Thảo dược

Cách Chữa Viêm Nang Lông – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Cách Chữa Viêm Nang Lông có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Cách Chữa Viêm Nang Lông trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Video: Hướng dẫn cách thay ong chúa cho người mới nuôi ong. from YouTube · Duration: 19 minutes 44 seconds

Bạn đang xem video Hướng dẫn cách thay ong chúa cho người mới nuôi ong. from YouTube · Duration: 19 minutes 44 seconds được cập nhật từ kênh Trung Bee TV từ ngày 10 months ago với mô tả như dưới đây.

Một số thông tin dưới đây về Cách Chữa Viêm Nang Lông:

Dấu hiệu viêm nang lông

Viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da đầu. Chúng có thể giống như phát ban nhỏ màu hồng/đỏ trên da. Các dấu hiệu viêm nang lông thể nhẹ dễ nhận biết bao gồm:

  • Ngứa
  • Đau nhức
  • Bỏng rát hoặc châm chích
  • Da thô ráp, khô hoặc bong tróc

Cách chữa viêm nang lông tại nhà

1. Tắm thường xuyên

Bạn nên làm sạch da với sữa tắm/xà phòng 2 lần/ngày, xà phòng có chứa salicylic acid, tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần. Sau đó bạn hãy lau khô người bằng khăn sạch và tránh dùng chung khăn với người khác. Ngoài ra, sử dụng nước nóng và nước giặt gốc thực vật để giặt quần áo và khăn tắm đã chạm vào vùng da viêm nang lông.

2. Mặc quần áo rộng rãi, khô ráo

Viêm nang lông có thể xảy ra do mặc quần áo có chất liệu gây kích ứng hoặc cọ xát nhiều với da. Do đó, bạn hãy tránh mặc các loại quần như quần yoga, legging, quần tất và các loại quần áo bó sát khác.

Da ẩm ướt cũng dễ bị nhiễm trùng hơn. Bạn nên mặc các loại vải rộng rãi, thoáng khí hoặc hút ẩm như cotton, lụa và linen. Lau khô người và thay đồ ngay nếu bạn ra nhiều mồ hôi hoặc quần áo bị ướt.

3. Đắp khăn ấm để chữa viêm nang lông

Đắp khăn thấm nước ấm sẽ giúp làm dịu lỗ chân lông bị sưng và đau. Bạn nên sử dụng khăn mới hoặc khăn đã tiệt trùng bằng cách cho khăn vào đun sôi hoặc làm sạch bằng nước giặt kèm nước ấm.

  • Đun 500ml nước, để nguội bớt khi nước ấm hoặc bằng nhiệt độ phòng
  • Thêm 1 thìa cà phê muối ăn và khuấy đều
  • Ngâm khăn vào dung dịch nước muối pha loãng rồi vắt bớt nước
  • Ấn nhẹ khăn lên vùng da bị viêm
  • Lặp lại nhiều lần trong ngày, mỗi lần dùng khăn sạch

4. Thoa nha đam

Gel nha đam (lô hội) giúp da nhanh lành tổn thương, làm mát và dịu vùng da bị mẩn đỏ, sưng tấy. Gel lô hội cũng có khả năng ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bạn nên dùng loại gel lô hội nguyên chất và bôi lên da sau khi tắm để tăng tính thẩm thấu.

Bạn có thể quan tâm: Làm gel lô hội tại nhà với công thức đơn giản không ngờ!

5. Rửa bằng oxy già – cách chữa chữa viêm nang lông tức thì

Bạn có thể tìm mua oxy già (hydrogen peroxide) ở bất kỳ hiệu thuốc nào gần nhà. Loại thuốc này giúp loại bỏ một số vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông.

  • Pha loãng oxy già với nước sạch, vô trùng hoặc sử dụng trực tiếp.
  • Thoa hỗn hợp lên da bằng tăm bông. Bạn có thể sử dụng bình xịt nhỏ cho các khu vực lớn hơn.
  • Để khô và thoa lại nếu cần.
  • Tránh sử dụng oxy già trên những vùng da khỏe mạnh – bạn không muốn tiêu diệt vi khuẩn “tốt” trên da. Một số vi khuẩn còn giúp loại bỏ vi trùng gây nhiễm trùng như viêm nang lông.

6. Bôi kem kháng sinh

Kem, gel và thuốc mỡ kháng sinh không kê đơn có thể giúp làm sạch các vùng da bị viêm nang lông. Bạn nên tìm các loại kem kháng sinh chuyên dùng để bôi lên vết cắt và vết xước. Thoa kem bằng tăm bông sạch.

Kem bôi kháng sinh cũng có thể “quét” sạch những loại vi khuẩn có lợi trên da. Vì vậy, bạn không nên dùng quá nhiều kem kháng sinh và chỉ sử dụng khi cần thiết. Nó có thể quét sạch vi khuẩn “thân thiện” cho da và cơ thể.

7. Dùng kem chống ngứa để chữa viêm nang lông

Các loại kem dưỡng da chống ngứa chứa urea 5-10% giúp da dưỡng ẩm tốt hơn.

Retinoids cũng giúp làm dịu các triệu chứng viêm nang lông. Retinoids kích thích lớp tế bào da cứng và chết trên bề mặt bong ra, có thể được bác sĩ chỉ định dùng trong viêm nang lông do vi khuẩn. Lưu ý, bôi tại nhà nên bắt đầu từ nồng độ thấp. Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng lên vùng da bị viêm và nhớ rửa tay sau khi dùng.

8. Tránh dùng dao cạo

Một số loại viêm nang lông xảy ra khi cạo râu trên mặt, đầu hoặc cơ thể. Lí do là bởi dùng dao cạo có thể gây kích ứng da và làm hở các nang lông, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bạn nên tránh cạo lông cho đến khi hết viêm. Nếu dùng dao cạo trên mặt, hãy dùng lưỡi còn sắc bén để đường đi trên da mượt mà hơn. Đừng quên làm sạch da trước và sau khi cạo với nước ấm.

