Thảo dược

Bị Hôi Vùng Kín – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Bị Hôi Vùng Kín có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Bị Hôi Vùng Kín trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Bị Hôi Vùng Kín:

1. Một số nguyên nhân thường gặp khiến vùng kín có mùi hôi

Cơ thể của mỗi người đều có mùi hương riêng biệt do yếu tố cơ địa cùng các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh hay nước hoa sử dụng. Âm đạo cũng có mùi hương riêng biệt, ảnh hưởng bởi yếu tố cơ địa cùng môi trường như: chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, bệnh lý vùng kín,…

Vùng kín có mùi hôi ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Vùng kín có mùi hôi là tình trạng không ít chị em gặp phải làm mất đi sự tự tin và hạnh phúc trong đời sống tình dục. Để cải thiện và ngăn ngừa mùi hôi vùng kín, trước hết cần nắm được những nguyên nhân có thể gây tình trạng này.

1.1. Vùng kín có mùi hôi tanh

Mùi hôi tanh của vùng kín thường tạo ra do vi khuẩn phân hủy, gây nhiễm trùng âm đạo rất phổ biến ở phụ nữ đã có gia đình. Môi trường trong âm đạo bình thường là một môi trường cân bằng, dịch âm đạo được tiết ra với pH môi trường thích hợp giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại xâm nhập qua vệ sinh, tiếp xúc cơ thể hoặc quan hệ tình dục.

Có thể bạn quan tâm:  Cây Nhân Trần Có Tác Dụng Gì - Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó khiến vi khuẩn có hại phát triển vượt mức kiểm soát sẽ tấn công gây viêm âm đạo, ngoài ra cũng phân hủy tạo ra hợp chất có mùi hôi tanh khó chịu. Chị em phụ nữ còn thường gặp cùng các triệu chứng nóng rát, ngứa do nhiễm trùng vùng kín.

Vùng kín có mùi hôi thường đi kèm với dấu hiệu ngứa, rát

Để khắc phục tình trạng vùng kín có mùi hôi tanh cũng như ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo, chị em cần nhớ vệ sinh sạch sẽ, giữ vùng kín khô thoáng, thực hiện đời sống tình dục lành mạnh,…

1.2. Vùng kín có mùi ngọt hoặc giống như mùi bia

Mùi ngọt hoặc mùi bia ở vùng kín không phải là dấu hiệu tốt, đây là tình trạng do sự phát triển quá mức của nấm men trong môi trường âm đạo. Mùi do nấm men khá đa dạng, có thể ngọt giống như mùi bánh quy hoặc mật ong hoặc giống như mùi bánh mì, bia,… đi kèm với mùi chua nhẹ.

Ngoài dấu hiệu trên, nếu do nấm men trong âm đạo thì chị em thường xuyên cảm thấy nóng rát, ngứa, khô ở âm đạo. Dịch tiết âm đạo không bình thường mà giống như phô mai màu ngà trắng và khá bột.

Bạn sẽ cần điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng các loại thuốc chống nấm kết hợp với biện pháp tự vệ sinh, quan hệ tình dục lành mạnh,…

Mùi vùng kín ngọt có thể do nấm gây bệnh

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, mùi hương âm đạo cũng thay đổi khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt do ảnh hưởng của hormone. Đến tuổi mãn kinh, do sụt giảm các hormone sinh dục nên mùi hương đam đạo thường khó chịu hơn, ngoài ra cũng thường bị khô rát,… Có thể cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hoặc thuốc hỗ trợ song tình trạng này không gây hại lớn cho sức khỏe.

2. Cách chữa vùng kín có mùi hôi an toàn, hiệu quả

Nhiều chị em khi gặp phải tình trạng vùng kín có mùi hôi thường lạm dụng dùng nước hoa vùng kín để khử mùi nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này không được các chuyên gia khuyến khích do đây chỉ là biện pháp tạm thời, lạm dụng nước hoa vùng kín có thể gây viêm nhiễm, khô hạn, ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên của môi trường âm đạo.

