Cách Tiêu Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Cách Tiêu Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Cách Tiêu Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cần đi khám khi nào?
Các mẹ có thể tự tiêu đờm ở trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả với những lời khuyên trên. Nhưng nếu tình trạng nghẽn đờm quá nhiều và thường xuyên, bạn nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhi khoa. Đặc biệt cần đến gặp bác sĩ ngay khi con của bạn có các triệu chứng như:
- Đờm màu xanh lá cây, nâu hoặc đỏ nâu (chỉ điểm cho máu trong dịch nhầy)
- Tím tái quanh môi, khó thở, có dấu hiệu của tình trạng suy hô hấp do tắc nghẽn đờm hoặc do bệnh lý nghiêm trọng
- Nôn mửa
- Chán ăn, bú kém, li bì
- Sốt cao, nhiệt độ cơ thể trên 38 ° C và có các dấu hiệu nhiễm trùng
- Ho kéo dài trên 2 tuần, ho quá nhiều khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của trẻ
Hy vọng những cách tiêu đờm ở trẻ sơ sinh trong bài viết này của Hello Bacsi có thể giúp mẹ có thêm nhiều mẹo nhỏ để chăm sóc bé con của bạn tốt hơn nhé!
Chi tiết thông tin cho Mách mẹ cách tiêu đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ dàng, hiệu quả…
Tổng quan việc hút đờm
Kỹ thuật hút đờm được phân thành 2 loại là hút thông đường hô hấp trên và hút thông đường hô hấp dưới
Hút thông đờm hô hấp trên: Là cách thức hút các đờm rãi tại mũi hầu, miệng hầu.
Hút thông đường hô hấp dưới: Là kỹ thuật hút các đờm rãi, được thực hiện qua miệng hoặc qua mũi…
Việc áp dụng lực từ máy hút để lấy hết các chất ứ đọng trên đường hô hấp và đẩy chúng ra bên ngoài, nhờ đó mà người bệnh thoải mái hơn và giúp cho quá trình lưu thông không khí một cách dễ dàng.
Trước khi tiến hành kỹ thuật, bác sĩ áp dụng những biện pháp vô khuẩn để hạn chế hết mức độ nhiễm khuẩn cho người bệnh.
Nhiều đờm trong cổ họng gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ
Nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng
Đối với giai đoạn đầu đời, khoảng 3 tháng đầu tiên trẻ thường xuất hiện dấu hiệu khò khè do chỉ hô hấp thông qua đường mũi vì thế khả năng loại bỏ chất nhầy sẽ kém hơn giai đoạn sau. Các chất nhầy tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành đờm khiến cho trẻ cảm thấy khó thở, bị khò khè hoặc là ho dai dẳng.
Bên cạnh đó vì đường thở trong khoang mũi của trẻ khá nhỏ, không đáp ứng được việc loại bỏ chất nhờn trong họng. Đồng thời những trẻ sinh mổ thường sẽ có nguy cơ bị khò khè nhiều hơn so với những trẻ sinh thường (do thao tác rặn đẻ của mẹ giúp phổi tống hết dịch nước ối) và có đến 80% trẻ mắc phải trong khoảng 1 đến 2 tháng đầu mà không do các bệnh cảm cúm hay cảm lạnh.
Ngoài ra trẻ có biểu hiện khò khè do đờm còn do một số nguyên nhân khác như:
– Trẻ mắc bệnh viêm họng khiến ho khàn, đôi khi bị đờm và có dấu hiệu mệt mỏi, nóng sốt, biếng bú hoặc biếng ăn…
Còn đối với trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày do van cơ đóng mở chưa hoạt động tốt hay nằm ngang sẽ khiến cho axit trong dạ dày trào lên gây kích ứng niêm mạc cổ họng làm xuất hiện đờm nhớt.
Mặt khác một số bệnh như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản cũng khiến trẻ bị đờm ở cổ họng dẫn đến những cơn ho kéo dài, khò khè, khó thở, hoặc sốt…
Virus gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều đờm
Các phương pháp loại bỏ đờm ở cổ họng
Củ cải trắng
Luộc lấy nước cho trẻ uống, chú ý cắt củ cải ra thành các lát nhỏ trước lúc luộc. Thời gian luộc khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
Lưu ý: Cho trẻ nhỏ uống khi nước còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất trị ho có đờm, ho khan.