9. Ngừng wax lông

Wax lông có thể làm nang lông mở ra quá nhiều, từ đó khiến lông mọc ngược và nhiễm trùng da. Thay vào đó, bạn có thể thử phương pháp tẩy lông khác như kem tẩy lông.

Bạn có thể quan tâm: Những sự thật về tẩy lông có thể bạn chưa biết

10. Chữa viêm nang lông với tinh dầu

Các nghiên cứu y học cho thấy một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm gây viêm nang lông.

Khi sử dụng, bạn không nên thoa trực tiếp tinh dầu lên da. Hãy pha loãng tinh dầu bằng cách thoa trộn thêm một vài giọt dầu nền hoặc kem dưỡng ẩm. Tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh, nếu sử dụng trực tiếp hoặc quá nhiều có thể gây kích ứng da.

Các loại tinh dầu có thể giúp điều trị nhiễm trùng da như:

Tránh dùng tinh dầu nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. Chúng có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo chọn mua tinh dầu từ thương hiệu uy tín và luôn thử kiểm tra trên da trước khi sử dụng loại dầu mới.

Ngoài ra, bạn có thể tẩy lông vĩnh viễn bằng laser để giảm thiểu việc cạo/tẩy lông, tránh kích ứng da và cũng là cách chữa viêm nang lông lâu dài. Một số dạng viêm nang lông nặng hơn có thể dẫn đến rụng tóc hoặc để lại sẹo. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như chảy mủ, loét… Còn lại, thông thường viêm nang lông sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Chi tiết thông tin cho 10 cách chữa viêm nang lông đơn giản mà hiệu quả tại nhà • Hello Bacsi…

1. Nguyên nhân viêm nang lông do đâu?

Hầu hết các bệnh ngoài da đều do nhiều yếu tố tác động, viêm nang lông (hay còn gọi là viêm lỗ chân lông) cũng không ngoại lệ. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là bước đầu trong quá trình chữa viêm nang lông. Vậy viêm nang lông do đâu mà ra?

Theo các nhà nghiên cứu da liễu, các loại vi khuẩn chủ yếu là tụ cầu khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng là những “tội phạm” gây ra viêm nang lông. Chúng trú ngụ dưới các nang lông chờ thời cơ thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh. 

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày còn có một số nguyên nhân mà chúng ta thường ít để ý tới như:

  • Sống trong thời tiết nóng, có độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, vệ sinh da kém.

  • Tắm trong bồn nước nóng.

  • Mặc quần áo quá chật và chất liệu được làm từ các sợi tổng hợp.

  • Nhổ lông, tẩy lông, sau khi cạo lông không vệ sinh đúng cách.

  • Do dị ứng thuốc, bôi thuốc có chứa các thành phần kích thích mạnh.

  • Da tăng tiết bã nhờn gây bịt kín lỗ chân lông,…

Không vệ sinh sạch sẽ sau cạo lông rất dễ dẫn đến viêm nang lông

2. Các biểu hiện thường gặp ở viêm nang lông

Khi mắc bệnh, trên bề mặt da sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Da tổn thương để lại các nốt sần, hoặc có mụn mủ, xung quanh nốt sần có quầng đỏ tươi,…

  • Vài ngày sau, các mụn mủ vỡ ra, để lại các vết trợt, xuất hiện vảy sần khi khô lại.

  • Lông ở vùng tổn thương có xu hướng bị xoắn lại, cuộn ngược vào trong.

  • Một số trường hợp, da tổn thương theo từng mảng làm ngứa ngáy, viêm đỏ và sưng đau.

Các nốt mụn mủ do viêm nang lông gây ra trên da

3. Liệu có thể chữa viêm nang lông triệt để được không?

Đối với những trường hợp nhẹ, những triệu chứng chỉ nổi lên 1 – 2 ngày rồi lặn thì chúng ta không cần sự can thiệp của y tế. Nhưng có những trường hợp bệnh lên đến vài tuần hoặc tháng thì chúng ta nên đến thăm khám ở các phòng khám chuyên khoa. Ở đây các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp giúp bạn khỏi bệnh nhanh chóng mà không để lại sẹo.

Thông qua nguyên nhân gây bệnh và các mức độ của triệu chứng mà ta có thể có những cách chữa trị khác nhau như:

Chữa trị viêm nang lông bằng cách sử dụng thuốc bôi kết hợp thuốc uống:

Tác dụng chung của những thuốc này là giảm viêm đỏ, sát trùng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, nấm,… Và mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với mỗi nguyên nhân gây bệnh và mức độ của các triệu chứng khác nhau như:

Các dung dịch sát khuẩn:

Có tác dụng cuốn trôi các tác nhân gây bệnh , làm sạch các tổn thương da, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các dung dịch thông dụng như: Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0,1%, Povidon – iod 0.1% được sử dụng 2 – 4 lần/ ngày để mang lại kết quả tốt nhất.

Thuốc kháng sinh tại chỗ: 

Nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn bám sâu ở nang lông sau khi dùng các dung dịch sát khuẩn giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát. Một số loại thuốc có thể sử dụng như: thuốc mỡ Neomycin, thuốc mỡ Mupirocin, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày để tiêu diệt chúng tận gốc.

Kháng sinh đường uống:

Một số loại thường dùng như: Ciprofloxacin, Metronidazol, B – lactam, Cephalosporin, Amoxicillin,… Tất cả những thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh đã phát triển nặng, và dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide: 

Được chỉ định trong trường hợp viêm nang lông ở mặt do sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài. Ngưng uống kháng sinh và thay vào đó là sử dụng Benzoyl peroxide để giúp sát khuẩn, bong lớp sừng và tróc vảy da. 

Một số thuốc bôi có tác dụng tốt trong chữa viêm nang lông 

Thuốc kháng nấm: 

Canesten, Mycoster, Nizoral là các thuốc dạng bôi được sử dụng để chữa viêm nang lông do nấm gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn sử dụng đến các thuốc kháng nấm dạng uống, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn.