Thay vào đó, chị em nên tham khảo áp dụng những cách chữa vùng kín có mùi hôi đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn dưới đây:

2.1. Chữa vùng kín có mùi hôi bằng thói quen vệ sinh đúng cách hàng ngày

Vệ sinh làm sạch vùng kín, duy trì thói quen này để vùng kín luôn thoáng mát, sạch sẽ là cách tốt nhất để loại bỏ mùi hôi khó chịu. Đặc biệt nên tắm vệ sinh cơ thể và vùng kín sau khi tiết nhiều mồ hôi do thời tiết hoặc luyện tập thể thao.

Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên là cách cải thiện mùi hôi vùng kín

Khi vệ sinh vùng kín, cần lưu ý sử dụng nước sạch kết hợp với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, khả năng làm sạch dịu nhẹ. Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau:

  • Giặt đồ lọt bằng sản phẩm tẩy rửa không mùi, phơi dưới nắng để khử trùng.

  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ.

  • Thay thế đồ lót thường xuyên, nhất là sau khi đổ nhiều mồ hôi và cần thay ít nhất 1 lần/ngày.

  • Không để xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh dính vào âm đạo.

  • Dùng khăn khô, sạch lau nhẹ nhàng vùng kín để giúp làm khô sau khi tắm và vệ sinh.

2.2. Cải thiện mùi hôi vùng kín bằng lợi khuẩn probiotic

Lợi khuẩn probiotic là những lợi khuẩn tốt có trong cơ thể cũng như trong âm đạo, bổ sung lợi khuẩn này giúp cân bằng môi trường âm đạo, giảm nhiễm trùng và mùi hôi khó chịu. Đặc biệt là những chị em đang bị nấm men, viêm âm đạo cần bổ sung nhiều lợi khuẩn probiotic để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Đây là dạng thực phẩm bổ sung, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và lựa chọn sản phẩm đến từ thương hiệu tin cậy để có thể sử dụng lâu dài, an toàn và hiệu quả.

2.3. Giảm mùi hôi vùng kín bằng cách quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây viêm âm đạo do vi khuẩn, hơn nữa sự tiếp xúc giữa tinh dịch và âm đạo cũng gây ra mùi hôi khó chịu. Sử dụng các chất bôi trơn trong quan hệ có thể làm thay đổi môi trường pH, tăng sự phát triển của vi khuẩn hại.

Quan hệ tình dục an toàn ngăn ngừa bệnh và mùi hôi vùng kín

Vì thế, quan hệ tình dục an toàn là biện pháp quan trọng để giảm sự phát triển của mùi hôi vùng kín. Vậy cần lưu ý những gì:

  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ với cả nam và nữ giới trước – sau khi quan hệ.

  • Dùng bao cao su bảo vệ, ngăn sự tiếp xúc trực tiếp gây lây nhiễm bệnh, nhất là khi quan hệ với bạn tình mới hoặc tình một đêm.

  • Tránh dùng gel bôi trơn có mùi hương.

2.4. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cải thiện mùi hôi vùng kín

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vùng kín và mùi của cơ quan này. Nên hạn chế các thực phẩm nhiều đường do có thể làm tăng sự phát triển của nấm men gây bệnh, thay đổi mùi âm đạo. Ngoài ra, cần tránh 1 số thực phẩm gây mùi cơ thể cũng như mùi âm đạo nhiều như rượu, dứa, cà phê, hành tỏi,…

Hãy thử áp dụng cách chữa vùng kín có mùi hôi tại nhà trên, nếu tình trạng mùi hôi vùng kín không được cải thiện, có thể bạn mắc bệnh nghiêm trọng hơn cần đi khám và điều trị.

Chi tiết thông tin cho 4 cách chữa vùng kín có mùi hôi đơn giản tại nhà…

1. Vì sao vùng kín có mùi hôi?

Vùng kín có mùi hôi khiến chị em tự ti.

