Cách Trị Bệnh Mất Ngủ – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Cách Trị Bệnh Mất Ngủ có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Cách Trị Bệnh Mất Ngủ trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Tập YoGa Để Trị Bệnh 2
Bạn đang xem video Tập YoGa Để Trị Bệnh 2 được cập nhật từ kênh Tạng Bồ Tát Địa từ ngày 2012-08-14 với mô tả như dưới đây.
http://www.longhoaky.org/
http://dilactonphat.blogspot.com/
Mất ngủ là bệnh gì?
Thông thường, mỗi người sẽ ngủ khoảng 7-8 tiếng/ngày với điều kiện giấc ngủ sâu, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, sau khi ngủ dậy cảm thấy khỏe khoắn, được tái tạo năng lượng.
Mất ngủ là một dạng bệnh lý được gọi là rối loạn giấc ngủ. Người bị mất ngủ có thể gặp các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thức dậy quá sớm, hay bị giật mình khi ngủ, không thể quay lại giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
Chứng mất ngủ bao gồm hai dạng: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Theo đó, mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng. Mất ngủ mạn tính là khi mất ngủ cấp tính không được điều trị mất ngủ kịp thời, dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng. (1)
Cách chữa mất ngủ như thế nào cho hiệu quả là quan tâm của rất nhiều người hiện nay.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ có thể kể đến như: (2)
- Áp lực, căng thẳng, rối loạn sức khỏe tâm thần: Khi gặp các vấn đề tâm lý như áp lực công việc, chia tay người bạn đời của mình, sang chấn tâm lý do một sự kiện đột ngột nào đó (mất việc, người thân qua đời,…),… có thể làm rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày vào thực quản gây ợ chua, ợ nóng, gây khó chịu dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen sinh hoạt: Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, lịch ngủ không đều đặn, ngủ trưa quá mức,… đều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn dễ bị mất ngủ hơn.
- Thay đổi múi giờ: Khi đi du lịch, đi học hoặc làm việc tại một quốc gia khác múi giờ, nhịp sinh học của cơ thể có thể bị gián đoạn dẫn đến mất ngủ.
- Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn, huyết áp, thuốc dị ứng,… sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ của bạn. Do đó, một trong những cách chữa bệnh mất ngủ là cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bệnh lý: Chứng mất ngủ có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư, tiểu đường, đau mãn tính,…
- Các rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Một số rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên,… cũng khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Sử dụng chất kích thích: Chứng mất ngủ cũng có thể xảy ra khi bạn sử dụng các chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine,… Hơn nữa, nicotine có trong thuốc lá cũng có thể khiến bạn mất ngủ.
- Tuổi tác: Tuổi tác cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Người già thường ngủ ngắn hơn, dễ bị giật mình thức giấc trong khi ngủ.
- Ít hoạt động thể chất: Ít vận động có thể khiến bạn mệt mỏi uể oải, muốn ngủ nhiều hơn vào buổi trưa, từ đó dẫn đến mất ngủ vào buổi tối.
Gợi ý 11+ trị mất ngủ tại nhà nên áp dụng
Những cách trị mất ngủ tại nhà dưới đây được thực hiện đơn giản, hầu hết sử dụng nguyên liệu dễ tìm kiếm, tiết kiệm thời gian và chi phí. Quý bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo:
Cách chữa mất ngủ tại nhà bằng mật ong
Các khoáng chất tự nhiên, vitamin có trong mật ong rất có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy axit amin tryptophan tìm thấy trong mật ong sau khi xâm nhập vào não sẽ chuyển thành serotonin – hoạt chất dẫn truyền kích thích sản sinh melanin, tạo ra các cơn buồn ngủ, cải thiện bệnh mất ngủ.
Ngoài ra 2 thành phần glucose và fructose trong mật ong có tác dụng ổn định lưu lượng máu não, giúp duy trì giấc ngủ sâu, ngon giấc. Chữa mất ngủ tại nhà sử dụng mật ong khá đơn giản, người bệnh có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:
- Mật ong nguyên chất: Hòa 2 thìa mật ong nguyên chất cùng 250ml nước ấm, khuấy đều uống vào buổi tối trước khi ngủ.
- Mật ong kết hợp hoa cúc: Sử dụng khoảng 10g hoa cúc, 5g cam thảo, thêm 500ml nước đun sôi. Sau 10 phút thì tắt bếp để nước nguội bớt. Khi nước còn ấm, bạn thêm khoảng 3 thìa mật ong, khuấy đều và sử dụng mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng, giúp giấc ngủ đến thoải mái hơn.
- Mật ong kết hợp sữa: Lấy khoảng 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất sau đó pha cùng 250ml sữa. Khuấy đều và uống trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ ngon hơn.
