Biểu Hiện Của Thoát Vị Đĩa Đệm – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà
Biểu Hiện Của Thoát Vị Đĩa Đệm có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Biểu Hiện Của Thoát Vị Đĩa Đệm trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Top 5 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến
Người bị thoát vị đĩa đệm thường gặp phải triệu chứng đau tại nhiều vị trí trên cột sống. Ban đầu, những triệu chứng này chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan, nhưng càng về sau cơn đau càng tăng lên dữ dội dẫn đến mệt mỏi, tâm lý chán chường, hạn chế vận động, ảnh hưởng năng suất làm việc. Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm:
1.1. Đau thắt lưng
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ở vùng lưng sẽ có những cơn đau đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, đau buốt từng cơn.
1.2. Cơn đau lan rộng
Khi bệnh đã trở nặng thì cơn đau không chỉ dừng lại ở vùng thắt lưng mà còn lan xuống dọc vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, gây cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
> Tìm hiểu ngay: Đau mu bàn chân là bệnh gì và cách giảm đau nhanh, hiệu quả
1.3. Cơn đau gia tăng khi vận động
Triệu chứng đau biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Hơn nữa, mỗi khi ngồi hoặc đứng quá lâu cũng sẽ gây đau đớn.
1.4. Giảm khả năng hoạt động
Người bệnh có thể không ưỡn lưng hoặc cúi người xuống được; chân tay yếu hơn bình thường, khó khăn khi cầm nắm đồ vật và khả năng vận động bị hạn chế. Ngoài ra tư thế của người bệnh còn bị thay đổi, vẹo về một bên để chống đau. Trường hợp đau nặng, họ phải nằm bất động một bên khi ngủ cho đỡ đau.
1.5. Mất kiểm soát cơ thể
Mất kiểm soát cơ thể xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát vị, lồi ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh, khiến người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, thậm chí là bị teo cơ, bại liệt,..
Mất tự chủ tiểu tiện và đại tiện (hay rối loạn đại tiểu tiện): Người bệnh có biểu hiện bí tiểu, đái dầm, đái són, đại tiện khó khăn, muốn đi đại tiện nhưng lại không đi được,…
Teo cơ: Đây là sự sụt giảm khối lượng và sức mạnh của cơ, dẫn đến tình trạng suy yếu của các chi, một phần tay hoặc chân nhỏ hơn so với phần còn lại.
Bại liệt: Các biểu hiện của bại liệt gồm sốt, đau đầu, cứng lưng, táo bón, mất cảm giác ở phần dưới cơ thể,…
Rối loạn cảm giác: Ở những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương gây nên cảm giác nóng lạnh thất thường hay mất đi cảm giác tê bì chân tay.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Đây là một dạng rối loạn vận động, người bệnh không làm chủ được sức khỏe của mình. Biểu hiện của hội chứng này là đi được một đoạn thì phải nghỉ ngơi một lát rồi mới đi tiếp được.
Bài viết liên quan: > Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh > Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ có chữa khỏi được không?
2. Top 7 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Nhiều người thường nhầm lẫn cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là những cơn đau thông thường, dẫn đến sự chủ quan và lơ là trong việc điều trị bệnh sớm. Mãi đến khi phát hiện ra thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuỳ từng vị trí đĩa đệm bị thoát vị, người bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau. Trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có những triệu chứng sau:
2.1. Đau dọc vùng gáy
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, ban đầu sẽ có những cơn đau ở 1 hay 2 đốt sống cổ hoặc là đau dọc cả vùng gáy.
2.2. Đau nhức lan rộng
Sau một thời gian, cơn đau sẽ lan rộng ra từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay và bàn tay, thậm chí là lan lên sau đầu và hốc mắt.
2.3. Cường độ cơn đau thất thường
Các cơn đau cổ không đồng nhất, diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, mức độ đau tăng lên khi nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên hoặc ho, hắt hơi.
2.4. Mất cảm giác
Ngoài ra, khi bị thoát vị đĩa đệm cổ có thể làm giảm cơ lực tay, ảnh hưởng các hoạt động bình thường như cầm, nắm, vác hay mặc quần áo.
2.5. Hạn chế khả năng hoạt động
Các cử động tại cổ và cánh tay bị hạn chế, khó đưa tay ra sau lưng hoặc dơ lên cao. Theo thời gian, người bệnh có thể bị tê liệt vùng cổ và các chi.