Trị đờm cho con bằng chanh và mật ong
Cách làm:
– Pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 đến 1/3 quả chanh tươi cùng 5 thìa cafe nước lọc. Buổi sáng khi bé ngủ dậy, các mẹ cho trẻ uống khoảng 100ml nước lọc. Sau đó cho con uống hỗn hợp mật ong chanh
– Sau khi uống hỗn hợp mật ong chanh, tuyệt đối không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho mật ong chanh ngấm vào họng.
– Tiếp đó các mẹ nên bế con ngồi khoảng 15 đến 20 phút. Trẻ sẽ ho để long đờm. Khi ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy để long đờm.
Lưu ý: Bài thuốc dân gian này có tác dụng tốt nhất vào buổi sáng, khi trẻ chưa ăn gì để tránh bị nôn trớ ra hết thức ăn.
Trị đờm cho con bằng chanh và mật ong
Nước muối
Nước muối làm tan đờm trong cổ họng là bài thuốc tiêu đờm hiệu nghiệm. Nước muối còn có tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Dùng 1 cố nước ấm, thêm 1 thìa nhỏ muối tinh vào, khuấy đều. Dùng nước muối để súc miệng hàng ngày, chữa nhiễm trùng, tan đờm nhanh chóng.
Quất xanh
Quất xanh, gừng, mật ong là cách làm tan đờm trong cổ họng nhanh chóng.
Cách thực hiện: Gừng thái thành lát mỏng, quất xanh cắt đôi. Cho thêm mật ong vào, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Chắt lấy hỗn hợp, uống khi còn ấm nóng. Nên uống vào buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa đờm trong cổ họng cho con bằng quất
Trên đây là những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà. Tuy nhiên đây chỉ là những mẹo dân gian, tốt nhất nên cho trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám và hút dịch bằng kỹ thuật chuyên sâu tránh để lại biến chứng
Hiện tại tại chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà là địa chỉ hút dịch đờm uy tín được nhiều người an tâm lựa chọn. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo thực hiện vệ sinh, an toàn với các kỹ thuật y tế.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 1900 8083 để được tư vấn miễn phí
Chi tiết thông tin cho Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng cha mẹ phải làm sao?…
Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Hút mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Việc hút mũi là một trong những cách trị đờm hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Khi hút mũi, bạn phải nâng đầu bé cao lên một chút để tránh bị sặc, cho dung dịch nước muối sinh lý vào trước, sau đó sử dụng máy hút mũi để loại bỏ toàn bộ dịch nhầy. Khi chọn máy hút mũi, nên chọn những loại có đầu silicon mềm, an toàn cho trẻ sơ sinh. Mỗi ngày nên thực hiện từ 2 – 3 lần.
Nâng cao độ ẩm trong phòng
Độ ẩm của môi trường xung quanh là yếu tố quyết định độ đặc lỏng của đờm. Nếu giữ được độ ẩm cao, dịch sẽ loãng giúp dễ vệ sinh và bé dễ thở hơn. Để tạo độ ẩm, bố mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một nồi nước sôi vào phòng tắm khi tắm cho bé. Nên lưu ý, không đóng cửa phòng kín vì sẽ làm bé thiếu oxy.
Sử dụng tinh dầu thơm
Tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu tràm trà có công dụng trị đờm rất tốt vì tinh dầu tràm trà có khả năng làm tan đờm và diệt khuẩn khi đi vào đường hô hấp. Về cách sử dụng tinh dầu, bạn có thể cho một vài giọt vào máy xông tinh dầu, nhỏ tinh dầu vào nước hoặc nhỏ lên khăn xô của bé. Lưu ý không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với bé, nhất là tinh dầu cô đặc.
Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh
Đờm là một tình trạng khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng đờm vướng trong mũi, cổ họng khiến trẻ khò khè khó thở, ngủ không ngon, gây ra quấy khóc khó chịu nhất là về đêm. Do đó, việc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh là vấn đề ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm.
Ngoài những cách hút mũi, nâng cao độ ẩm, sử dụng tinh dầu thơm đã viết ở trên, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giúp bé tiêu đờm.
Tiêu đờm bằng cây hẹ
Hẹ là loại cây trị sổ mũi, đau họng, long đờm hữu hiệu hơn cả dùng thuốc. Trong Đông y, hẹ có thể được chế biến theo rất nhiều cách để làm ra thuốc trị đờm cho bé.
- Hẹ chưng đường phèn: Chuẩn bị khoảng 5 đến 7 lá hẹ, rửa sạch, cuộn vào một bát sứ cùng vài viên đường phèn rồi hấp cách thủy. Cho bé uống nước hẹ chưng từ 3 – 5 lần, mỗi lần một muỗng nhỏ, khoảng 5ml.