Thuốc kháng virus: 

Thuốc này được sử dụng dưới dạng uống hoặc dạng bôi. Có tác dụng tiêu diệt các virus gây bệnh đặc biệt là virus herpes. 

Chữa trị viêm nang lông bằng phương pháp hiện đại:

Nếu trong quá trình điều trị bệnh cứ tái phát nhiều lần, các chị em nên cân nhắc đến những phương pháp điều trị này:

Chữa viêm nang lông bằng liệu pháp ánh sáng: 

Dưới sự kết hợp giữa hai nguồn ánh sáng sinh học là ánh sáng quang phổ và sóng siêu âm cường độ cao sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đối với phương pháp này ta có thể áp dụng chữa viêm nang lông toàn thân.

Triệt lông bằng tia laser:

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp viêm nang do nhổ và cạo lông không đúng cách. Dưới ánh sáng xung cường độ cao, vùng da có những lỗ chân lông to, xù xì sẽ được cải thiện rõ rệt. Không chỉ có khả năng điều trị, sử dụng tia laser còn có chức năng phòng bệnh rất hiệu quả. Giúp da sáng mịn hơn, kích thích collagen phát triển, giúp da săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh hơn. Không những vậy đây còn là phương pháp giúp bạn cải thiện thẩm mỹ rất tốt, giúp hạn chế thâm nám sau nhiều lần nhổ, cạo lông. 

Phương pháp triệt lông bằng tia laser tránh gây viêm nang lông

Tiểu phẫu: 

Đối với các viêm nang phát triển mạnh, hình thành những nốt mụn mủ to,… bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để loại bỏ mủ, giảm sưng đau, giúp bệnh nhanh chóng phục hồi. Tuyệt đối không được chích, nặn mủ tại nhà các chị nhé, sẽ làm bệnh phát tán nhanh chóng và trở nên nặng hơn đấy!

Điều trị tại nhà nếu triệu chứng của bệnh nhẹ:

Ngoài hai phương pháp trên thì điều trị tại nhà cũng là một phương pháp chữa trị viêm nang lông dân gian được nhiều người biết đến. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng những thứ có sẵn tại nhà mà mang lại hiệu quả cao. Một số phương pháp các bạn có thể tham khảo như:

Kết hợp mật ong, chanh và đường kính: 

Dưới sự kết hợp của mật ong giúp dưỡng ẩm, chống viêm, Chanh giúp giảm các vết thâm do viêm nang để lại và đường kính giúp tẩy chế bào chết, trẻ hóa da. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả và mang đến cho bạn một làn da trắng, khỏe không có di chứng của viêm nang lông. 

Chữa trị viêm nang lông bằng tinh dầu dừa: 

Bôi trực tiếp dầu dừa vào những vùng bị viêm nang lông hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần dùng một lần, massage nhẹ nhàng trong vòng 15 phút là đã có thể phát huy được tác dung của dầu dừa. Ngoài ra các bạn có thể trộn 4 – 5 muỗng nước cốt chanh cùng với nó. Trong quá trình tắm hãy dùng vỏ chanh đã vắt thấm vào hỗn hợp này, bôi lên vùng bệnh và massage nhẹ nhàng, sau đó tắm lại bằng nước ấm. 

Tác dụng của chanh và dầu dừa giúp kháng khuẩn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm,… ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tác nhân bên trong nang lông. Không chỉ vậy, hai loại này còn giúp dưỡng ẩm da, đẹp da, chống để lại vết thâm một cách hiệu quả.

Thường xuyên sử dụng dầu dừa để giúp chữa viêm nang lông hiệu quả

Bên cạnh đó để có thể chữa trị viêm nang lông hiệu quả hơn các bạn cần phần kết hợp với một số điều sau:

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội bằng nước ấm để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.

  • Thiết lập các chế độ ăn có khoa học, ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin, tươi mát.

  • Không tự ý cạo, nặng các hạt mụn mủ,…

  • Không mặc quần áo quá chật, và hạn chế mặc chung quần áo.

  • Không dùng nhíp nhổ lông, triệt lông đúng cách, hạn chế sử dụng những loại kem triệt lông bán tràn lan trên thị trường.

Trên đây là những cách chữa viêm nang lông hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm nang lông, lấy được được làn da mịn màng, trắng khỏe để có thể tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Chi tiết thông tin cho Những phương pháp chữa viêm nang lông hiệu quả ít người biết…

BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? 

Viêm mũi dị ứng là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài trên 12 tuần, tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đây là tình trạng tổn thương niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới do viêm nhiễm với một tác nhân gây bệnh nào đó. 

Viêm mũi dị ứng thông thường được chia thành 2 loại: Viêm mũi dị ứng cấp tính và viêm mũi dị ứng mãn tính. Viêm mũi dị ứng cấp tính thường kéo dài không quá 6 tuần, gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Khi bệnh viêm mũi dị ứng trở thành mãn tính, các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Người bệnh có thể bị ù tai, kèm theo nhức đầu, rối loạn khứu giác (mất mùi), ngủ ngáy. Tình trạng này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang, dẫn tới những sai lầm trong điều trị, khiến bệnh kéo dài và nặng hơn.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng tổn thương niêm mạc mũi kéo dài trên 12 tuần

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bệnh lý này cần được phát hiện, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị tích cực từ sớm. 

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm mũi dị ứng nói chung có liên quan mật thiết tới các yếu tố dị nguyên, phản ứng dị ứng và đặc biệt là cơ địa dị ứng của mỗi người. Khác với những tình trạng dị ứng khác có thể gây biểu hiện toàn thân, viêm mũi dị ứng chỉ là một biểu hiện tại chỗ của hệ hô hấp khi gặp vật lạ.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp tác nhân lạ bên ngoài, được gọi là dị nguyên. Khi vào cơ thể, các dị nguyên này đóng vai trò là kháng nguyên, kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những phản ứng dị ứng này nếu xảy ra kịch liệt, quá mức chính là nguồn gốc gây nên các rối loạn dị ứng. Tình trạng này xảy ra ngay tại lớp nhầy của niêm mạc đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang…. gây ra các triệu chứng điển hình.

