Cách Hạ Nhiệt Cơ Thể – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Cách Hạ Nhiệt Cơ Thể có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Cách Hạ Nhiệt Cơ Thể trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Giảm Cân An Toàn Hiệu Quả Ngay Tại Nhà Hạ Nhiệt Cơ Thể Cực Nhanh Bạn Cần Biết Cách Này
Bạn đang xem video Giảm Cân An Toàn Hiệu Quả Ngay Tại Nhà Hạ Nhiệt Cơ Thể Cực Nhanh Bạn Cần Biết Cách Này được cập nhật từ kênh Công Thức TV từ ngày 2022-03-29 với mô tả như dưới đây.
Giảm Cân An Toàn Hiệu Quả Ngay Tại Nhà Hạ Nhiệt Cơ Thể Cực Nhanh Bạn Cần Biết Cách Này
-đừng quên đăng ký kênh Công Thức TV nha! quan trọng lắm đó!
-xem tất cả video của mình tại http://www.youtube.com/c/côngthứcTV1991
-chúc cả nhà buổi tối vui vẽ hạnh phúc.
#côngthứctv
#congthuctv
#giảmcân
——————————
© Bản quyền thuộc về Công Thức TV
© Copyright by Công Thức TV ? Do not Reup
1. Thế nào là sốt?
Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt, một phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc có thể do say nắng, sốc nhiệt, mất nước, bệnh tuyến giáp… Thông thường, sốt là một phản ứng tốt và không có hại với cơ thể, nhưng khi sốt quá cao sẽ gây tổn thương tế bào thần kinh, mệt mỏi cho người bệnh.
Hầu hết, mọi người có nhiệt độ cơ bản là 37°C, một số người có nhiệt độ cơ bản cao hơn hoặc thấp hơn một chút. Nhiệt độ dao động hàng ngày cũng là bình thường.
Để biết được bạn có đang sốt hay không cần đo nhiệt độ. Sốt khi nhiệt độ đo được:
- Tại miệng hay trực tràng từ 38°C hoặc cao hơn.
- Nách có nhiệt độ trên 37,5°C.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên dùng nhiệt kế đo hậu môn để được kết quả chính xác nhất.
2. Cách hạ nhiệt khi sốt
Khi bạn hay người thân bị sốt thì việc làm sao để hạ thân nhiệt là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số cách hạ nhiệt khi sốt có thể áp dụng tại nhà:
- Nằm trên giường và nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi bạn bị sốt, cơ thể đang gia sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh, vì vậy bạn cần nghỉ ngơi để cơ thể đủ khoẻ chống lại tác nhân gây sốt.
- Bù đủ nước: Khi sốt, cơ thể bị mất nước, mất muối nên cần phải bù lại lượng dịch đã bị mất. Để bù lại lượng dịch đã mất bạn nên uống các dung dịch bù nước và điện giải như oresol, hydrite… Ngoài ra có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước hoa quả, cháo muối loãng…
- Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, aspirin để hạ thân nhiệt. Lưu ý, khi sử dụng cần dùng liều lượng phù hợp, không sử dụng chúng cùng với các loại thuốc hạ sốt khác hoặc phối hợp 3 loại thuốc trên với nhau. Không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ hạ sốt bằng aspirin mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên dùng ibuprofen. Nếu nghi ngờ hoặc đang bị sốt xuất huyết thì không được dùng aspirin hay ibuprofen.
- Mặc áo thoáng mát, hút mồ hôi và đắp ít chăn, trừ khi bạn bị ớn lạnh.
- Lau người bằng nước ấm: Nước ấm giúp cho mạch máu dưới da giãn ra và làm nhiệt độ trong cơ thể có thể tản ra ngoài. Tuy nhiên, khi lau người mà có cảm giác ớn lạnh thì nên dừng lại.