- Hẹ, hạt chanh, hoa đu đủ: Chọn một vài lá hẹ, 1 ít hạt chanh, hoa đu đủ rửa sạch giã nát. Trộn hỗn hợp chung với đường phèn và hấp cách thủy khoảng 30 phút. Đây là bài thuốc long đờm nổi tiếng, rất an toàn cho trẻ sơ sinh.
Cho bé bú nhiều hơn bình thường
Khi bé bị đờm, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn và chia thành nhiều cữ trong ngày. Sữa mẹ có chất kháng khuẩn và giúp làm tan dịch nhầy. Bú sữa khiến bé nuốt nhiều, giúp long đờm và bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Nâng cao gối khi ngủ
Hãy lót thêm một lớp đệm mỏng dưới gối để bé dễ thở và ngủ ngon. Việc nâng cao gối khi ngủ sẽ giúp đờm không bị trào ngược, khiến bé khó chịu thậm chí là sặc trong khi đang nằm.
Trẻ dưới tháng tuổi bị đờm trở nên nguy hiểm hơn nếu kèm theo những cơn ho dai dẳng, do đó bố mẹ cần trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhanh chóng loại bỏ đờm cho bé, làm bé dễ chịu hơn.
Trị đờm cho bé dưới 1 tuổi
Ngoài những cách trị đờm trên, nếu bé có thêm tình trạng ho có đờm, bố mẹ có thể cho bé uống một số bài thuốc dân gian sau thay vì dùng thuốc.
Tắc chưng đường phèn
Đây được coi là bài thuốc lâu đời và phổ biến nhất để trị ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi. Về cách chế biến, bạn chuẩn bị 2 – 3 trái tắc xanh, bỏ hạt, chưng cách thủy cùng đường phèn trong 20 phút rồi lấy ra cho bé uống. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ.
Chanh đào
Sử dụng chanh đào là một cách trị ho long đờm mới được sử dụng rộng rãi gần đây. Các cách chế biến chanh đào rất đa dạng: chanh đào chưng đường phèn, chanh đào ngâm muối, chanh đào ngâm mật ong, … Về cách sử dụng chanh đào, bố mẹ cho bé uống 2 -3 lần, mỗi lần 5 ml.
Dùng củ nén
Củ nén hay còn gọi là hành tăm, đây là một loại thực vật cùng họ với củ hành. Theo các nghiên cứu, củ nén có khả năng sát khuẩn, có công dụng như một liều thuốc kháng sinh tự nhiên, có thể dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, cảm cúm, ho có đờm, đầy bụng … hiệu quả. Về cách sử dụng: chọn khoảng 10 củ nén, rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm một ít đường phèn, hấp cách thủy, lấy phần nước cô đặc và cho trẻ uống.
Chi tiết thông tin cho Bỏ túi cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹo hay…
Nhiều bà mẹ không khỏi lo lắng khi trẻ có nhiều đờm ở khoang mũi, họng. Bài viết này xin chia sẻ các cách trị đờm hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh được nhiều bà mẹ áp dụng.
Ở trẻ em có đờm là tình trạng phổ biến, có nhiều đờm sẽ khiến bé thở khò khè, ngủ không ngon giấc kéo theo đó khiến bé chán ăn, nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng các mẹ cách trị đờm cho trẻ sơ sinh an toàn mà hiệu quả.
Viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm, trong khi đó trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, vì vậy đờm đọng lại ngày một nhiều khiến trẻ không chỉ ngạt mũi không thở được mà còn kéo theo các cơn ho, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Lưu ý
Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các mẹo dân gian, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
1 9 mẹo dân gian chữa đờm, khò khè cho trẻ sơ sinh
Dùng tắc (quất)
Trái tắc hay còn gọi là trái quất, trong đông y chúng có vị chua ngọt và tính mát. Thành phần chứa nhiều loại dinh dưỡng cần thiết như vitamin, pectin, tinh dầu,… đều có tác dụng rất tốt trong trị ho, long đờm và chống kháng khuẩn rất tốt. Nên nếu trẻ bị khò khè bạn nên áp dụng 2 cách sau nhé:
Cách làm quất với đường phèn
Cách làm quất với đường phèn
Bước 1 Bạn rửa sạch cỡ 2 -3 trái quất còn xanh vỏ, rồi cắt đôi chúng. Cho đường phèn vào bên trong quả , và để vào nồi hấp cách thủy trong 15 phút.
