Bị Dạ Dày Nên Ăn Gì – Trang thông tin dược liệu cho mọi nhà

Bị Dạ Dày Nên Ăn Gì có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website NhangThaoDuoc sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Bị Dạ Dày Nên Ăn Gì trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: 8 thực phẩm TỐI KỴ khi bị ĐAU DẠ DÀY
Bạn đang xem video 8 thực phẩm TỐI KỴ khi bị ĐAU DẠ DÀY được cập nhật từ kênh Bệnh viện ĐKQT Vinmec từ ngày 2022-04-02 với mô tả như dưới đây.
#vinmec #daday #viemdaday #kienthucsuckhoe #suckhoe #sức_khỏe #sống_khỏe #songkhoe
“Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?” hay “đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?” là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Huy Bình tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, vai trò của dạ dày là rất quan trọng, chính vì vậy những thắc mắc như “đau dạ dày kiêng ăn gì?”, “đau dạ dày kiêng những gì?” là rất cần thiết, biết được “đau dạ dày kiêng gì?” sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Giải đáp thắc mắc “đau dạ dày kiêng ăn những gì?”, Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà đến từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long khuyên bạn nên tránh xa các thực phẩm như: Thực phẩm lên men, có vị chua; Thực phẩm giàu chất béo; Sản phẩm từ sữa; Gia vị có tính kích thích; Thịt đỏ; Đồ uống có cồn, chất kích thích; Các loại đậu; Trứng chưa chín hoặc quá chín. Sau khi đã biết “viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?” thì bạn còn cần lưu ý 1 số vấn đề như: Cần phải Ăn uống đúng giờ; Khi ăn cần nhai kỹ và chia nhỏ các bữa ăn để giảm gánh nặng cho dạ dày.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày – đại tràng
- Đau bụng vùng thượng vị: Là dấu hiệu thường gặp nhất, điển hình nhất, do niêm mạc đã bị tổn thương lại chịu thêm tác động của acid dạ dày. Thời gian đầu đau tăng lên khi quá đói hoặc quá no, sau đó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.
- Cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu: Thường xảy ra ở giai đoạn rất sớm nên thường bị bỏ qua.
- Ợ chua hay ợ hơi
- Buồn nôn, nôn
- Chán ăn, sụt cân
- Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen, đi ngoài phân đen, các dấu hiệu thiếu máu, chóng mặt, choáng váng: xảy ra khi đã có biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (nồng độ acid dạ dày) và bảo vệ ở niêm mạc dạ dày (tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày, lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày), gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gồm các nguyên nhân sau:
- Nhiễm khuẩn: Là nguyên nhân hay gặp nhất của loét dạ dày – tá tràng. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) rất phổ biến ở người Việt Nam (ước tính 70%) do dễ lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc ăn uống, lây qua thức ăn và nước uống. Vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi ở trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
- Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,… sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng thường xuyên do nhu cầu điều trị.
- Một số các yếu tố nguy cơ:
- Hút thuốc lá có thể tăng loét dạ dày ở người nhiễm vi khuẩn HP
- Uống rượu bia làm tăng kích thích và làm mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và gây kích thích làm tăng sản xuất acid ở dạ dày
- Chế độ ăn không hợp lý: Ăn quá nhiều gia vị cay nóng, thức ăn chiên xào, ăn không điều độ…
- Stress: Căng thẳng kéo dài, hoặc stress sau phẫu thuật, chấn thương…
Stress kéo dài khiến tăng nguy cơ loét dạ dày
3. Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
3.1 Thực phẩm nên ăn
Nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
Chuối
Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
Cơm
Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid; có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Tác dụng tương tự đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai… Lưu ý các thực phẩm thô chưa tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu… giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt nhóm B), khoáng chất và các chất chống oxy hoá dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khó tiêu hoá khi người bệnh đang có bệnh lý dạ dày.
Bánh mì
Bánh mì là cũng là 1 lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khoẻ mạnh hơn.
Canh/Soup
Canh/ soup với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây “áp lực” với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .
Nước ép táo
Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.
Nước dừa
Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.
Sữa chua
Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua trong bệnh lý đau dạ dày, thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp, làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.
Trà thảo dược
Đa số các loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.
Gừng
Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.
Bổ sung gừng hàng ngày bằng cách uống trà gừng hay ăn một vài lát gừng sống.
Đậu bắp
Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác, đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.