Hen suyễn có thể là tác nhân khiến người bệnh dễ bị viêm mũi dị ứng mãn tính

Một số dị nguyên thường là tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng gồm:

  • Bụi, phấn hoa, hơi hóa chất, bông, vải, sợi, lông động vật như chó, mèo, gia cầm…
  • Ký sinh trùng: bào tử nấm mốc, mạt gà, bọ chét, mò,… 
  • Khói thuốc lá, khói bếp, khói đốt, khói nhà máy, 
  • Thực phẩm dễ dị ứng như tôm, cua, ốc, thịt đỏ… 
  • Một số dược phẩm dễ gây dị ứng như aspirin, kháng sinh nhóm beta lactam 
  • Thời tiết lạnh, nóng đột ngột, giao mùa, ẩm ướt
  • Vi khuẩn: Thường là các vi khuẩn gây bệnh cơ hội mà hay gặp nhất là S. pneumoniae (phế cầu), H. influenzae (Hib), tụ cầu, liên cầu….
  • Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mãn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn…) thì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người không có cơ địa dị ứng. Đây cũng là lý do giải thích vì sao cùng 1 tác nhân gây dị ứng nhưng có người mắc bệnh, có người không.

Chi tiết thông tin cho Bệnh Viện Nhi Đồng TP. Cần Thơ…

1. Triệu chứng của viêm nang lông

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nang lông bao gồm:

  • sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi, không để lại sẹo.
  • Người bệnh có cảm giác hơi đau hoặc ngứa
  • Số lượng tổn thương có thể rải rác một vài tổn thương, cũng có thể có nhiều tổn thương.
  • Bệnh thường tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2. Chẩn đoán viêm nang lông

Chẩn đoán viêm nang lông dựa vào triệu chứng lâm sàng gồm: tổn thương sẩn nhỏ ở nang lông, có thể hơi ngứa hoặc đau do nhiễm trùng.

Xét nghiệm : lấy mủ tại vùng tổn thương để nuôi cấy vi khuẩn hoặc cạo vảy da vùng tổn thương để xét nghiệm vi nấm.

Bác sĩ chẩn đoán viêm nang lông bằng cách nhìn vào da của bạn và hỏi về tiền sử bệnh tật

3. Điều trị viêm nang lông

Phương pháp điều trị viêm nang lông :

  • Cần loại bỏ các yếu tố thận lợi như mặc quần áo chật, cạo râu, nhổ lông, dùng thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng, dùng corticoid lâu ngày…
  • Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn…
  • Tránh cào gãi, kích thích tổn thường
  • Tùy vào mức độ tổn thương: với trường hợp nhẹ có một vài tổn thương chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ. Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh đường toàn thân:

Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sau:

  • Povidon-iodin 10%
  • Hexamidine 0.1%
  • Chlorhexidine 4%

Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.

  • Kem hoặc mỡ axit fucidic: bôi 1-2 lần/ngày
  • Mỡ Mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày
  • Mỡ Neomycin bôi 2-3 lần/ngày
  • Kem silver sulfadiazin 1% bôi 1-2 lần/ngày
  • Dung dịch erythromycin bôi 1-2 lần/ngày
  • Dung dịch Clindamycin bôi 1-2 lần/ngày

Kháng sinh đường toàn thân: sử dụng một trong các thuốc sau, thời gian điều trị 7-10 ngày.

  • Cloxacilin uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cứ 6 giờ dùng 250-500 mg, ở người lớn. Trẻ em dưới 20kg cân nặng, cứ 6 giờ dùng liều 12.5-25 mg/kg.
  • Amoxicillin/Clavulanic: người lớn 875/125 mg x 2 lần/ngày, uống. Trẻ em 25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống.
  • Clindamycin: người lớn 300-400 mg x 3 lần/ngày, uống hoặc truyền tĩnh mạch. Trẻ em liều 10-20 mg/kg/ngày chia 3 lần, uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Trường hợp do tụ cầu vàng kháng Methicilin dùng Vancomycin: người lớn liều 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2 g/ngày), pha loãng truyền tĩnh mạch chậm. Trẻ em liều 40 mg/ngày chia 4 lần (cứ 6 giờ tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch 10mg/kg).

Kem hoặc thuốc để kiểm soát nhiễm trùng

4. Phòng bệnh

  • Vệ sinh cá nhân
  • Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ
  • Điều trị sớm khi có tổn thương da
  • Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông…

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng dành cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi. Khách hàng có nguy cơ như cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm,…sẽ được khám và thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Khám chuyên khoa Da liễu
  • Thực hiện các xét nghiệm như: định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn (Panel 1 Việt), xét nghiệm Rida Allergy Screen (panel 1)…

Bác sĩ Thu Hằng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu. Đặc biệt dày dặn kinh nghiệm trong điều trị bệnh da người lớn và trẻ em, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da tự miễn và hiếm gặp. Bác sĩ từng đạt các chứng chỉ, bằng đại học trong và ngoài nước như: Bằng chuyên khoa I – Da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bằng DFMS – Da liễu, Đại học Paris XIII, Cộng hòa Pháp trước khi là bác sĩ da liễu tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Vinmec Hải Phòng như hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com và Mayoclinic.org

Chi tiết thông tin cho Điều trị viêm nang lông thế nào?…

13 cách trị viêm nang lông tại nhà

Khi bị viêm nang lông, làn da bị tổn thương nên cực kỳ nhạy cảm. Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tại nhà cần cho hiệu quả nhanh nhưng cũng phải đáp ứng được tiêu chí an toàn, không gây kích ứng cho da. Dưới đây là một số gợi ý hay cho bạn.

1. Điều trị viêm nang lông bằng cây lá lốt

Được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn nhưng ít ai biết rằng lá lốt lại là một vị thuốc “đa năng” với nhiều công dụng trị bệnh, bao gồm cả bệnh viêm nang lông. Không có gì ngạc nhiên khi lá lốt có được tác dụng này bởi trong thành phần của lá có chứa nhiều hoạt chất giảm đau, kháng khuẩn tự nhiên. Thảo dược này khá an toàn và có thể dùng được cho cả những đối tượng có làn da nhạy cảm.