2.6. Yếu cơ
Khi đĩa đệm bị thoái vị nghiêm trọng và chèn ép tủy sống, chân và tay sẽ bị yếu đi, người bệnh không thể đi đứng vững. Nếu tình trạng nặng thêm thì người bệnh sẽ thấy cơ đùi hay bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
2.7. Dấu hiệu khác
Bên cạnh những dấu hiệu trên, thoát vị đĩa đệm cổ còn có thể gây đau một bên lồng ngực, khó thở, táo bón hay khó tiểu.
> Dành cho bạn: Bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ giảm đau hiệu quả
Tương tự như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nếu không có cách điều trị đúng thì dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như hẹp ống sống, thiếu máu não, tàn phế, hội chứng chèn ép tủy,…
Đĩa đệm tổn thương khó có khả năng tự phục hồi do không được cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp. Vì vậy, khi phát hiện một trong các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cần điều trị ngay để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Vậy khám triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở đâu thì tốt?
Hiện nay, phương pháp điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài của nó. Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu tự nhiên để điều trị tận gốc bệnh thoát vị đĩa đệm dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, giúp bệnh nhân mau chóng bình phục. Liệu trình tại ACC cụ thể như sau:
Nhìn chung, có rất ít người phát hiện ra triệu chứng thoát vị đĩa đệm ngay từ sớm, cho đến khi đi khám thì bệnh đã chuyển sang biến chứng khá nguy hiểm. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau cột sống cần đi khám ngay để điều trị kịp thời và có khả năng phục hồi nhanh hơn.
Chi tiết thông tin cho [Triệu chứng thoát vị đĩa đệm] 12 cách nhận biết sớm | ACC…
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.
> Tham khảo ngay bài viết: Nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Chi tiết thông tin cho Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa…
Thoát bị đĩa đệm là gì? Các loại thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm có cấu trúc sụn, nằm giữa các đốt sống lưng và cổ có nhiệm vụ làm giảm áp lực lên cột sống để bảo vệ xương khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, mang vác vật nặng hoặc cong người.
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hay nhiều đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu hoặc bị hao mòn gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài.
Mỗi đĩa đệm gồm hai phần: phần nhân nhầy bên trong và vòng xơ bao bọc bên ngoài. Khi bị thoát vị đĩa đệm vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra.
Tùy thuộc vào vị trí, tình trạng bệnh mà thoát vị đĩa đệm được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến nhất vẫn là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm là đau tại nhiều vị trí trên cột sống. Ban đầu, những triệu chứng này chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám. Nhưng lâu dần cơn đau càng tăng lên dữ dội dẫn đến mệt mỏi, vận động khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm:
Đau thắt lưng
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, đau buốt từng cơn ở vùng thắt lưng.
Đau thắt lưng là triệu chứng thoát vị đĩa điển hình
Cơn đau lan rộng
Khi bệnh đã trở nặng, cơn đau không chỉ dừng lại ở vùng thắt lưng mà còn lan rộng xuống vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, gây cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
Cơn đau gia tăng khi vận động
Khi người bệnh nghỉ ngơi cơn đau có thể tạm thời biến mất. Tuy nhiên, vận động mạnh hay thậm chí chỉ là khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng cũng khiến cho cơn đau gia tăng. Hơn nữa, mỗi khi ngồi hoặc đứng quá lâu cũng sẽ gây đau đớn.
Giảm khả năng hoạt động
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể khiến người bệnh không ưỡn cong lưng hoặc cúi người xuống được; chân tay yếu hơn bình thường, khó khăn khi cầm nắm đồ vật và khả năng vận động bị hạn chế. Ngoài ra, người bệnh cũng có khả năng không thể đứng thẳng mà bị vẹo về một bên để chống đau. Trường hợp đau nặng, bệnh nhân phải nằm bất động một bên khi ngủ cho đỡ đau.
Mất kiểm soát cơ thể
Mất kiểm soát cơ thể xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát vị, đẩy ra bên ngoài và chèn ép lên dây thần kinh, khiến người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, rối loạn cảm giác thậm chí là bị teo cơ, bại liệt,…
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm:
Đau dọc vùng gáy
Dấu hiệu ban đầu khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là những cơn đau ở 1 hay 2 đốt sống cổ hoặc đau dọc cả vùng gáy.
Đau dọc vùng gáy lan xuống bả vai và sống lưng
Đau nhức lan rộng
Lâu dần, cơn đau sẽ lan rộng ra từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay và bàn tay, thậm chí là lan lên sau đầu và hốc mắt.
Cường độ cơn đau thất thường
Các cơn đau cổ diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, không đồng nhất, đau có thể tăng lên khi vận động, nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên hoặc chỉ là ho, hắt hơi.