Bước 2 Khi hỗn hợp đã nguội bạn cho bé dùng mỗi lần 1 thìa cà phê và mỗi ngày 3 lần.
Cách làm quất với mật ong
Cách làm quất với mật ong
Bước 1 Bạn rửa sạch 10g quất xanh, để ráo và bổ đôi quất và cho vào 1 tô thủy tinh đã có sẵn cỡ 1 đến 2 muỗng canh mật ong (gia giảm tùy bạn).
Bước 2 Cho tô vào nồi và chưng cách thủy trong 20 phút, rồi để nguội là có thể cho bé dùng.
Tham khảo thêm: Mẹo giúp bé hết mút tay mà các mẹ nên biết sớm hơn.
Dùng gừng
Dùng gừng
Gừng là nguyên liệu đã quá là nổi tiếng trong việc diều trị các bệnh về đường hô hấp, chúng có thể giúp tình trạng đờm và khò khè giảm bớt nhờ làm giảm tình trạng viêm và ngăn sự co lại của đường thở. Bạn có thể áp dụng các cách sau:
Cách 1: Bạn trộn mật ong, nước ép lựu và nước ép gừng theo tỉ lệ bằng nhau và cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Cách 2: Trộn 1/2 chén nước với 1 thìa cà phê gừng và dùng trước khi đi ngủ, để giảm tình trạng ho về đêm cho bé.
Dùng nước rau diếp cá
Dùng nước rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau khá khó ăn vì mùi vị tanh và khá nồng. Tuy nhiên theo đông y chúng lại được coi như một loại “kháng sinh thảo”, với vị chua và tính thanh nên chúng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm tình trạng ho, đờm, lại khá an toàn với trẻ nhỏ. Áp dụng cách sau:
Bước 1 Bạn rửa sạch và để ráo 1 nắm lá diếp cá, sau đó giã nhuyễn hoặc xay cũng được.
Bước 2 Cho vào nồi và thêm 1 ít nước vo gạo vào và đun trong 20 phút. Để nguội và nhớ lọc thật kỹ bã trước khi cho bé uống (bạn có thể thêm chút đường để bé dễ uống).
Lưu ý Bạn nên cho bé nước diếp cá sau khi ăn khoảng 60 phút.
Dùng lá húng chanh
Dùng lá húng chanh
Theo nghiên cứu thì trong lá húng chanh có chứa rất nhiều tinh dầu, đặc biệt là cavaron – có tác dụng trong tiêu độc, giảm đờm, nên loại lá này rất hữu hiệu trong việc trị khò khè. Bạn có thể áp dụng cách sau:
Bước 1 Bạn lấy cỡ một nắm lá húng chanh rửa sạch, đẻ ráo và giã nát.
Bước 2 Sau đó ngâm vào 10ml nước sôi để tinh dầu lá có thể được tiết ra. Bạn đút cho bé hỗn hợp này 1 ngày 2 lần nhé!
Dùng nước ấm
Dùng nước ấm
Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên nhiều dược liệu không phù hợp với bé, thì bạn nên dùng nước ấm. Ít người biết rằng nước ấm cũng có tác dụng tiêu đờm, giảm đau rát họng cho trẻ. Bạn chỉ cần đơn giản thay nước thường cho bé uống bằng nước ấm là được.
Dùng tinh dầu tràm
Dùng tinh dầu tràm
Dầu tràm có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh về hô hấp. Mùi hương của dầu tràm vừa giúp làm sạch không khí đồng thời đi vào hệ hô hấp, làm tan chảy các chất nhầy và đặc (đờm) trong khí quản, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Vì vậy dầu tràm được dùng như phương thuốc hữu hiệu để trị đờm.
Với tinh dầu tràm mẹ có thể dùng cách xông tinh dầu tràm trong phòng hoặc nhỏ vài giọt vào chậu nước tắm của bé.
Lưu ý Không nên không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ vì da của trẻ sơ sinh còn non yếu dễ bị tổn thương.
Dùng lá hẹ
Dùng lá hẹ
Theo Đông y lá hẹ được dùng làm các vị thuốc trị ho cảm, tiêu đờm. Điển hình như bài thuốc lá hẹ kết hợp cùng hạt chanh và hoa đu đủ đực. Cách làm như sau:
Bước 1 Lấy 1 nắm lá hẹ, 10 – 20gr hạt chanh, 15gr hoa đu đủ đực đem rửa sạch.
Bước 2 Giã nát lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ.
Bước 3 Trộn hỗn hợp đã giã nát với ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 30 phút.
