở lưỡi, đồng thời mỗi khi nuốt thức ăn hay nuốt nước bọt đều có cảm giác đau rát cổ họng.
2.7. Ung thư vòm họng
Trong các nguyên nhân gây ra cảm giác nuốt nước bọt đau cổ họng thì đây được coi là nguyên nhân nguy hiểm nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư vòm họng rất dễ dẫn đến tử vong.
Ung thư vòm họng là khi có sự đột biến gen ở các tế bào trong cổ họng khiến các tế bào này phát triển một cách không kiểm soát và tích lũy tạo thành khối u trong cổ họng. Người bệnh cần chú ý nếu nuốt nước bọt đau họng kèm theo các triệu chứng như sụt cân không rõ nguyên nhân, ho ra máu hay nổi hạch ở cổ,… thì cần gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
Chi tiết thông tin cho Đau cổ họng là triệu chứng của bệnh gì và có nguy hiểm không?…
Nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải do đâu?
Tình trạng đau họng bên trái, bên phải do nuốt nước bọt có thể xuất phát từ tổn thương và nhiễm trùng ở cổ họng. Các nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng này, bao gồm:
1. Viêm họng
Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) cho biết cổ họng là cơ quan dễ bị tổn thương và nhiễm trùng khi thời tiết thay đổi hoặc khi hệ miễn dịch suy giảm. Virus và vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc hầu họng có thể khiến cơ quan này bị đỏ, sưng tấy và đau nhức.
Cơn đau do viêm họng có xu hướng phát sinh và nghiêm trọng hơn khi nói chuyện, ăn uống, há miệng to và nuốt nước bọt. Bên cạnh đó, bệnh viêm họng còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau nhức người và đau đầu.
Nhiễm trùng họng có thể xảy ra ở toàn bộ cổ họng hoặc có thể chỉ xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải. Trong trường hợp chỉ nhận thấy cơn đau ở một bên, nguyên nhân có thể là do vi khuẩn chỉ xâm nhập và gây nhiễm trùng ở một bên cổ họng.
2. Viêm amidan
Amidan là hai hạch lympho nằm ở bên trái và phải của cổ họng. Cơ quan này có vai trò miễn dịch và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên khi thời tiết thay đổi hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, amidan có thể bị nhiễm trùng do các vi khuẩn và virus tấn công.
Tương tự như nhiễm trùng cổ họng, vi khuẩn có thể xâm nhập ở cả 2 hạch lympho hoặc có thể chỉ xâm nhập vào hạch bên trái/ phải.
Triệu chứng nhận biết bệnh lý này là đau họng, nóng rát, ngứa họng, nghẹt mũi, khó chịu,…Khi amidan bị sưng tấy nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy đau họng ngay cả khi nuốt nước bọt hoặc uống nước.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là hệ quả của hội chứng tăng tiết dịch vị dạ dày. Lượng axit dạ dày dư thừa có xu hướng trào ngược lên thực quản và gây ra các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, đau rát cổ họng, ợ chua, buồn nôn,…
Khi lượng axit trào ngược trong một thời gian dài, niêm mạc ở cổ họng có thể bị ăn mòn, dẫn đến tình trạng đau rát khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
4. U thực quản (polyp thực quản lành tính)
Polyp thực quản là một dạng u lành tính xuất hiện ở thực quản. Bệnh lý này có thể phát sinh do trào ngược dạ dày kéo dài, nhiễm virus hoặc do tuyến nhờn lạc chỗ.
Khi khối u phát triển và chèn ép lên thực quản, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực, nuốt thức ăn hoặc nước bọt đều cảm thấy đau, nghẹn khi nuốt,…
5. Tổn thương cổ họng
Tổn thương cổ họng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau họng bên trái hoặc bên phải khi nuốt nước bọt. Cổ họng có thể bị trầy xước và tổn thương do ăn các thực phẩm cay nóng, thực phẩm cứng hoặc do dị vật vướng ở cổ họng.
Trong trường hợp vướng dị vật, bạn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như nghẹn cổ họng và khó thở.
6. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng (khối u ác tính vòm họng) là tình trạng tế bào tăng sản quá mức và hình thành khối u ở vòm họng. Khác với khối u lành tính, u ác tính có mức độ nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không can thiệp điều trị.
Ung thư vòm họng gây ra các triệu chứng như đau họng, đau tai, giảm thị lực, chảy mủ/ máu mũi, nghẹt mũi, khó thở, lười ăn, mệt mỏi, sụt cân,…
7. Viêm thanh quản
Thanh quản là một phần của hệ hô hấp, nằm giữa vị trí khí quản và yết hầu. Cơ quan này có thể bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Khi viêm thanh quản phát sinh, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như ho khan, đau họng, khàn giọng hoặc mất giọng nói.
Với trường hợp nhiễm trùng nặng, cơn đau họng do viêm thanh quản có thể bùng phát ngay cả khi nuốt nước bọt hoặc giao tiếp.
Biện pháp làm giảm triệu chứng đau họng khi nuốt nước bọt
Các biện pháp điều trị được áp dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe gây ra triệu chứng này. Do đó trước khi tiến hành điều trị, bạn cần xác định đúng bệnh lý mà mình mắc phải.
Sau đó cần tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ để dứt điểm bệnh lý và cải thiện triệu chứng đau họng khi nuốt nước bọt.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy và khó chịu ở cổ họng.
- Uống nhiều nước để làm dịu niêm mạc cổ họng và làm loãng đờm ứ đọng tại cơ quan này.