Mất cảm giác
Thoát vị đĩa đệm cổ có thể làm giảm lực tay, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như cầm, nắm, vác hay mặc quần áo.
Hạn chế khả năng hoạt động
Các cử động tại cổ và cánh tay bị hạn chế, khó đưa tay ra phía sau lưng hoặc giơ tay lên cao. Theo thời gian, người bệnh có thể bị tê liệt vùng cổ và các chi.
Yếu cơ
Khi thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng và chèn ép tủy sống, chân và tay người bệnh sẽ bị yếu đi, không thể đứng vững. Nếu tình trạng này ngày một nặng thêm thì người bệnh sẽ có cảm giác cơ đùi hay bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
Các dấu hiệu khác
Bên cạnh những triệu chứng nêu trên, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có thể gây đau một bên lồng ngực, khó thở, táo bón hay khó tiểu.
Tương tự như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ tăng dần theo cấp độ từ nhẹ tới nặng nếu không có cách điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, khi phát hiện một trong các triệu chứng thoát vị đĩa đệm người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như hẹp ống sống, thiếu máu não, tàn phế, hội chứng chèn ép tủy,…
Chi tiết thông tin cho [CẢNH GIÁC] 10+ Triệu chứng thoát vị đĩa đệm…
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh – Herniated Disc) là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ. (1)
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Đĩa đệm có cấu trúc sụn, là một khoang nằm giữa các đốt sống. Mỗi đĩa đệm có hai phần, gồm bao sơ (mâm sụn) ở bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai và nhân nhầy ở dạng keo nằm bên trong. Bình thường, những đĩa này rất chắc, có vai trò như một gối đỡ đàn hồi giúp cột sống dẻo dai, thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay và nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra”.
Dựa vào vị trí đĩa đệm bị chệch, bệnh được chia thành:
- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Thoát vị đĩa đệm cổ ngực
- Thoát vị đĩa đệm ngực
- Thoát vị đĩa đệm lưng ngực
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Dựa vào sự chèn ép ở thần kinh và tủy sống, bệnh được chia thành:
- Thoát vị thể trung tâm: Nhân nhầy thoát ra và chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Thể này không gây tình trạng tê bì chân tay, nhưng là tình trạng nguy hiểm nhất vì khi nhân nhầy chèn ép càng nhiều, người bệnh sẽ mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết.
- Thoát vị cạnh trung tâm: Nhân nhầy gây chèn ép lên cả tủy sống và rễ thần kinh.
- Thoát vị chèn ép rễ thần kinh phải hoặc trái.
Dựa theo vị trí, tình trạng đĩa đệm bị thoát vị được chia thành:
- Thoát vị ra sau: Loại này khá phổ biến, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau mỏi, nhức nhối, đau lan và tê bì…
- Thoát vị ra trước.
- Thoát vị vào thân sốt sống, còn gọi là thoát vị đĩa đệm nội xốp.
Cấu tạo đĩa đệm thắt lưng
Cột sống của mỗi người chúng ta được tạo thành từ một loạt các đốt sống xếp chồng lên nhau. Theo thứ tự từ trên xuống dưới, cột sống bao gồm 7 xương ở cột sống cổ, 12 xương ở cột sống ngực và 5 xương ở cột sống thắt lưng, tiếp theo là xương cùng và xương cụt ở đáy. Các xương này được lót bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm bảo vệ xương bằng cách hấp thụ chấn động từ các hoạt động hàng ngày như đi bộ, nâng và vặn người…
Đĩa đệm cột sống có cấu tạo gồm 3 phần chính: nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn. Trong đó, cột sống thắt lưng có tất cả 5 đĩa đệm nằm giữa các thân đốt sống và có các chức năng chính như:
- Phân phối tải trọng nén đặt lên cột sống, cung cấp các đặc tính hấp thụ sốc
- Duy trì khoảng cách giữa các thân đốt sống trong quá trình vận động
- Cung cấp sự linh hoạt cho cột sống và ngăn ngừa các cử động quá mức
- Tạo và duy trì đường cong hình chữ C ngược của cột sống thắt lưng
Do đặc điểm phải thích nghi với những áp lớn, chấn động mạnh nhưng lại được nuôi dưỡng chủ yếu bằng cách thẩm thấu máu nên các đĩa đệm này dễ bị loạn dưỡng, thoái hóa tổ chức và gây nên các vấn đề về thoát vị đĩa đệm lưng. (1)
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng thường xảy ra ở nam giới, trong độ tuổi từ 35-50, người có đặc điểm nghề nghiệp phải mang vác nặng, người ngồi nhiều và lệch tư thế, sinh hoạt sai tư thế… Song song đó, tình trạng này sẽ trầm trọng hơn theo tuổi tác với sự thoái hóa chung của cơ thể.