Trị chứng mất ngủ tại nhà bằng quả la hán
Bên cạnh công dụng tiêu đờm, kháng viêm trong điều trị bệnh về hô hấp và đường ruột, quả la hán còn được sử dụng để chữa mất ngủ tại nhà. Tương tự như mật ong, trong quả lá hàn chứa nhiều glucose có tác dụng ổn định đường huyết, bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, sử dụng quả la hán còn giúp giải tỏa căng thẳng, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
Cách trị mất ngủ bằng quả la hán được thực hiện đơn giản theo các bước:
- Thái lát quả la hán thành từng miếng mỏng
- Hãm cùng nước sôi khoảng 5 – 7 phút
- Sử dụng nước la hán hàng ngày để ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cách trị chứng mất ngủ tại nhà bằng trà thảo mộc
Một trong những cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản quý bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo chính là sử dụng các loại trà thảo mộc. Đây đều là những thức trà sử dụng nguyên liệu tự nhiên rất dễ tìm kiếm và thực hiện đơn giản.
- Ngủ ngon hơn với trà tâm sen
Tâm sen từ lâu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ với tên gọi khác là liên tâm. Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon sâu giấc hơn. Bên cạnh đó một số hoạt chất trong tâm sen như alkaloid, flavonoid và axit amin còn có tác thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng.
Cách sử dụng tâm sen chữa mất ngủ đơn giản: Tâm sen phơi khô sau đó đem sao vàng để loại bớt độc tố. Mỗi ngày, lấy một ít tâm sen cho vào ấm, thêm nước sôi và hãm trà, sử dụng 2 – 3 lần trong ngày. Thời gian đầu chỉ nên sử dụng trà loãng để cơ thể thích ứng với trà sau đó mới tăng dần độ đặc.
Lưu ý: Không nên sử dụng trà tâm sen trong thời gian dài nhiều hơn 1 tháng bởi trà có thể gây ngộ độc.
- Trà hoa cúc
Gợi ý trà thảo mộc hỗ trợ ngủ ngon là món trà hoa cúc. Ngoài tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, stress, trà hoa cúc còn chứa các hoạt chất tác dụng giải độc, chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Mỗi ngày bạn nên sử dụng 1 – 2 tách trà hoa cúc vào buổi sáng và tối để có giấc ngủ trọn vẹn, êm ái.
- Trà gừng
Hoạt chất cineol có trong gừng tác dụng giảm stress, cải thiện tâm trạng, chữa đau đầu, chóng mặt. Đồng thời, các hoạt chất trong củ gừng còn có khả năng hoạt huyết, tăng lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất dinh dưỡng góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Khi bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, người bệnh hãy lấy vài lát gừng tươi sau đó cho vào ly sành, chế thêm nước sôi hãm trong 15 phút. Thêm 2 thìa mật ong nguyên chất, 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đều sử dụng mỗi ngày 1 ly trước giờ ngủ.
- Trà cam thảo
Cam thảo cũng là một trong những vị thuốc Đông y có tác dụng an thần, gây buồn ngủ. So với các loại trà thảo mộc khác, trà cam thảo có vị ngọt đặc trưng nên có phần dễ uống hơn.
Trị bệnh mất ngủ tại nhà sử dụng trà cam thảo được thực hiện như sau: Thả vài lát cam thảo khô vào ấm, thêm 250ml nước sôi, hãm trong khoảng 5 – 7 phút là có thể dùng trà.
Sử dụng trà cam thảo mỗi ngày để ngủ ngon hơn. Tuy nhiên những người huyết áp thấp không nên sử dụng trà cam thảo để chữa mất ngủ.
Cách trị khó ngủ tại nhà sử dụng tinh dầu
Khi bị mất ngủ, khó ngủ do bị stress, căng thẳng người bệnh có thể sử dụng tinh dầu để thư giãn thần kinh, cải thiện giấc ngủ. Mùi hương của tinh dầu có tác dụng an thần, giải phóng hệ thần kinh, thư giãn cơ thể từ đó giúp ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
Một số loại tinh dầu có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ gồm: tinh dầu xả, tinh dầu cam, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu gỗ đàn hương,… Thêm vài giọt tinh dầu vào nước tắm, xông hơi giúp ngủ ngon hơn.
Mẹo trị chứng mất ngủ từ lá đinh lăng
Hàm lượng saponin trong lá đinh lăng có tác dụng an thần, giảm đau, trấn kinh, cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng lá đinh lăng là cách chữa mất ngủ tại nhà được dân gian lưu truyền, cho đến nay mẹo vặt này vẫn được áp dụng bởi tính khả thi của nó.
Cách đơn giản chữa mất ngủ tại nhà là sử dụng lá đinh lăng, sao khô sau đó nhét vào trong vỏ gối kê đầu khi đi ngủ. Ngoài ra quý bạn và người bệnh cũng có thể tham khảo cách chữa như sau:
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô, cỏ nhọ nồi, rau má, hải đồng bì, nham tang mỗi thứ 20g. Thêm chi liên, nghiệt bì, phục linh mỗi vị 10, thêm 16g cây xấu hổ khô.
- Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu trên vào nước ấm, thêm khoảng 750ml nước rồi sắc lửa nhỏ tới khi nước còn một nửa thì tắt bếp. Loại bỏ bã, lọc lấy nước cốt sử dụng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để thấy được hiệu quả.