  • Chuẩn bị: 100g lá lốt
  • Cách sử dụng:

Trước tiên, bạn đun sôi 1 lít nước rồi thả lá lốt vào. Nấu thêm 5 phút nữa các chất trong lá lốt sẽ tiết hết ra nước khiến cho nước chuyển sang màu xanh nhạt. Dùng nước thu được để lau rửa khu vực có nang lông bị viêm vào buổi sáng và tối mỗi ngày.

2. Cách chữa viêm nang lông tại nhà bằng rau ngót

Rau ngót nổi tiếng là thực phẩm có tính mát và chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, loại rau này còn giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố cho cơ thể, giảm hiện tượng viêm lỗ chân lông.

  • Chuẩn bị: 1 bó rau ngót
  • Cách sử dụng:

Rau ngót đem nhặt lấy những lá tươi ngon, rửa với nước muối pha loãng cho sạch rồi sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn với một ít nước. Lọc bỏ bã, lấy nước cốt rau ngót thoa trực tiếp lên những vùng da bị viêm nang lông. Lưu lại khoảng 20 phút rồi làm sạch lại da bằng nước ấm.

Áp dụng cách trị viêm nang lông tại nhà bằng rau ngót theo hướng dẫn ở trên đều đặn 2 – 3 lần trong tuần giúp chống sưng viêm, ngăn ngừa các cơn ngứa ngáy khó chịu.

3. Bí quyết trị viêm nang lông tại nhà bằng nha đam

Nha đam có nhiều công dụng làm đẹp nên được chị em phụ nữ rất ưa chuộng. Phân tích thành phần của gel nha đam, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy nhiều hợp chất quý như axit salicylic, Magnesium lactate. Những chất này giúp đẩy lùi tình trạng viêm chân lông bằng cách sát khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sắc tố da, ngăn ngừa hình thành sẹo và vết thâm sau điều trị.

ĐỪNG BỎ LỠ: Bài thuốc thảo dược TRỨ DANH đẩy lùi viêm nang lông, khiến bệnh MỘT ĐI KHÓ TRỞ LẠI

Nha đam giàu chất kháng khuẩn, giúp điều trị bệnh viêm nang lông tại nhà hiệu quả
  • Chuẩn bị: 1 bẹ nha đam
  • Cách sử dụng:

Dùng dao bào gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài lá nha đam, lấy ruột rửa với nước muối pha loãng cho bớp nhớt. Sau đó, tiến hành cắt ruột nha đam thành những lát mỏng đắp lên chỗ da cần điều trị. Nằm yên nghỉ ngơi để nha đam không bị rơi ra khỏi da và cố gắng giữ mặt nạ khoảng 20 phút trước khi vệ sinh lại da với nước mát.

** Lưu ý: Nha đam có tính tẩy mạnh nên không thích hợp với những người có làn da nhạy cảm. Bạn cần gọt sạch hết lớp vỏ bên ngoài trước khi sử dụng vì các chất trong vỏ có thể gây cảm giác ngứa châm chích trên da.

4. Cách điều trị viêm nang lông bằng trà xanh

Trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm trú ẩn trong các nang lông nhờ chứa hàm lượng EGCG dồi dào. Chất này hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong nang lông khỏi tác hại của vi khuẩn, ánh nắng mặt trời và các gốc tự do.

Ngoài ra, các vitamin A, B, C, Flavonol, kali và fluor được tìm thấy trong lá trà còn giúp làm sạch tế bào chết trên da, kích thích sản sinh collagen làm săn chắc da, tạo điều kiện cho tổn thương trong nang lông nhanh được chữa lành.

  • Chuẩn bị: Lá trà xanh còn tươi dùng 500g
  • Cách sử dụng:

Rửa lá trà dưới vòi nước cho sạch bụi bẩn rồi đem ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút. Vớt lá trà ra cho ráo rồi vò nát. Cho lá trà vào ấm chế nước sôi vào ủ khoảng 10 phút hoặc có thể nấu sẵn một nồi nước sôi rổi thả lá trà vào đun thêm vài phút nữa là được.

Để trị viêm lỗ chân lông, bạn lấy nước lá trà ngâm và rửa khu vực bị viêm. kết hợp dùng bã xát nhẹ lên da để làm sạch chất nhờn và bụi bẩn tồn đọng trong lỗ chân lông, giúp các dưỡng chất có khả năng thấm sâu vào bên trong.

5. Mẹo chữa viêm nang lông cực dễ từ lá trầu không

Lá trầu không cũng được nhiều người sử dụng để trị viêm nang lông, viêm chân lông tại nhà. Trong thành phần của lá chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là các chất như Havibetol, Tanin, Methyl eugenol hay Chavicol… Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu sưng tuyệt vời. Chúng thể hiện khả năng ức chế rõ rệt đối với nhiều chủng vi khuẩn, virus và nấm gây hại trên da.

  • Chuẩn bị: 5 cái lá trầu loại bánh tẻ chưa quá già, vài hạt muối ăn
  • Cách sử dụng:

Giã nát lá trầu không cùng với muối ăn rồi bọc vào trong một cái khăn sữa hay miếng vải mỏng. Nhẹ nhàng lấy bọc lá xát lên khu vực da bị tổn thương. Vệ sinh lại da với nước sạch sau khoảng 15 phút. Áp dụng cách ngày để các triệu chứng viêm lỗ chân lông không gây khó chịu cho bạn.

MẸO DÂN GIAN CHỮA MÃI KHÔNG KHỎI, ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY GIẢI PHÁP ĐẶC TRỊ VIÊM NANG LÔNG TỪ GỐC

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

– Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

– Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

– Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

6. Trị viêm nang lông tại nhà bằng cám gạo

Các thành phần protein, vitamin nhóm B, E, niacin, biotin được tìm thấy trong cám gạo chính là vũ khí tuyệt vời để chống lại tình trạng viêm nang lông tại nhà. Ngoài tác dụng làm sạch vi khuẩn và các chất cặn bã tích tụ trong lỗ chân lông, những dưỡng chất trên còn kích thích sản sinh tế bào mới giúp tổn thương nhanh được tái tạo mà không để lại dấu tích mất thẩm mỹ trên da.