- Tìm và điều trị nguyên nhân: Sốt thường có nguyên nhân gây ra, để hạn chế dứt điểm cần tìm được nguyên nhân gây bệnh và điều trị nó. Ví dụ như sốt là một tình trạng do nhiễm vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh để điều trị, như vậy sẽ giúp cắt cơn sốt nhanh hơn. Nếu do virus thì đa số chỉ sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng, sau vài ngày sốt sẽ tự thoái lui…
Khi sốt bạn cũng có thể gặp phải một số vấn đề như đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau cơ, mệt mỏi, phát ban. Một số triệu chứng cần phải điều trị nếu nó làm bạn rất khó chịu. Đặc biệt khi sốt kèm theo nôn, bạn khó có thể bù dịch bằng đường uống mà phải nhờ trợ giúp y tế để tránh tình trạng mất nước.
Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn là cách hạ nhiệt khi sốt
3. Một số lưu ý khi bị sốt
Một số trường hợp khi bị sốt cần phải có sự can thiệp của nhân viên y tế để tránh những biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp cần liên hệ bác sĩ ngay như:
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nên gặp bác sĩ nếu sốt từ 38°C trở lên, ngay cả khi không có các triệu chứng khác.
- Trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi khi có các triệu chứng khác như dấu hiệu mất nước, kích động hay ngủ li bì hoặc sốt cao hơn 39°C.
- Trẻ em từ 6 tháng – 2 tuổi mà cơn sốt kéo dài hơn 1 ngày hay trầm trọng hơn hoặc không hạ sốt khi dùng thuốc.
- Trẻ em từ 2 – 17 tuổi nếu cơn sốt của họ cao hơn 39°C kèm khó chịu, hoặc sốt kéo dài hơn ba ngày.
- Người lớn từ 18 tuổi trở lên nếu bị sốt trên 39,4°C hoặc không đáp ứng với điều trị thì nên gọi cho bác sĩ. Người lớn bị sốt và kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như cứng cổ, đau dữ dội ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể hoặc khó thở, nên đi khám ngay.
- Sốt ở người già trên 65 tuổi trở lên đề phòng các triệu chứng như khó thở hoặc lú lẫn. Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này, nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.
- Những trường hợp hệ thống miễn dịch suy yếu, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc của bác sĩ. Hệ thống miễn dịch bị tổn hại thường gặp ở những người nhiễm HIV, ung thư hay mắc bệnh tự miễn. Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng, những bệnh nhiễm trùng này tiến triển nhanh hoặc khó điều trị. Vì vậy, nếu bạn có hệ thống miễn dịch bị tổn hại, việc hỗ trợ y tế ngay lập tức để chữa sốt là rất quan trọng.
Ngoài ra, khi bị sốt cần theo dõi tình trạng của bản thân hay người nhà liên tục để biết những chuyển biến xấu sớm nhất.
Trên đây là cách xử lý khi bị sốt, tuy nhiên nếu như không chắc chắn về cách xử lý cơn sốt, hãy liên hệ bác sĩ sớm để được tư vấn và điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com
Cách giải nhiệt cơ thể bằng vệ sinh tắm rửa
Cơ thể nóng bức có thể do lỗ chân lông của da đang bị bí tắc bởi các tế bào chết hoặc bụi bẩn, từ đó khó thoát mồ hôi, sinh ra ngứa ngáy khó chịu.
Lúc này cách hạ nhiệt cơ thể khi nóng một cách nhanh nhất là đi tắm rửa sạch sẽ. Khi tắm, bạn nên dùng thêm các loại tẩy tế bào chết (dùng 2-3 lần/tuần) để tẩy sạch tế bào chết, cặn bẩn tích tụ lâu ngày trên da, từ đó giúp da thông thoáng, mát mẻ, dễ tỏa nhiệt và thoát mồ hôi.
Đi tắm là cách giải nhiệt cơ thể mang lại hiệu quả tức thì.