Trị mất ngủ tại nhà sử dụng lạc tiên
Các nghiên cứu khoa học tìm thấy nhiều thành phần hóa học có tính chống oxy hóa rất tốt trong cây lạc tiên như: alcaloid, saponin hay flavonoid,… Các hoạt chất này cũng có tác dụng loại bỏ gốc tự do, bảo vệ não bộ.
Các thành phần trong cây lạc tiên khi xâm nhập và tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương sẽ giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng, êm ái. Cách trị mất ngủ tại nhà sử dụng cây lạc tiên có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau đây:
Ngủ ngon hơn với trà lạc tiên
- Chuẩn bị 15g lạc tiên đã được phơi hoặc sấy khô
- Rửa sạch sau đó cho vào ấm, thêm 500ml nước sôi, hãm trong khoảng 10 – 12 phút
- Loại bỏ bã lạc tiên, lọc lấy phần nước cốt sử dụng mỗi ngày 2 lần
Sử dụng canh lạc tiên
- Hái khoảng 1 nắm lá lạc tiên tươi, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, sâu bệnh
- Đem lạc tiên luộc để ăn trực tiếp hoặc bạn có thể nấu canh cây lạc tiên cùng thịt heo bằm ăn vừa lạ miệng lại có được giấc ngủ êm ả.
Bài thuốc Nam chữa mất ngủ sử dụng cây lạc tiên
- Nguyên liệu gồm: 50g lạc tiên khô, 10g cây dâu tằm, 30g lá vông nem, tim sen 2g, thêm 90g đường phèn
- Thực hiện: Đem hỗn hợp nguyên liệu trên cho vào ấm, thêm đường phèn vừa đủ. Thêm khoảng 4 chén nước sắc lửa liu riu tới khi trong ấm cạn còn 2 chén thì tắt bếp. Lọc lấy nước cốt chia đều sử dụng 2 lần mỗi ngày để ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
Trị bệnh mất ngủ tại nhà bằng chuối xanh
Hoạt chất Serotonin trong chuối xanh được xác định có tác dụng giúp cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra trong quả chuối xanh còn chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, Magie, Kali nên có thể giúp đầu óc thư giãn, điều hòa nhịp tim, huyết áp rất tốt. Cách trị mất ngủ đơn giản tại nhà sử dụng chuối xanh được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị chuối tiêu 1 quả cắt bỏ đầu đuôi, 1 thìa bột quế, 550ml nước
- Nước cho vào nồi đun sôi, bỏ chuối vào tiếp tục đun lửa nhỏ tới khi chuối chín vừa phải.
- Tắt bếp, đổ chuối luộc ra bát, thêm 1 ít bột quế rồi khuấy cho đều.
Mẹo chữa mất ngủ tại nhà bằng cách ngâm chân nước ấm
Ngâm chân nước ấm mỗi ngày là cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản, tiết kiệm thời gian. Bàn chân là bộ phận rất quan trọng, tập trung hơn 60 huyệt đạo và có sự tác động đến hệ thần kinh, ngũ tạng.
Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn có thể ngâm chân cùng nước ấm khoảng 20 – 25 phút. Bạn có thể thêm vài lát gừng, chút muối biển để đạt hiệu quả tốt hơn. Ngâm chân nước ấm mỗi ngày vào buổi tối giúp thư giãn gân cốt, kích thích lưu thông mạch máu não, giúp dễ ngủ đến dễ dàng hơn.
Cách trị mất ngủ tại nhà bằng cây nữ lang
Trị mất ngủ tại nhà bằng cây nữ lang được nhiều người áp dụng để khắc phục tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc nửa đêm. Các hoạt chất có trong rễ của cây nữ lang được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc điều hòa thần kinh, tăng cường lưu thông máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách chữa chứng mất ngủ tại nhà sử dụng cây nữ lang được thực hiện như sau:
- Trà nữ lang: Sử dụng khoảng 2 – 3g rễ nữ lang khô, thêm 250 – 300ml nước sôi, đậy nắp kín và hãm trà trong khoảng 15 – 20 phút. Quý bạn và người bệnh nên uống thành từng ngụm nhỏ để tinh chất trong cây nữ lang thẩm thấu từ từ.
- Rượu nữ lang: Nam giới khi bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ có thể áp dụng rượu rễ cây nữ lang để ngủ ngon hơn. Đem rễ cây nữ lang ngâm cùng rượu trắng 42 độ theo tỷ lệ 1:5. Bạn cần ủ rượu ít nhất 30 ngày, mỗi ngày sử dụng từ 4 – 6ml để đạt được hiệu quả.
Cách chữa mất ngủ tại nhà sử dụng hoa tam thất
Cách trị khó ngủ tại nhà sử dụng hoa tam thất mang lại hiệu quả khá khả thi. Trong Đông y, nụ hoa tam thất có tác dụng tương tự như một loại thuốc tự nhiên giúp dưỡng tâm, an thần. Thảo dược này có khả năng giải tỏa căng thẳng, lưu thông khí huyết, điều hòa khí huyết. Từ đó, người dùng sẽ có được giấc ngủ ngon, an giấc, hạn chế tình trạng tỉnh giấc.