Vùng kín có mùi hôi do nhiều nguyên nhân như sau khi quan hệ tình dục, âm đạo có mùi hơi ngái và nồng, sẽ hết khi vệ sinh sạch sẽ. Hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt, thường có mùi sắt, sau khi hết vẫn sẽ còn mùi kéo dài một vài ngày. Những ngày rụng trứng do Estrogen tăng cao, âm đạo sẽ có dịch nhờn màu trắng trong suốt kèm mùi hơi nhẹ.

Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh cũng ảnh hưởng đến độ pH âm đạo. Thiếu Estrogen làm niêm mạc âm đạo mỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm mất cân bằng pH, gây viêm nhiễm phụ khoa, xuất hiện mùi hôi âm đạo.

Một số yếu tố gây ra mùi âm đạo như:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: vi khuẩn kị khí trong âm đạo gây ra mùi hôi, gây ngứa, thậm chí có chất như bã đậu tiết ra, vùng kín có mùi hôi khắm.
  • Bệnh do nấm Trichomonas khiến vùng kín có mùi hôi tanh rõ rệt, thậm chí nặng mùi như mùi cá thối.
  • Vệ sinh kém khiến âm đạo có dịch màu trắng đục và có mùi hôi
  • Đổ mồ hôi
  • Thụt rửa
  • Chế độ ăn uống có thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi…
  • Quên chưa thay băng vệ sinh: âm đạo có mùi như kim loại
  • Các bệnh lý lây qua đường tình dục như bệnh Chlamydia, lậu
  • Thay đổi hormone (trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh)
  • Lỗ rò trực tràng khiến phân rò rỉ vào âm đạo
  • Ung thư âm đạo
  • Ung thư cổ tử cung

Tầm quan trọng của nội tiết tố Estrogen là gì?

2. Vùng kín có mùi hôi có nguy hiểm không?

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc vùng kín có mùi là một điều hết sức bình thường. Nếu xuất phát từ nguyên nhân như thời tiết, vận động nhiều, đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc do chế độ ăn uống, “cô bé” có mùi đặc trưng nhưng sẽ hết sau khi vệ sinh thì bạn không cần quá lo lắng.

Nhưng khi xuất hiện các mùi lạ như mùi hôi thối, mùi hăng, tanh kèm theo ngứa, có dịch màu trắng hoặc vàng chị em nên chủ động thăm khám và điều trị. Bởi các dấu hiệu này liên quan đến bệnh lý phụ khoa, nếu không điều trị có thể gây khó chịu trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín cũng như khả năng sinh sản.

Viêm nhiễm âm đạo hay khô âm đạo dẫn đến mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tại âm đạo. Khi hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn sẽ gây ra tình trạng viêm, nấm, không tạo điều kiện để thụ thai, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Một lưu ý là phụ nữ mang thai có khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín có mùi hôi nhiều hơn so với phụ nữ không mang thai. Do trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố Estrogen thay đổi dẫn đến âm đạo tăng tiết dịch màu trắng, có cảm giác ẩm ướt, thường khiến vùng kín nặng mùi hơn. Nếu không biết cách chăm sóc và vệ sinh đúng cách vùng kín có thể gây ra các biến chứng như chuyển dạ sinh non, sinh con nhẹ cân, vỡ ối sớm và nhiễm trùng tử cung sau sinh.

Chi tiết thông tin cho Vì sao vùng kín có mùi hôi? Gợi ý 10+ cách điều trị hiệu quả áp dụng ngay…

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? 

Viêm mũi dị ứng là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài trên 12 tuần, tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đây là tình trạng tổn thương niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới do viêm nhiễm với một tác nhân gây bệnh nào đó. 

Viêm mũi dị ứng thông thường được chia thành 2 loại: Viêm mũi dị ứng cấp tính và viêm mũi dị ứng mãn tính. Viêm mũi dị ứng cấp tính thường kéo dài không quá 6 tuần, gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Khi bệnh viêm mũi dị ứng trở thành mãn tính, các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Người bệnh có thể bị ù tai, kèm theo nhức đầu, rối loạn khứu giác (mất mùi), ngủ ngáy. Tình trạng này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang, dẫn tới những sai lầm trong điều trị, khiến bệnh kéo dài và nặng hơn.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng tổn thương niêm mạc mũi kéo dài trên 12 tuần

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bệnh lý này cần được phát hiện, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị tích cực từ sớm. 