Lưu ý là bạn không nên đi tắm khi mới từ ngoài trời nắng về vì cơ thể đang nóng mà gặp nước lạnh thì có thể xảy ra sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi đột ngột), gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, động kinh, ngất xỉu, đau đầu rất nguy hiểm…
Lúc này nếu muốn giải nhiệt cho làn da bỏng nắng thì bạn nên dùng gel lô hội hoặc lô hội tươi thoa lên da và rửa sạch lại với nước. Hoặc sử dụng khăn ướt lau sạch mồ hôi trên cơ thể và ngâm chân tay vào trong nước mát để làm dịu nhiệt tức thì.
Giải nhiệt cơ thể bằng trang phục rộng rãi
Vào những ngày hè, việc mặc trang phục dài kín hoặc từ loại vải thô ráp, bí khí có thể ngăn chặn sự tỏa nhiệt của cơ thể ra bên ngoài, từ đó tích tụ hơi nóng, mồ hôi bên trong khiến cho bạn nóng hơn.
Lúc này nếu ở nhà bạn nên chọn quần áo tay ngắn, rộng rãi làm từ các chất liệu vải mát mẻ, hoặc thấm hút mồ hôi tốt để da thoáng khí và thoải mái vận động như: Cotton, lanh, thun lạnh, voan,…
Bạn nên biết cách giải nhiệt cơ thể bằng cách mặc trang phục rộng rãi, thoáng khí.
Còn nếu ra đường, đặc biệt vào những ngày hè thì bắt buộc phải mặc quần áo dày, dài và thoa thêm kem chống nắng. Đây là cách hạ nhiệt cơ thể khi nóng rất hiệu quả để che chắn bớt nắng và tia tử ngoại khi đi ra đường.
Vì việc tiếp xúc với tia tử ngoại cường độ cao trong thời gian dài không chỉ gây nóng bức cho cơ thể mà còn gây cháy nắng, khiến da lão hóa, ung thư da, u hắc tố…
Nên dùng trang phục tối màu hay sáng màu để che nắng?
Nhiều người cho rằng nên mặc trang phục sáng màu thay màu tối vì vải màu sáng không hấp thụ nhiều nhiệt lượng mặt trời mà chủ yếu phản xạ lại, còn vải màu tối thì ngược lại.
Tuy nhiên theo các nhà khoa học, điều này là không chính xác vì vải màu sáng có thể ngăn chặn nhiệt lượng bên ngoài đi vào bên trong nhưng đồng thời cũng vô tình ngăn cản nhiệt lượng từ bên trong cơ thể thoát ra bên ngoài. Từ đó khiến hơi nóng của cơ thể bị tích tụ hầm bí, đổ mồ hôi, không có điều kiện trao đổi nhiệt với môi trường.
Còn vải màu tối dễ dàng hấp thụ nhiệt lượng bên ngoài vào bên trong, nhưng cũng cho phép nhiệt cơ thể bên trong thải ra bên ngoài, tạo môi trường nhiệt giao lưu, luân chuyển qua lại 1 cách dễ dàng. Do đó mặc quần áo tối ra ngoài nắng, bạn có thể cảm thấy mát mẻ hơn do không bị đổ mồ hôi nhiều so với mặc vải sáng.
Khi nước uống giải nhiệt cơ thể khan hiếm tại sa mạc, người dân thường chọn giải nhiệt cơ thể bằng đồ thụng màu đen thay cho màu sáng.
Chi tiết thông tin cho 9 cách giải nhiệt cơ thể cực hiệu quả, dễ làm…

1. Uống nước mát
Uống nước mát như trà đá có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách làm mát bên trong. Việc uống nước thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa mất nước, tránh làm tăng nhiệt cơ thể.
2. Đến nơi mát mẻ
Có thể giảm nhiệt cơ thể bằng cách đến nơi có nhiệt độ bên ngoài mát hơn, dễ chịu hơn một vài độ.