Trị mất ngủ sử dụng nụ hoa tam thất được thực hiện theo các bước sau đây:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 4 nụ hoa tam thất cho vào ấm pha trà
- Thêm 500ml nước sôi, đậy kín nắp ấm và hãm trà trong khoảng 20 phút
- Chia nước cốt uống mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Cải thiện chứng mất ngủ HIỆU QUẢ và AN TOÀN với bài thuốc kết hợp hơn 30 vị thuốc Nam – Định tâm An thần thangĐịnh tâm An thần thang là bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc kế thừa và phát triển từ hàng chục bài thuốc cổ truyền, dân gian bản địa. Trong đó, cốt thuốc bí truyền của đồng bào Tày – Bắc Kạn và 4 bài thuốc Quy tỳ thang, Thiên vương bổ tâm đơn, Toan táo nhân thang, Dưỡng tâm thang được lấy làm nền tảng. Bài thuốc Định tâm An thần thang kết hợp cùng lúc 2 phép trị mất ngủ quan trọng là TRỪ TÀ và PHỤC CHÍNH giúp dưỡng tâm, an thần, định chí, tinh thần thư thái, loại bỏ mất ngủ từ nguyên nhân. Trong đó:
Ngoài ra Trung tâm Thuốc dân tộc còn kết hợp liệu pháp Y học cổ truyền giúp gia tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị mất ngủ như:
Bài thuốc Nam chữa mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 30 vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần như: Viễn chí, lạc tiên, phục thần, liên nhục, củ bình vôi, long nhãn, dạ giao đằng, hoàng kỳ, bạch truật... cùng nhiều thảo dược quý khác.
Nguồn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp phát triển, được lựa chọn tỉ mỉ, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Nhờ vậy, bài thuốc an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Bài thuốc chữa mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc có phép trị rộng, hiệu quả với mọi thể bệnh mất ngủ cấp – mãn tính, mất ngủ kinh niên, kéo dài, mất ngủ do rối loạn âu lo, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ do rối loạn chuyển hóa… Bài thuốc được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao tinh chất, viên hoàn tiện dụng, không cần đun sắc. Bài thuốc nâng cao chất lượng giấc ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Vì sức khỏe người Việt giới thiệu là liệu pháp hoàn chỉnh hiện nay. [XEM CHI TIẾT PHÓNG SỰ TẠI ĐÂY] Bài thuốc được kê đơn duy nhất bởi bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc tại địa chỉ: Hà Nội: B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT: 0979 509 155 | TP. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT: 0961 825 886. Bạn đọc tham khảo thông tin chi tiết bài thuốc Định tâm An thần thang và liệu pháp điều trị mất ngủ bằng Y học cổ truyền TẠI ĐÂY. |
Trị mất ngủ tại nhà bằng vật lý trị liệu kết hợp chữa bệnh tự nhiên KHÔNG DÙNG THUỐC
Vật lý trị liệu và các phương pháp chữa bệnh tự nhiên không dùng thuốc là lựa chọn được rất nhiều người bệnh quan tâm, nhất là những người bị mất ngủ kéo dài kinh niên, rối loạn giấc ngủ lâu năm, điều trị nhiều không khỏi.
Lưu ý cần nhớ khi áp dụng những cách trị mất ngủ tại nhà
Để đạt được hiệu quả cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi áp dụng cách chữa mất ngủ tại nhà quý bạn và người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
- Những cách trị mất ngủ tại nhà mang hiệu quả khác nhau tùy theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người. Do vậy, trong trường hợp áp dụng thời gian dài nhưng bệnh không thuyên giảm quý bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cách chữa khác.
- Khi áp dụng cách trị mất ngủ tại nhà theo mẹo dân gian, người bệnh cần cẩn trọng trong khâu sơ chế nguyên liệu để tránh tác dụng phụ.
- Quý bạn và người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh để bản thân áp lực trong thời gian dài.
- Không tự ý kết hợp các cách chữa mất ngủ cùng lúc, quý bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định áp dụng cách điều trị nào.
- Nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn phương pháp, thuốc điều trị mất ngủ phù hợp nếu bị mất ngủ dài ngày và không có xu hướng thuyên giảm.
Trên đây là tổng hợp những cách trị mất ngủ tại nhà cùng một số lưu ý khi áp dụng. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Nguồn: tapchiyhoccotruyen.com
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
Chi tiết thông tin cho 11 Cách Ngủ Nhanh Và Sâu Cho Người Mất Ngủ, Khó Ngủ – Chi tiết tin tức…

1. Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc – thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc
Mất ngủ là trạng thái trằn trọc, rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ và sâu giấc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Tạo một thói quen ngủ hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để khắc phục tình trạng này. Một số người nghĩ rằng, ngủ trễ khiến cơ thể dễ rơi vào giấc ngủ sâu hơn. Nhưng thực tế, đó là một sai lầm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: thời gian hợp lý để lên giường là 9 – 10h tối, cơ thể sẽ rơi vào giấc ngủ khoảng 1 – 2 tiếng sau đó.
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày chính là giúp các cơ quan của bạn có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ thải độc cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái. Với cách chữa mất ngủ không dùng thuốc này, lâu ngày cơ thể của bạn sẽ hình thành lịch ngủ cho bản thân một cách hợp lý và lành mạnh.