Nghệ và mật ong
Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie: có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày- tá tràng.
3.2 Thực phẩm nên tránh khi viêm loét dạ dày – tá tràng
Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn hãy tránh một số loại thực phẩm không có lợi như sau
Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây…; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản, các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá…
Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ);
Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… các loại nước ngọt, nước trái cây có ga….
3.3 Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày – tá tràng
- Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
- Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
- Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
- Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu.
Kết luận: Bài viết nhằm giúp bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn uống hợp lý trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày– tá tràng, ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hoá, dinh dưỡng cho người bệnh. Bạn hãy cố gắng làm theo để có sức khỏe tốt cho bạn và người thân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Chi tiết thông tin cho Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng…
Các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày
Nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày là vấn đề ăn uống. Do đó, để điều trị bệnh một cách hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến là chế độ ăn uống của mình. Khi lên thực đơn cho người đau dạ dày bạn cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau.
Tập trung vào những loại thực phẩm tốt cho dạ dày
Đó là những thực phẩm có khả năng bảo vệ và làm lành niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bạn nên đưa vào thực đơn những thực phẩm trung hòa axit dạ dày. Chẳng hạn như:
- Rau xanh: Rau xanh giàu chất xơ và magie. Khi bổ sung rau xanh, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện đáng kể.
- Thực phẩm Probiotic: Chủ yếu là sữa chua. Sữa chua chứa nguồn lợi khuẩn cao để cân bằng đường ruột và ổn định tiêu hóa.
- Thực phẩm Pectin: Được tìm thấy nhiều trong táo, dâu tây, ổi, lê,… nhằm tăng lợi khuẩn, cân bằng vi sinh.
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như đậu, lúa mì, yến mạch có hàm lượng chất xơ khá cao. Vì thế chúng có khả năng củng cố đường tiêu hóa đồng thời cân bằng axit dư thừa trong dạ dày.
- Những thực phẩm chống oxy hóa: Bạn có thể tìm thấy trong nghệ, cà chua, đu đủ, bông cảnh xanh,… Chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét.
- Những thực phẩm bổ sung vitamin: Trong thực đơn cho người đau dạ dày, bạn cần bổ sung thêm vitamin A, B, C, E,… qua khoai lang, khoai tây, thanh long,… Vitamin có khả năng tái cấu trúc niêm mạc dạ dày cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh.
Thực đơn cho người đau dạ dày cần đa dạng rau củ quả tươi
Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa
Việc ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp cho dạ dày tránh co bóp liên tục. Nhờ vậy là những cơn đau bụng, chướng bụng được hạn chế. Bạn có thể tham khảo những thực phẩm mềm, dễ tiêu như khoai lang, bơ, sữa chua,…
Hạn chế những thực phẩm hại dạ dày
- Thực phẩm lên men: Bạn nên hạn chế những loại dưa muối, mắm tôm, mắm tép,… Chúng có thể khiến axit dạ dày bị biến đổi, thậm chí xuất hiện ung thư.
- Đồ chiên rán, chất kích thích, đồ lạnh: Dạ dày rất khó để tiêu hóa đồ chiên rán làm cho người bệnh có thêm khả năng mắc máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, những chất bảo quản trong đồ đông lạnh cũng có thể chứa độc tố, nguy hiểm cho niêm mạc dạ dày.
Ăn uống khoa học
Ăn uống khoa học nghĩa là bạn phải ăn đủ 3 bữa, đúng giờ. Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Khá nhiều người nhịn ăn để giảm cân. Đây là một biện pháp thiếu khoa học và có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng
Bổ sung đủ nước
Thời điểm tốt nhất để uống nước là khi bạn vừa ngủ dậy, cách bữa ăn sáng khoảng 1 giờ. Không nên uống nước ngay sau khi ăn. Điều này sẽ khiến dịch vị bị loãng, dạ dày đau rát. Bạn cũng có thể dùng nước trái cây để vừa bổ sung nước, vừa bổ sung vitamin.
Tuyệt đối tránh xa nước có ga. Những loại nước này chứa hàm lượng axit khá cao. Khi vào dạ dày, chúng có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn, những vết loét nghiêm trọng hơn.
