Có Bầu Hay Bị Nhói Bụng Dưới – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Có Bầu Hay Bị Nhói Bụng Dưới có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Có Bầu Hay Bị Nhói Bụng Dưới trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Nữ Sinh Qua 1 Đêm Mà Vô Tình Mang Bầu
Bạn đang xem video Nữ Sinh Qua 1 Đêm Mà Vô Tình Mang Bầu được cập nhật từ kênh LT Review từ ngày 2023-01-26 với mô tả như dưới đây.
Có bầu hay bị nhói bụng dưới – Mẹ nên làm gì để giảm khó chịu?
Nếu bị đau nhói bụng dưới khi mang thai, trong hầu hết trường hợp, mẹ có thể áp dụng một số lời khuyên sau để giảm khó chịu:
- Hãy thử những cách massage (xoa bóp) nhẹ vùng lưng hay vai, đùi giúp mẹ cảm thấy thư giãn, phân tán sự chú ý
- Tập các bài tập giúp giãn cơ nhưng cần đảm bảo phù hợp, an toàn
- Đi bộ đều đặn mỗi ngày
- Thực hiện các bài tập thở, kiểm soát hơi thở cũng có lợi cho việc giảm đau
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước
- Chườm ấm hoặc tắm nước ấm để thư giãn, giảm đau
- Mẹ cần thay đổi tư thế một cách chậm rãi, tránh đổi đột ngột
- Mẹ bầu cần chú ý chọn tư thế khi ngồi hoặc nằm ngủ phù hợp, chẳng hạn như nên chọn nằm nghiêng và dùng thêm gối ôm dành cho mẹ bầu.
Có bầu hay bị nhói bụng dưới – Khi nào mẹ cần đi khám?
Mặc dù đau nhói bụng dưới là điều bình thường do sự thay đổi cơ thể trong thai kỳ nhưng đôi khi, triệu chứng này cũng cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu mẹ có bầu hay bị đau nhói bụng dưới kèm theo những triệu chứng như:
- Sốt, ớn lạnh
- Tiểu buốt, lắt nhắt
- Chảy máu hay hay chảy nước âm đạo
- Thay đổi dịch tiết âm đạo
- Cơn đau nhói không biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi hoặc điều chỉnh tư thế
- Cơn đau nhói ở bụng khiến bạn khó thở, gặp khó khăn khi đi lại hoặc nói chuyện
- Đau dây chằng tròn thường không kéo dài quá vài phút. Vì vậy, nếu cơn đau nhói bụng dưới kéo dài và đau khu trú ở một bên thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
Trong hầu hết trường hợp, đau nhói bụng khi mang thai là điều bình thường. Tuy nhiên, nhiều mẹ đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu sẽ khó phân biệt giữa đau nhói bình thường và đau nhói do các biến chứng. Vì vậy, nếu mẹ có bầu hay bị đau nhói bụng dưới kèm theo bất kỳ triệu chứng nào kể trên hoặc đơn giản là bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng này thì cần đi khám càng sớm càng tốt nhé!
Chi tiết thông tin cho Vì sao có bầu hay bị nhói bụng dưới? Khi nào mẹ cần đi khám?…
1. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, nguyên nhân do đâu?
Thông thường, khi mẹ bầu bước qua giai đoạn 3 tháng đầu sẽ có dần trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến biểu hiện mẹ bầu tháng thứ 4 bị đau bụng dưới bao gồm:
Giãn dây chằng
Hiện tượng giãn dây chằng không phải quá xa lạ với mọi người trong cuộc sống ngày nay và có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau. Đối với mẹ bầu, hiện tượng giãn dây chằng tròn do tử cung to lên có thể gây ra các cơn đau bụng dưới. Thông thường, các cơn đau có thể nặng hơn nếu mẹ hắt hơi, ho, hay thay đổi tư thế đứng và ngồi.
Đau bụng dưới khi mang thai đôi khi là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý
Táo bón
Một trong những hiện tượng bất thường hay gặp ở các bà bầu là tình trạng táo bón kéo dài do tử cung chèn ép thành ruột. Bên cạnh đó, nồng độ hormone Progesterone tăng cao gây giãn cơ trơn thực quản và ruột. Khi đó, quá trình tiêu hóa thức ăn và vận chuyển các chất dẫn đến cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Chính những lý do này có thể gây ra tình trạng co thắt và dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4.
Sự tích tụ của mỡ
Với những bà bầu khi mang thai, nhất là ở các tháng đầu thường được bổ sung rất nhiều dưỡng chất để nuôi cả mẹ và con. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và phát triển bình thường, mẹ bầu cần ăn nhiều hơn. Điều này có thể khiến mỡ tích tục sớm trong thai kỳ và gây ra tình trạng đau bụng khi mang thai.
Chi tiết thông tin cho Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là do đâu? Có nguy hiểm không?…

1. Những nguyên nhân của hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai
Chắc hẳn các bà bầu không khỏi lo lắng khi thấy hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân của tình trạng này. Không phải lúc nào tình trạng trên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Vậy những nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là gì?
Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ bị đau bụng dưới là do trứng làm tổ ở tử cung.
1.1. Thai làm tổ trong buồng tử cung
Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ sẽ có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày rồi dần dần biến mất.
1.2. Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Trong thời gian mang thai, bà bầu nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Điều này giúp cho bạn có sức khỏe tốt đồng thời đảm bảo thai nhi hấp thụ được dinh dưỡng và phát triển bình thường.
Một số mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai, nguyên nhân chính là do bạn chưa có chế độ ăn uống phù hợp. Kết quả là bạn bị chứng đau bụng dưới, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ, khi người phụ nữ mang thai, tử cung chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động. Điều này vô tình khiến cho bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra các bạn cũng nên chú ý tới việc lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường, chúng gây ra hiện tượng người phụ nữ tiêu hóa kém, hay bị đau bụng dưới.
Thai phụ nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể.
1.3. Thai phát triển bên ngoài tử cung
Bên cạnh đó, chúng ta không nên chủ quan nếu như thấy hiện tượng đau bụng dưới. Đây có thể là dấu hiệu thông báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung Một số nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung (chít hợp vòi tử cung,…). Tốt nhất, trước khi mang thai chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản để có các biện pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung.
Một số triệu chứng chủ yếu khi thai phát triển bên ngoài tử cung có thể kể đến như: người phụ nữ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó máu âm đạo.
1.4. Em bé đạp mẹ
Một trong những hiện tượng người phụ nữ nào cũng gặp phải khi mang thai đó là thai nhi trong bụng đạp. Đây là một hiện tượng rất bình thường, chúng là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. Cha mẹ rất hào hứng cảm nhận em bé đang đạp trong bụng người phụ nữ.
Hiện tượng phụ nữ bị đau bụng dưới khi mang thai có thể là do em bé đạp mẹ.
Tuy nhiên, khi thai nhi bắt đầu đạp mạnh, thành bụng của thai phụ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới. Bạn đừng lo lắng quá nhé, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, chúng sẽ dần dần biến mất.
1.5. Bong nhau thai
Trong một số trường hợp, người phụ nữ gặp phải trường hợp bong nhau thai, cụ thể chúng sẽ bong ra khỏi tử cung khiến bạn cảm thấy rất đau đớn bởi vì tử cung dần trở nên căng cứng. Người phụ nữ không nên chủ quan trước tình huống này, bởi vì thông thường nhau thai chỉ bong sau khi bạn sinh em bé.
Dấu hiệu thường gặp đó là đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối, đồng thời dịch âm đạo tiết ra nhiều, có thể xuất hiện máu đỏ hoặc màu đen. Thực tế, số người gặp phải tình trạng này rất hiếm, song bạn nên cẩn thận nếu có những triệu chứng kể trên. Tốt nhất thai phụ nên đi khám và kiểm tra kịp thời, tránh những hậu quả xấu.
Ngoài ra, trong những ngày gần sinh, người phụ nữ có thể gặp hiện tượng này, đó là dấu hiệu thông báo bạn sắp được đón em bé chào đời. Vì thế, hãy chuẩn bị đồ đạc để sẵn sàng chào đón bé nhé!
Chi tiết thông tin cho Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai liệu có nguy hiểm không?…
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng khi mang thai
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau bụng khi mang thai ở các bà bầu có thể kể đến như:
Thai làm tổ trong buồng tử cung
Thời gian đầu của quá trình mang thai, sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng tử cung khiến mẹ có dấu hiệu đau bụng hơi nhói. Hoặc đau râm ran khó chịu. Tuy nhiên hiện tượng này là bình thường ở nhiều thai phụ và sẽ mất đi trong khoảng ít ngày sau đó.
Thai nhi đạp trong bụng mẹ
Phần lớn các chị em mang thai sẽ gặp hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. Đây là một hiện tượng rất bình thường minh chứng cho thấy em bé đang phát triển rất tốt.
Vậy nhưng đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh cũng là lúc thành bụng của mẹ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Khi đó, cảm giác đau vùng bụng dưới ở mẹ được cảm nhận rất rõ rệt nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và dần dần biến mất.
Thai nhi đạp trong bụng có thể là nguyên nhân làm mẹ đau bụng khi mang thai
Thai phát triển bên ngoài tử cung
Một số trường hợp người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung có hiện tượng đau bụng dưới. Những nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như: Viêm nhiễm vòi trứng: chlamydia, lậu, từng nạo phá thai, thực hiện các phẫu thuật vùng chậu; u nang buồng trứng; lạc nội mạc tử cung; hẹp tắc vòi trứng
Triệu chứng điển hình của tình trạng thai phát triển bên ngoài tử cung có thể làm mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó là chảy máu âm đạo.
Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai có thể là do chưa xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp đối với bản thân.
Tử cung người phụ nữ chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, vô tình khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa.