Mất ngủ là chứng bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi
2. Thực phẩm tốt cho giấc ngủ là cách chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả
Bạn có thể cải thiện chứng mất ngủ từ những thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc như lúa mì, các loại đậu, vừng, bắp giúp bạn bổ sung lượng magie cần thiết để điều hòa hệ thần kinh, đảm bảo cho một giấc ngủ sâu. Thêm vào đó, các loại hạt cũng chứa các chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe.
Các loại hạt cải thiện chất lượng giấc ngủ
Thịt đỏ
Việc thiếu sắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người bị mất ngủ. Trong khi đó, thịt đỏ lại chứa nhiều sắt. Bổ sung thịt đỏ trong các bữa ăn hàng ngày vì thế chính là cách chữa mất ngủ không dùng thuốc mà không phải ai cũng biết.
Thịt heo, thịt bò hay thịt dê là những loại thịt đỏ giúp tái tạo các tế bào hồng cầu, bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt, tăng và điều hòa lượng máu lên não giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng.
Thịt đỏ bổ sung sắt giảm triệu chứng mất ngủ
Mật ong
Khi bạn khó ngủ, hãy dùng một ly nước ấm pha với mật ong, dùng trước khi ngủ khoảng 30 phút. Mật ong sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn với hàm lượng tryptophan có trong nó giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng.
Mật ong – cách chữa mất ngủ không dùng thuốc đơn giản
Chi tiết thông tin cho Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc ít người biết…
1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến mọi người lo lắng, trăn trở, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu… nhưng đó chưa được gọi là mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ được xem là tình trạng bệnh lý nếu việc này xảy ra nhiều hơn 3 lần trong một tuần và kéo dài hơn một tháng.
Giấc ngủ là hoạt động kéo dài nhằm giúp cơ thể cân bằng các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, dao động nhịp ngày – đêm, đảm bảo hoạt động của đại não ở trạng thái thức tỉnh.
Trung bình, mỗi người sẽ ngủ khoảng 6 – 9 giờ/đêm. Giấc ngủ phối hợp với các thay đổi về hô hấp, tim mạch, hormon, thân nhiệt,… là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể.
Stress là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ mỗi ngày
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, được chia làm 2 nguyên nhân chính, bao gồm:
- Nguyên nhân thứ phát: rối loạn giấc ngủ do hậu quả của một căn bệnh khác như: trầm cảm, bệnh tim, bệnh thận…
- Nguyên nhân tiên phát: rối loạn giấc ngủ không rõ nguyên nhân
Tuy nhiên, không phải lúc nào rối loạn giấc ngủ cũng được coi là bệnh lý. Cũng có nhiều trường hợp bị mất ngủ là biểu hiện bình thường trong một giai đoạn nhất định của đời người như: giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ, giai đoạn mãn dục ở nam giới…
Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là gì?
Viêm mũi dị ứng là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài trên 12 tuần, tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đây là tình trạng tổn thương niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới do viêm nhiễm với một tác nhân gây bệnh nào đó.
Viêm mũi dị ứng thông thường được chia thành 2 loại: Viêm mũi dị ứng cấp tính và viêm mũi dị ứng mãn tính. Viêm mũi dị ứng cấp tính thường kéo dài không quá 6 tuần, gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Khi bệnh viêm mũi dị ứng trở thành mãn tính, các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Người bệnh có thể bị ù tai, kèm theo nhức đầu, rối loạn khứu giác (mất mùi), ngủ ngáy. Tình trạng này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang, dẫn tới những sai lầm trong điều trị, khiến bệnh kéo dài và nặng hơn.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng tổn thương niêm mạc mũi kéo dài trên 12 tuầnBệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bệnh lý này cần được phát hiện, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị tích cực từ sớm.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm mũi dị ứng nói chung có liên quan mật thiết tới các yếu tố dị nguyên, phản ứng dị ứng và đặc biệt là cơ địa dị ứng của mỗi người. Khác với những tình trạng dị ứng khác có thể gây biểu hiện toàn thân, viêm mũi dị ứng chỉ là một biểu hiện tại chỗ của hệ hô hấp khi gặp vật lạ.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp tác nhân lạ bên ngoài, được gọi là dị nguyên. Khi vào cơ thể, các dị nguyên này đóng vai trò là kháng nguyên, kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những phản ứng dị ứng này nếu xảy ra kịch liệt, quá mức chính là nguồn gốc gây nên các rối loạn dị ứng. Tình trạng này xảy ra ngay tại lớp nhầy của niêm mạc đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang…. gây ra các triệu chứng điển hình.
Hen suyễn có thể là tác nhân khiến người bệnh dễ bị viêm mũi dị ứng mãn tínhMột số dị nguyên thường là tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng gồm:
- Bụi, phấn hoa, hơi hóa chất, bông, vải, sợi, lông động vật như chó, mèo, gia cầm…
- Ký sinh trùng: bào tử nấm mốc, mạt gà, bọ chét, mò,…
- Khói thuốc lá, khói bếp, khói đốt, khói nhà máy,
- Thực phẩm dễ dị ứng như tôm, cua, ốc, thịt đỏ…
- Một số dược phẩm dễ gây dị ứng như aspirin, kháng sinh nhóm beta lactam
- Thời tiết lạnh, nóng đột ngột, giao mùa, ẩm ướt
- Vi khuẩn: Thường là các vi khuẩn gây bệnh cơ hội mà hay gặp nhất là S. pneumoniae (phế cầu), H. influenzae (Hib), tụ cầu, liên cầu….
- Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mãn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn…) thì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người không có cơ địa dị ứng. Đây cũng là lý do giải thích vì sao cùng 1 tác nhân gây dị ứng nhưng có người mắc bệnh, có người không.
Mất ngủ có nguy hiểm không?
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc nhiều lần giữa đêm, thức dậy quá sớm và không ngủ lại được… Tình trạng này nếu để kéo dài, người bệnh có thể đối mặt với một số vấn đề như:
- Trí nhớ suy giảm: Mất ngủ làm giảm hoạt động của não bộ, từ đó gây suy giảm trí nhớ.
- Rối loạn tâm lý: Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt dần dần nảy sinh nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Tăng huyết áp: Thường xuyên mất ngủ sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải, tạo áp lực cho tim, khiến huyết áp tăng cao.
- Lão hóa da sớm: Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone cortisol, phá vỡ collagen khiến da xuống cấp nhanh chóng.
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ đã chỉ rõ, nguy cơ đột quỵ tăng đến 83% khi ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm.
- Ngoài ra, mất ngủ còn làm giảm sinh lý, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, béo phì, tiểu đường.
Mất ngủ kéo dài có thể đe dọa đến hệ tim mạch
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ
Mất ngủ có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Căng thẳng: Căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý (kinh doanh thất bại, đổ vỡ hôn nhân, mất người thân…) luôn là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến.
- Thay đổi nhịp sinh học: Thay đổi lịch làm việc liên tục, đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ… có thể làm rối loạn nhịp sinh học dẫn đến mất ngủ.
- Bị tác động bởi các yếu tố khách quan: Không gian ngủ không thoải mái, môi trường ô nhiễm, ồn ào,…
- Thói quen sinh hoạt: Ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng thiết bị điện tử, ăn quá no vào buổi tối sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Sử dụng chất kích thích: Sử dụng trà, rượu bia, cà phê vào buổi tối trước khi ngủ khiến não bộ hưng phấn, tỉnh táo và dẫn đến khó ngủ ngay sau đó.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, điều hòa huyết áp, giảm đau.
- Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Mắc hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ,…
- Tuổi tác: Người già thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với người trẻ tuổi.
11 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc an toàn, hiệu quả tại nhà
Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ (sleep hygiene) là những thói quen và hành vi của một người trước khi đi ngủ. Vệ sinh giấc ngủ tốt là một trong những cách chữa mất ngủ tại nhà được rất nhiều người quan tâm, thực hiện. Cách vệ sinh giấc ngủ chữa mất ngủ như sau:
Việc nên làm:
-
Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy nhất quán, nghĩa là đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ nhất định, kể cả cuối tuần.
-
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và lặp lại ít nhất 5 ngày trong tuần. Hạn chế vận động mạnh vào sáng và tối muộn. Thay vào đó, bạn có thể luyện tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
-
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên trong ngày để giúp não thức dậy và điều hòa nhịp sinh học của cơ thể một cách tốt hơn.
-
Tắm với nước ấm trước khi đi ngủ 1,5 giờ.
-
Đảm bảo môi trường ngủ dễ chịu và thư giãn; giường ngủ và gối ngủ thoải mái; phòng ngủ không quá nóng, quá lạnh hoặc quá sáng. Nếu cần, hãy sử dụng nút tai chống ồn và mặt nạ che mắt để dễ ngủ.
-
Chỉ sử dụng phòng ngủ để ngủ hoặc quan hệ tình dục. Không làm việc, ăn uống hoặc xem TV trên giường.
-
Đi ngủ khi buồn ngủ và ra khỏi giường nếu bạn đang trằn trọc.
-
Đặt đồng hồ ở vị trí mà bạn không thể xem giờ.
-
Tắt hết các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại,… ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
-
Nếu bạn không ngủ được thì hãy cứ nằm yên, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Những điều không nên:
-
Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đậm đặc, trà đá, nước tăng lực và soda sau buổi trưa.
-
Đừng uống quá 2 ly rượu vào buổi tối. Mặc dù rượu có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chìm vào giấc ngủ, nhưng nó cũng làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt là gây kích thích vào đêm khuya khi cơ thể đang đi vào giấc ngủ sâu.
-
Không dùng các chất kích thích khác gần giờ đi ngủ như socola, nicotin và một số loại thuốc nhất định.
-
Không ăn quá no gần trước giờ đi ngủ.
-
Không xem TV, sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động trong thời gian dài trước khi đi ngủ. Những hoạt động này kích thích não bộ và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Tốt nhất, bạn nên ngừng tiếp xúc với các thiết bị này ít nhất 2 tiếng khi đi ngủ.
-
Tránh ngủ trưa quá nhiều.