Cần lưu ý nếu bạn nóng đến mức đổ quá nhiều mồ hôi, không nên ngồi quạt hay tắm lạnh, thậm chí không được để cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ qua thấp ngay. Như vậy, bạn sẽ bị sốc nhiệt.
3. Làm mát những vùng chính trên cơ thể
Dùng nước lạnh hay nước đá chườm vào các điểm mấu chốt trên cơ thể như: cổ tay, cổ, ngực và thái dương sẽ nhanh chóng giúp hạ nhiệt của máu chảy qua các tĩnh mạch.
4. Vận động ít hơn
Cơ thể giải phóng nhiệt khi chúng ta di chuyển. Một người có thể cảm thấy bớt nóng nếu họ tránh tập thể dục nặng và hạn chế vận động.
Chi tiết thông tin cho 6 cách ‘Hạ nhiệt’ giảm sức nóng trong cơ thể…
Bao nhiêu độ thì được gọi là sốt?
Theo chuyên gia, sốt được chia thành 3 cấp độ bao gồm:
- Sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38 °C
- Sốt bình thường: thân nhiệt tầm 39°C
- Sốt cao: nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C
Tùy theo từng mức độ sốt mà ta có các hướng giải quyết khác nhau. Nếu bệnh nhân sốt cao, không nên tự ý mua thuốc mà cần nhập viện gấp để được sự theo dõi và điều trị của bác sĩ, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Khi nào cần hạ sốt nhanh chóng
Thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C. Nhưng trên thực tế , nhiệt độ thân nhiệt dao động trong khoảng từ 36,1 độ C đến 37,2 độ C hoặc hơn một tí. Nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, mức độ hoạt động và các thời điểm đo trong ngày. Thông thường, người già sẽ có thân nhiệt thấp hơn người trẻ. Vì vậy, nhiệt độ sốt của người lớn sẽ khác nhiệt độ sốt của trẻ em.
>>> Vì sao nhiệt kế điện tử cho kết quả không chính xác?
Đối với người lớn
Nếu nhiệt độ đo nằm ở những ngưỡng dưới đây, bạn cần hạ sốt gấp:
- Nhiệt độ tại trực tràng, tai hoặc thái dương từ 38 độ C trở lên;
- Nhiệt độ ở miệng từ 37,8 độ C trở lên;
- Nhiệt độ tại nách từ 37,5 độ C trở lên.
Ý nghĩa của việc hạ sốt nhanh tại nhà là giảm bớt sự khó chịu, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi. Điều trị sốt có thể cải thiện triệu chứng nhưng không thể rút ngắn hay kéo dài thời gian bệnh. Nhiệt độ cơ thể tăng ngắn hạn có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, sốt nặng có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Đối với trẻ em
Sốt ở người lớn hay trẻ em đều là phản ứng có lợi của cơ thể, vì vậy, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên.
Khi trẻ bị sốt có thể sử dụng thuốc phù hợp. Tuy nhiên, không nên tự ý phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ. Điều này là ảnh hưởng xấu, có thể xuất hiện tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan.
Khi trẻ vẫn còn tỉnh táo và uống nước được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước. Việc truyền dịch cho trẻ lúc này là không cần thiết. Truyền dịch chỉ được bác sĩ chỉ định đối với trẻ bị mất nước nặng và được thực hiện trong cơ sở y tế.
1. Hạ thân nhiệt: mức độ nguy hiểm và nguyên nhân
Cơ thể người là một “bộ máy phức tạp” với nhiều cơ quan phối hợp hoạt động và luôn thực hiện nhiều phản ứng sinh hóa giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo hoạt động tốt nhất của các cơ quan này, nhiệt độ cơ thể thường duy trì tốt nhất là 37 độ C.