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm mũi dị ứng nói chung có liên quan mật thiết tới các yếu tố dị nguyên, phản ứng dị ứng và đặc biệt là cơ địa dị ứng của mỗi người. Khác với những tình trạng dị ứng khác có thể gây biểu hiện toàn thân, viêm mũi dị ứng chỉ là một biểu hiện tại chỗ của hệ hô hấp khi gặp vật lạ.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp tác nhân lạ bên ngoài, được gọi là dị nguyên. Khi vào cơ thể, các dị nguyên này đóng vai trò là kháng nguyên, kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những phản ứng dị ứng này nếu xảy ra kịch liệt, quá mức chính là nguồn gốc gây nên các rối loạn dị ứng. Tình trạng này xảy ra ngay tại lớp nhầy của niêm mạc đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang…. gây ra các triệu chứng điển hình.

Hen suyễn có thể là tác nhân khiến người bệnh dễ bị viêm mũi dị ứng mãn tính

Một số dị nguyên thường là tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng gồm:

  • Bụi, phấn hoa, hơi hóa chất, bông, vải, sợi, lông động vật như chó, mèo, gia cầm…
  • Ký sinh trùng: bào tử nấm mốc, mạt gà, bọ chét, mò,… 
  • Khói thuốc lá, khói bếp, khói đốt, khói nhà máy, 
  • Thực phẩm dễ dị ứng như tôm, cua, ốc, thịt đỏ… 
  • Một số dược phẩm dễ gây dị ứng như aspirin, kháng sinh nhóm beta lactam 
  • Thời tiết lạnh, nóng đột ngột, giao mùa, ẩm ướt
  • Vi khuẩn: Thường là các vi khuẩn gây bệnh cơ hội mà hay gặp nhất là S. pneumoniae (phế cầu), H. influenzae (Hib), tụ cầu, liên cầu….
  • Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mãn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn…) thì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người không có cơ địa dị ứng. Đây cũng là lý do giải thích vì sao cùng 1 tác nhân gây dị ứng nhưng có người mắc bệnh, có người không.

Chi tiết thông tin cho Bệnh Viện Nhi Đồng TP. Cần Thơ…

I. 7 loại mùi vùng kín thường gặp

Vùng kín luôn có mùi đặc trưng do tổng hợp của nhiều yếu tố gây mùi khác nhau. Mùi vùng kín sẽ thay đổi theo chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, chu kỳ kinh nguyệt và thói quen sinh hoạt. Dưới đây là 7 loại mùi vùng kín thường gặp nhất và nguyên nhân gây ra nó.

1. Vùng kín/ khí hư có mùi chua nhẹ

Âm đạo có mùi chua là hiện tượng hết sức bình thường. Bạn có thể thấy mùi chua này giống với mùi của thực phẩm lên men như sữa chua, bánh mì và bia. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học chỉ ra rằng mùi chua đó do cùng một loại vi khuẩn lên men là Lactobacilli gây ra. Chúng chiếm số lượng lớn ở môi trường âm đạo khỏe mạnh.

Kết luận: Vùng kín có mùi chua nhẹ do có pH acid dao động trong khoảng 3.8 – 4.5. Vi khuẩn Lactobacilli tạo ra môi trường acid này để chống lại sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

2. Vùng kín/ khí hư có mùi kim loại

Mùi kim loại ở vùng kín thường không có gì đáng lo ngại. Nó chỉ đơn giản là mùi tạo thành bởi 2 nguyên nhân chính:

  • Máu: Trong máu chứa nguyên tố sắt có mùi kim loại. Trong kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bong ra, cùng với máu chảy qua ống âm đạo. Vì vậy, bạn sẽ thấy vùng kín có mùi này.
  • Sau quan hệ tình dục. Hiện tượng chảy máu sau khi quan hệ tình dục là khá phổ biến. Nguyên nhân có thể do âm đạo khô hạn quá mức hay lực tác động quá mạnh. Điều này có thể gây ra các vết nứt hay xước nhỏ. khiến máu rỉ ra gây mùi. Để khắc phục, có thể sử dụng các sản phẩm bôi trơn phù hợp.