Liệu pháp Hành vi Nhận thức (CBT-I)
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT-I) là phương pháp điều trị mất ngủ can thiệp vào tâm lý, giúp loại bỏ các yếu tố kích thích làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những nguyên tắc cơ bản của liệu pháp này trong cải thiện chứng mất ngủ bao gồm:
-
Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn, khoa học: Đây được xem là chìa khóa giúp tránh mất ngủ, và nó sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đặt thời gian cố định cho việc thức dậy.
-
Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ: Bạn nên phân biệt giữa mệt mỏi và buồn ngủ. Mệt mỏi là một trạng thái năng lượng thể chất và tinh thần thấp, nhưng đây không hẳn là lý do khiến cơ thể buồn ngủ. Còn buồn ngủ là một “cuộc đấu tranh” để giữ cho cơ thể tỉnh táo, chẳng hạn như ngủ gật khi xem tivi hoặc trong khi đi tàu.
-
Không nằm trên giường khi không ngủ: Nếu bạn không thể đi vào giấc ngủ hoặc nếu bạn thức dậy vào nửa đêm và không thể ngay lập tức ngủ lại, hãy ra khỏi giường, làm điều gì đó để thư giãn, chẳng hạn như đọc sách, uống nước ấm…và chỉ trở lại giường khi cảm thấy buồn ngủ trở lại.
-
Tránh hoặc hạn chế ngủ trưa: Đối với những người không bị mất ngủ, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể: giảm mệt mỏi, giảm áp lực của các khớp… Nhưng đối với những người có vấn đề về giấc ngủ, ngủ trưa có thể gây khó ngủ hoặc không buồn ngủ sớm vào buổi tối.
Trị liệu mất ngủ theo liệu pháp CBT-I có thể giúp cải thiện mất ngủ một cách hiệu quả
Châm cứu
Châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp điều trị theo y học cổ truyền. Cách trị mất ngủ này có thể mang đến tác dụng cân bằng tâm trí và cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng sinh lý. Nghiên cứu về châm cứu chỉ ra một số lợi ích như sau:
-
Tăng tiết melatonin, hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ
-
Tăng hàm lượng oxit nitric giúp thúc đẩy chức năng bình thường của não, giúp thư giãn tinh thần và cải thiện giấc ngủ.
-
Tăng lưu lượng máu có thể thư giãn cơ thể và tinh thần, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
-
Giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Làm dịu cơ thể và tăng sự thư giãn
-
Điều chỉnh mức độ của chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, noradrenaline, dopamine, GABA và neuropeptide Y; do đó thay đổi trạng thái của não bộ để giúp tăng sự thư giãn và giảm căng thẳng.
Luyện tập thể dục
Nhiều nghiên cứu cho thấy, luyện tập thể dục thường xuyên là một trong những cách giúp nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng, tăng cường máu lưu thông lên não, nhờ đó giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ. Đây cũng là cách chữa mất ngủ không dùng thuốc được nhiều chuyên gia khuyến khích. Do đó, còn ngại gì mà mỗi ngày không dành ra 30 phút thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như: yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,… để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Cách chữa mất ngủ bằng thiền chánh niệm
Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng mất ngủ kinh niên hãy thử luyện tập thiền chánh niệm, biết đâu bạn có thể lấy lại được giấc ngủ ngon. Luyện tập thiền giúp bạn tịnh tâm, rũ bỏ lo âu, phiền muộn, từ đó nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về thiền chánh niệm đối với chứng mất ngủ kinh niên vào năm 2014 cho thấy, can thiệp thiền chánh niệm giúp giảm thời gian thức đến 43,75 phút sau 3 tháng và 49,63 phút sau 6 tháng.
Thiền có thể giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện mất ngủ hiệu quả
Chữa mất ngủ bằng chế độ dinh dưỡng
Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho giấc ngủ vào trong bữa ăn hằng ngày cũng là một trong những cách chữa mất ngủ không dùng thuốc tại nhà hiệu quả. Nếu muốn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, bạn hãy thêm các thực phẩm dưới đây vào thực đơn buổi tối hoặc ăn nhẹ vào ban đêm.
-
Phô mai: Phô mai rất giàu tryptophan – một axit amin cần thiết để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh melatonin và serotonin mà cơ thể cần để thư giãn và ngủ ngon hơn.
-
Hạnh nhân: Hạnh nhân rất giàu magie và canxi, hai khoáng chất quan trọng cần thiết cho một giấc ngủ chất lượng.
-
Cá hồi: Nếu cơ thể bạn có đủ lượng axit béo Omega-3 DHA bạn sẽ ngủ ngon hơn. Cá hồi chính là nguồn cung cấp Omega 3 tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.
-
Bánh quy giòn: Lượng Carb trong bánh quy có thể giúp lượng đường trong máu tăng lên sau khi ăn, khiến bạn buồn ngủ nhanh hơn.
-
Nước ép anh đào chua: Một nghiên cứu cho thấy, những người bị mất ngủ uống 2 ly nước ép anh đào chua mỗi ngày có thể ngủ thêm được 90 phút, nhờ giàu melatonin.