Thực đơn cho người đau dạ dày tuyệt đối tránh xa nước có ga
Chi tiết thông tin cho Thực đơn cho người đau dạ dày dưỡng bệnh chóng khỏe…

1. Top các món ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày
Có thể nói vấn đề ăn uống chính là tác nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy không ít người băn khoăn bị viêm loét dạ dày nên ăn gì. Một số nguyên tắc cần được đảm bảo khi lên thực đơn cho bệnh nhân bị các vấn đề liên quan tới dạ dày như sau:
Ưu tiên những thực phẩm tốt cho dạ dày:
-
Thực phẩm Pectin: xuất hiện nhiều trong dâu tây, ổi, táo, lê,… giúp cân bằng hệ vi sinh và gia tăng lợi khuẩn;
-
Thực phẩm Probiotic: được tìm thấy từ sữa chua. Đây là món ăn dồi dào lợi khuẩn rất tốt trong việc ổn định hệ tiêu hóa;
-
Rau xanh: rau xanh có nhiều magie và chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả;
-
Ngũ cốc: một số loại ngũ cốc như lúa mì, đậu, yến mạch chứa nhiều chất xơ giúp cân bằng lượng axit dư thừa có trong dạ dày;
-
Thực phẩm bổ sung vitamin: viêm loét dạ dày nên ăn gì? tất nhiên là không thể thiếu các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin A, B, C, E như thanh long, khoai tây, khoai lang,… những chất này có công dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tái cấu trúc niêm mạc dạ dày;
-
Thực phẩm chống oxy hóa: thường tìm thấy trong đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh giúp các vết viêm loét chóng lành.
Khoai lang rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Chọn các món ăn mềm, dễ tiêu:
Những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm tải gánh nặng cho dạ dày, tránh co bóp mạnh liên tục và tính chất mềm mịn của thức ăn sẽ không làm các vết viêm loét, tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể cho những món ăn này vào danh sách: cháo, bơ, khoai lang, sữa chua,…
Rèn luyện nếp ăn uống khoa học:
Ăn uống khoa học, lành mạnh tức là bạn cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ. Ngoài ra không được để bụng quá rỗng hoặc quá no. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn phương pháp giảm cân khá cực đoan đó là nhịn ăn. Điều này rất có hại cho sức khỏe tổng thể nói chung và gây hại cho dạ dày nói riêng.
Bổ sung đủ nước:
Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, nhất là vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy, cách bữa ăn khoảng 1 giờ với một ly nước ấm. Không nên uống nước ngay khi vừa ăn xong vì điều này sẽ làm cho thức ăn chưa được nghiền nát kỹ tại dạ dày bị trôi tuột đi, ngoài ra còn làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó khăn cho việc phân giải thức ăn.
Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước từ canh súp hoặc nước trái cây. Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gas vì chúng chứa rất nhiều axit và đường, khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày nên kiêng
-
Sữa tươi: loại đồ uống tưởng như vô hại và bổ dưỡng này lại không hề thích hợp cho người bị bệnh về dạ dày vì có thể kích thích tiết nhiều axit hơn và làm tăng mức độ viêm loét;
-
Đồ uống có cồn và chứa chất kích thích: như bia rượu và caffeine rất có hại cho hệ tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày;
-
Trái cây họ cam chanh: những loại quả này rất giàu vitamin nhưng cũng chứa một hàm lượng axit khá cao khiến các vết loét dễ bị lan rộng hơn. Do vậy không nên ăn thường xuyên trái cây có nhiều axit vào buổi sáng, đặc biệt vào những lúc bụng đói;
Những thực phẩm không tốt cho dạ dày
-
Thực phẩm lên men: không nên ăn quá nhiều đồ muối chua như kim chi, dưa góp, mắm tôm hoặc mắm tép vì chúng có thể làm biến đổi axit trong dạ dày và tiến triển thành ung thư;
-
Đồ cay nóng: gia vị cay và đồ nóng dễ kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó chúng ta và nhất là bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày nên hạn chế tối đa loại thực phẩm này;
-
Đồ ăn nhiều dầu mỡ: vì khi ăn những thực phẩm này dạ dày sẽ tốn rất nhiều thời gian để tiêu hóa, bệnh nhân dễ gặp tình trạng chướng bụng, đau bụng, điều này càng tệ hơn đối với những người bị viêm loét dạ dày;
Nhìn chung, bệnh viêm loét dạ dày nếu không được nhận biết sớm và đi thăm khám, điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh thì bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ và tuân theo phác đồ điều trị do bác sĩ hướng dẫn.
Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống và tích cực điều trị, viêm loét dạ dày có thể tiến triển thành ung thư
Bài viết trên đã tổng hợp những nhóm thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày còn đang băn khoăn không biết viêm loét dạ dày nên ăn gì. Hy vọng rằng với những thông tin do MEDLATEC cung cấp, bạn sẽ chọn lựa được cho mình một thực đơn phù hợp với thể trạng của bản thân và gia đình.
Trong trường hợp cần chẩn đoán và thăm khám bệnh, bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế và bệnh viện uy tín để thực hiện. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một lựa chọn hợp lý giúp bạn kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ. Với trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ chuyên gia y tế tay nghề cao và có tâm, Trung tâm xét nghiệm đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận và gần đây nhất là CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ vinh danh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ tại MEDLATEC.
Hãy liên hệ và đặt lịch ngay với Bệnh viện chúng tôi thông qua hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay!
Chi tiết thông tin cho Thực đơn dành cho người còn băn khoăn viêm loét dạ dày nên ăn gì…
1. Đau dạ dày nên ăn gì – Tham khảo ngay những gợi ý sau
Trong xã hội hiện nay, những áp lực của cuộc sống đè nặng lên đôi vai của con người. Xã hội ngày càng tiến bộ đòi hỏi con người cùng phải đi lên để bắp kịp thời thế trước khi bị bỏ lại phía sau. Điều này đồng nghĩa với việc chạy đua cùng thời gian và dealing mỗi ngày. Việc ăn uống mặc dù không thể bỏ qua nhưng để đảm bảo nhanh, tiện lợi thì nhiều người lựa chọn thực ăn nhanh, đồ làm sẵn,…
Áp lực công việc, stress, căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn đau dạ dày, nhất là với người trẻ
Do đó mà căn bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến hơn trong xã hội ngày nay. Chỉ khi bắt đầu các cơn đau, nhiều người mới bắt đầu thấy hoang mang và tìm hiểu vấn đề đau dạ dày nên ăn gì? Câu trả lời sẽ được trả lời chi tiết như sau:
Chuối
Nếu nói đến vấn đề đau dạ dày nên ăn gì thì chuối là thực phẩm cần phải nhắc tên đầu tiên. Các thành phần có trong chuối tốt cho hoạt động của dạ dày, trung hòa lượng acid quá mức để khắc phục các cơn đau.
Bên cạnh đó, chuối cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe, thành phần Kali hỗ trợ tình trạng hạ huyết áp, kiểm soát lượng Natri và hạn chế các tổn hại mao mạch máu.
Táo
Táo không phải là thực phẩm xa lạ đối với người Việt nhưng công dụng giảm đau dạ dày thì không phải ai cùng biết. Táo có tác dụng bôi trơn đường tiêu hóa, ức chế hàm lượng acid và các tác nhân dẫn đến cơn đau dạ dày.
Hơn nữa, các thành phần trong táo có khả năng kích thích hệ tiêu hóa làm việc năng suất, phân hủy và chuyển hóa nhanh thức ăn để giảm cơn đau dạ dày. Đồng thời, quá trình hấp thu các chất và bài tiết chất thải ra ngoài cùng diễn ra dễ dàng hơn.
Do đó, nếu người bệnh hay chính bạn thắc mắc đau dạ dày nên ăn gì thì đừng bao giờ bỏ qua táo nhé!
Táo là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và hỗ trợ hệ tiêu hóa
Bánh mì
Ngược với các loại thực phẩm khác thì nhiều người bị đau dạ dày đã có kinh nghiệm sử dụng bánh mì nướng nhằm cải thiện triệu chứng. Mỗi khi cơn đau dạ dày hoành hành, bạn có thể sử dụng bánh mì nướng để kìm hãm các tác nhân gây hại cho bao tử.
Tuy nhiên, tốt nhất thì bạn chỉ nên sử dụng bánh mì không, các loại thực phẩm đi kèm hay bơ, mứt, phô mai,… đều cần hạn chế.
Mật ong
Một trong những bài thuốc dân gian mà nhiều người vẫn thường sử dụng là dùng tinh bột nghệ kết hợp mật ong để chữa đau dạ dày. Phương pháp này hầu như khá hiệu quả nhưng bạn cần phải cân nhắc và không nên quá lạm dụng.