Khí hư ngày kinh nguyệt sẽ có màu đỏ kèm mùi kim loại 

Tuy nhiên, mùi kim loại ở vùng kín kéo dài quá lâu, nhiều ngày liên tiếp dù không trong kỳ kinh nguyệt sẽ là hiện tượng bất thường. Nó có thể cảnh báo âm đạo đang chảy máu liên tục mà không có dấy hiệu ngừng. Nếu có kèm hiện tượng ngứa ngáy, khí hư nhiều, nên đi khám để được tư vấn điều trị sớm.

3. Vùng kín/ khí hư ngọt như mật mía

Vùng kín có mùi/ vị ngọt không ảnh hưởng gì đến sức khỏe vùng nhạy cảm của chị em. Đây chỉ là mùi do sự thay đổi bình thường của pH âm đạo. Vi khuẩn và hệ vi sinh tại âm đạo là nguyên nhân tạo ra mùi hương này.

4. Vùng kín có mùi khai/ mùi hóa chất

Đây là mùi vẫn thường xuất hiện tại vùng kín. Tuy nhiên, chị em cũng không được chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa.

Nguyên nhân gây mùi khai/ mùi hóa chất ở vùng kín:

  • Nước tiểu: Trong nước tiểu chứa thành phần phụ của amoniac là ure. Nước tiểu tích tụ trong quần lót hoặc xung quanh âm hộ có thể gây ra mùi khai của chất này. Nếu thấy nước tiểu có mùi khai nồng nặc, chị em cần lưu ý vì đây là hiện tượng cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đây là bệnh nhiễm khuẩn vùng kín, có các triệu chứng điển hình như:
    • Vùng kín có mùi khai/ hôi tanh
    • Khí hư có màu trắng xám hoặc xanh lá
    • Ngứa âm đạo
    • Nóng rát khi đi tiểu

Nếu có các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn, chị em nên đi khám sớm để được điều trị dứt điểm nhanh.

5. Vùng kín có mùi mồ hôi/ mùi hắc

Nguyên nhân gây mùi này ở vùng kín là do sự bài tiết của tuyến mồ hôi. Cơ thể người có 2 loại tuyến mồ hôi là: tuyến mồ hôi toàn vẹn và tuyến mồ hôi đầu hủy.

Tuyến mồ hôi toàn vẹn nằm rải rác trên da, nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân. Vai trò của nó là tiết mồ hôi để làm mát cơ thể. Thành phần mồ hôi của tuyến này tiết ra chủ yếu là nước (chiếm 99%) và các chất điện giải.

Tuyến mồ hôi đầu hủy lại nằm chủ yếu ở nách và vùng sinh dục. Vai trò của nó chưa rõ ràng, nhưng với động vật thì chủ yếu nhằm xua đuổi con vật lạ và hấp dẫn bạn tình. Thành phần mồ hôi ở 2 vị trí này sẽ có thêm các hợp chất amoniac và acid béo không no… Khi mới ra khỏi tuyến tiết, các chất này sẽ không có mùi hôi hoặc chỉ có mùi nhẹ của amoniac. Tuy nhiên, khi được vi khuẩn trên da phân hủy, acid béo không no sẽ gây ra mùi khá khó chịu.

Khi căng thẳng, lo lắng, tuyến mồ hôi đầu hủy sẽ hoạt động mạnh hơn và có thể khiến vùng kín có mùi hôi.

>>> Xem bài viết: Làm gì khi vùng kín ra nhiều khí hư có mùi hôi? 