Cám gạo kết hợp với sữa tươi giúp làm sáng da, trị viêm nang lông, ngăn ngừa thâm sẹo
  • Chuẩn bị: Cám gạo, sữa tươi không đường lượng phù hợp với diện tích da bị viêm chân lông
  • Cách sử dụng:

Trộn cám gạo với một lượng sữa tươi vừa đủ để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Rửa sạch vùng da cần điều trị với nước, lau khô rồi đắp mặt nạ vừa chế lên da và mát xa nhẹ nhàng. Để từ 20 – 30 phút cho các chất trong cám gạo phát huy tác dụng rồi hãy rửa lại da cho sạch.

7. Khắc phục bệnh viêm nang lông tại nhà bằng tinh dầu

Để điều trị viêm nang lông, không nhất thiết phải dùng thuốc tây. Một số loại tinh dầu dưới đây cũng có hiệu quả không thua kém nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da.

  • Dầu dừa:

Loại dầu này bổ sung hàm lượng vitamin E dồi dào giúp cân bằng độ ẩm trên da, làm dịu kích ứng, kháng khuẩn, giảm ngứa, kích thích tái tạo tế bào mới thay thế cho những tế bào đã bị tổn thương.

Bạn chỉ cần lấy dầu dừa thoa một lớp mỏng lên những chỗ da bị viêm nang lông mỗi ngày 1 lần. Hoặc kết hợp dầu dừa với mật ong và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1:1, trộn đều rồi bôi lên da mỗi tuần 3 lần.

  • Tinh dầu hương thảo

Khi sử dụng trên vùng da bị bệnh, tinh dầu hương thảo sẽ giúp loại bỏ sạch tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại, đồng thời thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng để tổn thương trong các nang lông nhanh được chữa lành.

Mỗi ngày 1 lần, bạn lấy lượng tinh dầu hương thảo vừa đủ thoa lên chỗ nang lông bị viêm sau khi đã làm sạch da. Kết hợp mát xa theo chuyển động tròn 20 phút.

  • Dầu ô liu:

Loại tinh dầu này bổ sung các axit béo omega 3 giúp kháng khuẩn, tiêu viêm. Đều đặn thoa dầu ô liu mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp các nang lông nhanh hết viêm và không gây ngứa ngáy khó chịu.

8. Chữa viêm nang lông bằng bã cà phê

Theo nghiên cứu, bã cà phê có chứa một số hoạt chất có tác dụng tương tư như than hoạt tính. Chúng giúp nhẹ nhàng đánh bay các tế bào chết trên da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng và nhanh hết viêm. Sử dụng bã cà phê chữa viêm nang lông cũng đồng thời có công dụng ngăn ngừa thâm da, làm vùng da bị bệnh sáng đều màu so với các khu vực khác.

  • Chuẩn bị: 4 thìa bã cà phê, 3 thìa sữa chua không đường
  • Cách sử dụng:

Trộn hai nguyên liệu đã chuẩn bị với nhau cho đều. Thoa lên chỗ da bị viêm nang lông rồi dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ vài phút. Sau đó nghỉ ngơi chờ ít nhất 20 phút sau mới làm sạch lại da. Chăm chỉ thực hiện cách trị viêm nang lông tại nhà theo cách này mỗi ngày 1 lần để làn da nhanh phục hồi.

9. Sử dụng mỡ trăn trị viêm nang lông

Thành phần axit béo không bão hòa trong mỡ trăn cùng các hoạt chất quý như steroid, omega 3 hoạt động như một phương thuốc kháng viêm tự nhiên. Chúng giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng nang lông, đồng thời tăng cường bổ sung tinh chất dưỡng ẩm làm dịu cơn ngứa, giúp làn da trở nên mềm mại hơn.

Mỡ trăn có đặc tính kháng viêm tự nhiên an toàn nên được nhiều người dùng điều trị viêm nang lông tại nhà
  • Chuẩn bị: Mỡ trăn nguyên chất
  • Cách sử dụng:

Làm sạch và thấm khô vùng da bị tổn thương. Sau đó lấy một lượng mỡ trăn vừa đủ thoa một lớp mỏng phủ kín bề mặt da. Áp dụng theo cách tương tự mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ cho đến khi da được chữa lành hoàn toàn. Khi thoa mỡ trăn có thể để khoảng 30 phút hoặc giữ qua đêm, sáng hôm sau lấy nước ấm rửa lại sẽ dễ dàng làm sạch được mỡ trăn.

10. Bài thuốc trị viêm nang lông bằng rượu ngâm gừng nghệ

Đặc tính sát khuẩn, giảm đau của nghệ kết hợp với khả năng chống oxy hóa, kích thích tái tạo da của nghệ sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm nang lông tại nhà. Nếu thường xuyên gặp phải vấn đề da liễu này, bạn nên ngâm sẵn một bình rượu gừng nghệ để sử dụng ngay khi cần thiết.

  • Chuẩn bị: 1/2 kg gừng, 1kg nghệ tươi, 2 lít rượu trắng
  • Cách sử dụng:

Đem gừng và nghệ rửa sạch, để cho vỏ khô nước hoàn toàn rồi cho vào cối giã nát. Bỏ 2 nguyên liệu trên vào hũ sạch và đổ rượu vào ngâm. Đậy nắp bình lại, để vào nơi thoáng mát 2 tháng rượu sẽ chuyển sang màu vàng, có mùi thơm đặc trưng của nghệ và gừng.

Cách điều trị viêm nang lông bằng rượu gừng nghệ rất đơn giản. Bạn có thể lấy một ít rượu thoa trực tiếp lên da hoặc thêm 3 muỗng rượu vào trong bồn nước tắm và ngâm mình vào trong đó. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau khoảng một tuần sẽ bắt đầu thấy có tiến triển khả quan.