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày, có thể phối hợp với việc súc miệng bằng nước muối loãng hoặc giấm táo để ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Bổ sung các gia vị có khả năng kháng khuẩn như tỏi, nghệ, quế và gừng vào các món ăn để hỗ trợ quá trình điều trị và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Uống trà bạc hà hoặc mật ong vào mỗi buổi sáng và tối để giảm ho, khó chịu ở cổ họng.
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi để giúp niêm mạc họng phục hồi và giảm đau nhức.
- Tránh nói quá to hoặc nói nhiều để làm giảm áp lực lên dây thanh quản và cổ họng.
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
Chữa viêm họng HIỆU QUẢ bằng bài thuốc nam BÍ TRUYỀN 3 THẾ KỶ, không lo tác dụng phụ
Trong rất nhiều bài thuốc Đông y lưu hành trên thị trường hiện nay thì bài thuốc viêm họng Đỗ Minh của nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường được mệnh danh là “bài thuốc vàng” trong điều trị viêm họng, viêm amidan. Bài thuốc ra đời từ những năm 1860 là kết quả của công trình nghiên cứu nhiều năm trời của đội ngũ lương y dòng họ Đỗ Minh và sau này khi được lương y Tuấn , truyền nhân đời thứ 5, tiếp tục kế thừa , bài thuốc đã được phát triển lên một tầm cao mới bằng việc kết hợp YHHĐ vào trong tinh hoa YHCT của bài thuốc cổ.
Bài thuốc ra đời không những được ++150.000 bệnh nhân mắc chứng viêm họng, viêm amidan trên cả nước tin dùng mà còn được rất nhiều hội nhóm, diễn đàn hay đầu báo sức khỏe lớn đưa tin nhờ vào công dụng tuyệt vời cũng như độ an toàn khi sử dụng thuốc.
KHÁM PHÁ: Bài thuốc nam trị ho, viêm họng của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có tốt như lời đồn không? Giá bao nhiêu?
Lương y Tuấn cho biết: “Để nghiên cứu và phát triển bài thuốc viêm họng Đỗ Minh có hiệu quả điều trị cao như bây giờ thì dòng họ chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và thử nghiệm. Dựa trên những tinh hoa của YHCT kết hợp cùng những tiến bộ của YHHĐ giúp cho việc chiết xuất dược liệu chính xác hơn, đồng thời cũng giúp công nghệ bào chế được hiện đại hơn để giữ trọn thành phần dược chất. Nhờ đó, việc điều trị viêm họng sẽ không chỉ dừng lại ở kinh nghiệm nữa mà đã được nâng cấp, cải tiến rất nhiều so với cách chữa viêm họng của bài thuốc cổ.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận ra rằng để điều trị dứt điểm được bệnh không phải là điều khó. Tuy nhiên điều quan trọng trong việc điều trị bệnh chính là dự phòng bệnh tái phát. Bởi vì nếu không chữa trị, loại bỏ hẳn gốc rễ của bệnh thì sau một thời gian bệnh sẽ tiếp tục quay trở lại và việc điều trị trở nên vô nghĩa”.
Cũng chính từ lý do đó bài thuốc viêm họng Đỗ Minh là sự kết hợp của 2 bài thuốc nhỏ: Thuốc uống đặc trị bệnh và thuốc giải độc chống viêm. Hai bài thuốc này sẽ tương hỗ nhau trong quá trình điều trị bệnh theo cơ chế tác động đa chiều: TIÊU ĐÀM- BỔ PHẾ- DƯỠNG THÂN
Bài thuốc chỉ sử dụng hoàn toàn 50 vị thuốc quý trong hệ thống vườn ươm đạt chuẩn GACP-WHO của Bộ y tế do chính nhà thuốc ươm trồng để bào chế thuốc, không trộn lẫn thêm bất kì dược liệu ngoại nhập nào hay tân dược, chất bảo quản vào trong thành phần của thuốc. Tất cả dược liệu được đem đi phối ngũ với nhau theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN của dòng họ, nhằm mang đến bài thuốc:
- HIỆU QUẢ điều trị cao nhất
- An toàn và lành tính nhất
-
Không gây hại đến sức khỏe cũng như cơ thể của người bệnh.
THAM KHẢO: Thực hư hiệu quả bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh qua phản hồi của ++150.000 người bệnh
Bé Bảo Chi (7 tuổi) từng điều trị thành công căn bệnh viêm họng hạt nhờ bài thuốc viêm họng Đỗ Minh. Chị Yến mẹ của bé đã có những chia sẻ về thời gian bé dùng thuốc:
Nếu bạn cũng đang mong muốn tìm 1 phương pháp chữa KHỎI HẲN căn bệnh viêm họng khó chịu, hãy liên hệ đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường qua:
- Fanpage: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
- Fanpage: Lương y Đỗ Minh Tuấn
Vì vậy tôi cùng đội ngũ nghiên cứu đã nghiên cứu và bào chế ra bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang Đặc Trị Sỏi Thận Tiết Niệu với 3 bài thuốc nhỏ: Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn đặc trị sỏi tiết niệu, Nhất Nam Bổ Thận Hoàn và Nhất Nam Giải Độc Hoàn. Ba bài thuốc này sẽ tương hỗ nhau trong quá trình điều trị bệnh”.
Bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về triệu chứng nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải. Bạn đọc vui lòng liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng có xu hướng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Chi tiết thông tin cho Nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải – Nguyên nhân & cách trị…
.