Bước 4 Cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.
Dùng dụng cụ hút mũi cho bé
Trị đờm bằng cách hút mũi cho bé
Với những trẻ lớn có thể tự hỉ mũi để đẩy chất đờm ra ngoài nhưng với trẻ sơ sinh điều đó là hoàn toàn không thể vì vậy các mẹ có thể giúp bé bằng cách dùng dụng cụ hút mũi cho bé.
Để việc hút mũi đạt kết quả cao nhất các mẹ hãy làm theo những bước sau:
Bước 1 Nhỏ vào mũi của bé một vài giọt nước muối sinh lý Natri 0,9% để làm loãng chất nhầy.
Bước 2 Bế bé hoặc đặt bé nằm nghiêng sang bên. Đưa đầu hút vào một bên mũi của bé, một tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, còn một tay đè cánh mũi còn lại sau đó thả ra từ từ. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.
Lưu ý Nên làm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của bé và chỉ nên hút mũi khoảng 4 lần/ngày, không làm quá nhiều.
Tham khảo thêm: Mách mẹ 6 tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh
Dùng nước hoa bưởi
Dùng nước hoa bưởi
Theo Bs. Bùi Hồng Minh ( Phó Chủ tịch thường trực Hội Đông y Quận Ba Đình, Hà Nội) thì vì hoa bưởi có vị cay, tính bình nên nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm ho có đờm,… Bạn có thể áo dụng cách sau:
Bước 1 Bạn rửa sạch và để ráo khoảng 4 – 5gr hoa bưởi.
Bước 2 Lấy 4gr củ gừng bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn, sau đó lọc bã để lấy nước.
Bước 3 Cho vào nồi các nguyên liệu trên và đổ nước ngập. Đậy vung, theo dõi khi nước sôi thì bạn hạ nhỏ lửa.
Bước 4 Bạn cho đường phèn hoặc 1 chút mật vào và đun thêm ít phút đến khi hỗn hợp kẹo lại như siro. Bạn lọc lấy phần siro đó cho bé uống.
Tham khảo thêm: Mẹo trị ho có đờm cho trẻ bằng nước hoa bưởi
2 Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây khò khè, khó thở ở trẻ như:
- Trẻ mắc các bệnh gây tắc nghẽn đường thở như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,…
- Trẻ mắc các bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị khò khè, khó thở do các nguyên nhân như dị vật đường thở, phù phổi, lao, sị tật bẩm sinh,…
3 Khi nào nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ?
Khi nào nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ?
Nếu theo dõi trẻ có các dấu hiệu sau, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ quan y tế hoặc bác sỹ chuyên ngành:
- Với những trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đến bác sĩ, ngay khi phát hiện triệu chứng khò khè, khó thở. Vì đây là các triệu chứng khá nguy hiểm với lứa tuổi này.
- Với trẻ trên 3 tháng tuổi, thấy trẻ khò khè kéo dài hơn 4 giờ, hay tái phát bệnh trong thời gian dài (3 – 4 tuần) thì cũng nên đưa trẻ đến chuyên gia.
- Trẻ khò khè kèm tím tái, thở mệt, rối loạn giác ( ngủ li bì, bứt rứt, vật vã,…).
- Khò khè kèm theo nôn ói và sốt.
- Trẻ có tiền căn bị suyễn, khó thở.
Tham khảo thêm: Tổng hợp 14 mẹo trị nghẹt mũi cho bé tại nhà hiệu quả, an toàn mà bạn không nên bỏ qua
Trên đây là một vài cách giúp bé tiêu đờm hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo lựa chọn một cách phù hợp để chăm sóc bé yêu nhanh chóng khỏi bệnh, luôn khỏe mạnh.
Mua sữa bột cho bé tại Bách hóa XANH để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ngay nhé:
Chi tiết thông tin cho Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh giúp sạch cổ họng, bé không còn khò khè…
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Thực chất, ho không quá đáng sợ như mọi người vẫn thường lo lắng. Ngược lại, ở một mức độ nhất định, ho là phản xạ có lợi cho cơ thể bởi nó giúp đẩy những vật vướng mắc trong cổ họng ra ngoài. Đồng thời, khi có sự tiếp xúc của virus hay vi khuẩn có hại trong đường thở và cổ họng thì cũng sẽ xảy ra phản ứng ho.
trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Khi những cơn ho diễn ra liên tục và thường xuyên hơn mức bình thường thì đây có thể dấu hiệu cổ họng và đường hô hấp của bạn đang có nhiều dị vật hoặc những tác nhân nguy hiểm. Tùy từng trường hợp mà cơn ho có thể đi kèm theo dung dịch đờm màu xanh hoặc trắng.