Hạ thân nhiệt là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh
Tuy nhiên do nhiều yếu tố từ môi trường tác động, bệnh lý mà nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn hoặc xuống thấp hơn. Khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt độ bình thường thì được gọi là trạng thái hạ thân nhiệt. Tuy nhiên tình trạng này trở nên nghiêm trọng nếu thân nhiệt hạ quá nhiều và kéo dài, gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, hệ thần kinh, tiêu hóa,…
Thân nhiệt bị hạ càng thấp và càng kéo dài thì mức độ nguy hiểm càng tăng.
1.1. Mức độ nguy hiểm của hạ thân nhiệt
Thân nhiệt hạ thường được đo chính xác nhất là nhiệt độ đo ở hậu môn khi xuống thấp dưới 25 độ C. Cụ thể, hạ thân nhiệt được chia thành các mức độ nguy hiểm như sau:
-
Nhẹ: từ 35 – 34 độ C.
-
Trung bình: từ 34 – 32 độ C.
-
Nặng: từ 32 – 25 độ C.
-
Nguy kịch: dưới 25 độ C.
Thân nhiệt hạ càng thấp thì càng nguy hiểm đến tính mạng
1.2. Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt
Đa phần trường hợp thân nhiệt cơ thể thấp hơn bình thường do thời tiết, môi trường xung quanh lạnh đột ngột hoặc tiếp xúc với nước lạnh đột ngột. Tình trạng gió mạnh, da nhiễm lạnh hoặc mặc quần áo ướt đều gây ra hiện tượng giảm thân nhiệt. Những người sau uống rượu hoặc ngâm mình lâu trong nước lạnh thường có thân nhiệt thấp hơn bình thường.
Như vậy, hạ thân nhiệt không phải là hiếm gặp và thường không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Chỉ khi hạ thân nhiệt quá mức và kéo dài, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ và người già sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị hạ thân nhiệt và mức độ nghiêm trọng hơn như:
Độ tuổi
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh khá thường gặp, đặc biệt là trẻ bị đẻ non tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc nước lạnh quá lâu. Bên cạnh đó, người cũng dễ bị thân nhiệt thấp hơn người bình thường, khiến họ sợ lạnh và dễ mắc nhiều bệnh lý tim mạch, xương khớp liên quan hơn.
Nghiện rượu và nghiện thuốc phiện
Tình trạng này không chỉ khiến sức đề kháng cơ thể giảm sút mà người nghiện rượu, nghiện thuốc phiện thường sợ lạnh hơn bình thường.
Người sử dụng 1 số thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị được biết có thể khiến người bệnh dễ bị hạ thân nhiệt hơn bao gồm: thuốc gây nghiện, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.
Người sức khỏe yếu dễ bị hạ thân nhiệt hơn người bình thường
Cơ địa
Người có sức khỏe yếu, sinh non, từng bị nhiễm lạnh thì cơ thể cũng nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh hoặc các yếu tố gây hạ thân nhiệt.
Chi tiết thông tin cho Hạ thân nhiệt có nguy hiểm không và nguyên nhân do đâu?…
2 sai lầm thường gặp khi thực hiện cách hạ sốt nhanh tại nhà
1. Chườm khăn ấm, chườm lạnh
Chườm khăn ấm là cách được nhiều phụ huynh áp dụng cho con nhằm mục đích hạ sốt gấp. Tuy những biện pháp này được các bà mẹ tin tưởng là cách hạ sốt nhanh cho trẻ nhưng trên thực tế, các phương pháp vật lý hầu như không có tác dụng làm giảm sốt.
Những cách khác như lau người bằng cồn y tế, chườm lạnh đều không được khuyến khích áp dụng cho trẻ em. Tuy không có công dụng hạ sốt nhưng các biện pháp này giúp cho cả phụ huynh và bản thân các bé cảm thấy thoải mái, tinh thần dễ chịu hơn, tránh hoang mang, lo lắng thái quá. Nếu trẻ bị sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng, bị nhiễm trùng hoặc dị ứng với thuốc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Nếu đo thân nhiệt thấy sốt trên 39 độ C thì phải vừa cho dùng thuốc vừa đưa trẻ đi viện ngay. Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm gan, vàng da do tắc mật thì không được dùng thuốc tại nhà nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm cách hạ sốt hiệu quả.