Mật ong theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, mật ong là thực phẩm rất tốt để chữa nhiều bệnh lý mà đặc biệt là hỗ trợ điều trị đau dạ ở cả hai trường hợp dày cấp và mạn tính. Nếu không sử dụng được với nghệ bột thì bạn nên pha mật ong với nước ấm và dùng mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài cung cấp năng lượng và chữa đau dạ dày thì mật ong cũng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn sau một ngày dài.
Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm cung cấp các thành phần vi khuẩn có lợi cho cơ thể và nhất là đường ruột. Kể cả người bị đau dạ dày hay một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh thì tốt nhất đều nên sử dụng sữa chua hàng ngày để tốt cho sức khỏe. Điều bạn cần lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất là sử dụng sau khi đã ăn no để hỗ trợ quá trình làm việc của hệ tiêu hóa.
Nước dừa
Sau nước lọc thì người đau bao tử nên dùng nước dừa để hỗ trợ vi khuẩn đường ruột làm việc một cách hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần chất khoáng có trong nước dừa, nhất là hàm lượng Kali cao rất tốt cho người bị huyết áp, bệnh mạch máu.
Đồng thời, nước dừa cũng tốt cho hệ bài tiết, kích thích khả năng đào thải chất độc, dư thừa trong cơ thể ra ngoài qua nước tiểu.
Thành phần trong nước dừa chứa nhiều chất khoáng có lợi cho cơ thể người mà chuyên gia khuyên dùng
Đậu bắp
Đậu bắp được mệnh danh là nhân sâm dành cho hệ tiêu hóa trong quá trình hỗ trợ chữa bệnh và chăm sóc người đau dạ dày. Trong đậu bắp có chứa nhiều Vitamin, Carotene và nhiều dưỡng chất khác cơ lợi cho sức khỏe, thức đẩy quá trình làm lành tổn thương do đau dạ dày gây ra.
Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp còn có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ quá trình chăm sóc và giảm thiểu nguy cơ tổn thương.
Ngoài các loại thực phẩm nói trên thì bạn có thể sử dụng thành phần khác như bắp, đậu phộng, vừng rang, hạt điều, hạt hạnh nhân, nguyệt quế, bạc hà, thì là,… đều có hiệu quả tốt với tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, việc hỗ trợ thông qua ăn uống, thực phẩm chỉ có tác dụng tức thời và bổ sung. Điều quan trọng nhất là bạn phải có sự kiểm tra, khám sức khỏe để biết chính xác mức độ đau dạ dày và can thiệp thuốc trong trường hợp cần thiết.
2. Người bị đau dạ dày nên kiêng ăn gì để không nặng thêm
Bên cạnh vấn đề đau dạ dày nên ăn gì thì nhất thiết bạn cũng phải biết các loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh bao tử. Một số loại thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên kiêng để tránh tình trạng nặng hơn bao gồm:
-
Đồ cay nóng là gia vị gần như cấm kị với các cơn đau dạ dày bởi chúng sẽ làm tăng hàm lượng acid khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Đồ cay nóng còn có tính kích thích niêm mạc dạ dày, điều này sẽ gây ra viêm dạ dày nặng và các tổn thương ngày càng ăn sâu hơn.
-
Chất béo là thành phần gây kích thích đường ruột mà người bị đau dạ dày cần phải tránh. Hơn nữa, những thực phẩm giàu chất béo còn cản trở quá trình hấp thu các chất gây nên tình trạng táo bón.
Đồ cay nóng là thực phẩm hàng đầu mà người bị đau dạ dày nên kiêng để tình trạng được cải thiện sớm
-
Các loại đậu cũng là thực phẩm không tốt dành cho người bị đau dạ dày bởi có thể dẫn đến chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng đối với người bị đau dạ dày sử dụng các loại đậu còn người bình thường thì không có bất cứ ảnh hưởng gì nhé!
-
Đồ chua hay thực phẩm lên men như cà, dưa muối, các loại trái cây có tính acid cao chẳng hạn chanh, cam, quýt,… sẽ khiến acid dạ dày tăng cao và bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
Vấn đề đau dạ dày nên ăn gì và kiêng những loại thức ăn nào đã được các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trả lời cụ thể như trên. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy gọi đến hotline: 1900.56.56.56 để được các bác sĩ tại bệnh viện tư vấn kỹ hơn.
Chi tiết thông tin cho Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để mau chóng hồi phục?…
Viêm dạ dày cấp kiêng ăn gì?