6. Vùng kín có mùi tanh/ mùi cá chết

Khí hư có mùi cá chết sẽ đem lại cảm giác cực kỳ khó chịu 

Mùi tanh xuất hiện khi âm đạo có sự tồn tại quá mức của Trimethylamine – chất hóa học đại diện cho mùi này. Nguyên nhân gây mùi tanh có thể là:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Các vi khuẩn kỵ khí sinh sôi và phát triển quá mạnh, phân hủy ra nhiều hợp chất chứa Trimethylamine.
  • Nhiễm trùng Trichomonas: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục cực kỳ phổ biến. Mùi tanh của nhiễm trùng do Trichomonas thường nặng hơn nhiều so với viêm âm đạo do vi khuẩn.

Ngoài ra, còn một số bệnh phụ khoa khác cũng sẽ gây mùi tanh ở vùng kín. Để xác định rõ bệnh, nên đi khám khi có dấu hiệu để được xử lý kịp thời.

7. Vùng kín có mùi hôi thối/ xác chết phân hủy

Đây chắc chắn không phải là mùi bình thường nên có ở vùng kín. Bạn cần kiểm tra lại ngay khu vực vùng kín để tìm ra chính xác vấn đề gây mùi.

Lý do thường gặp nhất gây ra mùi này là bỏ quên băng vệ sinh tại âm đạo. Tuy khó tin nhưng trên thực tế, cực kỳ nhiều người đã rơi vào tình trạng này và phải tới cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Chi tiết thông tin cho Mùi vùng kín thế nào là bình thường, thế nào là bất thường?…

Nguyên nhân vùng kín có mùi hôi

Mùi hôi vùng kín có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời nữ giới nhưng thường gặp nhất là các tình trạng vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ, vùng kín có mùi hôi khi mang thai, vùng kín có mùi hôi sau sinh và trước khi đến kỳ kinh nguyệt. Để đưa ra được cách trị vùng kín có mùi hôi phù hợp thì chị em cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vùng kín có mùi hôi khó chịu là do đâu. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân sinh lý và bệnh lý khiến cho vùng kín của nữ giới có mùi hôi khó chịu, có thể điểm qua một số nguyên nhân như sau:

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể do nguyên nhân đơn giản là vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Thông thường những trường hợp này mùi hôi “cô bé” nhẹ, không quá nồng, không mọc mụn vùng kín, không ra nhiều khí hư và sau khi vệ sinh sạch sẽ thì mùi hôi biến mất. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng niệu đạo và âm đạo có vị trí rất gần nhau vì vậy nếu như sau khi đi tiểu chị em vệ sinh không sạch thì các vi khuẩn gây mùi, nước tiểu sẽ đọng lại khiến cho “cô bé” có mùi hôi.

Để hạn chế tình trạng vùng kín có mùi khó chịu này, chị em chỉ cần lưu ý những điểm sau đây:

• Sau khi đi tiểu nên dùng giấy vệ sinh thấm sạch nước tiểu từ trước về sau.

• Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày trừ khi đến tháng.

• Mỗi ngày nên vệ sinh vùng kín ít nhất 1 – 2 lần và thay quần lót thường xuyên.

Mặc quần lót không đúng cách

Chỉ một thói quen mặc quần lót không đúng cách cũng có thể khiến “cô bé” bị bốc mùi khó chịu. Không ít chị em thường xuyên mặc quần lót có chất liệu không thấm hút hoặc mặc quần lót quá chật, bó sát vào “cô bé”. Một số lại không chú ý thấm khô vùng kín sau khi tắm đã mặc quần áo hoặc mặc quần lót còn đang ẩm ướt. Tất cả những trường hợp này sẽ đều tạo điều kiện nóng ẩm cho vùng kín giúp các vi khuẩn, nấm gây hại phát triển và gây ra tình trạng vùng kín có mùi hôi khắm. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nguyên nhân này có thể kiểm soát bằng những cách khử mùi hôi vùng kín tại nhà an toàn.