Một vài nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm như:
– Thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh. Phế quản và phổi có thể bị tổn thương khi nhiễm virus – vi khuẩn từ môi trường vào phổi. Lúc này, cổ họng sẽ có cảm giác rát và gây ra hiện tượng ho khan, đôi khi xuất hiện cả đờm trắng.
– Các bệnh lý về đường hô hấp: hoạt động của các cơ quan trong đường hô hấp có thể bị ảnh hưởng khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể và khiến trẻ sơ sinh bị ho.
– Do ăn uống: ăn đồ lạnh hoặc uống nhiều nước lạnh làm cho cổ họng bị sưng, viêm.
2. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
Viêm phế quản: bé thấy khó thở, thở nhanh, thở khò khè kết hợp ho nhiều và có đờm.
Hen phế quản: bé mắc bệnh lý này thường ho dai dẳng, ho nhiều đặc biệt về đêm. Khi ho thường kèm theo những tiếng rít khó khăn.
Trào ngược dạ dày: hiện tượng trào ngược xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được. Những trẻ mắc bệnh lý này thường ho nhiều mỗi khi nằm xuống hoặc ngay sau khi ăn xong. Bên cạnh đó còn có cả triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Trẻ sơ sinh ho có đờm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản
Những bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn nên được chữa trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, đồng thời hạn chế tối đa việc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
3. Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì nên làm gì?
Thông thường, chúng ta có thể dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị nếu đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không nên được sử dụng cho trẻ sơ sinh bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Do đó, bố mẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu thiên nhiên để khắc phục tình trạng ho có đờm ở trẻ sơ sinh.
3.1. Quất với đường phèn
Theo Đông y, quất là loại quả có tính mát, vị chua ngọt còn đường phèn có tính bì bổ tỳ, phế với hương vị ngọt. Khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ có tác dụng giảm ho, long đờm, kháng viêm, kháng khuẩn và virus.
Hấp cách thủy quất và đường phèn giúp giảm ho, long đờm ở trẻ nhỏ
Cách thực hiện: Cắt nhỏ 2 – 3 quả quất xanh. Đem hấp cách thủy cùng một ít đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó để nguội và cho bé dùng, mỗi lần 1 thìa cà phê và ngày 3 lần.
3.2. Chanh đào
Chanh đào rất có ích trong việc điều trị tình trạng ho khan, ho có đờm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ có thể hấp cách thủy đường phèn và chanh đào để cho trẻ uống. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng mật ong.
Cách thực hiện: Cắt lát mỏng chanh đào và cho vào bát, thêm một ít đường phèn và đem hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Mỗi ngày chia thành 3 lần cho trẻ uống, mỗi lần 1 thìa cà phê.
3.3. Lá hẹ
Được biết là vị thuốc có tác dụng làm ấm gối, bổ can thận, lá hẹ được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh trong đó có tình trạng ho có đờm.
Lá hẹ giúp giảm ho hiệu quả
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ. Cho lá hẹ và đường phèn vào 1 chiếc chén, đem hấp cách thủy. Sau khoảng 15 – 20 phút thì bỏ ra và chắt lấy nước. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 thìa cà phê.
3.4. Hạt chanh
Một trong những bài thuốc giảm ho, tiêu đờm hiệu quả chính là sử dụng hạt chanh.
Cách thực hiện: Lấy hạt chanh và đem giã nhuyễn ra. Sau đó thêm vào một chút nước lọc và đường phèn để hấp cách thủy. Sau khi hấp khoảng 20 phút thì lấy ra và để chờ cho nguôi. Mỗi ngày cho bé uống 4 – 6 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.
3.5. Một số biện pháp tác động khác
Bên cạnh những bài thuốc kể trên, để rút ngắn quá trình phục hồi, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp tác động vào cơ thể trẻ như:
– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu sốt thì tích cực chườm ấm để hạ sốt. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
– Cha mẹ khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để long đờm trong phế quản, đồng thời giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi. Mẹ lưu ý không vỗ vào vị trí xương sống, dạ dày mà chỉ vỗ vào vị trí phổi. Không vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no.
– Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì nên được cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Điều này có thể giúp làm tăng sức đề kháng của trẻ và bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
– Pha nước ấm với một ít tinh dầu tràm để tắm cho trẻ. Mùi hương từ tinh dầu sẽ giúp cải thiện tình trạng ho liên tục và ho có đờm.