2. Dùng kết hợp nhiều loại thuốc
Khi chưa nhận diện được nguyên nhân gây ra sốt, không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau và xem đó như một cách hạ sốt gấp. Việc sử dụng paracetamol kết hợp ibuprofen là tuyệt đối cấm nếu bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, phối hợp 2 hay nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau có nguy cơ bị quá liều thuốc và gây tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là loét dạ dày.
Đối với trẻ em, phụ huynh không được tùy tiện phối hợp thuốc để hạ sốt nhanh cho con. Hoạt chất ibuprofen mặc dù có tác dụng hạ sốt, nhưng không phải là nhóm thuốc ưu tiên dùng cho đối tượng trẻ em. Việc tự ý phối hợp thuốc có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, nhất là với các trẻ bị sốt do nhiễm trùng. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sốt xuất huyết vào mùa nắng nóng. Trong khi đó, các loại thuốc hạ sốt thông thường sẽ không có tác dụng với bệnh nhân sốt xuất huyết, một số còn bị chống chỉ định do có nguy cơ gây ra xuất huyết trầm trọng.
Để hỗ trợ hạ sốt nhanh và hiệu quả, loại thuốc được ưu tiên dùng hàng đầu, ít tác dụng phụ với trẻ nhất vẫn là acetaminophen (paracetamol). Tuy nhiên, phụ huynh cần phải chú ý về liều lượng, số lần dùng và thời gian dùng thuốc để tránh nguy cơ quá liều. Khi chưa nhận diện được nguyên nhân gây sốt, bệnh nhân không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
Lưu ý khi áp dụng cách hạ sốt nhanh tại nhà
- Khi áp dụng cách hạ sốt nhanh tại nhà mà chưa biết rõ nguyên nhân gây sốt, bạn không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc. Việc này không những không hiệu quả mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cụ thể, bạn không được kết hợp uống thuốc không kê đơn như acetaminophen (hay còn gọi là paracetamol) cùng ibuprofen nếu bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ bị quá liều thuốc nếu uống hai loại thuốc khác nhau trở lên và gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng loét dạ dày.
- Người lớn bị viêm gan, vàng da do tắc mật nếu bị sốt thì nên đến bệnh viện ngay và chỉ dùng thuốc hạ sốt tại nhà khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Đối với cách giảm sốt cho trẻ em, ba mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt nhanh cho con bởi có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là khi trẻ bị sốt do nhiễm trùng. Loại thuốc hạ sốt nhanh được ưu tiên dùng hàng đầu cho trẻ em với ít tác dụng phụ là acetaminophen. Tuy nhiên, bạn cần nên chú ý về liều lượng, số lần dùng và thời gian dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ quá liều. Ngoài thuốc này, bạn không nên tự ý cho con dùng bất kỳ loại thuốc nào khác cho đến khi có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.
Nếu thực hiện cách hạ sốt tại nhà cho trẻ hay người lớn mà không thấy tác dụng sau 1 – 2 ngày, bạn nên đến bệnh viện ngay.
Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm cách hạ sốt hiệu quả.
>>> Bạn có thể quan tâm: Sốt không rõ nguyên nhân và Những triệu chứng thường gặp
Với những cách hạ sốt tại nhà của Hello Bacsi, hy vọng bạn sẽ yên tâm hơn và không còn băn khoăn lo lắng mỗi lúc “trở gió trở trời”. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử nhiều cách trị sốt tại nhà nhưng vẫn không có sự cải thiện, hãy liên hệ bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm cần thiết và điều trị thích hợp.
Chi tiết thông tin cho TOP 10 cách hạ sốt nhanh tại nhà an toàn, hiệu quả • Hello Bacsi…
Hạ thân nhiệt là tình trạng như thế nào?