Như vậy là bạn đã biết được bệnh nhân viêm dạ dày cấp nên ăn gì? Tuy nhiên, ngoài việc hiểu rõ bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì, bạn cũng nên ghi nhớ một số thực phẩm cần kiêng cữ khi mắc phải căn bệnh này. Vậy, người bị viêm dạ dày cấp không nên ăn gì?
- Tránh uống rượu bia vì rượu bia có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như sữa béo, kem béo, phô mai béo (phô mai xanh, Roquefort…), đồ chiên xào, thức ăn nhanh…
- Rau sống, hành tây
- Hoa quả sấy khô
- Thức ăn cay nóng, gia vị cay (tiêu đen, ớt bột, hạt mù tạt, nhục đậu khấu và ớt đỏ)
- Thực phẩm chua (cam, quýt, cà chua…)
- Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt…
- Thức ăn đóng hộp, hun khói hoặc ướp sẵn nhiều gia vị
- Nói “không” với thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động
- Tránh thuốc có chứa aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin)
- Ngũ cốc tinh chế (bánh mì tươi, mì ống làm bằng bột tinh chế…)
- Đồ uống có ga, nước ép trái cây có tính axit
- Thực phẩm và đồ uống chứa caffeine
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được viêm dạ dày cấp nên ăn gì cũng như viêm dạ dày cấp kiêng ăn gì.
Chi tiết thông tin cho Viêm dạ dày cấp nên ăn gì và kiêng gì để bệnh mau khỏi? • Hello Bacsi…
3. Dùng nghệ tốt cho người mắc bệnh dạ dày
Nghệ chứa các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa, khi được dùng với lượng hợp lý sẽ giúp phòng tránh tình trạng viêm loét dạ dày, giảm khó tiêu và ợ nóng.
Bạn có thể bổ sung nghệ tươi trong bữa ăn hàng ngày như một loại gia vị hoặc dùng dưới dạng tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ thường được kết hợp với mật ong để tăng cường mùi vị và tính hiệu quả. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, đồng thời độ kết dính cao của nó cũng giúp phủ kín thành đường tiêu hóa, tạo rào cản ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Có thể bạn quan tâm: Thực phẩm tốt và không tốt cho người bị viêm loét dạ dày
4. Thức ăn tốt cho dạ dày: Thực phẩm giàu probiotic
Các thực phẩm giàu probiotics (còn gọi là lợi khuẩn) có thể giúp điều hòa nhu động ruột, giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy.
Thực phẩm chứa probiotic có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa bao gồm:
- Sữa chua: ăn sữa chua có chứa lợi khuẩn hoạt động tích cực có thể làm giảm cả táo bón và tiêu chảy.
- Sữa lên men Buttermilk: Loại sữa này có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và cũng có thể giúp giảm táo bón.
- Kefir: Uống 2 cốc (500 ml) kefir mỗi ngày trong một tháng có thể giúp những người bị táo bón mãn tính đi tiêu đều đặn hơn.
Có thể bạn quan tâm: Người bị đau dạ dày nên ăn gì?
5. Bổ sung chất lỏng để hỗ trợ hoạt động của dạ dày
Cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Chất lỏng hỗ trợ sự di chuyển của chất thải và làm mềm phân. Nếu không có chất lỏng, chất xơ cũng không thể phát huy tác dụng và hệ quả là gây ra tình trạng táo bón.
Uống gì tốt cho dạ dày? Các thức uống tốt cho dạ dày bao gồm nước, nước ép trái cây (táo, nho, anh đào hoặc nam việt quất…), nước dùng trong hoặc nước luộc thịt. Tránh uống đồ uống có chứa caffeine và soda vì chúng có thể gây ra chứng ợ nóng và gây mất nước.
Có rất nhiều loại thức ăn tốt cho dạ dày mà bạn dễ dàng tìm mua và bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Đừng để khi dạ dày “lên tiếng” thì mới chịu quan tâm đến nó, bạn nhé. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý ngay hôm nay và bạn sẽ sớm nhận lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ.
Chi tiết thông tin cho Top 5 loại thức ăn tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung • Hello Bacsi…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Bị Dạ Dày Nên Ăn Gì
vinmec, đau dạ dày kiêng ăn những gì, viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì, đau dạ dày kiêng ăn gì, đau dạ dày kiêng những gì, đau dạ dày kiêng gì
.