-
Sữa ít béo: Hàm lượng canxi trong sữa có thể giúp cơ thể sản tăng cường sản xuất các melatonin, giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Chuối: Chuối rất giàu tryptophan, magie và kali, các dưỡng chất này có thể giúp cơ thể sản xuất hormone serotonin, thư giãn cơ bắp, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ăn cá hồi có thể giúp giảm mất ngủ, ngủ ngon hơn
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm giúp ngủ ngon, bạn cũng cần lưu ý tránh xa các loại thực phẩm có thể gây ảnh đến giấc ngủ như: Cà phê, trà đen, socola, thức ăn cay, đồ ăn chứa nhiều chất béo,…
Bổ sung dưỡng chất chống gốc tự do
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gốc tự do hình thành và tăng sinh quá mức trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới sự tác động của yếu tố căng thẳng, stress, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng chất kích thích… sẽ tấn công và gây tổn thương tế bào thần kinh và thành mạch máu, tạo thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối gây hẹp lòng động mạch, làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não, gây khó ngủ, mất ngủ.
Chính vì vậy, để hỗ trợ điều trị mất ngủ tại nhà một cách hiệu quả, điều bạn cần làm là bổ sung các dưỡng chất có khả năng kiểm soát gốc tự do cần thiết cho não bộ như Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV).
Bộ đôi tinh chất thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh, có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Nhờ đó, giúp giảm xơ vữa, ngăn ngừa hình thành các cục huyết khối, tăng cường máu và dưỡng chất lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, OTiV giúp cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả.
OTiV với bộ đôi tinh chất thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba giúp chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả
Cách chữa mất ngủ với trà thảo dược
Nếu bạn cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hãy thử dùng một số loại trà an thần dễ ngủ từ tự nhiên dưới đây để dễ dàng “chìm đắm” vào giấc ngủ hơn.
-
Trà hoa cúc: Từ lâu hoa cúc đã được biết đến và sử dụng như một loại thuốc an thần nhẹ, nhờ có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm lo lắng, có lợi cho người thường xuyên mất ngủ.
-
Trà gừng: Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm và vị cay, khi đi vào cơ thể có thể giúp làm ấm cơ thể, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ trị mất ngủ tại nhà.
-
Trà tâm sen: Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm sen có chứa các thành phần như nucifera, liensinin, nelumbin,… các có tác dụng dưỡng tâm an thần, giảm mất ngủ và căng thẳng.
-
Trà cây lạc tiên: Cây lạc tiên hay còn gọi là chùm bao, đây là một trong những cây thuốc dân gian thường được dùng trong các bài thuốc giúp dưỡng tâm, an thần và cải thiện mất ngủ.
Điều chỉnh thời gian tiếp xúc với ánh sáng
Cơ thể của chúng ta dựa vào ánh sáng để biết khi nào nên đi ngủ và khi nào thức dậy. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể tăng giải phóng hormone serotonin trong não, giúp chúng ta cảm thấy hưng phấn, bình tĩnh và tập trung. Trong khi đó, khi trời tối cơ thể sẽ kích hoạt não tạo ra một loại hormone khác gọi là melatonin, giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn. Do đó, nếu bạn đang đối mặt với tình trạng mất ngủ hãy tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và giảm thời gian tiếp xúc với ánh sáng đèn điện vào buổi tối.
Cách trị mất ngủ bằng thư giãn tâm lý
Tạo tâm lý thật thoải mái và loại bỏ những suy nghĩ, căng thẳng trước khi ngủ. Sau một ngày làm việc trí óc hoặc chân tay nặng nhọc, không nên ngủ ngay. Thay vào đó, có thể trò chuyện vui vẻ với bạn bè và người thân, đọc sách báo, đi dạo hay làm các công việc nhẹ nhàng mà bạn yêu thích. Ngoài ra, các hoạt động giãn cơ, thiền hay các bài tập yago cải thiện giấc ngủ.
Cách trị mất ngủ bằng tinh dầu
Tinh dầu là chất lỏng thơm được làm từ nhiều loại cây, hoa và quả. Một đánh giá của 12 nghiên cứu trong năm 2015 cho thấy liệu pháp mùi hương có lợi trong việc thúc đẩy quá trình trị mất ngủ ban đêm. Một số tinh dầu có tác dụng như chất an thần tự nhiên như: Hoa cúc La Mã, hoa oải hương, gỗ đàn hương, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu hoa nhài,….
Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, âm nhạc có một sợi dây gắn kết vô hình tới hệ thần kinh. Do đó, trước khi ngủ bạn có thể chọn nhạc ngủ ngon, êm dịu sẽ giúp bạn thư giãn, giải tỏa tinh thần, từ đó giúp bạn dễ ngủ hơn.
Sau những chia sẻ về các cách chữa mất ngủ tại nhà ở trên, hy vọng bạn sớm có được một giấc ngủ ngon, thức dậy với tinh thần sảng khoái. Trường hợp đã áp dụng hết các phương pháp trị mất ngủ này mà tình trạng mất ngủ vẫn không khá hơn, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chi tiết thông tin cho 11 cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả không cần thuốc…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Cách Trị Bệnh Mất Ngủ
VTS, 01, 2
.