Hạ thân nhiệt là tình trạng khi đo nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn 35 độ C, từ 35 – 34 độ C là hạ thân nhiệt nhẹ; 34 – 32 độ C là hạ thân nhiệt trung bình; 32 – 25 độ C là hạ thân nhiệt nặng; dưới 25 độ C là hạ thân nhiệt nguy kịch.
Khi nhiệt độ cơ thể giảm, tim, hệ thần kinh và các khác không thể hoạt động bình thường. Nếu không được điều trị, hạ thân nhiệt có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn của tim và hệ hô hấp và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Hạ thân nhiệt thường do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc ngâm trong nước lạnh. Phương pháp điều trị chính cho hạ thân nhiệt là phương pháp làm ấm cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường.
Cơ chế mất nhiệt của cơ thể
Các cơ chế mất nhiệt từ cơ thể bao gồm:
- Nhiệt bức xạ: Hầu hết sự mất nhiệt là do nhiệt tỏa ra từ các bề mặt không được bảo vệ của cơ thể.
- Tiếp xúc trực tiếp: Nếu tiếp xúc trực tiếp với thứ gì đó rất lạnh, chẳng hạn như nước lạnh hoặc mặt đất lạnh, nhiệt sẽ được dẫn ra khỏi cơ thể. Vì nước rất tốt trong việc truyền nhiệt từ cơ thể, nhiệt độ cơ thể bị mất nhanh hơn nhiều khi ở trong nước lạnh. Tương tự như vậy, mất nhiệt từ cơ thể sẽ nhanh hơn nhiều nếu quần áo bị ướt.
- Gió: Gió loại bỏ nhiệt cơ thể bằng cách mang đi lớp không khí ấm áp mỏng trên bề mặt da.
Triệu chứng của hạ thân nhiệt
Rùng mình có lẽ là điều đầu tiên bạn sẽ nhận thấy khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm xuống vì đó là cơ chế tự động của cơ thể chống lại nhiệt độ lạnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của hạ thân nhiệt bao gồm:
- Hạ nhiệt nhẹ: Rét run trừ ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng này, da lạnh tái xanh tím, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, hạ huyết áp. Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu có triệu chứng cứng bì.
- Hạ thân nhiệt trung bình: da tím tái, đầu chi thâm tím, mạch yếu, tình trạng lờ đờ, hạ huyết áp, thở nhanh nông, tiểu ít, tim đập chậm. Trẻ sơ sinh bị cứng bì lan rộng.
- Hạ nhiệt nặng và nguy kịch: da lạnh tái nhợt, các đầu chi tím, cứng cơ trừ trường hợp giảm nhiệt độ do nhiễm độc, do gây mê sâu thì cơ nhẽo. Rối loạn ý thức. Nếu nhiệt độ dưới 28 độ C thì hôn mê, đồng tử giãn, mất phản xạ ánh sáng. Nếu phản xạ gân xương còn, điện não đồ còn hoạt động thì còn khả năng hồi phục.
Chi tiết thông tin cho Xử lý khi bị hạ thân nhiệt bằng cách nào? ⋆ Hồng Ngọc Hospital…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Cách Hạ Nhiệt Cơ Thể
giảm cân, giam can, giảm cân hiệu quả, giam can hieu qua, giảm cân nhanh, giam can nhanh, thuốc giảm cân, thuoc giam can, cách giảm cân, cach giam cam, công thức tv, cong thuc tv, khui bia, mẹo hay, meo hay, mẹo vặt, meo vat, mẹo hữu ích, meo huu ich, mẹo vặt hay, meo vat hay, mẹo vặt cuộc sống, meo vat cuoc song, meo vặt gia đình, meo vat gia dinh, thử thách gái xinh, thu thach gai xinh, thử thách 24h, thu thach 24h, thử thách sinh tồn, thu thach sinh ton
.