11. Dùng muối chữa viêm nang lông

Với đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, muối được sử dụng để điều trị hầu hết các nhiễm trùng ngoài da, bệnh viêm lỗ chân lông cũng không ngoại lệ. Bên cạnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm chân lông, muối còn có tác dụng tẩy sạch tế bào chết và thúc đẩy lưu thông máu dưới da đem dưỡng chất đến cung cấp cho các nang lông bị viêm nhanh được tái tạo.

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê muối ăn hoặc muối biển
  • Cách sử dụng:

Hòa tan muối trong 500ml nước. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, dùng bông gòn thấm nước muối thoa chỗ da cần điều trị. Để khoảng 10 phút sau có thể tắm lại với nước sạch.

Với cách trị viêm nang lông tại nhà bằng muối, bạn nên áp dụng hàng ngày để nhanh thấy được kết quả.

12. Cách điều trị viêm nang lông bằng giấm táo

Giấm táo chứa acid được sản sinh trong quá trình lên men tự nhiên. Thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn nằm ẩn trú sâu bên trong lỗ chân lông, giảm sưng và ngăn không cho tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang các vùng da lành xung quanh.

Thành phần axit trong giấm táo chính là một phương thuốc kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả cho người bị viêm nang lông
  • Chuẩn bị: 5 thìa cà phê giấm táo, 100ml nước ấm
  • Cách sử dụng:

Đổ giấm táo và nước ấm vào trong một cái tô sạch.Sau đó nhúng khăn vào trong hỗn hợp này rồi đắp lên khu vực da bị tổn thương. Cứ sau 5 phút bạn hãy lấy khăn nhúng lại nước rồi tiếp tục đắp thêm khoảng 4 lần như vậy. Mỗi tuần thực hiện 3 lần để các triệu chứng chấm dứt hẳn.

13. Trị viêm nang lông từ bên trong bằng các thực phẩm có tính kháng viêm tự nhiên

Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các thực phẩm chứa chất kháng viêm tự nhiên không chỉ giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong cơ thể mà còn hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm nang lông từ bên trong. Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn không nên bỏ qua:

  • Rau lá màu xanh đậm: Chẳng hạn như súp lơ xanh, rau bina, cải xanh hay rau cải xoong… Chúng có đặc tính kháng viêm nhờ sở hữu hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Sử dụng chúng để nấu canh, luộc hay ép nước uống là những cách giúp bạn tận dụng được những lợi ích tốt nhất từ rau xanh.
  • Quả mọng: Bao gồm dâu tây, việt quất hay mâm xôi. Chúng chứa nhiều flavonoid, vitamin C và resveratrol – những chất có khả năng kháng viêm, giảm thiệt hại cho các tế bào và cải thiện hệ miễn dịch.
  • Gừng, nghệ: Những gia vị này không chỉ được dùng trị viêm nang lông ngoài da mà bạn còn tận hưởng được nhiều lợi ích hơn nữa khi thêm chúng vào trong các món ăn hàng ngày.
  • Thực phẩm chứa nhiều omega 3: Như cá béo, các loại hạt hay dầu thực vật. Chúng cung cấp hàm lượng omega 3 dồi dào có tác dụng kháng viêm mạnh. Nếu đang bị viêm lỗ chân lông thì bạn nên thường xuyên sử dụng trong thực đơn.

Một số lưu ý khi điều trị viêm nang lông tại nhà

Ngoài ra, để việc điều trị viêm nang lông tại nhà nhanh có kết quả tốt bạn nên:

  • Uống nhiều nước; 
  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ; 
  • Hạn chế cào gãi hoặc tự ý nặn nhọt. 
  • Đồng thời tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng khỏe mạnh.

Ngoài ra, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương cũng nhấn mạnh các mẹo dân gian tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc điều trị. Mặt khác, những công thức này hoàn toàn là kinh nghiệm dân gian nên chưa được kiểm chứng, tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ khi dùng sai cách hoặc lạm dụng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh ưu tiên sử dụng các bài thuốc được nghiên cứu bài bản, thử nghiệm chuyên sâu. Điều này vừa giúp tăng hiệu quả trị viêm nang lông, vừa an toàn và phục hồi da toàn diện.

Trong đó, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được nghiên cứu bởi Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp CHUYÊN SÂU trong điều trị viêm nang lông được đông đảo người bệnh lựa chọn, giới chuyên gia đánh giá cao.

Thanh bì Dưỡng can thang – Tiêu ngứa, SẠCH LỖ CHÂN LÔNG, ngăn bội nhiễm nhờ công thức “3 trong 1”  CHUYÊN SÂU

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can là thành quả nghiên cứu tự hào của đội ngũ chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa tinh hoa hàng chục bài thuốc cổ phương, trong đó bài thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày và bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông được lựa chọn làm nền tảng.

Qua đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da tự miễn”, Thanh bì Dưỡng can thang từng bước được gia giảm, làm mới về thành phần và công thức. Từ đây bài thuốc đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời, mang đến bước ĐỘT PHÁ trong đẩy lùi viêm nang lông bằng Y học cổ truyền.

Mời bạn xem thêm full video ký sự hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu những ưu điểm vượt trội sau:

Công thức “3 trong 1” cho TÁC ĐỘNG KÉP

Tuân thủ nguyên tắc “NỘI ẨM – NGOẠI ĐỒ” của Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “3 trong 1” với sự kết hợp của 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA. Từ đây, bài thuốc giúp đẩy lùi viêm nang lông với CƠ CHẾ KÉP hoàn chỉnh:

  • Làm sạch da, sát khuẩn lỗ chân lông bị viêm, tạo sự thông thoáng, ngăn nguy cơ bội nhiễm.
  • Xoa dịu cơn ngứa ngáy, giúp da mát, không còn cảm giác châm chích khó chịu.
  • Cung cấp dưỡng chất phục hồi tế bào da, nuôi dưỡng lỗ chân lông chắc khỏe ngăn không cho bụi bẩn, bã nhờn tích tụ gây viêm nhiễm.
  • Thanh nhiệt, giải độc bên trong cơ thể, nâng cao chức năng miễn dịch làn da, ngăn chặn viêm nang lông tái phát.
Công thức thuốc cho hiệu quả tối ưu, chuyên sâu

Kết tinh 30 vị thuốc phối chế theo TỶ LỆ VÀNG

Bài thuốc chữa viêm nang lông Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh 30 thảo dược sạch chuẩn GACP-WHO. Đây đều là những vị thuốc dồi dào dược chất, cho hiệu quả cao trong sát khuẩn, tiêu viêm, chống ngứa, làm lành da và được Y học cổ truyền đánh giá cao.

