Công Dụng Của Glucosamine – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Công Dụng Của Glucosamine có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Công Dụng Của Glucosamine trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Sử dụng Glucosamine thế nào cho an toàn và hiệu quả?
Bạn đang xem video Sử dụng Glucosamine thế nào cho an toàn và hiệu quả? được cập nhật từ kênh Bệnh viện ĐKQT Vinmec từ ngày 2022-10-11 với mô tả như dưới đây.
#vinmec #glucosamine #glucosa #kienthucsuckhoe #suckhoe #songkhoe
Các chế phẩm Glucosamin trên thị trường thường kết hợp với các thành phần khác. Sản phẩm này hiện nay rất đa dạng về nhà sản xuất, dạng bào chế, hàm lượng nên để đảm bảo an toàn thì bạn cần sử dụng đúng cách và đúng lúc. Theo Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên – Chuyên khoa Ngoại Cơ xương khớp – Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park, Tại Việt Nam, Glucosamin được xem là thuốc điều trị không phải thực phẩm chức năng. Glucosamin được chỉ định với mục đích giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình. Trên thị trường, Glucosamin có 3 dạng chính là: Glucosamin sulfat; Glucosamin hydrochorid và N-acetylglucosamine.
Tuy nhiên, chỉ có Glucosamin Sulfat là được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất, mang lại tác dụng tích cực. Hiện nay, các chế phẩm Glucosamin có nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau, người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng, nên uống Glucosamin trong bữa ăn hoặc sau khi ăn. Glucosamin tác dụng chậm nên hiệu quả chỉ thấy được sau 2-3 tháng sử dụng liên tục. Bạn chỉ nên dùng Glucosamin theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì. Không sử dụng Glucosamin nhiều hơn khuyến cáo hoặc uống cùng lúc nhiều loại vì có thể làm tăng nguy cơ quá liều. Glucosamin an toàn nhưng không có nghĩa là vô hại, sử dụng không đúng khuyến cáo có thể gây ra phản ứng phụ như: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, táo bón, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tiêu chảy, đau/ nhạy cảm ở thượng vị.
Một số báo cáo đã ghi nhận phản ứng phản vệ, sốc phản vệ và tăng glucose máu sau khi dùng Glucosamin. Tóm lại, sử dụng Glucosamin có thể là con dao 2 lưỡi. Do đó, trước khi dùng sản phẩm này, bạn cần đọc kỹ thông tin về dạng bào chế, hàm lượng và nguồn gốc của sản phẩm để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
1. Tìm hiểu glucosamine là gì?
Trước khi sử dụng bất cứ loại dược phẩm nào, mỗi người nên chủ động tìm hiểu về các sản phẩm này để biết cách sử dụng hiệu quả nhất. Trong khi điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp, các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân thuốc glucosamine, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu về chúng.
Glucosamine tham gia vào quá trình hình thành nên sợi collagen, giúp phát triển xương khớp.
Có thể nói, đây là chất được tìm thấy trong cơ thể mỗi người, đặc biệt là ở một số loại mô mềm của khớp. Chúng là chất cực kỳ quan trọng, tham gia vào quá trình hình thành nên sợi collagen. Đây là cơ sở phát triển xương khớp, đảm bảo khả năng vận động của chúng ta cũng như bảo vệ cho đầu khớp. Nếu thiếu hụt chất này, bạn có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khá nghiêm trọng.
Không những vậy, chất trên còn được tìm thấy ở một số loài động vật sở hữu lớp vỏ cứng, trong đó ta có thể kể tới cua, ốc hoặc là tôm,… Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra loại chất kể trên tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở động vật.
Như đã phân tích ở trên, đối với một người bình thường, chất trên hoàn toàn có thể tự tổng hợp bên trong cơ thể và thực hiện nhiệm vụ duy trì hoạt động ổn định của chúng ta. Những bệnh nhân gặp phải chứng bệnh đau nhức xương khớp, các khớp xương bị sưng và cứng cần được bổ sung chất này.
2. Thuốc glucosamine
Đối với nhiều người, cơ thể của họ không tự tổng hợp được chất kể trên, chính vì thế chúng đã được nghiên cứu và sử dụng dưới dạng thuốc nhằm mục đích tăng khả năng tăng trưởng, phát triển của sụn khớp.
Thuốc glucosamine được điều chế dưới nhiều dạng với liều lượng khác nhau.
Chắc hẳn rất nhiều bạn đang thắc mắc vậy thuốc glucosamine được điều chế dưới những dạng nào, với hàm lượng tương ứng là bao nhiêu? Tùy vào mục đích sử dụng, người ta đã điều chế khá nhiều dạng. Trong đó, có 3 dạng được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đó là dạng dung dịch tiêm, dạng viên nén hoặc dạng bột.
Để biết mình nên sử dụng loại nào, chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện đúng theo chỉ định. Có như vậy, thuốc mới phát huy tối đa tác dụng và đem lại hiệu quả cao nhất.