– Sau khi tắm xong có thể dùng tinh dầu tràm thoa vào phần cổ, bàn tay và bàn chân để giúp làm nóng và giữ ấm cơ thể trẻ.
– Giúp trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ như tay, mũi, miệng để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập.
Vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp long đờm trong phế quản
Như vậy, có thể thấy trẻ sơ sinh bị ho có đờm là một hiện tượng thường gặp nhưng không quá nguy hiểm, đặc biệt khi thay đổi thời tiết. Chính vì vậy, bố mẹ cần lưu ý quan sát những biểu hiện ở trẻ để có thể xác định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng ho. Từ đó mới có thể có những cách chữa trị phù hợp.
Nếu bố mẹ vẫn cảm thấy lo lắng thì có thể đưa con đến khám tại các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Chi tiết thông tin cho Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm để đảm bảo an toàn cho bé…
Chữa long đờm bằng tinh dầu
Tinh dầu hay dùng cho các bé sơ sinh an toàn và tốt nhất là tinh dầu tràm. Hương thơm của tinh dầu tràm giúp giảm căng thẳng, thanh lọc không khí và đặc biệt là tinh dầu tràm còn tốt cho đường hô hấp và dùng được cho các trẻ từ sơ sinh. Một chút tinh dầu tràm sẽ có thể diệt khuẩn đường hô hấp, tan đờm để bé thở dễ hơn.
Cách để mẹ sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ:
- Cho vài giọt tinh dầu vào nước của bé trước khi tắm
- Thoa lên khăn hoặc cổ áo của trẻ
- Sử dụng đèn xông tinh dầu cho cả phòng
- Lưu ý, không dùng tinh dầu cô đặc vào trực tiếp lên da em bé
Hút mũi cho bé
Mẹ có thể loại bỏ đờm của bé bằng dụng cụ hút mũi và nước muối. Với cách này thì đờm của bé sẽ được lấy ra rất gọn gàng và sạch sẽ. Mẹ sẽ thực hiện theo các cách sau:
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0.9% vào 2 bên mũi của bé để làm loãng đờm trong họng (mỗi bên 3 giọt)
- Bóp bóng trước khi đặt đầu hút vào một bên mũi bé, bên còn lại mẹ bịt lại và nhả bóng ra
- Dịch đờm sẽ bị hút lên theo không khí, thao tác như thế liên tục cho tới khi mẹ thấy lượng đờm ra ít đi và không làm bé khó chịu nữa
>> Top máy hút mũi được nhiều mẹ chọn mua nhất:
Mẹ thực hiện vỗ long đờm
Chữa đờm cho bé bằng cách vỗ long đờm cần chú ý thực hiện đúng các thao tác
Phương pháp này phải dùng lực rung hình thành do khí tác động vào thành ngực để đẩy đờm ra ngoài khí quản để bé có thể thở được, giải phóng đờm ứ đọng trong khí quản, khí quản giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, vui chơi thoải mái
Thực hiện vỗ long đờm cho bé theo các bước sau
- Để bé nằm úp hoặc nằm nghiêng trên giường, phần đầu dốc nhẹ xuống, không cần kê gối.
- Lấy một chiếc khăn xô đặt ở dưới phần mông của bé để phần mông và đầu tạo thành góc 15 độ
- Bàn tay mẹ khum lại và vỗ nhẹ lên lưng bé, vỗ vào phần từ phổi hướng về phía cổ (vị trí vùng phổi từ ngang lưng trở lên). Tiếng vỗ “bộp, bộp” và thấy lồng ngực bé rung theo nhịp vỗ
- Mẹ sẽ thực hiện động tác vỗ theo nhịp trong khoảng 3 phút liên tục. Sau đó mẹ bế bé lên và thực hiện gây ho cho bật đờm ra. Mẹ gây ho bằng cách vuốt ngon tay ở cổ trẻ, bé ho mạnh bật đờm ra thì mẹ sẽ dùng khăn để vệ sinh mũi miệng.
Một số điều mẹ cần biết khi thực hiện vỗ long đờm cho trẻ
- Thời điểm vỗ long đờm tốt nhất cho bé vào buổi sáng
- Vỗ long đờm chỉ dành cho bé bị ho có đờm (không dành cho bé bị ho khan)
- Khi vỗ mẹ nên chú ý vỗ đúng vùng phổi, không vỗ ở phần dạ dày, xương sống hay xương ức
- Thao tác đúng dứt khoát, vừa phải, không quá mạnh gây đau bé
Chi tiết thông tin cho Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi -…
Trẻ sơ sinh bị đờm là do đâu?