Trong đó:

  • Hơn 80% dược liệu được cung ứng bởi Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia Vietfarm – Đơn vị trực thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc.
  • 20% còn lại được thu mua trực tiếp từ đồng bào bản địa nên CHUẨN TỰ NHIÊN, dược chất dồi dào, cho hiệu quả cao trong điều trị viêm nang lông.
Bài thuốc quy tụ những dược liệu thiên nhiên quý giá

Với nguồn nguyên liệu chuẩn sạch, nguồn gốc rõ ràng, Thanh bì Dưỡng can thang đảm bảo AN TOÀN – LÀNH TÍNH – PHÙ HỢP VỚI NHIỀU ĐỐI TƯỢNG. Vì vậy, những bệnh nhân viêm nang lông là trẻ em, phụ nữ sau sinh… hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bài thuốc.

Hiệu quả lên đến 95%, đông đảo bệnh nhân phản hồi tích cực

Từ khi được ứng dụng, bài thuốc cho hiệu quả chuyên sâu trong điều trị viêm nang lông và các thể viêm da tự miễn. Trong đó, tỷ lệ lành bệnh sau liệu trình đầu là 95%, hạn chế tái phát trong thời gian dài, không ghi nhận trường hợp gặp tác dụng phụ khi sử dụng.

TIN NÊN XEM: Hiệu quả điều trị viêm nang lông của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang qua góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Hiệu quả của bài thuốc lên đến 95%

Đông đảo người bệnh đã tin dùng Thanh bì Dưỡng can thang và gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:

Bệnh nhân nhắn tin phản hồi hiệu quả về Trung tâm Thuốc dân tộc

Được VTV2 đưa tin, báo chí đánh giá cao

Sở hữu cơ chế tác động hoàn chỉnh, bảng thành phần VÀNG, Thanh bì Dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đưa tin giới thiệu. Với chủ đề “Đẩy lùi viêm da tự miễn bằng thảo dược Đông y”, chương trình đánh giá cao tính hiệu quả, an toàn của bài thuốc, khẳng định Thanh bì Dưỡng can thang hoàn toàn phù hợp với xu hướng trị bệnh hiện thời.

Chương trình được phát sóng ngày 16/11/2019, chi tiết xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Bên cạnh đó, đông đảo cơ quan báo chí cũng viết bài đưa tin về Thanh bì Dưỡng can thang. Nổi bật nhất là các báo Soha, 24h.com, VTC News…

Đông đảo báo chí viết bài, đưa tin giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

LIÊN HỆ NGAY NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

Bạn cần biết

Chi tiết thông tin cho 13+ Cách Chữa Bệnh Viêm Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản [Dễ Thực Hiện]…

Tìm hiểu chung về viêm nang lông

Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là một tình trạng da phổ biến thường do nang lông bị nhiễm trùng hoặc viêm. Nó có thể trông tương tự như mụn trứng cá gây cảm giác khó chịu hoặc ngứa. Có nhiều loại viêm nang lông khác nhau – mỗi loại khác nhau dựa trên nguyên nhân, cơ địa lây nhiễm và tác động của nó lên da. Viêm nang lông có thể xảy ra do các hoạt động hàng ngày như cạo râu, ngâm mình trong bồn nước nóng và đổ mồ hôi quá nhiều do tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời ô nhiễm.

Lúc đầu, viêm nang lông có thể trông giống như mụn đỏ nhỏ hoặc mụn đầu trắng xung quanh nang lông – những túi nhỏ mà từ đó mỗi sợi lông mọc lên. Nhiễm trùng có thể lan rộng và biến thành vết loét không lành, đóng vảy.

Tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ngứa, đau và xấu hổ. Nhiễm trùng nặng có thể gây ra sẹo và rụng tóc vĩnh viễn. Bạn có thể bị viêm nang lông ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể có lông. Những nơi phổ biến bao gồm: mặt, cánh tay, lưng, cẳng chân…

Triệu chứng của viêm nang lông là gì?

– Các đám mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn đầu trắng phát triển xung quanh nang lông

– Các mụn nước chứa đầy mủ vỡ ra và đóng vảy

– Da ngứa, rát

– Đau, da mềm

– Một khối u hoặc khối sưng lớn

Nguyên nhân gây ra viêm nang lông

Nói chung, viêm nang lông là do nang lông bị viêm (sưng) và bị nhiễm trùng. Điều này làm cho nang lông dưới da phồng lên, tạo ra những vết sưng tấy khó chịu trên bề mặt da của bạn. Đối với nhiều loại viêm nang lông cụ thể, không phải lúc nào cũng biết nguyên nhân. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông. Một số rủi ro có thể bao gồm:

– Nếu bạn cạo râu thường xuyên.

– Nếu bạn đã sử dụng thuốc kháng sinh uống trong một thời gian dài.

– Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.

– Nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường .

– Nếu bạn thực hiện các hoạt động khiến bạn đổ nhiều mồ hôi và không được làm sạch hoàn toàn sau đó.

– Nếu bạn dành thời gian trong bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô không được làm sạch đúng cách.

Chi tiết thông tin cho BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ…

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Cách Chữa Viêm Nang Lông này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Cách Chữa Viêm Nang Lông trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Có thể bạn quan tâm:  Tinh Dầu Dưỡng Tóc Macca - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button