Chi tiết thông tin cho Công dụng tuyệt vời của thuốc glucosamine với bệnh nhân viêm khớp…
Bạn có nên sử dụng glucosamine?
Hiện nay, glucosamine sulfate thường được sử dụng để điều trị lâu dài các triệu chứng viêm xương khớp và ít mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh hoặc tình trạng viêm khác.
Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng glucosamine, bạn nên thảo luận cùng bác sĩ để được tư vấn liệu có nên sử dụng, liều lượng và loại thuốc đạt chất lượng tốt.
Thực phẩm bổ sung glucosamine được làm từ các nguồn tự nhiên chẳng hạn như vỏ sò, nấm hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Liều glucosamine được sử dụng thường trong khoảng từ 1.200 – 1.500mg mỗi ngày, có thể chia ra làm 3 lần trong 1 ngày. Thực phẩm bổ sung glucosamine có thể có các dạng bao gồm:
- Glucosamine sulfat
- N-acetyl glucosamine
- Glucosamine hydrochloride
- Glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin sulfate
Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy người bệnh đạt hiệu quả cao đối với dạng dùng glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin.
Mặc dù thực phẩm bổ sung glucosamine đều an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng bao gồm:
- Ợ nóng
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Buồn nôn, ói mửa
Bạn không nên dùng glucosamine nếu bạn mang thai hoặc cho con bú do hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh về tính an toàn khi sử dụng với nhóm đối tượng này. Glucosamine có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường, mặc dù nguy cơ này tương đối thấp. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng glucosamine.
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về glucosamine là gì, tác dụng của glucosamine và những lưu ý trước khi có ý định sử dụng. Trước khi sử dụng loại thực phẩm bổ sung này, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về thông tin sản phẩm, liều lượng sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả nhé!
Hoàng Trí HELLO BACSI
Chi tiết thông tin cho Nhận biết tác dụng của glucosamine để sử dụng hiệu quả • Hello Bacsi…

1. Glucosamine là gì?
Glucosamine là một hợp chất amino-mono-saccharide được tổng hợp tự nhiên từ glucose, có ở hầu hết các mô trong cơ thể. Khi tuổi càng cao, khả năng tổng hợp này càng giảm. Nhằm bổ sung Glucosamine cho cơ thể, người ta đã tạo nên các chế phẩm Glucosamine được chiết xuất từ nấm hoặc mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm.
2. Các dạng Glucosamine
Hiện nay, có nhiều dạng Glucosamine khác nhau, bao gồm: Glucosamine Sulfate, Glucosamine Hydrochloride và N-Acetyl-Glucosamine. Trong đó, Glucosamine sulfate và Glucosamine hydrochloride được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm xương khớp.
Ngoài ra, Glucosamine cũng được bào chế thành nhiều loại như Glucosamine nước, bôi tại chỗ dưới dạng kem, muối hoặc viên uống Glucosamine, vô cùng tiện lợi cho người sử dụng.
3. Glucosamine có tác dụng gì?
Khớp là nơi nối giữa hai đầu xương, cấu tạo của khớp bao gồm: sụn khớp, xương dưới sụn, dịch khớp, dây chằng… Theo thời gian hoặc do chấn thương, sụn khớp bị vỡ, trở nên mỏng và xù xì. Khi cử động, hai đầu xương dễ cọ xát trực tiếp vào nhau, từ đó dẫn tới tổn thương, gây đau, sưng và khó cử động khớp hơn. Để khắc phục vấn đề này, ngoài việc tìm đến các phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh còn cần bổ sung thêm dưỡng chất quan trọng để tăng khả năng phục hồi sụn khớp, đó là Glucosamine.
Các tác dụng của Glucosamine có thể kể đến như:
- Bổ sung Glucosamine giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh nhờ tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp, đồng thời nó cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzym.
- Kích thích sản sinh mô liên kết của xương, tăng khả năng hấp thụ canxi, tăng sản sinh chất nhầy của dịch khớp và tăng khả năng bôi trơn ở khớp.
- Dùng Glucosamine Sulfate có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, công dụng của Glucosamine Sulfate còn có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Ngoài ra, sản phẩm có chứa Glucosamine được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý như viêm bàng quang kẽ (IC), bệnh viêm đường ruột (IBD), bệnh đa xơ cứng (MS), viêm khớp thái dương hàm (TMJ), bệnh tăng nhãn áp…
Chi tiết thông tin cho Glucosamine là gì? Có nên uống Glucosamine mỗi ngày không? | ACC…
1. Glucosamine là gì?
Glucosamine là một trong những thành phần cấu tạo nên sụn khớp. Đây là dưỡng chất cần thiết để duy trì sự toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của sụn khớp.
Theo thời gian, quá trình tổng hợp dưỡng chất này sẽ suy giảm dần. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp… Do đó, sử dụng các dạng bổ sung Glucosamine là cách để bù đắp lượng thiếu hụt và hỗ trợ giảm triệu chứng đau, viêm sưng ở mức độ nhẹ, trung bình.