Đây là tình trạng đĩa đệm cột sống thắt lưng không thể đảm đương vai trò giảm xóc, nâng đỡ phần trên, cho phép cơ thể di chuyển theo mọi hướng do nguyên nhân thoát vị và rò rỉ một số vật chất bên trong, đứt hoặc rách vòng sợi…
Thông thường, các vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm lưng chính là đốt sống L4 – L5 và L5 – S1. Nguyên nhân được giải thích là do 2 đĩa đệm này nằm ở vị trí mang tính bản lề của cột sống. (2)
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh gì?
Đây là tình trạng các vòng sợi đĩa đệm ở cột sống bị rách khiến cho lớp nhân nhầy ở bên trong thoát ra khỏi vòng sợi, gây nên hiện tượng đau nhức do chèn ép. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở vùng thắt lưng, nơi được coi là bản lề vận động trọng yếu của cột sống như đốt sống L4 – L5, L5 – S1. Vì đây là những vùng chịu áp lực khá lớn từ trọng lượng cơ thể khi thực hiện vận động trong cuộc sống thường ngày.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở hầu hết các độ tuổi, đặc biệt là độ tuổi từ 30 – 55 (độ tuổi lao động). Hiện nay có đến 30 % dân số nước ta có nguy cơ mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tuy nhiên có một nguy cơ rất đáng lo ngại là lượng bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đang có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại người bệnh nên chủ động tìm hiểu về các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng để có thể nhận biết sớm.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là hiện tượng chất nhầy bị thoát ra khỏi vị trí của nó và tạo sức ép lên các bộ phận xung quanh
2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn bệnh sẽ được biểu hiện với một triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng của bệnh được biểu hiện qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: giai đoạn ban đầu
Các triệu chứng ở giai đoạn này chưa được rõ ràng. Lúc này người bệnh sẽ cảm nhận được cảm giác đau và tê cứng nhẹ ở vùng thắt lưng, đau có thể tăng lên khi vận động mạnh.
Giai đoạn 2: Bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau rõ rệt hơn do các vòng sợi hoặc đĩa đệm bị lồi ra sau. Cơn đau tái phát nhiều lần, đặc biệt khi gắng sức.
Giai đoạn 3: Các rễ dây thần kinh bị chèn ép
Đây là giai đoạn mà nhân nhầy đã thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó là gây nên những chèn ép lên rễ thần kinh gây nên những cơn đau ngay cả khi người bệnh ngồi. Cơn đau có thể tăng lên khi vận động và đi lại, đau có thể lan xuống các bộ phận khác như đùi, chân, gây nên cảm giác đau nhức và tê bì chân. Khi bệnh trở nặng hơn người bệnh có thể gặp tình trạng mất kiểm soát khi tiểu tiện.
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khác ít gặp hơn: mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm chức năng tình dục,…
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường là những cơn đau ở vùng thắt lưng
Chi tiết thông tin cho Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo từng giai đoạn…
Yếu tố nguy cơ
Những đối tượng nào có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng thường xuất hiện ở người trong độ tuổi 20-50.
Một số yếu tố có thể khiến một người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:
- Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn nữ giới.
- Thừa cân: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng áp lực lên thắt lưng, khiến người bệnh dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và có nguy cơ gấp 12 lần mắc tái phát thoát vị cột sống sau phẫu thuật.
- Di truyền: Các tài liệu y khoa đã cho thấy xu hướng di truyền giữa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm. Nếu có người thân trong gia đình bị bệnh, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Nghề nghiệp: Một số người làm công việc nặng hoặc các công việc phải dùng lực để kéo, đẩy hoặc xoay người sẽ dễ bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, các hoạt động lặp đi lặp lại, khiến cột sống căng ra cũng có thể dẫn đến thoát vị.
- Ngồi một chỗ trong thời gian dài.
- Hút thuốc lá: Nicotine hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống, làm tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm và cản trở quá trình chữa lành. Đĩa đệm bị thoái hóa thường ít đàn hồi hơn, dễ dẫn đến rách hoặc nứt đĩa đệm. Một số nghiên cứu cho thấy, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc thoát vị mới mặc dù đã mổ thoát vị đĩa đệm.
Chi tiết thông tin cho Thoát vị đĩa đệm: Triệu chứng và cách điều trị • Hello Bacsi…
.