Vùng kín có mùi hôi khó chịu do vấn đề nội tiết

Sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân lý giải cho một loạt các biểu hiện bất thường như vùng kín có mùi hôi khi mang thai, vùng kín có mùi hôi sau sinh hay vùng kín có mùi hôi thối trước và trong kỳ kinh. Đây đều là những giai đoạn mà nội tiết tố trong cơ thể nữ giới mất cân bằng vì vậy dịch âm đạo cũng biến đổi theo, chị em bị ra nhiều khí hư hơn và khí hư có thể kèm theo những mùi hôi khó chịu. Với những trường hợp này, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa và cũng không có thêm bất cứ biểu hiện bất thường nào khác.

Nếu có thêm các biểu hiện thay đổi mùi hôi nặng hơn, vùng kín có mùi hôi khắm hoặc vùng kín có mùi hôi thối kèm theo các dấu hiệu nổi mụn, sưng đau, ngứa ngáy thì bạn cần đến các cơ sở y tế để tìm hiểu rõ vùng kín có mùi hôi là bệnh gì và có cách chữa vùng kín có mùi hôi hiệu quả.

Chế độ ăn uống không khoa học

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là tình trạng thường gặp ở những chị em thường xuyên sử dụng những thực phẩm có mùi khó chịu như măng tây, tỏi, rau mùi, hành,… hoặc hay uống cafe, coca cola. Với nguyên nhân này chị em không cần sử dụng các cách khử mùi hôi vùng kín tại nhà mà chỉ cần hạn chế những thực phẩm trên và tìm kiếm thêm các thực phẩm ăn gì để cô bé có mùi thơm cải thiện mùi “cô bé”.

Nguyên nhân xuất hiện vùng kín có mùi hôi sau sinh

Sau khi sinh con các chị em sẽ tiết ra lượng sản dịch không nhỏ, nếu không vệ sinh sạch sẽ và thay băng vệ sinh thường xuyên thì rất dễ gặp phải tình trạng vùng kín có mùi hôi sau sinh. Điều này không chỉ khiến vùng kín có mùi hôi thối mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng viêm nhiễm âm đạo. Giai đoạn này, cổ tử cung của nữ giới đang bị giãn rộng nếu bị viêm nhiễm thì các mầm bệnh rất dễ tấn công sâu vào phía trong. Vì vậy, bạn cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân vùng kín có mùi hôi sau sinh và liên hệ nhận tư vấn từ bác sĩ phải làm gì khi vùng kín có mùi hôi.

Nguyên nhân bệnh lý

Vùng kín có mùi hôi tanh và ngứa, vùng kín có mùi hôi khó chịu như hôi khắm, hôi thối, khí hư ra nhiều,… là những biểu hiện cảnh báo nữ giới đã mắc phải các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu,… Nếu không có cách chữa mùi hôi vùng kín phù hợp và hiệu quả thì nguy cơ xuất hiện những biến chứng gây mang thai ngoài tử cung, hiếm muộn, vô sinh là rất lớn.

Ngoài ra, chị em cũng cần đặc biệt lưu ý khi vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ bởi đây không chỉ là dấu hiệu của bệnh phụ khoa mà còn do những bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm như bệnh lậu, Chlamydia, sùi mào gà hay mụn rộp sinh dục.

Sau khi quan hệ tình dục vùng kín có mùi hôi phải làm sao? Bạn hãy đến ngay phòng khám phụ khoa uy tín gần nhất để tiến hành kiểm tra, làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân vùng kín có mùi hôi là bệnh gì và lắng nghe tư vấn của bác sĩ về cách trị vùng kín có mùi hôi phù hợp. Tuyệt đối không tự ý áp dụng những cách khử mùi hôi vùng kín tại nhà từ dân gian sẽ khiến bệnh trở nặng, khó chịu điều trị hơn.

Chi tiết thông tin cho Vùng kín có mùi hôi tanh và ngứa là bệnh gì, cách chữa trị…

.

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Bị Hôi Vùng Kín này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan đến dược liệu khác như Tra cứu dược liệu

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Bị Hôi Vùng Kín trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục các loại nhang thờ cúng từ những thảo dược liệu quý được kết tinh thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button