Để biết cách trị đờm cho trẻ sơ sinh mẹ, cần tìm hiểu về tình trạng này. Không “đóng vai ác” như trong suy nghĩ của nhiều người, thực tế đờm chính là chất nhầy được cơ thể sản sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Khi việc sản sinh và loại bỏ chất nhầy mất cân bằng, làm lượng chất nhầy bị ứ đọng quá nhiều sẽ tạo thành đờm.
Trong thời gian 1 năm đầu sau khi sinh, khả năng loại bỏ chất nhầy ở trẻ còn kém nên các bé thường có đờm trong khoang mũi, họng. Chất nhầy tích tụ càng nhiều sẽ làm trẻ càng khó hít thở, thở khò khè hoặc tạo thành phản xạ ho, tống đờm ra ngoài cơ thể.
Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm thường không liên quan đến cảm lạnh hay cảm cúm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên loại trừ những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý. Bởi trong giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công, hoặc lây nhiễm bệnh từ người xung quanh.
Các tác nhân gây chất nhầy phổ biến cho trẻ sơ sinh là:
- Hóa chất.
- Khói thuốc lá.
- Thời tiết thay đổi.
- Bụi và chất ô nhiễm.
- Virus và vi trùng khác.
Những điều sau đây cũng có thể dẫn đến chất nhầy nhiều hơn bình thường:
- Dị ứng.
- Viêm phổi.
- Hen suyễn.
- Viêm tiểu phế quản.
- Nhiễm virus như cảm lạnh hoặc cúm.
Trong một số trường hợp hiếm, tắc nghẽn quá nhiều chất nhầy trong cổ họng và ngực của em bé là do một căn bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh xơ nang. Sau khi biết các nguyên nhân gây ra đờm cho bé, mẹ đọc tiếp để hiểu cách trị đờm cho trẻ sơ sinh nhé.
Chi tiết thông tin cho 11 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả tại nhà – MarryBaby…
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đờm
Tình trạng trẻ sơ sinh có đờm rất phổ biến hiện nay. Đờm khiến bé khó chịu và khó thở, quấy khóc, mệt mỏi, thậm chí là bỏ bú. Bác sĩ chuyên kho cho biết việc có đờm trong cổ của trẻ sẽ gây khó khăn trong việc hít thở. Điều này dễ dẫn tới tình trạng trẻ thở khò khè, ngủ không ngon giấc.
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh ho có đờm sẽ giúp phụ huynh và bác sĩ đưa ra phương pháp giải quyết triệt để vấn đề này. Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm. Tuy nhiên phổ biến nhất là do những yếu tố sau đây:
- Nguyên nhân nhiễm trùng: Thực tế việc sinh ra đờm chính là một cơ chế kháng viêm, từ đó giúp cơ thể của bé có thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên khi lượng đờm quá nhiều thì lại có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ họng có thể do sự tấn công của virus
- Do virus: Bác sĩ chuyên khoa cho biết việc mắc một số bệnh lý đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, ho gà, thủy đậu, sởi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đờm ở cổ.
- Do dị ứng: Trẻ bị dị ứng theo mùa, dị ứng khi chuyển mùa hoặc dị ứng với khói, bụi bẩn, phấn hoa có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đờm nhầy và dày ở cổ.
- Yếu tố sinh lý: Khi chức năng sinh lý của họng và mũi suy yếu sẽ khiến đờm nghẽn tại cổ họng và mũi. Ngoài ra kích thước nhỏ ở khoang mũi của bé thường không đủ để đáp ứng nhu cầu loại bỏ đờm từ cổ họng. Thống kê cho thấy có tới hơn 80% trẻ sơ sinh có đờm tự nhiên trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng tuổi.
Ngoài ra còn một nguyên nhân khác quan trọng được các bác sĩ cho biết là do thời gian vài tháng sau khi sinh, trẻ nhỏ chỉ dùng mũi để hít thở và không hoàn toàn dùng miệng. Chính vì thế dẫn tới việc loại bỏ chất nhầy kém hơn so với người lớn.
Thời gian lâu sau đó các chất nhầy tích tụ nhiều dẫn tới việc hình thành đờm đặc, gây ra tình trạng ho và thở khò khè của bé.
Chi tiết thông tin cho 4 cách làm loãng đờm cho trẻ sơ sinh nhanh chóng tại nhà…
.