2. Dạng bào chế
Glucosamine có nhiều dạng khác nhau bao gồm: Glucosamine sulfate, Glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Trong đó, Glucosamine sulfate trong các loại thực phẩm bổ sung thường được chiết xuất từ động vật có vỏ. Dạng bào chế khá đa dạng với các hàm lượng khác nhau, có thể kể đến như:
– Viên nén 250mg
– Bột hoặc dung dịch uống 1,5g
– Dung dịch tiêm
3. Tác dụng của Glucosamine
Việc bổ sung dưỡng chất này sẽ mang tới nhiều tác dụng đối với sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
3.1. Glucosamine giúp giảm viêm
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh chất này có thể làm giảm phản ứng viêm mạn tính. Đặc biệt, nó có hiệu quả khi kết hợp với Chondroitin. Sự kết hợp của bộ đôi tinh chất này cũng được chứng minh là có tác dụng ức chế quá trình viêm nhiễm của màng hoạt dịch tại khớp.
3.2. Giảm đau xương khớp
Tinh chất này giúp giảm đau cho người bệnh xương khớp. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Monash ở Prahran – Úc, tỷ lệ giảm đau xương khớp khi dùng Glucosamine 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần lần lượt là 36%, 68% và 88%.
3.3. Hỗ trợ bảo vệ và duy trì chức năng sụn khớp
Sụn khớp bao bọc đầu xương, giảm thiểu ma sát giữa các xương khi chuyển động. Việc bổ sung Glucosamine vừa thúc đẩy quá trình sản sinh sụn khớp vừa ức chế quá trình hủy khớp. Do đó, nó có khả năng bảo vệ khớp trước những thương tổn.
3.4. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp
Tinh chất này có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống, loãng xương… Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung Glucosamine sunlfate sẽ làm chậm sự tiến triển của các bệnh lý xương khớp.
Tinh chất có khả năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
3.5. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác
Ngoài tác dụng đối với xương khớp, tinh chất này còn có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như:
– Viêm bàng quang kẽ: Bổ sung Glucosamine sẽ giúp bù đắp lượng glycosaminoglycan thiếu hụt gây ra căn bệnh này.
– Viêm đường ruột: Tinh chất này giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.
– Đa xơ cứng: Biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, run tay chân, khó khăn trong đi lại, nói chuyện. Một số nghiên cứu cho rằng sử dụng Glucosamine có tác dụng giảm bớt sự tiến triển của bệnh.
– Tăng nhãn áp: Tinh chất có thể giảm viêm, chống oxy hóa võng mạc.
Chi tiết thông tin cho Glucosamine là gì? Có tác dụng ra sao? Lưu ý khi sử dụng!…
Liều dùng thuốc Glucosamine
Glucosamine là đường amin được cơ thể tự tạo ra, có công thức hóa học C6H13NO5 là tổng hợp của Glycosylate protein và lipid, nó rất quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp. Glucosamine mới nhập về Việt Nam, nên việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của các Bác sĩ hoặc Dược sĩ.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp: Người lớn: bạn dùng 500mg, 3-4 lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa: 1500 mg/ngày. Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Để sử dụng thuốc hiệu quả bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Glucosamine có thể thấy như:
- Táo bón;
- Tiêu chảy;
- Buồn ngủ;
- Nhức đầu;
- Ợ nóng;
- Buồn nôn;
- Đau dạ dày.
Những đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Glucosamine bao gồm:
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
- Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.
Thuốc glucosamine làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ, để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Những thuốc có thể tương tác với thuốc glucosamine bao gồm: thuốc trợ tim, insulin, thuốc làm loãng máu và thuốc lợi niệu.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Glucosamin
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, Liều lượng ban đầu được khuyến cáo là: 1.500mg glucosamine và 1.200 mg chondroitin mỗi ngày trong vòng 6 đến 8 tuần. Hoặc bệnh nhân có thể được sư dụng giảm liều xuống còn .000mg glucosamine và 800mg chondroitin, có thể sử dụng glucosamine trong khi vẫn dùng các thuốc trị viêm khớp thông thường, nếu thấy hiệu quả tốt nên tiếp tục sử dụng trong vài tháng.
Trong quá trình sử dụng Glucosamine có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, nhịp mạch. đầy hơi, đi ngoài phân mềm, khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời…
Bệnh nhân bị tiểu đường hay bệnh nhân bị hạ đường huyết được khuyên là cần thận trọng khi sử dụng glucosamine Một số nghiên cứu khác cho rằng, hiện Glucosamine vẫn chưa ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết.
Các bệnh nhân bị rối loạn chảy máu, nên cẩn trọng khi sử dụng Glucosamine bởi có tăng nguy cơ chảy máu.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, khuyến cáo không nên dùng Glucosamine.
Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về thuốc Glucosamine để sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất.
Chi tiết thông tin cho Công dụng và cách sử dụng thuốc Glucosamin…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Công Dụng Của Glucosamine
bệnh viện, vinmec, khám bệnh, chữa bệnh, điều trị, glucosamine, glucosamin
.