Thêm vào đó, lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường. Chính vì điều này gây ra hiện tượng mẹ tiêu hóa kém hơn, dẫn đến chứng đau bụng khi mang thai, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón.
Mẹ bầu tiêu hóa kém có thể gây táo bón kèm đau bụng dưới khi mang thai
Bong nhau thai
Trong một số trường hợp, mẹ bầu gặp phải tình trạng bong nhau thai gây cảm giác đau đớn bởi lúc này tử cung dần trở nên căng cứng.
Đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối do bong nhau thường đi kèm hiện tượng dịch âm đạo tiết ra nhiều. Đôi khi có thể xuất hiện lẫn máu đỏ hoặc màu đen. Mẹ bầu chớ chủ quan nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường kể trên.
Chi tiết thông tin cho Đau bụng khi mang thai: Cảnh báo mẹ bầu chớ chủ quan…
Hiện tượng thỉnh thoảng đau nhói bụng dưới khi mang thai 15 tuần là gì?
Trong quá trình mang thai, đặc biệt trong giai đoạn bầu 15 tuần thỉnh thoảng bụng dưới lại có cảm giác đau nhói. Điều này có bình thường?
- Trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.
- Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.
- Nếu cảm giác đau chỉ thoáng qua thì hoàn toàn vô hại nhưng nếu đau dữ dội hay dai dẳng thì cần tới cơ sở y tế ngay lập tức.
Có một số cách để bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi bầu 15 tuần bị đau bụng dưới nếu như đây chỉ là cơn đau tạm thời:
- Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.
- Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.
- Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.
- Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.
Bạn nên đi khám ngay nếu cơn đau bụng kéo dài, trở nên dữ dội hoặc cảm giác bị chuột rút, chảy máu, sốt hay xỉu dần. Bởi vì đó có thể là biểu hiện của các chứng bệnh khác như đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa hay đơn giản là do táo bón. Mô tả rõ với bác sĩ các triệu chứng của cơn đau để được chỉ định làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh nếu thấy cần thiết.
Nếu còn thắc mắc về hiện tượng thỉnh thoảng đau nhói bụng dưới khi mang thai hay các bệnh khác khi mang thai, liên hệ ngay với hotline: 087.637.8866 hoặc để lại thông tin bên dưới, chúng tôi luôn sẵn sằng tư vấn và giải đáp cho bạn!
Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!
>>> XEM THÊM:
Đau bụng dưới ở phụ nữ – Bệnh gì?
Tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh trĩ
Hiện Tượng Đi Tiểu Buốt – Những Thông Tin Hữu Ích Mà Bạn Nên Biết
Bài viết này có hữu ích không?
Chi tiết thông tin cho [CẢNH BÁO] Hiện tượng đau nhói bụng dưới khi mang thai…
1. Đau tức bụng dưới mang thai 3 tháng đầu là gì?
Đau tức bụng dưới là cảm giác đau, căng tức vùng bụng bên dưới rốn. Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy đau lâm râm, nặng bụng, tức bụng giống như khi đến tháng. Đây là một trong những tình trạng thường gặp nhất ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
Mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới có nguy hiểm không?
2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị tức bụng dưới
Trong quá trình mang thai, thai nhi bắt đầu lớn dần lên, cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi, gây ra nhiều cảm giác khó chịu, trong đó có đau tức bụng dưới. Nguyên nhân gây ra tình trạng tức bụng dưới thường sẽ do những nguyên nhân sau:
- Hình thành phôi thai: Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển đến tử cung để làm tổ. Chân giả của trứng bám vào niêm mạc gây nên những cơn đau râm ran vùng bụng dưới. Khi phôi nang bám được vào tử cung và làm tổ ổn định, tình trạng đau tức bụng sẽ dần giảm đi.
- Kích thước thai lớn lên: Phôi thai lớn lên và kích thước sẽ dần dần tăng lên. Khi đó, phôi thai sẽ chèn vào dây chằng tử cung gây ra cảm giác tức bụng, đặc biệt vào lúc ho, ngồi xổm,…
- Táo bón thai kỳ: Kích thước phôi thai lớn lên sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động không còn trơn tru do bị cản trở. Thêm nữa, nội tiết tố thay đổi cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây ra tình trạng táo bón. Táo bón thường khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau râm ran vùng bụng dưới.
3. Triệu chứng khi bị tức bụng dưới trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy khi mẹ bầu bị đau tức bụng dưới trong 3 tháng đầu mang thai:
- Đau râm ran, căng tức, cảm giác nặng vùng bụng dưới rốn, đôi khi đau nhói một bên.
- Tần suất đau khá thưa, thỉnh thoảng cảm thấy đau, ít khi đau rầm rộ, liên tục.
- Thỉnh thoảng đau lâm râm từ 2 – 3 ngày, mức độ đau giống nhau trong các lần đau.
Mẹ bầu thường bị đau râm ran, căng tức, âm ỉ vùng dưới rốn trong 2 – 3 ngày
Chi tiết thông tin cho Mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới có đáng lo không?…
.